1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sổ tay violin.

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi gun_ho, 22/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anhvery35

    anhvery35 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2007
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    1
    Em xin gõ một bài để lên không khí , mấy hôm nay 4rum hơi yên lặng :
    Hôm nay xin bàn cách đặt con ngựa cho đều:
    Con ngựa đàn violin thì nó rời , tháo lắp được và không có dán keo dính chặt lên thân đàn như guitar và nó cũng không có chốt hay mộng hay khớp để giữ cố định , do đó mỗi lần thay dây hay thay ngựa mới hay vệ sinh đàn là phải tháo ra lắp lại nhiều lần.
    --------------------------
    Mình thì đặt con ngựa như sau , xin các bác góp ý :
    Tại cạnh ngang đầu bảng phím , mình lấy trung điểm cho nó , đặt tên là điểm P1
    Tại cạnh ngang cuối bảng phím , mình cũng lấy trung điểm cho nó , đặt tên là điểm P2
    Nối P1 và P2 thì mình có đoạn P1P2 là trục đối xứng của bảng phím
    -------------------------
    Tại chuôi túm dây , mình cũng lấy trung điểm đầu và cuối , nối lại mình có trục đối xứng của chuôi là C1C1
    Nối P1P2 , C1C2 thì mình có 1 đường ,chiếu thẳng góc đường này xuống mặt đàn thì đặt tên là d1 , d1 nhìn 2D thì nó thẳng , nhìn 3D thì nó cầu vồng theo mặt đàn.
    -----------------------
    Nối vết khía khe Fa trái và vết khía khe Fa phải , mình có đoạn F1F2 , F1F2 nằm trên đường d2
    -----------------------
    d1 sẽ cắt đường d2 tạo thành 1 chữ thập ( ngã tư vuông góc ) đường này rất đẹp để đặt con ngựa , tâm chữ thập là điểm O.
    ----------------------
    Tại con ngựa , mình kẻ 1 đường xẻ dọc con ngựa , xẻ ngựa ra làm 2 phần bằng nhau ,đường xẻ dọc này xẻ từ đỉnh xuống đáy , tới đáy thì tạo ra đoạn N1N2 , chiếu N1N2 xuống mặt đàn sẽ trùng với d1 ,kẻ thêm 1 đường xẻ ngang con ngựa , chia con ngựa thành 2 phần bằng nhau ,chẻ xuống tới chân ngựa gọi là đoạn N3N4, N3N4 sẽ trùng với d2
    Xẻ này giống như CT cắt lớp. :)
    ----------------------
    Vậy là bạn đã có con ngựa được đặt ngay ngắn và đối xứng.
    Bạn có thể dùng bút chì mềm để kẻ những đường này , đặt ngựa lên xong vẽ khoanh vị trí 2 chân ngựa , những lần sau có tháo lắp ngựa cứ đặt lại vị trí này ...
    ---------------------
    Có 1 cách nữa là canh đo cách đều khoảng cách từ chân ngựa đến vết khía khe Fa tương ứng ( trung điểm cạnh bên trái chân ngựa trái đến vết khía khe Fa trái , trung điểm cạnh bên phải chân ngựa phải đến vết khía khe Fa phải ) nhưng do khe Fa thường làm không đều ở 2 mặt đàn nên ngựa sẽ không ngay ngắn mà lệch về một bên , dẫn đến bộ dây sẽ lệch về một bên bàn phím.
    ---------------------
    Theo các bác thì khoảng cách giữa 2 dây kế bên nhau là bao nhiêu là hợp lý đo tại vị trí dây tì lên ngựa cuối ( và ngựa đầu ) , bốn dây sẽ tạo ra ba khoảng cách , 3 khoảng này phải đều nhau, còn 2 khoảng ngoài thì dư ra.
    ----------------------
    Cái sudin vầy là theo các bác là có 2 tính năng : làm giảm âm lượng và làm thay đổi âm sắc
  2. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Chào bác gun_ho. Đã lâu em không vào diễn đàn này, là vì em đọc được các bài viết của bác nên em quyết định trở lại đây hỏi bác một chút về mấy cây đàn của em. Em có một cây copy Strad của Tiệp và một cây copy Stainer, cả hai cây này chắc đều thuộc loại phổ thông nhưng em vẫn chưa rõ về tuổi và xuất xứ cụ thể của chúng mặc dù đã thử tra trên mạng, em nghĩ là trong bộ sưu tập của bác có thể có những cây đàn như thế này nên bác có thể trả lời giúp em.
