1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

So sánh Mig-21 và F-5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi spirou, 21/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    He he he he he he he he he, làm được bác Đức chán rùi! 1/0.
    Nhưng mà, tiếp đạn cho bác chút, chuyển sang tấn công bác Ăn Hành Tây.
    Bác Antey2500 à, em đoán bác làm việc trong ngành (hay chí ít học từ đó) khoa học cơ bản. Nhưng ấy cơ mà, khái niệm "con quay hồi chuyển", không phải là thiết bị cụ thể. Nó, là một nhóm thiết bị, có khả năng "nhớ" hướng và gia tốc, được ứng dụng thành "hệ thống dẫn đường quán tính". Học vật lý phổ thông, nếu đam mê và đọc tài liệu thêm, có thể thấy con quay hồi chuyển, đây là một thiết bị cụ thể, tức là một trong muôn và thể hiện của nó: chứng minh trái đất quay. Con quay này chứng minh việc nó quay qua đó chứng minh trái đất quay, với tốc độ rất chậm, 360 độ trong một ngày đêm nếu ở cực quả đất.
    Nó gồm một con quay, quay quanh trục 1.1, con guay này có khối lượng tập trung ngoài hai đầu đen, ký hiệu là 1. Trục 1.1 lại được khoét trong một thanh đứng xanh lam ký hiệu là 2 Thanh đứng 2 này lại được gắn chặt lên một mâm vàng, ký hiệu là 3. Mâm vàng này, có thể quay quanh nó, nhờ ổ quay trên bàn màu xám, ký hiệu 4, đặt cố đinh trên mặt đất. Dùng lực một động cơ nhỏ, làm con quay 1 quay cả ngày.
    Hiện tượng quan sát được: mâm vàng 3 quay.
    Thực chất, bàn xám 4 đang quay, bằng tốc độ góc mặt trái đất tại điểm đặt bàn xám 4. Ban đầu, mâm vàng 3 đứng yên với bàn xám 4 nên quay cùng trái đất. Khi hai vật nặng đen 1 nằm ngang, nó thu-tích luỹ động năng quay này và xả ra khi nó ở vị trí đứng (song song với thanh đứng xanh lam 2). Khi nó xả động năng, xung lực làm mâm vàng 3 dịch chuyển với bàn xám 4. Tích luỹ các chuyển động nhỏ này trong ngày, quan sát được và chứng minh rằng bàn xám 4 đang quay.
    Ở đây, ta chỉ nói rằng, vật đang quay có thể "nhớ" được hướng, cho dù giá của nó đang xuay hay chuyển động. Một thiết bị khác, đo được gia tốc hiện tại. Và nếu theo dõi những điều này, suy ra được, giá của con quay đã di chuyển đến đâu, so với vị trí xuất phát. Điều đó, các hệ dẫn đường quán tính không chính xác lắm và đòi hỏi độ chính xác khi đo gia tốc. Nhưng những thay đổi hướng, con quay hồi chuyển cho kết quả đo rất nhanh và chính xác. Đổi hướng của con quay được khếch đại bằng máy đo từ laser phản xạ.
    Con quay hồi chuyển trên máy bay và tên lửa, có hai nhóm chính: hướng và gia tốc. Hướng gồm một vài con (ít nhất là 3, nếu cần đủ thông tin), mỗi con một hướng trong không gian. Mỗi con này, gồm một vành, khối lượng tập trung ngoài vành, quay liên tục quanh một trục. Giá trục này quay được quanh trục khác vuông với nó 90 độ. Giá trục thứ hai này, lại quay được quanh một trục khác, vuông với cả hai tên trên 90 độ. Người ta thiết kế cân bằng sao cho, việc thay đổi tốc độ (có gia tốc hay trọng lực) không làm chúng rung động. Thế là, chúng sẽ giữ nguyên trục quay, cho dù giá ngoài cùng có rung lắc hay đổi hướng. Đo vị trí của nó, máy tính biết được giá của chúng đang xoay thế nào. Đo vị trí của vành quay là một việc rất phức tạp và bí mật, vì, nếu máy đo tác dụng vào đĩa một lực dù nhỏ, sẽ tích luỹ sai số phép đo theo thời gian. Người ta đo, trong hiện đại bằng laser phản xạ. Cũng vì sai số tích luỹ theo thời gian, nên việc xác định rung động rất chính xác so với xác định vị trí. Đó là mặt mạnh và yếu của hệ dẫn đường quán tính.
