1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sổ tay violin.

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi gun_ho, 22/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gun_ho

    gun_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Sổ tay violin.

    Hôm nay tôi mở mạch bài mới này để chia xẻ với các bạn yêu đàn Violin về các kiến thức mà tôi có được qua nhiều năm sưu tập đàn , chơi đàn và chỉnh sửa đàn.
    Chủ đề mà tôi muốn đề cập đến nhiều nhất là bản thân cây đàn violin, những mẫu mã, những kinh nghiệm mua bán, những cái mà từ xưa ở Việt Nam người ta thường hay gọi là bí quyết gia truyền.
    Tôi cũng sẽ không viết theo một trật tự nào, cứ hứng theo chủ đề nào là tôi viết cái đó. Nếu có bạn nào thắc mắc, xin cứ tự nhiên đóng góp hoặc phản đối. Nếu tôi không thể trả lời được, tôi sẽ nhờ các bạn bè của tôi góp ý.

    Vài nét về bản thân : tôi học đàn violin ngày còn bé, thầy dạy tôi vỡ lòng là một Linh Mục Thiên Chúa Giáo người Ý. Vì vậy, tôi bắt đầu chơi đàn theo trường phái Pháp. Khi được 25 tuổi, tôi học thêm với anh Bùi công Thành (cha của Nhạc Sỹ Bùi công Duy bây giờ) Ngày ấy, anh Thành mới tốt nghiệp từ Liên Xô về, tôi cũng đã chơi đàn thành thạo nhưng cũng đã nhờ anh hướng dẫn, giải thích cặn kẽ về lối chơi, cách xử lý tác phẩm theo trường phái Nga. Gần đây, nhờ internet và nhất là youtube, tôi học hỏi thêm được rất nhiều từ các bậc thầy trên thế giới và hiện nay tôi chơi theo một phong cách lai tạp. Một phong cách "không giống ai" mà có lẽ là chỉ có tôi là người duy nhất thích hợp :)
    Cũng vì quá yêu đàn violin nên mỗi khi có chút tiền dư là tôi đem ra mua đàn. Bộ sưu tập của tôi hiện nay gồm hơn 70 violins, 4 violas và 2 cellos.
    Vì không thể mướn thợ sửa, chỉnh đàn cho tôi (quá hao tốn) tôi đã phải mày mò tự chỉnh sửa cho chính mình. Nhờ trao đổi kinh nghiệm với các thợ đàn, người sưu tập đàn trên toàn thế giới (maestronet.com), tôi học được nhiều kinh nghiệm quý báu từ họ, và quan trọng hơn hết là từ những sai lầm bản thân khi chỉnh sửa đàn cho chính mình. Giờ đây, tôi nghĩ tôi đã có thể tự hài lòng đôi chút về hiểu biết của mình về đàn violin này.

    Jacobus Stainer .

    Hiện tại, phần lớn đàn bán ra trên thị trường thế giới đều được làm theo mẫu Stradivarius, một nhà làm đàn trứ danh thế giới, thành phố Cremona, Ý. Mỗi khi nhắc đến tên ông, người ta liên tưởng đến "chất lượng cao nhất, tuyệt vời nhất". Tên tuổi của ông được gắn liền với sự tuyệt hảo của thời cổ điển.
    Nhưng bên cạnh đó, ta cũng nên nhớ là từ nước Đức, cùng thời với Stradivari đã có một nhà làm đàn danh tiếng là Jacob Stainer.
    Khi Mozart viết thư cho cha ông nói là mới mua một cây Stainer, cha ông đã trả lời rằng :"Cha rất vui mừng khi nghe con mua một cây Stainer, cha không thể hiểu được tại sao lại có người lại ưa chuộng những cái đàn ồn ào, ầm ỷ của Stradivari như vậy ?? "
    Qua lá thư trên, ta có thể đoán ra ít nhiều rằng đàn Strad bị chê là ồn ào, âm lượng quá lớn điếc tai (bị chê vào thời gian đó thôi nha).
    Cấu trúc của đàn làm theo kiểu Stainer hơi khác với Stradivari là đàn Stainer có độ "phồng" nhiều hơn. Đàn hơi thon hơn và có lẽ nhờ vào độ phồng cao của mặt và lưng đàn nên âm thanh ngọt ngào hơn. Tuy âm lượng không lớn nhưng đàn Stainer nếu đem chơi trong những giàn nhạc quy mô nhỏ thì thẫt thích hợp.
    Mời các bạn vào website này để xem môt cây Stainer hiện đang được trưng bày trong bảo tàng âm nhạc Mỹ. Cũng đừng quên click vào để nghe âm thanh của một cây Stainer chính hiệu, trình bày một khúc nhạc thời baroque.

    http://www.usd.edu/smm/Violins/Before1800/Stainerviolin.html


    Cần đàn thời Baroque và cần đàn hiện đại.

