1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sổ tay violin.

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi gun_ho, 22/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gun_ho

    gun_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Hello Fallingleaf.
    Vị trí chính thức của soundpost là "sau chân phải của ngựa đàn 3mm". Vì vậy, ta sẽ thấy nó nằm hơi nghiêng một bên ( dưới giây E) chứ không chính giữa đâu.
    Thông thường, ta có thể lấy cái thước nhỏ thật dẹp có ghi mm đưa vào lỗ F để đo xem soundpost có vào trong quá nhiều hay không (âm thanh hơi tối, đục) hoặc ra ngoài quá hay không (âm thanh chói, bén, sáng).
    Theo như Leaf mô tả, vị trí đó là đúng ấy chứ.
    Xem lại mấy cái hình chỉnh soundpost nha
    Trích :
    " ...Mặt đàn dày bao nhiêu thì cây chống cách xa chân ngựa đàn bấy nhiêu. Thường thì độ dày của đàn tốt, chuyên nghiệp thì ngay tại cây chống là 3mm, vậy thì cây chống nằm cách chân treble của ngựa đàn 3mm là đúng."
    He he đọc sót rồi kìa.
  2. Fallingleaf

    Fallingleaf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2007
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    ặ chĂu 'ỏằc kỏằạ tỏằông chỏằ ỏƠy chỏằâ, sót sao 'ặỏằÊc ỏĂ? Có 'iỏằu chặa ngỏƠm nên không nhỏằ> hỏt tỏằông chi tiỏt nhỏằ thôi ỏĂ, tks bĂc Gun_ho nhâ
  3. gun_ho

    gun_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Saddle crack.
    Là vết nứt rất thường gặp trên đàn violin. Ta thường hay gặp vết nứt ngay tại vị trí này là vì mặt đàn được làm bằng gỗ thông (spruce) và saddle lại bằng gỗ mun. Khi làm đàn, nếu là đàn sản xuất hàng loạt, người thợ đàn chỉ mài sao cho saddle vừa khít vào với vị trí của nó mà họ không trừ hao mặt đàn sẽ co rút lại sau 5, 10 năm.
    Sau một thời gian, mặt đàn sẽ co rút lại nhưng saddle vì là gỗ mun nên vẫn giữ nguyên kích thước ngày xưa, vì vậy, mặt đàn sẽ bị nứt ngay tại vị trí này.
    [​IMG]
    Cách phòng ngừa :

    _Nếu bạn nhận thấy saddle của đàn bạn quá khít khao với mặt đàn (không nhìn thấy có chút khoảng hở nào) bạn nên dùng một lưỡi dao thật mỏng, nhẹ nhàng kê vào bên dưới saddle và dùng vật gì nhẹ, gõ nhẹ chung quanh và gỡ saddle ra.
    Dùng giấy nhám mài sơ hai bên cạnh của saddle sao cho khi gắn vào bạn sẽ thấy có khoảng hở bằng chiều dày của một tờ giấy ở mỗi bên.
    Khi dán saddle vào vị trí cũ, nhớ ĐỪNG DÁN KEO lên hai cạnh này. Khi keo đã khô, bạn dùng sáp đèn cầy (trắng) bôi vào khe hở để mồ hôi khỏi thấm vào khu vực này.
    Cách sửa vết nứt.

    _Nếu là thợ chuyên nghiệp thì dĩ nhiên là phải tháo rời mặt đàn ra, dùng keo (hide glue) dán lại và dùng kẹp (clamp) để kép vết nứt lại. Sau đó, dùng một mảnh gỗ thật nhỏ dán ngang qua cuối vết nứt để ngăn chận không cho vết nứt phát triển thành dài hơn.
    _Nếu chỉ là một đường nứt ngắn, bạn có thể dùng keo và một suction cup (Tiếng Việt gọi là gì ??) để bơm keo vào vết nứt. Xem hình.
    [​IMG]
    Bạn cho keo lên trên vết nứt, sau đó đặt suction cup lên và dùng ngón tay đè nhẹ lên cup như ta bơm xe đạp, sau 10 lần là bạn đã đưa đủ keo vào trong vết nứt. Lau sạch bề mặt và sau đó mới tháo saddle ra.( Làm theo thứ tự như vậy thì bạn dễ bơm keo vào vết nứt hơn, nếu bạn tháo saddle ra trước khi bơm keo, vết nứt sẽ khép lại và bơm keo vào sẽ khó hơn).
    Để qua đêm cho khô. Khi gắn saddle, bạn nhớ mài saddle nhỏ lại chút ít (xem phần trên)
    Chú ý : Keo bạn dùng phải là keo làm bằng da thú (hide glue) chứ không được dùng keo hoá học. Tôi sẽ viết một bài khác về cách dùng keo này.