    Việc giữ hướng được quan sát cụ thể khi ném đĩa: đĩa quay tít và giữ hướng, mặc dù gió thổi-đây là "thiết bị" sơ đẳng. Đĩa này, được "khuyết đại" ảnh hưởng quán tính quay, khi gắn nó vào cánh lái ở vị trí và khối lượng đĩa thích hợp.
    Ngày nay, tên lửa và máy bay có nhiều hệ dẫn đường: radar, xác định bề mặt đất (bằng radio, radar, laser), GPS, dẫn đường mặt đất bằng nhiều phương tiện. Việc ổn định tự động yêu cầu những phương tiện định vị tốt hơn. Nhưng với các AAM và SAM thì hệ dẫn đường quán tính là không thể thiếu trong ổn định tự động. Hầu hết chúng ổn định tự động bằng dẫn đường quán tính, lái tự động bằng báy tính do tầm nhiệt-radar-mm band radar . Nhờ datalink, các hệ dẫn đường này được hỗ trợ tự động từ mặt đất, máy bay mẹ hay tốp máy bay.
    Quay lại vấn đề MIG-21.
    Thời kỳ sau Chiến tranh Triều Tiên (CTTT), mọi người đều thấy, các trận đánh "dogfight" bằng máy bay và súng đã hết thời. Để mỗ tả rõ ràng, cần nhớ là trên máy bay chiến đấu, trừ những máy bay ném bom rất nặng, kém không chiến và giỏi tấn công mặt đất thì súng đều gắn chặt vào intercepter hay fight (không chiến). Tức là, để hạ địch, phải hướng máy bay vào hướng bắn súng. Vì vậy, nhứng máy bay linh hoạt hơn, sẽ vòng lại phía sau và bắn vào đuôi địch dễ hơn. Đội hình vòng tròng cũng quá ngon, như bác Đức nói đó, khi địch tấn công một thành viên, thành viên tiếp sau vòng tròn liền ở vào vị trí tấn công thuận lợi. Tất nhiên, không thể đổi linh hoạt lấy tốc độ, vì dù có bám đuôi, không thể lấy máy bay bay chậm đuổi theo và hạ địch được. Sự linh hoạt kép theo khả năng tăng tốc nhanh, khả năng vòng lượn hẹp, bay nhanh ở độ cao thấp (xin lỗi, bài trước em gõ nhầm), và leo cao nhanh, cánh rất khoẻ để đổi hướng nhanh-đặc biệt khi lao từ trên cao xuống. Động cơ R-11 là động cơ thích hợp với việc đó: nó có đường kính nhỏ, tốc độ vòng quay rất cao (11 nghìn vòng phút), một luồng khí duy nhất và ít tầng nén. Nó làm việc không ổn định nhưng khả năng tăng tốc rất lớn, thích hợp với nhiều tốc độ (Ấn Độ mất 200 MIG-21 và MIG-27 trong 11 năm do hỏng động cơ, sau này MIG-21 dùng động cơ khác nhưng được thiết kế theo yêu cầu tương tự. Việc máy bay rơi nhiều trong huấn luyện là một nhược điểm quan trọng của máy bay 1 động cơ ngày nay. Chúng đơn giản, nhưng ít khi có đại chiến để sự đơn giản có giá).
    Các trận đánh "dogfight" này, cần được thay thế bằng phương pháp không chiến hoàn toàn mới: tên lửa đối không có điều khiển thay cho súng và radar thay cho kính ngắm của mắt thường.