    [​IMG]
    Cây bên trái ngoài cùng là copy Stainer, kế đến là copy Strad.
    [Cây đàn thứ 3 màu vàng cam em mua ở Việt Nam (nếu không nhầm thì đây là đàn của bác Viên ở gần Văn Miếu - Ledwien, luthier expert-Hanoi), cây này ăn đứt đàn TQ cùng giá nhưng lại thua một cây đàn "vô danh tiểu tốt" em mua ở Anh, đó là cây đàn mới ở bên phải ngoài cùng, không có nhãn (người ta nói với em đó là loại gorgeous violin???).]
    Thôi không dông dài "khoe hàng" (lởm) nữa, bây giờ em đi vào vấn đề chính là mô tả hai cây kia để bác có thể cho em lời khuyên làm thế nào để sử dụng chúng đạt hiểu quả nhất cũng như xuất xứ của chúng.
    Đây là cây Strad copy có dán nhãn như thế này: "Antonius Stradivarius Cremonensis - Faciebat Anno 1713 - Made in Czechoslovakia."
    [​IMG]
    Âm lượng của nó lớn, đúng kiểu Strad, dây G khá ấm và sâu, đàn vang. Tuy nhiên em có cảm giác là chỉnh soundpost chưa đúng (mặc dù đã làm theo sách và chỉ dẫn của bác). Soundpost kéo ra gần lỗ f mà âm vẫn hơi đục, và phát âm của dây E hơi nghẹn, không thoát tiếng. Cây đàn này em cũng không biết là làm từ bao giờ, vì người Tiệp làm rất nhiều copy Strad, em nghi là nó chỉ 20 tuổi là cùng.
    Còn đây là cây copy Stainer:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Về hình thể thì nó có đúng đặc điểm của Stainer: phần giữa lồi lên hẳn, trừ cần đàn là hiện đại, không thẳng như nguyên bản baroque. Âm lượng của nó không kém cây copy Strad ở trên nhưng âm sắc thì ngọt hơn hẳn, tiếng của nó rất gọn là hầu như không rè tí nào. Đặc biệt cây đàn này có khả năng giữ âm khá lâu, khi em búng vào dây G, tiếng vang của nó còn được giữ trong hộp đàn khoảng 6-7 s gì đó. Vấn đề là em không hề biết xuất xứ cũng của cây đàn này: làm ở đâu? (Đức?), tuổi ?, cơ sở sản xuất? Em biết là hầu hết các cây copy Stainer đều được khắc chữ Stainer ở sau lưng, nhưng giá trị của chúng thì rất khó đoán, em nghe kể đã từng có cây được bán ra với giá $20 nhưng cũng có cây bán được $2000.
    Tiện đây em hỏi luôn bác là bộ sưu tập của bác có các đàn copy của Guarneri và Vullaume không? Chất lượng của chúng so với copy Strad và Stainer như thế nào. Em đang cân nhắc để mua thêm cho đủ bộ sưu tập.
    Mong học được nhiều kinh nghiệm từ bác.
    http://nhaccodien.info
    Được ttdungquantum sửa chữa / chuyển vào 00:28 ngày 03/03/2008
    Được ttdungquantum sửa chữa / chuyển vào 00:30 ngày 03/03/2008
  3. gun_ho

    gun_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Chào bạn Ttdungquantum
    Thật là hân hạnh được làm quen nha, mấy lúc gần đây thấy ít có ai quan tâm tới chủ đề này nên tôi sinh làm biếng. Nay gặp người đồng điệu như bạn thấy thật vui.
    Bây giờ tôi xin phép trình bày theo thứ tự những gì tôi biết ha.
    *Copy. hay bản sao.