    Theo như hình đàn trong site trên, các bạn có thể thấy được là đàn này còn giữ nguyên vẹn cần đàn thời baroque. Cần đàn không ngã về phía sau như đàn hiện đại. Bản phím không dài và cần đàn ngắn.
    Vì bản phím không dài , cần đàn ngắn và không ngã về phía sau nên sức đè của giây đàn lên ngựa đàn và mặt đàn không đủ mạnh. Kết quả là âm lượng không đủ lớn cho giàn nhạc hiện đại.
    Để giải quyết nan đề này, người ta bèn thay cần dài hơn, bản phím cũng dài hơn để cho người nhạc sỹ biểu diễn có thể chơi được các nốt nhạc cao hơn. Cần đàn cũng được đưa ngược về phía sau thêm để tăng thêm góc độ của giây đàn trên ngựa đàn (string angle becomes sharper)
    Ngày xưa, góc độ của giây đàn trên ngựa chỉ là 168, 170 độ nên lực đè của giây lên mặt đàn khá yếu. Đàn hiện đại có góc độ là 158 độ nên mặt đàn chịu một lực nặng hơn xưa. Nhờ vậy, đàn phát âm lớn hơn và mặt đàn cũng dễ bị.... sụm hơn.
    Làm sao bây giờ ?? Người ta bèn tháo mặt đàn ra, thay cây bass bar (bác Codep gọi là cây dầm ngang). Cây bass bar thời baroque là một thanh gỗ mảnh mai, ngắn và ốm yếu nay trở nên dài và vững chắc hơn. Chính vì lý do này nên đàn hiện đại chịu lực cao hơn và âm thanh cứng hơn đàn baroque.
    Khi làm đàn, nhà làm đàn đặc biệt lưu ý đến đầu đàn và đầu đàn luôn được xem như là chữ ký, thương hiệu của nghệ nhân. Vì vậy, khi một cây đàn cổ được thay cần mới theo phong cách hiện đại. Người ta luôn giữ lại đầu đàn mà chỉ thay duy nhất cái cần mà thôi. Kỹ thuật này được gọi là grafting. Khi gắn cần mới, người thợ cũng thêm vào gót đàn một vòng bán nguyệt bằng gỗ mun để che phần gỗ bị thiếu và cũng làm cho cây đàn thêm phần cầu kỳ.(?)

    [​IMG]

    [​IMG]


    Nói như vậy cũng không có nghĩa là hễ đàn nào nối cần đều là đàn cổ. Trên thế giới bọn làm hàng giả, hàng nhái nhiều vô số nên những người thợ này chỉ cần chọn một cây đàn đẹp, âm thanh khá, graft cái đầu đàn và dán một nhãn dỏm vào là có quyền hét giá.


    Bài kế tiếp : Maggini violin
  2. gun_ho

    gun_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    @ Jerryheart.
    Theo lời yêu cầu của bạn, tôi chụp hình hai cây đàn tôi thường chơi hàng ngày.
    [​IMG]
    Cây bên trái có nhãn :
    Antonio Pedrinelli
    Fecit in Crespano Anno 1851.
    Cây đàn này tôi ít chơi vì sợ ...mòn :)
    Cây bên phải có nhãn:
    Ladislav. F. Prokop.
    honovitel hudebních nástrojú
    Chrudimi 1903.
    Cây đàn này âm thanh rất hay và rất nhạy. Tôi dùng đàn này để tập hàng ngày. Vì là đàn Tiệp nên không sợ mòn.
    Khá bất công cho các nhà làm đàn Tiệp, nhiều người làm đàn rất tốt (Prokop, Vavra, Basta, Herclick etc...) âm thanh rất hay không thua gì đàn Ý nhưng vẫn bị thị trường các nhà sưu tầm chê nên giá không cao.