    Ngày nay, tên lửa đối không có hai loại: lao thẳng đến địch bằng sự cơ động và định hướng, loại nưa là định vị mục tiêu và dùng máy tính tính toán phương án, tấn công có hỗ trợ từ bệ phóng và nơi khác.
    Loại một , là các tên lửa tầm ngắn rất cơ động. Thường ngày nay, dùng định hướng có đo xa laser, radar, mm band radar và hồng ngoại nhiều band sóng. Đây chính là tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn ngày nay. Loại hai là các tên lửa tầm xa, hồi đó được trang bị trên SU-9 trở đi, các bác xem bên "100 năm hàng không", (xa gì chúng, xa hồi đó không bằng ngắn bi giờ).
    Loại một, hồi đó còn có dấn đường đèn chiếu (máy bay chiếu một chùm tia và mục tiêu, tên lửa lao đến bằng định hướng tia phản xạ). Các phương án này, em nói đến trong bài về các mẫu thử MIG-21. Ngày nay, cũng có nhiều tên lửa có nhiều giai đoạn tấn công dùng các phương pháp khác nhau. Các tên lửa tầm ngắn, lại có hệ dẫn đường học của tên lửa chống tăng (do đó, các tên lửa chống tăng hiện đại đều có tính năng không chiến).
    Hồi đó. kể cả các tên lửa điều khiển radar thì việc định vị (không phải định hướng) mục tiêu rất tồi, nên việc tấn công dùng chủ yếu là bắn đuổi theo với góc rất hẹp, khi bị tên lửa đuổi, máy bay kịp lượn vòng lại thì tên lửa không thể đủ nhiên liệu đuổi theo nữa. Và máy bay hồi đó, vẫn phải chấp nhận "dogfight" vì tên lửa và radar mới hơn súng có một chút. Đó là lý do, F-4 được trang bị trở lại súng trong chiến tranh Việt Nam(CTVN) và F-16 ra đời qua kinh nghiệm chiến đấu CTVN.
    Những ngày đầu, không quân Mỹ hoạt động Miền Bắc có thương F-8 vong rất lớn, nên F-8 sau đó chỉ thực hiện những nhiệm vụ an toàn hơn.Cũng là lý do, F-5 không bao giờ có dịp không chiến. Thôi, không so sánh anh gác ruộng (à, nâng chức chút, có thể gọi F-5 là cảnh sát giao thông thời bình), với sát thủ chuyên nghiệp. Việc MIG-17 đã quá date vấn không chiến hiệu quả, cho thấy, yêu cầu về độ linh hoạt rất lớn.
    Ở đây, ta nói chút về độ linh hoạt máy bay. Không như nhiều người nghĩ, độ linh hoạt, có yêu cầu đầu tiên là cánh rất khoẻ và ít lực cản, để đạp vào không khí được mạnh mà vẫn nhẹ. Dạng cánh dọc theo thân là quát tốt cho yêu cầu đạp này. Mới nhìn đã thấy loại cánh này không thể đảm bảo cân bằng cho máy bay. Đặc biệt khi vòng: máy bay phải đổi thế cân bằng liên tục. Càng chỉnh máy bay đúng thế cân bằng nghiêng, nó càng ít mất tốc độ khi vòng và vòng hẹp. điều này cần có bộ cánh tự cân bằng sải rộng và nghiêng lên trên. Nhưng mâu thuẫn đầu tiên xuất hiện: sải rộng thì không khoẻ. Nghiêng lên trên thì cân bằng ở tốc độ thấp hơn nhưng tốn nhiên liệu ở tốc độ cao hơn. Điều này được giải quyết bằng cánh tam giác: lực nâng lớn chủ yếu ở gốc tam giác rất rộng, lực cân bằng tập trung ở mũi cánh, tuy diện tích hẹp hơn nhưng vẫn khoẻ do đòn bẩy dài (tận đầu mũi cánh). Cánh chịu lực khoẻ được hỗ trợ bởi đuôi ngang và rộng, xuôi. Đó là lý do, F-4 không thể linh hoạt hơn với đuôi tam giác-nó đổi việc tiết kiệm nhiên liệu khi bay thẳng đường dài lấy linh hoạt, và F-22 là đuôi ngang rộng xuôi, thay cho F-16 có đuôi gần giống F-4.