    Đã từ xưa lắm, Ý là cái nôi của đàn Violin và cũng từ Ý đã xuất hiện nhiều nhà làm đàn xuất sắc nhất thế giới. Đàn của họ làm ra đạt tiêu chuẩn cao đến độ hầu như đến nay, không còn ai có thể làm hay hơn thế được. Và dĩ nhiên vì lý do đó, người làm đàn sau này chỉ còn biết rập theo khuôn của người xưa mà làm theo. Những đàn violin hiện nay được làm theo kích cỡ ngày xưa thì thường được gọi là copy. Điều gây cho người chơi đàn, mua đàn đau đầu khi chọn lựa là: không biết cái hình thức bên ngoài thì giống mà bên trong thì như thế nào ? Vì ở đời, nhiều cái bên ngoài rất giống nhưng bên trong ruột lại khác xa, tệ hơn nhiều lắm (hàng nhái)
    Về đàn violin thì chuyện này lại càng quá tệ, một nghệ nhân như Bác Lê đình Viên làm theo mẫu của Strad bằng gỗ từ Mỹ, một người Ý như Leandro Bisiach cũng làm theo mẫu này từ gỗ vùng Carpathian, một hãng làm đàn Trung Quốc cũng làm theo Strad nhưng từ gỗ Trung Quốc . Hình thức nhìn vào khá giống nhau nhưng cái của ông Bisiach kia hay nhất, bác Viên thứ nhì và Trung Quốc hạn chót (thí dụ như vậy đi). Còn nếu đem so với bản gốc của Strad thì kém xa một trời một vực.
    Điều đó nói lên một chuyện là giống bên ngoài nhưng phải giống cả bên trong, giống luôn cả chất liệu gỗ và độ dày của từng cơ phận trên cây đàn. Sau khi làm giống hết mọi thứ, người làm đàn còn phải đem tất cả cơ phận đó ghép vào thành một tổng thể hoàn hảo và làm cho tổng thể đó rung động , cảm ứng tối đa với sự rung động của giây đàn. Bên cạnh đó, cây đàn còn phải có một vóc dáng đẹp, Vec ni tuyệt hảo và cuối cùng là "hết chê" được điểm nào. Ngoài ra, điểm quan trọng nữa là đàn phải bền và giữ được chất lượng cao như thế trong vài trăm năm tới.
    Với yêu cầu cao như thế, liệu có nghệ nhân nào có đủ phương tiện, kiến thức , khả năng và vật tư để làm ? Làm xong bán bao nhiêu thì có lời, ít là phải đủ để nuôi vợ con.
    Nhưng vì nhu cầu của xã hội, của các nhạc sinh. Các nhà làm đàn chạy theo lợi nhuận nên làm sơ sơ bên ngoài, dán cái nhãn vào và bán giá rẻ. Cũng đừng trách họ, vì thật sự, một nhạc sinh mới học chỉ cần một cây đàn phát âm vừa phải là đủ, sau khi học đàn xong, cậu ta ghé vào sân đá banh một hồi, lại ngồi tám chuyện trong quán net một hồi nữa. Cái đàn kia lăn lóc bên cạnh sân banh dưới sức nóng mặt trời nhiệt đới. Khi thì bị mưa làm ẩm ướt trong cái rét hại, rét tê người của Hà Nội trong thời gian qua. Nếu không dùng keo hoá học và gỗ thật dày để làm mặt đàn thì ít có đàn nào có thể chịu đựng sự hành hạ đau khổ như thế.
    Vì thế một xưỡng làm đàn thường cho xuất ra 4 hay 5 loại đàn.
    Cùng là copy như nhau nhưng loại chất lượng cao nhất có giá tới 15 ngàn đô, do chính tay nghệ nhân đó làm tất cả từ A đến Z. Loại 2 do các thợ phụ làm ra, dưới sự chỉ bảo và giám sát của nghệ nhân kia. Loại sản xuất hàng loạt bằng gỗ 5 năm, loại bằng gỗ 2 năm, loại bằng gỗ hấp theo công thức kiln dried v.v...
    Nói xa xôi nãy giờ, tôi quay lại với 4 cây đàn của bạn ttdungquantum.
    Cây số một.
    Có đóng Brandstamp STAINER.