    Được gun_ho sửa chữa / chuyển vào 13:15 ngày 10/02/2008
  4. jerrysheart

    jerrysheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2007
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Antonio Pedrinelli
    Fecit in Crespano Anno 1851.
    Cây đàn này tôi ít chơi vì sợ ...mòn :)
    Cây bên phải có nhãn:
    Ladislav. F. Prokop.
    honovitel hudebních nástrojú
    Chrudimi 1903.
    Cám ơn Chú Gun-Ho đã chụp ảnh cho cháu mở rộng tầm mắt.
    ngày xưa bà cháu cũng có một cây đàn Ý nhưng rồi lúc ông đi cải tạo phải bán đi lấy tiền chạy chọt .Giờ cháu có điều kiện kinh tế rồi nhưng cũng khó có thể kiếm một cây đàn cổ như của chú ...nhưng phần lớn là cũng quý cây đàn của mình.Nó không xuất sắc về âm thanh lắm nhưng gắn bó lâu lăm rồi đâm yêu không bỏ được
  5. gun_ho

    gun_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Đọc câu thấy quá đúng luôn, ngày xưa tôi cũng chỉ có một cây đàn copy Amati để chơi, (nay đã thất lạc từ lâu lắm) có lẽ vì đã cùng cái đàn này qua nhiều năm tháng, thăng trầm nên tự nhiên sinh ra một mối giây liên hệ vô hình khó quên.
    Giờ đây, số đàn tôi có thật nhiều, nhiều cây thật tốt nhưng thật sự trong lòng vẫn dửng dưng, không yêu chuộng một cái nào cho thật tha thiết như đối với cái đàn cũ ngày xưa. Có người so sánh thứ tình cảm này với mối tình đầu trai gái, hay là người vợ thuở hàn vi, đúng hay không tôi cũng không biết nhưng rõ ràng là nếu có thể được, tôi sẽ cố mua lại cây đàn xưa kia với những gì có thể.