    Mâu thuẫn cũng xuất hiện: một hay hai động cơ. Một động cơ, đặc biệt R-11 siêu đơn giản thì máy bay rất đơn giản. Nhưng một động cơ trục trặc thì chắc chết. Momen máy bay 1 động cơ rất tồi. Khoang radar máy bay một động cơ cửa hút gió mũi cũng hẹp. MIG-21 được thiết kế cho đại chiến: đơn giản để có số lượng nhiều vẫn đảm bảo cơ động, chiến đấu khi radar chưa có tính năng track tự động, chỉ giúp phi công search. Đấy là lý do, không nên so sánh máy bay MIG-21 với động cơ tên lửa, cánh tam giác, gọn nhẹ với máy bay không chiến cùng cỡ hồi đó: không loại nào bằng. Cũng là lý do, việc hiện đại hoá nó rất khó: nó được thiết kế quá thích hợp với nhiệm vụ lúc đó, điều kiện chiến đấu thay đổi gây khó khăn cho nó. Cũng là lý do datalink quan trọng thế nào với MIG-94, nó không có chỗ cho radar nữa, chỉ dùng thông tin ở radar khác.
    Trên em đã nói về ổn định máy bay, giờ thêm chút, cái này em nói nhiều bên HK100N rồi, thêm chút hơi ngại.
    Đó là chiếc cánh mũi. Các bác đều thấy máy bay siêu âm có cái râu. Đây là đôi cánh phụ, cân bằng việc chúi mũi xuống của các máy bay tốc độ cao. Khi bay tốc độ thấp thì máy bay cân bằng, khi tăng tốc đến gần M2, mũi báy bay chúi xuống và cánh phụ trước nghiêng đi một góc, cân bằng điều này. Cánh phụ trước có thể cố định, hiệu chỉnh việc chúi do đuôi (F-16, J-10, Lavi) do phi công không thể có quá nhiều cần lái để lái nhiều thiết bị. Chỉ đến khi có lái tự động, mới có lái cánh phụ trước linh hoạt, lái khí thải.
    Bác Đức bắn tỉa à em đã nói trả lời việc chúi xuống của bác đấy. MIG-21 trong các phương án tiền sản phẩm đã có cái này, có cả loại hai động cơ. Người ta đã chọn việc chống chúi bằng cánh đuôi và đuôi ngang. Và không ai bảo MIG-21 có độ cân bằng đứng kém cả, bằng chứng: việc tấn công bổ nhào như em đã kể, không máy bay nào của Mỹ lúc đó chịu nổi, đành để MIG-21 trốn. Bác à, đó là khi, máy bay chịu lực rất lớn và cần cân bằng đứng cực tốt: khi ở trên cao, máy bay có tốc độ rất cao, nó bật đốt hậu tấn công và chúi thẳng xuống chạy trốn, rơi vào vùng không khí đặc nhanh chóng. Trận đánh đầu tiên theo kiểu đó là Nguyễn Quang Thiều, anh tấn công F-102, do F-102 giống MIG-21 nên anh bật máy hỏi, khi tấn công. anh chỉ cách địch 1,5km. Trận Phạm Tuân đánh B-52 cũng vậy, đây là đường bay kỳ diệu của những con én bạc.
  2. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Đây là cánh máy bay bình thường, ngang. Cân bằng đứng được tạo ra bởi đuôi ngang treo cao hay là trọng tâm máy bay thấp hơn trung tâm lực nâng cánh-máy bay treo. Máy bay rất linh hoạt nhưng khi bay nhanh thì rất bất ổn, dĩ nhiên, maý bay chống tăng dùng hình dáng này.