  3. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Hay quá, hay quá bác gun_ho ơi !
    Bác trình bày chi tiết thế này thì còn lâu mới tới cái phần em quan tâm nhất - que chống !
    Nhưng bác cứ tiếp tục tiến trình bình thường đi ạ, nghe bác nói tới đâu là em nhập tâm ngay đến đấy !
    Hay quá, hay quá !
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Cám ơn bạn gun-ho đã có đề tài rất hay, và bạn có kinh nghiệm
    phong phú, hiểu biết sâu xa.
    Xin giới thiệu về tôi, học Violin từ khi hơn 10 tuổi, tôi không nhớ
    chắc năm nào, nhưng lúc ấy tôi đã học Piano được 2 năm rồi,
    tương đương 1 năm Piano của trường nhạc nhà nước ở Hà Nội.
    Thày dạy đàn là cha tôi, vốn học trong trường giòng. Cha tôi chơi
    Piano và Violin không có trường lớp chính thức, và trình độ cũng
    chỉ đủ dạy tôi những năm đầu mà thôi. Khi Mỹ ném quả bom đầu
    tiên trên miền bắc, thì cha tôi và mấy chú tôi, tuy ở các tỉnh khác
    nhau, đều bị bắt vào tù, gọi bóng bẩy là trại cải tạo. Một năm sau
    thì tôi học hết trường phổ thông, và không được vào đại học hay
    vào Nam chiến trận như các bạn cùng lứa, tôi học và làm nghề
    thợ mộc thợ xẻ. Bạn thợ của tôi có người đã làm Violin, và tôi
    có ý định làm violin. Cha tôi trong tù, lúc ấy ở Quán Triều, cách
    Thái Nguyên 10 cây số về phía bắc, có tham gia làm violin, cello
    và double bass trong tù, lấy gỗ từ Bắc Kạn. Cha tôi nói, gỗ Viet
    nam làm cello và bass khá tốt, nhưng làm violin dở lắm . Thế là
    tôi bỏ ý định làm violin . Sang đến Mỹ mấy năm tôi mới mua một
    violin cũ và tập lại . Cho đến nay tôi mới có 3 cây violins, giá trị
    cây tốt nhất không quá 1 nghìn dollars. Tôi vẫn chưa có dịp bắt
    tay làm violin, chủ yếu vì tình hình kinh tế thời gian. Tôi đang đặt
    mua một số đồ nghề mộc từ Việtnam, vì tôi không có vốn mua
    máy ở Mỹ, và tôi đã quen làm bằng tay rồi. Tôi còn phải tự làm
    nhiều đồ để chuyên làm violin, vấp phải cản trở của vợ con .
    Tôi rất muốn theo dõi các bài của bạn gun-ho, và gắng bàn luận
    trao đổi với bạn gun-ho và các bạn cùng tham gia ở đây.
  5. gun_ho

    gun_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Chào các bạn thân.
    Cảm ơn các bạn đã khích lệ và động viên trong loạt bài này. Theo yêu cầu của bạn Martenzi, hôm nay tôi nói về cây chống trong cây đàn violin.
    Cây chống này tiếng Ý gọi là anima, nghĩa là soul, là linh hồn. Vì nó đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát âm của cây đàn, nó ảnh hưởng tới âm sắc, độ vang và cả sự bén nhạy của cây đàn nên mới được người Ý gọi như vậy chăng.

    Chất liệu và kích thước :
    Cây chống này bằng gỗ thông spruce (thông dùng trang trí Giáng Sinh) cùng loại gỗ người ta dùng làm mặt đàn. Tuỳ vào sớ gỗ mặt đàn dày hay thưa, ta chọn cây chống có cùng sớ gỗ thưa hay dày giống như mặt đàn.
    Đường kính cây chống thì theo các nhà làm đàn hiện nay, họ khuyên nên là 6mm. Khi đã được đưa vào tư thế tối ưu, sớ gỗ của cây chống này "PHẢI VUÔNG GÓC" với sớ gỗ mặt đàn. Nghĩa là sớ của cây chống phải tạo ra một góc 90 độ với sớ gỗ mặt đàn.
    [​IMG]
    Nhìn vào hình này, các bạn có thể thấy là cây chống này đã đạt đúng độ dày, để ý kỹ, các bạn sẽ thấy bên hông của nó tôi đã rạch một rãnh nhỏ, sâu chừng 2mm. Rãnh này là để tôi cắm dụng cụ gắn nó vào trong cây đàn. Nhờ rãnh này, tôi có thể biết đuợc sớ gỗ đang nằm theo chiều nào khi đã đưa nó vào bên trong cây đàn. Rãnh này được rạch hơi cao một tí, lý do là sau này nếu có phải lấy ra, tôi có thể nhìn vào đó mà biết được đầu nào nằm trên, đầu nào xuống dưới.
    Khi rạch rãnh này, các bạn nhớ rạch thẳng vào sớ gỗ, song song với sớ gỗ, Khi từ ngoài nhìn vào bên trong cây đàn, chúng ta có thể căn cứ vào rãnh này để biết là sớ gỗ của cây chống đã vuông góc với gỗ mặt đàn hay chưa.
    Ngoài thị trường, người ta có bán cái soundpost setter, là dụng cụ để gắn cây chống. Riêng tôi sau nhiều lần làm trầy lỗ F nên lại thích dùng một sợi giây Inox gấp đôi, có quấn vải để bảo vệ lỗ F khi chỉnh cây chống.
    [​IMG]
    Các điều cần biết trước khi quyết định "nghịch" với cây chống này :
    _Một cây chống quá dài, quá căng sẽ làm cho mặt đàn bị vênh. Cạnh lỗ F sẽ bị đội lên cao, lâu ngày sẽ làm cho đàn mất giá trị. Có khi còn làm cho mặt đàn bị nứt và các bạn biết đó. Một "sound post crack" sẽ làm bạn tốn không ít tiền và cây đàn mất ngay hai phần ba giá trị.
    _Một cây đàn mà ta không vừa ý thì có thể là do nhiều lý do khác. Chỉnh sửa cây chống KHÔNG PHẢI LÀ LIỀU THUỐC VẠN NĂNG TRỊ BÁCH BỆNH.
    _Có những cây đàn ta chỉ cần xê dịch cây chống 1mm là đã thấy phát âm khác. Có những cây đàn ta xê dịch đủ nơi, đủ cách vẫn cứ ỳ ra, không thấy gì thay đổi cả. Đây là trường hợp các cây đàn rẻ tiền. mặt đàn quá dày và Vec ni không đúng.