    Lông đuôi ngựa.
    Hôm nay tạm ngưng bàn về đàn để nói qua lông đuôi ngựa. Dĩ nhiên, ai cũng biết là lông đuôi ngựa được ta dùng để căng lên cây archet kéo đàn. Tại sao lại phải dùng lông đuôi ngựa mà không dùng thứ gì khác.
    Tại vì lông đuôi ngựa là truyền thống, lông ngựa còn có chất sừng giúp cho nhựa thông bám vào dễ hơn. Ngoài ra, lông đuôi ngựa hơi dòn và cứng chứ không quá mềm dẻo, đàn hồi như sợi tổng hợp. Nhờ có đặc tính đó nên lông đuôi ngựa truyền âm tốt hơn.
    Đọc tới đây, bạn thắc mắc: " Lông đuôi ngựa thì truyền âm đi đâu ?".
    Trước tiên , tôi xin từ từ giải thích cái đã. Khi ta mới thay lông cho cây archet, dĩ nhiên nếu không bôi nhựa thông lên mà đem ra kéo ngay, kết quả là chẳng nghe thấy gì cả. Lông ngựa cứ trơn tuồn tuột lướt trên giây đàn, chẳng thấy có gì phát ra. Đến khi ta bôi nhựa thông vào đầy đủ thì mới có thể phát âm được, vậy, lông đuôi ngựa tự bản thân nó nếu không có nhựa thông cũng sẽ không làm nên trò trống gì.
    Những nhà nghiên cứu về đàn violin bèn đem máy quay phim cực tốt, quay lại tiến trình phát âm của giây đàn violin thì họ thấy thế này : lông ngựa (có bôi nhựa thông) "cắn" giây đàn và "nhả" chừng mười mấy lần khi ta kéo chừng 1 cm. Khi tỷ lệ này càng cao (cắn và nhả 20 lần/cm chẳng hạn) thì âm thanh sẽ vang hơn, nguời nghệ sỹ cảm thấy âm thanh tròn hơn, dễ chơi hơn và dĩ nhiên là âm thanh hay hơn (mà họ cũng không biết tại sao).
    Nếu lấy nguyên tắc vật lý để giải thích thì người ta đi đến kết luận như sau :
    _Mỗi sợi lông trên archet cần phải có một lực tối thiểu để làm cho nó căng đủ độ căng cần thiết. (thí dụ như 20gram lực cho mỗi sợi)
    _Tổng số lực cần thiết cho số lông đuôi ngựa kia phải bằng hay nhỏ hơn sức kéo của cần gỗ archet.
    Thành thử, nếu số lông đuôi ngựa trên archet là 200 sợi, mỗi sợi cần 20gram lực, vậy tổng số lực bạn cần sẽ là 20gram X 200 = 4000gram (4 kg) Nếu cần archet của bạn là cần dỏm, yếu quá hay mảnh mai quá, sức kéo của cần gỗ này chỉ tới 3 kg là tối đa, kết quả là archet của bạn sẽ không bao giờ cho bạn một âm thanh vừa ý. (vì lông chùng quá)
    Các nhà nghiên cứu cũng tìm ra rằng khi lông đuôi ngựa được căng đúng mức, nó sẽ truyền rung động từ giây đàn tới cần gỗ archet và làm cho cần gỗ rung theo. Khi cần gỗ archet cộng hưởng với giây đàn, lúc ấy tỷ lệ "cắn và nhả" giữa lông và giây đàn sẽ gia tăng tối đa và từ đó, ta có một âm thanh thật vừa ý.
    Điều đáng nói là người thợ thay lông archet cho bạn lại ít khi biết đến điều này. Họ cứ nhét vào càng nhiều càng tốt và chính bạn cũng vậy. Hôm trước mình nhờ người quen mua dùm một mớ lông ngựa Ngoại Mông ngon quá, nay nhờ tên thợ này thay nó lại ăn bớt còn có tí ti. Hừ hừ, ai mà không tức ?
    Theo kinh nghiệm của bản thân tôi, một cần archet tốt, nặng 59gram, làm bằng gỗ pernambuco thì có thể chịu được 180 sợi. Nếu cần dỏm hay nhẹ hơn thì chỉ 140 hay 150 sợi là đủ.
    Tôi cũng đã từng đếm thấy 240 sợi trên một archet từ một tiệm đàn nổi tiếng tại Sài Gòn.
    Nếu bạn có thì giờ, chịu khó ngồi đếm...lông xem sao. Nếu quá nhiều thì ta nên tỉa bớt, (nhớ tỉa bớt những sợi bên mặt trong và tỉa sao cho đều, nếu lông không phân bố đều sẽ làm cho cần archet bạn bị cong, vênh, méo về một bên)
    Khi bạn kéo những nốt ở giây G, bạn cảm nhận được rung động của giây đàn truyền qua lông ngựa, tới cần archet và tay phải của bạn là đạt yêu cầu.
  6. gun_ho

    gun_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Virtuoso''s trip destroys priceless Stradivarius
    By Andy McSmith
    Wednesday, 13 February 2008
    David Garrett, 26, one of the nation''s foremost young concert performers, had an accident that every world-class musician must dread: at the end of a concert at the Barbican he tripped and landed on his violin.
    The instrument is a 290-year-old Stradivarius, so rare that it would be almost impossible to estimate its value. Certainly there are people who would have gladly paid hundreds of thousands of pounds for it, before its glamorous owner did a turn as Mr Bean.
    Now he has a badly damaged violin that will be out of use for at least eight months, and may never sound the same again. He is also facing a Ê60,000 repair bill.
    The accident threatened to leave the musician without a suitable instrument to play tomorrow night, when he is due back at the Barbican to perform Bruch''s Violin Concerto. But help has come from J&A Beare, the violin dealers of Marylebone, who have arranged to have another Stradivarius flown in from Milan to be loaned to Garrett. The instrument, made in 1718, will be accompanied by a three-man security team watching over Garrett''s every step.
    When he was just 14 years old, the German-born prodigy was the youngest ever artist to be signed up by Deutsche Grammophon. At the age of four his father gave him a violin, and by the age of eight, he had a management team and was playing solo with of the world''s leading orchestras. Later, he moved to New York to study, supplementing his student grant by modelling.
    "I was all packed up and ready to go when I slipped," Garrett told the Evening Standard. "People said it was as if I''d trodden on a banana skin. I fell down a flight of steps and on to the case. When I opened it, the violin was in pieces. I couldn''t speak and I couldn''t get up. I didn''t even know if I was hurt õ?" I didn''t care. I''ve had that violin for eight years. It was like losing a friend."
    The violin, known by its sobriquet San Lorenzo, is one of about 600 surviving instruments made by Antonio Stradivari. In May 2006, the Hammer Stradivarius made in 1707 sold at Christie''s in New York for Ê1.8m, a record for a musical instrument at auction, while the previous year the Royal Academy of Music bought the Viotti violin for Ê3.5m.
    The nearest another musician has come *****ffering a similar disaster was when Peter Stumpf, a performer from the Los Angeles Philharmonic, came home tired one evening in 2004 and absent-mindedly left his 1684 Stradivarius cello on his front doorstep. Video security footage showed a youth stealing it and struggling to escape on a bicycle, crashing into dustbins on his way.
    It was found three days later by a nurse, who gave it to her boyfriend, a carpenter, who offered to turn it into a CD rack. It was returned only slightly damaged.
    In 1999 the world-renowned cellist Yo-Yo Ma left his Ê1.25m 1733 Stradivarius cello in the boot of a New York taxi. A huge crowd gathered outside his hotel the next day to see it returned in a black police sedan.