    Loại cánh này cân bằng ngang tốt hơn, nhưng sẽ gặp lực cản lớn, đặc biệt khi tốc độ lên cao trên 800km/h. Đây là cánh các máy bay dân sự nhỏ, chậm và rất an toàn
    Để giải quyết điều đó, người ta chuyển tác dụng cân bằng ra đầu mũi cánh, còn phần lớn cánh chỉ để nâng, đây là cánh các máy bay vận tải lớn, tiết kiệm nhiên liệu và ổn định.:
    Nhưng những loại cánh ấy có sải rộng, yếu khi có lực nâng lớn (máy bay đổi hướng), loại như sau, cánh dọc theo thân có lực nâng khoẻ nhất, nhưng lại không cân bằng:
    MIG-21 là cánh tam giác, rất khoẻ, cân bằng do đuôi rộng và ngang theo chiều đứng, xuôi sau theo chiều dài, đuôi đứng cao:
    Sau này, khi có lái tự động (trong đó có ổn định tự động), và tốc độ tăng cao, cánh tam giác càng thể hiện ưu điểm. Khi tốc độn cao nữa, thì cách dọc theo thân là lựa chọn duy nhất, do nó rất khoẻ.
    A, bác Đức à. Em đọc lại rồi. Mac, sau khi không thuyết phục được không quân không leo thang tấn công vào các trận địa tên lửa-phòng không, và nhiều nguyên nhân khác sẽ làm tăng thương vong lính Mỹ, đã bỏ đi làm xếp điều hành WB. Điều này sau đó làm tăng vọt thương vong Mỹ (cả không quân và bộ binh). Mặc dù, sau này (sau thời thời Mac), không quân có vũ khí điều khiển được (bom laser và radio homing). Cơ cấu máy bay tham chiến cũng được hiện đại hoá rất nhiều.
    B-52 được dùng hiệu quả nhất năm 1972, chặn đứng hướng Đông của chủ lực ta. Đây là một tội ác của ông Duẩn. Nếu chỉ dừng lại ở thắng lợi ban đầu và rút thì đó chỉ là một cuộc tiến công nhiều thương vong (do B-52 đánh tiêu hậu cần, em nói lại, tất cả các sĩ quan đều đánh giá B-52 rất ít tác dụng với quân chủ lực đặc biệt là tank, trừ cản hậu cần trên vùng bằng phẳng). Tội ác xảy ra khi bắt binh sĩ cố chốt Quảng Trị để bảo vệ thắng lợi cho gã ngu này. Cuộc chiến khá hiệu quả 12-1972 Miền Bắc chứng tỏ khó khăn khi tiến công thẳng hệ thống phòng không. Sự cơ động, bảo vệ làm rất ít trạm phòng không bị thương vong lớn. Những mục tiêu đặc biệt quan trong trong thành phố không dính chưởng, là minh chứng.
  3. coolz

    coolz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2003
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    chà chà,có ai ăn thịt voi bao giờ vậy bác? Mà em đang đọc rất thú vị,nhưng ngày càng lạc sang các hướng khác hay sao ý,đang so sánh F5 và Mig21 rồi có thêm cả F4 vào rồi giờ lại sang con quay hồi chuyển,khó đọc quá các bác cao thủ ạ
  4. porsche_GT3

    porsche_GT3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Có một buổi thầy có nói qua về con quay hồi chuyển cho cả lớp nghe. Mình cũng ko nhớ rõ lắm, đến khi đọc lại mấy bài viết này thì mới hiểu con quay hồi chuyển cấu tạo và hoạt động như thế nào. Nếu mình ko nhầm thì con quay hồi chuyển này hoạt động dựa vào quán tính và tốc độ quay nhờ thế mà nó luôn ở vị trí cân bằng, song song với đường chân trời (nguyên tắc giống như ta đi xe đạp mà ko bi đổ như nó đứng một mình). Ko biết có đúng ko?
  5. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Con quay hồi chuyển đích thực thì phải là 3 vành tròn cái to nhất ngoài cái nhỏ nhất ở trong .
    Còn thí nghiệm mà Huy Phúc nói nó không phải là con quay hồi chuyển , cái đó chỉ là 1 con lắc vật lý thông thường . Thí nghiệm này được thực hiện từ rất lâu , vài trăm năm trước rồi để chứng minh trái đất quay .