    Đúng đây là một copy Stainer, theo kinh nghiệm tôi có được thì đàn này được làm hàng loạt tại Đức khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Tôi đã từng tháo mặt đàn loại này ra để bào lại bên trong (4 cái) thì thấy mặt đàn loại này khá dày, có nơi dày 5 mm. Bassbar là một phần liền với mặt đàn (integrated) nghĩa là cây bassbar là một phần liền của mặt đàn, chứ không phải là một mảnh gỗ rời rồi được dán vào sau (fitted bassbar).
    Nhờ độ phồng cao (high arching) nên mẫu đàn này thường có âm thanh ngọt ngào, nếu bạn có khả năng tháo mặt đàn và bào lại bên trong cho đúng, âm thanh sẽ cải tiến đáng kinh ngạc, vừa cho âm lượng lớn và vừa duyên dáng, đáng yêu.
    Nếu bạn quyết định làm điều này, có thể PM tôi để tư vấn thêm về độ dày và các "bí quyết" heh heh.

    Cây số hai.
    Mang nhãn Tiệp, copy Strad.
    Đây cũng là loại đàn làm hàng loạt, được xuất qua Mỹ, Vì nước Czechoslovakia xuất hiện trên thế giới từ năm 1918, nên đàn này tối đa là từ năm đó trở về sau. Tôi đoán là được làm từ thời gian giữa hai thế chiến, cũng có thể rất trễ về sau này.
    Tôi cũng đã từng tháo mặt đàn loại này ra và xem xét bên trong (2 cái) Gỗ cũng rất dày, có nơi dày đến 4.5 mm. Có lẽ vì quá dày nên cây đàn ít cảm ứng khi thay đổi vị trí cây chống. Nếu đàn bạn giây E phát âm kém thì hẵng chờ đã. Vì xem hình, tôi nhận thấy ngựa đàn của bạn chưa được hoàn chỉnh, chưa được "fine tuned" Bạn có thể vào website này http://www.violinbridges.co.uk/ để xem các con ngựa của các thợ đàn trứ danh thế giới gọt ra sao. Ngựa của bạn là loại bình thường (6 đô) nếu có thể, bạn đặt mua ngay trong website trên vài con ngựa Luxe hay de Luxe xem sao. Khi ngựa đã được gọt lại cho nhẹ, thích hợp với cây đàn, chắc chắn bạn sẽ thấy âm thanh giây E trong sáng và rõ nét hơn xưa thật nhiều. Bạn cũng có thể quay lại trang 2 trong thread này để xem cách mài chân ngựa cùng là một con ngựa mà tôi đã gọt xong hoàn chỉnh ra sao.
    Tôi cũng nhận thấy ngựa của bạn quá cao, do vì quá cao nên cần nhiều gỗ, âm thanh bị đục, giây E bị tối. Nên nhớ là một con ngựa đúng tiên chuẩn chỉ cao tối đa là 33mm, đo từ chân ngựa bên giây trầm lên đến giây D. Nếu ngựa cao hơn độ cao này bạn phải mài thấp xuống. Nếu thấp xuống 30 hay 33 mm thì giây lại chạm bàn phím (fingerboard) bạn lại phải tháo rời bản phím ra, hạ "overstand" xuống 1 hay 2 mm sao cho khoảng cách từ giây đàn xuống bàn phím là 4.5mm cho giây G, 3 mm cho giây E, đo tại cuối bàn phím . Xem số đo ở đây : http://www.centrum.is/hansi/mesvioli.html
    Hôm nay viết hơi vội, chắc chắn là còn thiếu sót. Có gì tôi bổ sung sau, nếu có thắc mắc gì cứ hỏi và bàn thảo thêm nha.
    PS : Copy Vuillaume và Guarneri tôi cũng có. Đàn Vuillaume hộp cộng hưởng khá lớn nên âm thanh trên giây E không xuất sắc, âm thanh hơi nghẹt mũi (nasal), Đàn Guarneri thì vì gỗ dày hơn Strad nhiều nên phát âm hơi khó khăn. Nếu muốn chơi cho hay trên một cây Guarneri, tôi nghĩ người chơi phải thay đối cái phong cách chơi của mình chút ít, nghĩa là phải đè cung mạnh tay hơn là khi chơi một cây Stainer hay Strad. Xem trong youtube, Sarah Chang chơi một cây Guarneri và cô đã phải lao động khá cực nhọc. Tuy nhiên âm thanh khi phát ra thì "trên cả tuyệt vời" đó.