    Thành thử trước khi các bạn bắt tay vào việc chỉnh sửa cây chống này, xin bỏ chút thì giờ xem lại các điều sau đây :
    _Mặt đàn dày bao nhiêu thì cây chống cách xa chân ngựa đàn bấy nhiêu. Thường thì độ dày của đàn tốt, chuyên nghiệp thì ngay tại cây chống là 3mm, vậy thì cây chống nắm cách chân treble của ngựa đàn 3mm là đúng.
    [​IMG]
    _Nếu âm thanh hơi tối thì xem thử có phải là cây chống có vào trong nhiều quá không ? Âm thanh chói quá thì xem thử là cây chống có ra ngoài quá hay không.
    [​IMG]
    _Nếu là đàn rẻ tiền, cây chống có thể nằm xa hơn về sau thêm một hay hai mm nữa (total 5 hay 6mm).
    _Trước khi xê dịch cây chống hay thay đổi đến một vị trí mới, "nếu là đàn cũ đã chơi hơn 1 năm" Nhớ dùng cái kiếng nhỏ luồn vào trong để xem mặt đàn bên trong có bị lõm vào hay không. Vì đàn cũ được chơi nhiều quá nên sự rung động lâu ngày sẽ làm mặt đàn bên trong bị lõm vào chút ít. Nếu ta không để ý, cứ nhích cây chống đi chừng 1 hay 2mm thì coi chừng . Lúc ấy, cây chống không còn tiếp xúc 100% với mặt đàn nữa mà lại vào tư thế "chân trong chân ngoài". Và thảm hoạ sẽ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

    Chiều nay sẽ viết tiếp nha, còn dài lắm.
  6. gun_ho

    gun_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Bây giờ thì xem như bạn đã chuẩn bị sẵn sàng rồi nha.

    Tháo cây chống cũ ra :
    Bạn có thể dùng một cây tua vít nhỏ và thật dài, luồng vào lỗ ở cuối đàn, nhẹ nhàng đẩy cây chống về phía trong, nơi mà khoảng cách lớn hơn. Bạn cũng có thể dùng cây tua vít này (loại tua vít dẹt) đưa ngay vào lỗ F, cho nó nằm ngay bên cạnh của cây chống, nơi tiếp xúc với lưng đàn. Xoay nhẹ cây tua vít sao cho nó bẩy cây chống vào trong. Xoay tua vít vài lần là cây chống sẽ tự động rơi ra và bạn chịu khó lật ngửa cây đàn và lắc lui lắc tới để lấy cây chống ra (chưa quen thì hơi mỏi cổ ha)