    Rút kinh nghiỏằ?m, bỏĂn nào cỏĐn phỏÊi xĂch 'àn 'i 'Ây, 'i 'ó nhiỏằu, nên sỏm cho cÂy 'àn yêu quẵ mỏằTt cĂi hỏằTp thỏưt tỏằ't, lỏằĂ tâ 'ă lên câng không sao.
  7. anhvery35

    anhvery35 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2007
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    1
    Cái hộp phải chống thấm nước , cách nhiệt , chống rung , chống va đập , chống cháy .... có khóa và ...có báo động chống trộm ...
  8. aiphivi

    aiphivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Sau 15 phút căng mắt đếm lông, archét của tui có 194 sợi Cần của tui chắc chắn đồ dỏm và nhẹ hơn của bác gun_ho vì đàn của tui cỡ 3/4 thôi. Vậy có cần tỉa bớt lông đi ko bác?
  9. anhvery35

    anhvery35 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2007
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    1
    Đàn Trung Quốc của mình và bạn anphivi cỡ 100 USD trở xuống bao luôn vĩ thì thân vĩ làm bằng nhựa đàn hồi , chỉ có phần cuối tay cầm là làm bẵng gỗ ,nhóm sợi lông thì làm bằng dây cước nhựa của con nít thả diều , với loại này bạn thử thí nghiệm xem không bôi nhựa thông mà bạn thử dùng giấy nhám nhiễn chà xát lên lông xem nó có tăng ma sát không. Loại vĩ này giá trung bình 100 k / cây .
    Cây vĩ của mình mới chỉ đứt 4 , 5 sợi gì đó , đứt không phải do lúc chơi đàn mà là do bị vướng vào chốt giữ vĩ, lấy ra hơi mạnh tay .Kinh nghiệm không để lông vĩ trùng lòng thòng quá khi mắc vào chốt giữ trong hộp, nên vặn cho nó có chút độ căng ít thôi thì nhóm lông sẽ gọn lại.
    Lúc trước có nghe bác Codep bảo rằng , chơi đến lúc lông vĩ mòn đứt hết thì phải thay lông , cứ nghĩ vài ba tháng là mòn đứt hết , ai dè tới giờ mình cũng chỉ đứt có vài ba sợi mà chỉ là do bất cẩn .
  10. gun_ho

    gun_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Hello Aiphivi.
    Mấy tuổi mà chơi đàn 3/4 vậy? Hay là vì nhỏ con ? Trước tiên Vi phải xác định đuợc đó là lông đuôi ngựa hay là nylon. Lấy một sợi đốt thử, nếu nó cháy như là tóc thì đó là lông đuôi ngựa, còn cháy như nylon thì đó là...nylon. Bằng không cầm một sợi rồi vê giữa hai ngón tay, lông ngựa thì dẹt nên khó xoay tròn, còn nylon thì vê tròn rất dễ. Còn không thì đem đi hỏi thầy, cô cho chắc ăn.
    Sau khi đã xác định được đó là lông đuôi ngựa, 194 sợi cho cây archet 3/4 là nhiều đó, nên bỏ bớt. Bớt xuống chừng 150 xem sao.
    Nhiều cây archet vì quá nhiều lông nên nhạc sinh cứ phải căng lên quá độ, lâu ngày cây archet bị đơ và mất hết sự cân bằng. Nhớ cẩn thận đừng căng archet quá đáng để đạt độ căng yêu cầu. Tỉa bớt lông luôn luôn là giải pháp tốt hơn.

Chia sẻ trang này