    http://www.youtube.com/watch?v=CCLxso5XDN4
    Nếu muốn sưu tập thêm cho đủ bộ, bạn nên tìm đàn Amati (Nicolaus) hay Gaspar da Salo xem sao. Mẫu đàn này thanh thoát và âm thanh rất đẹp, tuy âm lượng hơi yếu.
  4. gun_ho

    gun_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Archet tròn hay lục lăng. Keo da thú hay keo hoá học.
    Nói về cây archet tròn hay lục lăng, loại nào tốt hơn thì theo tôi biết là chúng không khác nhau về chất lượng cùng như sức bật. Điều quan trọng nhất trong một cây archet là sức bật và điều quyết định cho việc này là chất lượng gỗ. Nếu gỗ pernambuco loại già, quánh (từ này mượn của Bác Codep) người ta để khô đúng yêu cầu và sau đó chẻ (không cưa) ra theo sớ rồi từ đó làm thành archet thì các sớ gỗ sẽ liền nhau hơn, sớ gỗ sẽ cùng nhau chạy từ cuối cho đến ngọn mà không bị đứt đoạn. Nếu cưa thì sẽ bị lỗi này. Và từ đó nghệ nhân sẽ gọt chuốt sao cho archet quân bình, cong và nhỏ dần đều khi lên đến ngọn. Hình thức tròn hay lục lăng không đóng vai trò quan trọng trong tính chất của cây archet đâu.
    Nhà làm archet người Ý Peccatte chuyên làm archet tròn, giá từ 10 đến 30 ngàn đô một cái (các nhạc sỹ biểu diễn rất chuộng archet của ông này). Trong khi đó Nurnberger chuyên làm loại lục lăng chỉ bán ra trung bình từ 1 tới 3 ngàn.
    Xem giá tại đây : http://www.maestronet.com/history/makers_list.cfm?ID=3
    Nếu thích loại lục lăng, khi chọn, nhớ để ý xem các cạnh có đồng đều từ gốc đến ngọn hay không. Và nhớ chọn cây hơi nặng một tí, vì theo kinh nghiệm của tôi. Archet ngày nay thường làm bằng gỗ chất lượng kém, vì vậy ta cần cây archet có thân hơi mập, to hơn chút để đạt sức bật yêu cầu. Nếu chọn cây quá nhẹ, mảnh mai quá thì sẽ thiếu sức bật, chơi không đạt (vì chất lượng gỗ hiện nay trên thị trường rất kém)
    Keo dán.
    Ngày xưa còn ở quê nhà, tôi hay lên Gò Vấp xem bác H. sửa đàn. Ngày ấy tôi thấy bác H. hay dùng keo "hải thuyền" là loại keo tổng hợp rất bền chắc để dán đàn, sửa đàn. Có lẽ khí hậu Việt Nam quá ẩm, quá nóng nên bác H. phải dùng loại keo này để khỏi bỉ khách hàng quay lại "mắng vốn" chăng ?
    Mãi sau này, tôi mới biết được là đó là thảm hoạ cho âm thanh và cuộc đời của cây đàn nào dùng keo loại này.
    Theo thống kê từ các thợ đàn thế giới thì : Nguyên nhân làm cho đàn violin bị nứt, bể nhiều nhất là keo tổng hợp.