    Trước cung đình nhà vua , người ta xây 1 cái tháp bằng gổ rất cao , nếu nhớ không lầm thì cũng gần trăm thước , treo ở dưới 1 cục sắt thật to . Người ta cho con lắc Dao Dộng , quỹ đạo dao động của nó là cố định 2 cái tháp cố định so với mặt đất , nó quay cùng với mặt đất nhưng sợi dây và con lắc ko quay theo cái tháp . Kết quả là cục sắt vạch trên sân cát một cái mâm tròn sau nhiều giờ thí nghiệm .
    Con quay hồi chuyển phải gồm đủ 3 vành tròn ko đủ 3 vành tròn thì làm sao là con quay hồi chuyển . Nó hoạt động dựa trên sự bảo toàn monment .
  6. nguyen_minh_vu

    nguyen_minh_vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Hồi trước em được bố cho xem một cái mà ông cụ bảo là con quay hồi chuyển tháo ra từ tên lửa chống tăng. Em cũng không hiểu biết sâu sắc lắm về nó nhưng xin được mô tả với các bác.
    Ở ngoài gồm 3 khung hình chữ nhật ***g nhau sao cho lõi bên trong muốn quay kiểu gì thì kiểu, tâm quả con quay vẫn ở một điểm. (Tâm chứ không phải trục tâm). Con quay của nó làm bằng hai cục kim loại, trông y như củ su hào các bác chẻ ngang thân để cách nhau cỡ 7 li. Cái khoảng trống đó bố em bảo là để giữ cái cuộn dây bên trong. Khi tên lửa phóng đi, cuộn dây một đầu bị giữ lại giống như giữ cái nút dây con quay trên một tay. Cái dây này làm cho 2 nửa của củ su hào quay tít, tạo ra một mô men quay. Momen này sẽ giữ cho trục quay của củ su hào luôn song song với trục quay ban đầu và căn cứ vào đó để làm gì nữa thì làm...
    Em có nói sai, các bác đừng chê nhé.
  7. Buratinos

    Buratinos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi hiểu thì HP viết bài trên có phần không chính xác. Đối với máy bay thì tâm khí động có thể ở phía trên hay phía dưới của trọng tâm. Đối với các máy bay lớn, cần sự ổn định cao thì người ta để cánh ở phía dưới thân và hơi vểnh lên trên. Đối với máy bay chiến đấu thì họ có thể làm ngược lại để tăng sự linh động của máy bay (co thể thấy rất rõ ở Harrier). Một nguyên tắc thứ 2 của máy bay đó là trọng tâm phải ở phía sau tâm khí động, cái đó quyết định việc điều khiển máy bay ntn. Điều này xử lý tương đối đơn giản ở máy bay có đuôi ngang như Mig 21... còn với các máy bay ko có đuôi ngang (Mirage 2000) hay có đuôi ngang ở phía trước (Jas 39) thì nó phải xử lý phức tạp hơn thông qua việc tạo profile đặc biệt cho cánh lớn.
    Trong khi bay áp xuất kk phía trên cánh máy bay bao giờ cũng thấp hơn áp xuất kk bên ngoài cánh, do đó sẽ có xu hướng 1 dòng khí di chuyển từ đầu mút cánh vào phía trong thân cánh. Điều này sẽ gây ra việc suy giảm lực nâng của cánh máy bay và do đó người ta mới lắp thêm 1 cánh nhỏ ở đầu cánh máy bay (như boeing 777) để ngăn chặn hiện tượng này.
  8. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Có lẽ các bác có ai đó hiểu sai ý em rồi.
    Trên em có đưa link của chiến dịch "Bolo", tiền khởi của những câu chuyện về "top gun" lan truyền.