    [​IMG]
    Nhớ là khi tháo cây chống, ta phải để ý xem tháo ra dễ hay khó. Nếu quá chặt thì bạn sẽ phải cần một cây hơi ngắn hơn, nếu chưa gì đã rơi ra thì có nghĩa là bạn cần một cây mới dài hơi.
    Trước khi làm cây chống mới, bạn cũng phải biết là bạn muốn gì. Thí dụ, âm thanh cây đàn của bạn quá tối. Như vậy có nghĩa là cây chống mới sẽ phải ra ngoài vài mm. Mà ra ngoài thêm chút thì cây chống mới sẽ phải ngắn hơn chút. Nếu âm thanh quá sắc bén hay quá sáng, bạn muốn âm thanh tối hơn thì bạn sẽ cần một cây chống dài hơn chút. v.v...
    Bề mặt tiếp xúc.
    Bề mặt tiếp xúc giữa cây chống và mặt đàn là hết sức quan trọng. Nếu không tiếp xúc tốt, bạn sẽ có một âm thanh không mong muốn, mặt đàn bên trong dễ bị trầy, có vết lõm nguy hiểm về sau. Có khi hai cây chống cùng chống vào một nơi hoàn toàn giống nhau nhưng âm thanh thì một cái tối và một cái sáng. Lý do là cây gây ra âm thanh tối tiếp xúc cạnh trong nhiều hơn, cây gây ra âm thanh sáng tiếp xúc cạnh ngoài nhiều hơn. Mà như theo số đo của đường kính cây chống là 6mm. Sự khác biệt về âm thanh giữa hai cây chống có bề mặt khác nhau chừng 4mm là khá lớn.
    Thường thì sau khi quan sát độ nghiêng của mặt đàn xong, tôi dùng dao thật bén để cắt bề mặt, sau đó tôi dùng giấy nhám chà lại để điều chỉnh. Các bạn nên nhớ là các kiểu đàn khác nhau đều có độ nghiêng khác nhau. Mỗi cây đàn đều phải có cây chống riêng, không thể dùng chung lộn được.
    Sau đó, tôi xoay ngược cây chống lại đưa vào mặt trên của cây đàn, ngay nơi mà tôi dự định sẽ chống vào bên dưới điểm đó. Dựng cây chống lên thẳng đứng và quan sát sự tiếp xúc với mặt đàn từ bên trên, cách này tuy cũng không đúng chính xác 100% nhưng cũng gần đúng. Xem hình.
    [​IMG]
    Bạn có thể dùng một sợi giây Inox như tôi có, gập lại làm đôi, dùng búa đập sao cho ngay chỗ gấp đó dẹp lại để có thể cắm vào hông cây chống theo rãnh đã có sẵn. Dùng sợi giây Inox xem ra rất thủ công và rất amateur, nhưng đừng lầm, tôi thích dùng nó hơn là dùng cây sound post setter chuyên nghiệp kia vì nó có tính đàn hồi và mềm, rất dễ uốn nắn theo độ cong ta mong muốn.
    Sau khi cắm vào cây chống (xem hình bài trước) bạn khéo léo đưa nó vào lỗ F và nghiêng cây chống để có thể đưa nó vào nơi cao nhất của dàn. Xoay lại cho ngay và từ từ đưa ra ngoài. Khi cây chống đã kẹt lại, bạn từ từ lắc nhẹ cọng Inox và nhẹ nhàng lấy ra ngoài.
    Dĩ nhiên, bạn phải còn chỉnh lui chỉnh tới sao cho cây chống vào vị trí mong muốn. Sau đó, từ lỗ ở cuối đàn, bạn nhìn vào để coi lại cây chống đã thẳng đứng hay chưa.
    [​IMG]
    _Bạn nhớ dùng một cái kiếng thật nhỏ , có gọng để luồn vào lỗ F quan sát bề mặt tiếp xúc xem thử đã đạt yêu cầu chưa, nếu chưa thì lại phải lấy ra làm lại.

    Các tiểu xảo :
    _Vì mặt đàn làm bằng gỗ spruce khá mềm nên lâu ngày sẽ lõm vào chút it. Bạn nên cắt cây chống sao cho khi đưa vào vị trí cuối cùng, vị trí bạn mong muốn thì nó phải hơi căng một chút, nhớ là "HƠI" căng thôi.
    _Không bao giờ có ai có thể cắt một bề mặt cây chống mà tiếp xúc toàn vẹn với mặt đàn được. Hay lắm là 95% thôi, phần còn lại thỉ vẫn còn khoảng hở chừng 0.01mm. Không sao, trước khi đưa cây chống vào, bạn liếm ướt đầu cây chống. Nước bọt của bạn sẽ làm gỗ mềm ra chút ít và khi đưa vào vị trí, nước bọt cũng giúp cho mặt đàn mềm ra và tạo sự tiếp xúc tốt hơn.
    _Các thợ đàn thường nói là một khi thay, chỉnh cây chống phải chơi cây đàn ấy ít là một tuần mới nhận biết được sự thay đổi về âm thanh của nó. Đúng vậy, nhưng vì sao ? Vì bề mặt tiếp xúc chưa toàn vẹn, sau khi chơi chừng 1 tuần, sức đè của giây đàn, sự rung của mặt đàn làm cho hai bề mặt kia tiếp xúc tốt hơn và lúc đó mới là kết quả mà ta mong muốn hay không. Cũng vì lý do đó, bạn đừng quá vội kết luận, vui quá sớm hoặc buồn quá sớm khi đưa archet lên kéo vài bài sau khi mới chỉnh sửa cây sound post.
    Chỉnh sửa cây sound post là một công việc tỉ mỉ, mỏi cổ và rất dễ bực mình. Có khi bạn mất cả ngày mà kết quả không ra gì, chửi thề tứ tung. heh heh.
    Chúc các bạn may mắn.
    Tôi sẽ viết tiếp một bài về cách chỉnh Tail piece và String after length. Các bạn nhớ đọc bài này xong mới sờ đến sound post nha.
  7. gun_ho

    gun_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Đính chính :
    Trong các bài trước tôi có vài sơ sót sau, xin được đính chính.
    _Xin dùng chữ "đàn kém chất lượng" thay cho "đàn rẻ tiền".
    _Trước khi đụng đến cây chống (sound post) xin các bạn nhớ tháo hết giây đàn ra.
    Tail piece, String after-length và Vi chỉnh. (fine tuners)