    Cây đàn violin khi được làm ra sẽ có thể tồn tại vài trăm năm. Trong quãng thời gian này, rất nhiều lần người ta phải tháo cái này, gỡ cái kia để sửa đổi, tu chỉnh hay là phục chế. Vì vậy, loại keo duy nhất thích hợp cho đặc tính này là keo từ da thú vật (hide glue) Keo này thường ở dạng hạt, khô. Khi cần dùng, ta pha với nước tỷ lệ trọng lượng 1 keo/ 5 nước. Đôi khi tỷ lệ này có thể tuỳ tiện gia giảm chút ít. Khi pha xong, người ta cho vào một cái "nồi keo" nhỏ, cho nồi vào trong nước sôi để làm cho keo nóng lên gián tiếp qua nước sôi. Vừa quậy đều vừa xem thử keo đã hoà tan với nước hoàn toàn hay chưa. Bạn có thể nhúng ngón tay vào keo để xem keo đã chảy hay còn quá dính. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn nên thử dán trên những mảnh gỗ nào đó và hôm sau xem lại để rút kinh nghiệm cho lần dán chính thức. Trên thị trường Bắc Mỹ hiện nay có loại keo này pha sẵn "Liquid Hide Glue" của công ty Titebond rất tiện dụng. Tuy nhiên bạn cũng phải coi kỹ ngày hết hạn để dùng cho đúng.
    Đặc tính của Hide Glue là:
    Ưu điểm:
    _Dòn và truyền âm tốt.
    _Vẫn giữ được đặc tính sau một hai trăm năm.
    _Dễ tháo và dễ bị bung, hở.
    Ghi chú : Tôi cho đặc tính dễ bị bung là ưu điểm vì khi một mặt đàn bằng gỗ chưa khô hoàn toàn, sẽ co rút lại chút ít sau vài mươi năm. Khi đó, keo sẽ bung ra tại phần chung quanh và nhờ đó, mặt đàn không bị nứt toác nếu như dùng keo hoá học. Thà ngồi dán lại một chổ hở keo còn hơn là thấy cây đàn bị nứt khi khí hậu thay đổi đột ngột.

    Khuyết điểm :
    _Kỵ nước, kỵ ẩm. Nếu bị nước mưa thấm vào, đàn sẽ rất dễ bị rời ra thành từng mảnh (Có lẽ vì lý do này nên loại đàn cho học sinh mới tập, người ta hay dùng keo hoá học thay cho keo da thú )
    _Nếu hai bề mặt tiếp xúc không toàn vẹn, keo da thú sẽ không có khả năng lấp vào khoảng trống này. Điều này đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao. Nhất là khi làm mộng cho cần đàn và nối hai mảnh gỗ mặt đàn, lưng đàn.
    Vì sau khi dán đàn xong, người làm đàn đánh vec ni chồng lên nên muốn biết đàn được dán bằng keo gì thì thật là khó. Chỉ còn cách là...tháo ra thử mà điều này quá nguy hiểm. Bản thân tôi đã từng tháo hơn 5 cây đàn dán bằng keo hoá học. Tháo xong toát mồ hôi lạnh vì quá sợ.
    Có những cây đàn tôi không vừa ý về âm thanh nên đã tháo ra chỉnh sửa, dán lại, chơi thử, tháo ra tiếp, chỉnh sửa, lại dán. Ba bốn lần như vậy trong một năm mà nhờ Hide glue nên không sao hết.
    Về Bác Lê đình Viên, trong diễn đàn maestronet.com, gần hai năm trước có một thành viên ghé Hà Nội và đến thăm bác Viên. Đáng tiếc là hôm đó không có cái đàn nào cho ông ta chơi thử nên không nghe họ phê bình đàn bác Viên làm ra như thế nào. Các bạn có thể đọc chi tiết ở đây :
    http://www.maestronet.com/forums/messageview.cfm?catid=4&threadid=314781&highlight_key=y&keyword1=vietnam
    Theo mạch bài này thì bác Viên dùng gỗ Mỹ, và vec ni loại shellac.
  5. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác gun_ho về những thông tin bổ ích. Chắc là em không dám tháo đàn ra bào lại như bác gợi ý rồi, em không có dụng cụ, tay chân lại vụng về, ngay đến chuyện tháo ra dán vào em cũng không tưởng tượng là em có thể làm nổi. Thôi em chỉ nên mài lại ngựa như lời bác khuyên thôi, thực ra em cũng không chơi con ngựa Aubert cao quá khổ ấy, mà em thay bằng ngựa Teller (Đức rồi). Là vì em nghĩ rằng đàn của mình cũng không xịn lắm nên cũng chỉ dùng ngựa và dây rẻ tiền thôi.