    Nhìn ảnh hồng ngoại chụp lại(bài trên), nếu không chú ý tới chú thích của bác Đức có thể thấy cảm giác, đó là do ảnh AIM-9 (AAM-2) hiểu được. Thật ra, trong các bài viết của em, em cố gắn đưa ra mức đơn giản của khí tài hồi đó. Ảnh, nếu có lấy từ đầu đạn AAM-2 và tương đương bên kia, trong thời đại MIG-21 chỉ là một ngọn đèn mờ trong sường mù (một chùm sáng, sáng nhất ở tâm) với độ phân giải rất thấp. Tên lửa dễ dàng nhầm mục tiêu với đốm lửa bay gần (cách tên lửa vài chục mét) hay mặt trời. Sau này, các AAM tách hồng ngoại ra nhiều băng sóng và kết hợp với các khí tài dẫn bắn khác, sau đó, tính toán đường đi mục tiêu bằng máy tính để phân biệt thật giả. RADAR cũng vậy, chỉ giúp phi công search hạn chế, không thể dẫn bắn và theo dõi mục tiêu. AAM-2 không hề có thiết bị số, nên ổn định bằng cánh đuôi có bánh xe.
    Và các bài viết về chiến dịch "Lobo" cho ta thấy, góc bắn cả hai bên rất hẹp(không quá 15 độ) và tầm rất gần (vài km), tức là AAM chỉ tăng độ chính xác, còn tư thế và tầm bắn chưa vượt qua súng máy. Phi công bắn bằng mắt thường.
    Nếu hiểu rằng các vũ khí đối không ngày ấy đơn giản như vậy, mới thấy độ linh hoạt của máy bay quan trọng đến ngần nào. F-4, lợi dụng số lượng đông đảo, tên lửa tầm xa và radar mạnh, bay ngang dưới thấp dàn trận. Mỗi MIG tấn công một thành phần nào trong F-4 đều trở thành mục tiêu của các F-4 khác. Các MIG chiến đấu bằng ưu thế tuyệt đối: vọt lên trên mây, lao xuống-sự cơ động tuyệt vời theo chiều thẳng đứng. Đây là những bài viết bên kia, cũng công nhận sự quả cảm của MIG khi có số lượng hạn chế. Sau này, đến 1969, 1970 MIG mới thật sự hiệu quả khi "đột kích" (or "cắn trộm") cũng theo chiều thẳng đứng.
    Trận đánh đã vậy, nếu MIG-21 = F-4, hay đông gấp 3 như chiến lược thì sao. Đành rằng MIG-21 không tấn công mặt đất và không chiến tầm xa, nhưng nó đã thật sự chiến đấu ngang ngửa với F-4, to lớn và đắt tiền.
    Thưa bác Bu ra ti nô sờ ( ke ke ke ke, trêu bác tí).
    Máy bay nếu có cánh hình V lên thì tâm khí động dưới trọng tâm, do máy bay ổn định bằng hình chữ V: bên cánh nào thấp hơn, nó ngang ra, và có lực nâng lớn hơn, máy bay cân bằng trở lại.
    Máy bay cánh ngang hay đạc biệt V lộn ngược thì trọng tâm thấp, do đó, máy bay như vật nặng "treo" trên cánh, tự nó cân bằng như vật treo.
    Với máy bay lớn, hay nhỏ mà chậm, thời gian luồng khí đi hết chiều dài máy bay hay chiều ngang cánh lớn, do đó mũi cánh vểnh có tác dụng giảm luồng khí phía trên cánh đi vào thân máy bay. Người ta cũng làm điều này bằng các gờ trên dưới cánh. Nhưng với máy bay nhanh, thời gian luồng khí đi dọc máy bay không đủ để hướng nó vào thân, mũi cánh vểnh giúp nó cân bằng ngang rất nhiều mà vẫn giảm lực cản.
    Đấy là các máy bay tự cân bằng, CF-5 (máy bay chiến đấu thứ 5 (fighter) của Canada), là máy bay cánh tam giác rộng không đuôi, bắt đầu có FBW. Việc lái tự động cho phép các máy bay có hình dáng lạ mắt cân bằng, giúp giảm lực cản, có nhiều cánh lái và linh hoạt hơn. Sau này FBW được kết hợp với lái khí thải.

Chia sẻ trang này