    Đàn violin khi chơi sẽ nhận sự rung động từ giây đàn, truyền qua ngựa đàn và tới toàn bộ cây đàn. Khi tất cả các cơ phận trên cây đàn cùng hoà hợp, cùng rung động hài hoà với nhau thì cây đàn sẽ phát âm tối ưu.
    Nhiệm vụ của một người thợ đàn giỏi là phải biết điều chỉnh sao cho mọi bộ phận này hoà hợp với sự rung động của giây đàn. Nếu các bộ phận trong cây đàn được chỉnh đúng, các bộ phận này sẽ góp phần cho âm thanh vang hơn, cảm ứng với archet cũng nhanh nhạy hơn .
    Tail piece .

    Là bộ phận làm bằng gỗ (thường là gỗ mun) có 4 lỗ nhỏ mà ta thường hay gắn 4 cái vi chỉnh vào để lên giây. Tail piece được nối vào phần cuối đàn bằng một sợi giây gọi là tail gut (có lẽ vì giây này ngày xưa làm bằng ruột súc vật, mèo ???).
    Sức nặng và chiều dài của tail piece hết sức quan trọng. Thông thường thì tail piece càng nặng thì âm thanh càng ít vang và bớt trong sáng.
    Vì lý do đó, nếu các bạn để ý kỹ sẽ thấy các tay chơi đàn chuyên nghiệp trên TV, trên net (youtube) không dùng vi chỉnh bao giờ. Tuy vậy, vì giây E là giây kim loại nên họ vẫn phải dùng một vi chỉnh thật nhỏ và nhẹ (Hill style) cho giây E. Lý do là kim loại dãn nở và thay đổi khá khác với các giây kia khi nhiệt độ thay đổi.
    Chính vì mong muốn cho âm thanh vang hơn, tail piece nhẹ hơn nên người ta còn phải móc bỏ bớt phần trong của tail piece. Xin xem hình.
    [​IMG]
    Trong hình, các bạn thấy một tail piece còn nguyên thuỷ còn cái kia đã được móc lấy bớt gỗ bên trong cho nhẹ bớt.
    Việc dùng tail piece nhẹ hay nặng còn tuỳ vào âm thanh mà bạn mong muốn. Nếu bạn muốn vang hơn, âm thang sáng hơn thì dùng tail piece nhẹ, nếu thấy âm thanh đã đủ sáng thì dùng loại thông thường cũng được.