    Thực ra em cũng chỉ đang mò mẫm tìm kiếm một cây đàn tiếng thật hay và hợp với mình để gắn bó với nó thôi, chứ chuyện sưu tập thì chắc hiện giờ em chưa đủ điều kiện lắm.
    Em có ấn tượng tốt về loại đàn Guarneri cũng là vì mê tiếng đàn của Sarah Chang, cây Guarneri 1717 của cô ấy đúng là tuyệt vời, thêm nữa là Sarah Chang đã gắn bó với cây đàn này từ nhỏ nên có lẽ là người hiểu nó nhất. Em ngưỡng mộ lây sang cả Vuillaume vì ông ấy là người duy nhất trong lịch sử copy được cây Cannon Guarneri của Paganini chính xác đến mức mà chỉ có Paganini mới nhận ra được sự khác biệt.
    Về kiểu đàn của Amati thì em chỉ nghe nói đến chứ chưa chơi mẫu đàn này bao giờ, nhưng em không có nhiều ấn tượng lắm về cái tên Amati, vì em nghĩ cái ông Andrea Amati, ***** trường phái Cremona ấy từ thế kỷ 16 nên mẫu đàn chắc là vẫn thô sơ, chưa có nhiều cải tiến. Sau này có Nicolò Amati thì chắc là có nhiều cải tiến hơn, nhưng em vẫn không mến mộ bằng các học trò thiên tài "hậu sinh khả úy" là Stradivarius và Guarnerius.
    Có phải ý bác là các copy Amati bây giờ chính là theo mẫu của Nicolò Amati không?
    À mà bác có thể viết tiếp một bài về Maggini được không? Em thấy trên ebay các cây copy Maggini bán rất được giá
    Mong được đọc thêm nhiều bài của bác
  6. arjava

    arjava Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2007
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong những thứ cầu kì của việc sửa đàn thì quyết tâm mua cây đàn Luis&Clark của mình càng tăng thêm(đỡ phải sửa),có điều ở Việt Nam làm cách nào mua được nhỉ?Còn nếu đặt mua trực tuyến thì ko biết tốn bao nhiêu tất cả???
  7. gun_ho

    gun_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Giovanni Paolo Maggini (1580- 1630)
    http://www.usd.edu/smm/Violins/Maggini/3365/Magginiviolin3365.html
    Ông ra đời tại thành phố Botticino, Ý, học nghề làm đàn với Gasparo Da Salo tại Brescia. Cùng với thầy, ông là đại biểu cho trường phái làm đàn Brescia. Nếu so sánh với trường phái Cremona của gia đình Amati, Stradivari và gia đình Guarneri thì trường phái Brescia chỉ có hai đại diện tiêu biểu là Maggini và Da Salo.
    Đàn của trường phái này thường có chiều dài thân đàn dài hơn đàn Cremona vài mm (366mm_368mm), chạy hai chỉ (purfling) và chạy theo nhiều hoa văn theo nhiều mô típ khác nhau.
    Trong thời gian đầu đời, nhạc cụ ông làm khá thô sơ và có chất lượng kém. Những đàn sau này,trong giai đoạn cuối đời, đàn của ông có độ phồng cao hơn, âm thanh ngọt ngào và vec ni màu vàng sáng.
    Trận dịch kinh hoàng ở Châu Âu thời đó đã quét sạch các nhà làm đàn tại Brescia cũng như ở Cremona và sau đó chỉ còn có một mình Nicola Amati (thầy của Strad) sống sót.
    Trường phái Brescia sau Maggini được xem như chấm dứt, tuy nhiên, ảnh hưởng của ông vẫn có thể tìm thấy trên những đàn làm tại Pháp đầu thế kỷ 19.
    Hiện nay, các hãng làm đàn Đức, hay các nghệ nhân làm đàn danh tiếng thỉnh thoảng vẫn cory mẫu đàn của ông để làm cho những ai mến chuộng mẫu đàn này.
    Nói đến Maggini, chúng ta thường nghĩ ngay đến cây đàn có hai đường chỉ viền (double purfling) và đầu đàn có thêm một vòng xoắn. Chính vì lý do đó, các nhà làm đàn copy Maggini cũng chỉ cần làm đúng theo như thế là đủ để dán nhãn Giovanni Paolo Maggini để tung ra thị trường.