    Ghi Chú :
    _ Vì muốn tránh dùng vi chỉnh cho tailpiece nhẹ hơn nên bạn sẽ hơi bị cực hơn khi lên giây đàn.
    _ Đối với các nhạc sinh mới tập đàn, hãy dùng vi chỉnh vì thời gian đầu đối với họ, việc phát âm chính xác là điều quan trọng. Chất lượng âm thanh đối với họ trong thời gian này chưa đủ quan trọng để bỏ vi chỉnh. Nếu họ phải lên giây không có vi chỉnh thì sẽ gây ra nhiều tai hại về phát âm sau này. Lợi bất cập hại.
    Đại khái cũng như con nít mới tập xe đạp thì nên dùng hai bánh xe phụ. Khi đã đạp ngon lành vững vàng mới nên tháo bỏ.
    String after length.
    Là khoảng giây đàn từ ngựa chạy tới tail piece. Khoảng cách này hết sức quan trọng trong sự phát âm của đàn violin. Tỷ lệ chiều dài này thường là 1/6 của chiều dài giây đàn.
    Theo tiêu chuẩn hiện đại, chiều dài giây đàn là 330mm , string after length sẽ là 55mm. Bạn điều chỉnh khoảng cách này bằng cách thu ngắn hay xả dài sợi tail gut. Hiện nay, tail gut là loại có hai nút chỉnh có thể vặn ra hay vào được. Khi bạn điều chỉnh xong, lên giây đàn cho đúng và dùng archet kéo thử trên String after length của giây G, nếu nó phát ra nốt D là đúng (Nốt D, giây E thế thứ 3 ngón 4).
    [​IMG]
    Theo hình trên, bạn dùng archet kéo lên sợi giây có màu vàng, nếu phát ra nốt D của giây E thế bấm thứ 3, ngón 4, là chính xác. Nếu âm thanh phát ra cao hơn là string after length vẫn còn ngắn. Nếu nốt đó thấp hơn D thì nghĩa là quá dài. Phải nới tail gut ra cho after length ngắn lại.
    Khi chỉnh string after length, bạn luôn nhớ để ý đến ngựa đàn. Ngựa phải luôn nằm ngay đúng tư thế của nó. Đừng vì lười biếng mà di chuyển ngựa để điều chỉnh after length.
    Riêng tôi, vì là người sưu tập đàn cũ nên tôi thường dùng tail gut loại xưa bằng Gut String, và một vi chỉnh duy nhất, loại nhỏ nhất có cái móc nhỏ. Không lẽ một cái đàn cổ mà lại có 4 cái vi chỉnh mới tinh, bóng loáng. Vừa có hại cho âm thanh lại vừa kỳ cục. Cứ như một bà già 70 mà đeo hai hàng mi giả. Khó coi lắm.
    [​IMG]
    Nhân tiện post hình này tôi cũng muốn các bạn chú ý đến cái hông đàn (rib) các bạn sẽ thấy là không có đường nối. Kiểu làm đàn thế này rất phổ thông ở Đức thời xưa. (one piece rear rib).
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Cám ơn bạn đã nói kỹ về cây chống, nhất là cái chỗ nói mình có
    thể làm lấy cây đặt cây chống . Tôi đã học cách đặt cây chống
    từ hồi còn ở Việtnam, nhưng chỉ là xê dịch cây chống có sẵn thôi
    chứ chưa có thay chống mới cho đàn . Vì vậy tôi phải lấy giây
    thép mềm, đập bẹt một đầu để lấy cây chống, chứ thuở xưa ở
    miền bắc Việtnam, gạo không có đủ mà ăn, lấy đâu ra đồ xịn
    đặt mua từ nước ngoài? Cũng vì thế, tôi chỉ thấy cái lỗ dẹp có
    sẵn trên cây chống, chứ không được biết thớ gỗ của nó phải
    vuông góc với thớ gỗ mặt đàn, có nghĩa là thớ gỗ phải ngang
    đàn.
    Còn chuyện chất gỗ làm chống thì tôi có ý nghĩ khác . Từ xưa
    tôi đã đọc một cuốn sách dịch từ tiếng Nga (lúc ấy thân Nga
    và Tàu) có nói rằng gỗ làm đàn tốt thì có tốc độ truyền âm thanh
    cao . Nó không nói gỗ cứng hay mềm, nhưng nó nói gỗ tốt thì
    phải già, và cây phải mọc ở nơi cằn cỗi, khô hạn, và lạnh lẽo .
    Tôi làm nghề xẻ và mộc, nên thấy nó nói đúng về chất gỗ, nhưng
    theo ý tôi, thì tôi khẳng định nó nói sai về gỗ làm đàn . Theo tôi,
    gỗ làm đàn phải mềm, không thể cứng, như gỗ Spruce cứng
    nhất thì cũng không thể bằng gỗ thường được. Vì thế, tôi giữ
    ý kiến của nó về tốc độ truyền âm thanh của gỗ.
    Lấy ý tốc độ truyền âm thanh của gỗ, và cần gỗ mềm (không
    mềm sụn) vì xốp (xốp thì khiến gỗ cứng thành mềm) giúp ta
    lựa được gỗ già và khô lâu rồi, tức là chất gỗ thì cứng. Còn
    chuyện làm sao đo được tốc độ truyền âm của gỗ thì tôi chịu,
    không biết chọn gỗ. Giả như có gỗ tốt rồi, thì làm các bộ phận
    của đàn, trong đó có cây chống . Như vậy, nếu mặt đàn không
    được tốt, thì vẫn có thể có cây chống tốt cho nó, chứ cần gì
    phải bắt gỗ cây chống phải bằng chất gỗ mặt đàn?
    Riêng gỗ Spruce, ngày tôi còn trẻ, mấy cây violin của cha tôi,
    và của mấy người quen chơi violin ở Hà Nội, thì vòng năm khá
    lớn, hơn 1 mm. Thời đó, các cây đàn đều của Ý hay Pháp,
    không có nước khác, và đều giá mấy cây vàng chứ không rẻ .
    Nếu gỗ mọc khô cần, thì vòng năm phải xít lại với nhau, và gỗ
    sẽ không xốp, gây nên tiếng đàn có chất kim loại, chua, và the
    thé chứ không ấm mềm như giọng người.
  9. gun_ho

    gun_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Chào Bác Codep.
    Hình như Bác hiểu lầm câu tôi viết. Chắc là câu này :
    "Chất liệu và kích thước :
    Cây chống này bằng gỗ thông spruce (thông dùng trang trí Giáng Sinh) cùng loại gỗ người ta dùng làm mặt đàn. Tuỳ vào sớ gỗ mặt đàn dày hay thưa, ta chọn cây chống có cùng sớ gỗ thưa hay dày giống như mặt đàn."
    Ý tôi chỉ muốn nói là chất liệu gỗ của cây chống cũng là loại gỗ spruce, cùng chủng loại với gỗ mặt đàn. Và thớ gỗ cây chống cũng nên tương ứng với thớ gỗ mặt đàn.
    Bác nói đúng, gỗ làm đàn phải thật khô và nhẹ, nghĩa là chất nhựa trong gỗ đã hoàn toàn ra ngoài không còn trong đó tí nào nữa. Chính vì lý do này nên người thợ đàn trước khi hạ một cây thông spruce vừa ý, Họ dùng rìu đẽo hết vỏ của nó ở chỗ gần gốc. Vì mất hết cả phần vỏ này nên nhựa trong cây sẽ từ đó chảy ra ngoài. Từ từ cây nọ chết khô, chết héo vì không còn nhựa từ rễ chuyền lên (6 tháng) thì người thợ mới chính thức hạ cây này xuống chẻ ra (quarter cut) và đem về hong thêm cho khô (10 năm) rồi mới làm đàn.
    Tôi có lưu ý rất nhiều về khoảng cách của vòng năm (annual ring) và âm thanh. Trong số đàn có âm thanh hay nhất của tôi hiện tại, không có cây nào có vòng năm (thớ gỗ hay là annual ring) quá lớn cả.
    Bác viết:
    "Nó không nói gỗ cứng hay mềm, nhưng nó nói gỗ tốt thì
    phải già, và cây phải mọc ở nơi cằn cỗi, khô hạn, và lạnh lẽo"
    Điều này rất đúng, vì nhờ vào khí hậu lạnh, đất đai cằn cỗi nên cây spruce sẽ phát triễn rất chậm. Mỗi năm lớn lên có tí ti. Vì vậy annual ring sẽ rất sát nhau và cho âm thanh hay hơn.
    Nghe nói vùng Carpathian mountains là nơi có loại gỗ tốt nhất để làm đàn. Cũng nghe nói là Stradivari đã dùng gỗ từ vùng này đó bác.
    Đây là hình chụp gần sớ gỗ mấy cây đàn có âm thanh hay nhất của tôi.
    [​IMG]
    [​IMG]
    It is sometimes said that wood suitable for violins is that which has grown at high altitudes and has had *****ffer harsh con***ions such as cold weather and poor soil. While this might seem slightly myth oriented, it is nonetheless true that wood which has grown too quickly in lush environments and rich soil, generally tends to be less resonant and less able to withstand the stresses it is subjected to in the finished state. It is also a well known fact that air dried wood, seasoned for some years, without being kiln-dryed is far better choice. This is especially true for musical instruments which are shaped to a thin form and must bear the considerable tensions of the taut strings. Normally 8-10 years are considered necessary to season quality tone wood. If fresh wood is used it will invariably distort, check and split. The violin maker bites on his wood to try to tell whether it will be strong enough. He lets it fall and listens for its ring. He will try to go by "feel."
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    [Trong hình của bạn, thì vòng năm của gỗ chưa đầy 1 ly (mm).
    Đàn cũ của cha tôi thì nhỉnh hơn 1 ly, cũng như các đàn tôi đã
    thấy ngày xưa. Điều đó khiến tôi lúc đó tưởng rằng gỗ Spruce
    là như vậy .
    Đến nay thì tôi biết gỗ Spruce vòng năm khoảng 1 ly là gỗ tốt .
    Tuy vậy, gỗ Violin tôi thấy quanh đây thì có nhiều cây violin có
    gỗ mặt đàn không phải Spruce, vì vòng năm không rõ, hoặc
    không nhìn thấy vòng năm. Theo kinh nghiệm nghề cưa xẻ và
    làm mộc của tôi, các giống Spruce phần lớn có vòng năm khá
    đặc biệt, rất dễ nhận ra. Các giống Spruce ở ViệtNam tôi chưa
    thấy gỗ nào giống như gỗ làm mặt đàn Violin. Ví dụ gỗ thông
    dầu, trồng rất nhiều ở miền bắc để lấy dầu, thì vòng năm rất
    giống gỗ làm violin, nhưng gỗ rất cứng, cứng hơn gỗ mặt đàn
    violin nhiều . Gỗ này phơi bao nhiêu nắng cũng không thể khô
    đừng nói chuyện hong nó trong bóng rợp . Nó không khô thì
    không có nghĩa là không mất nước . Nó có thể mất nước, nhưng
    dầu thông trong nó thì keo lại, đến khi đốt thì chảy ra như mật,
    gặp lửa thì cháy mạnh, bốc mùi thông khét lẹt . Vì thế tôi mới
    có ý nghĩ rằng gỗ làm mặt đàn không thể cứng và chắc.
    Nhiều người thích vẻ đẹp của Maple trên Violin, nhưng vằn đẹp
    của chúng không thể bảo đảm âm thanh đàn phải chắc chắn
    là tốt . Mặt đàn có tác dụng quyết định đến âm thanh của đàn
    hơn, nhưng chất gỗ lại không thể hiện rõ ở mặt gỗ Spruce. Mong
    bạn chia sẻ những kinh nghiệm chọn gỗ làm violin.

Chia sẻ trang này