    Nếu ta quan sát kỹ những chi tiết từ cây đàn trong website trên kia, điều quan trọng mà ta có thể nhận ra ngay là đàn nguyên thuỷ của Maggini có độ phồng khá cao, độ phồng này bắt đầu ngay từ cạnh đầu này và chạy dài tới cuối đầu kia (long, high arching). Có lẽ nhờ yếu tố này nên đàn này có âm thanh ngọt ngào (giống Stainer) và đầu đàn không có thêm một vòng xoắn.
    Điều đáng để ý là đầu đàn của ông có cái có thêm một vòng xoắn, có cái chỉ có số vòng xoắn bình thường. Nhưng qua thời gian, hiện nay, đàn Maggini với một vòng xoắn dư và chạy hai chỉ đã tự động trở thành thương hiệu của Maggini và quan niệm này hầu như đã thành quan niệm chung của đám đông.
    [​IMG]
    Tiếc thay, trên thị trường hiện nay, nếu ta cố tìm một cây copy Maggini thì đa số chỉ tìm thấy đàn có độ phồng giống Strad (flat arching) chạy hai chỉ và đầu đàn có thêm một vòng xoắn. Lý do là làm một cây đàn có độ phồng cao luôn luôn khó hơn và nhiều công sức hơn. Ta phải cần có tấm gỗ dày hơn cho mặt đàn và lưng đàn. Nhiều công sức phải bỏ ra để đục đẽo sao cho đẹp và hoà hợp với tổng thể. Thôi thì, chi bằng cứ lấy một mẫu Strad có sẵn, chạy thêm một đường chỉ viền và đẽo cái đầu đàn thêm một vòng là có đàn Maggini ngay. Vì lý do đó, đàn Maggini copy phát ra âm thanh của đàn Strad là chuyện rất thường.
    Ngoài ra, một trở ngại không kém quan trọng cho ai muốn tìm đàn Maggini đúng kiểu là :
    _Thân đàn dài hơn tiêu chuẩn chút ít nên bạn khó tìm ra hộp đàn thích hợp.
    _Vì thân đàn hơi dài, giây đàn cũng dài hơn tiêu chuẩn vài mm. Nếu bạn quen chơi cây đàn có giây dài 328.330mm (đo từ ngựa tới string nut) thì nay chuyển qua 335mm của Maggini sẽ là một vấn đề. Cho dù bạn dùng nó như một cây đàn dự bị cũng không xong. Giải pháp duy nhất là chuyển qua dùng nó thành cây đàn duy nhất, hoặc xếp vào tủ lâu lâu đem ra ngắm mà thôi.
    Đây cũng là trường hợp của tôi hiện nay.
    Tôi có hai Maggini copy. Cây 1 copy rất đúng, đúng từ chỉ viền cho đến độ phồng, chiều dài thân đàn và cả âm thanh nữa. Đầu đàn giống như đầu đàn trong website trên kia, nghĩa là không có thêm một vòng xoắn.
    [​IMG]

    [​IMG]
    Cây thứ hai copy hai đường chỉ viền và có thêm một vòng xoắn. Còn lại mọi thứ đều giống như một cây Strad, từ âm thanh cho đến chiều dài thân đàn và độ phồng.
    Kết cục là tôi cho vào tủ cả hai. Cái thứ nhất thì vì giây dài quá tiêu chuẩn, tôi không muốn làm quen với chiều dài 335mm này. Cây thứ hai chỉ có chút bề ngoài là giống Maggini, mọi thứ còn lại đều không đúng.
    Đó cũng là kinh nghiệm cho ai muốn mua đàn Copy Maggini vậy.

  8. gun_ho

    gun_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Ivan Petrovitsch, Moscow và Rigat Rubus, St. Petersburg.
    http://www.usd.edu/smm/Violins/RussianViolin.html
    Hai nhà làm đàn người Nga cuối thế kỷ 19 này có một điểm tương đồng là :
    Đàn của họ làm ra đều có cạnh tròn, mặt đàn, lưng và hông được gọt tròn liền lạc, đầu đàn khác hẳn với các trường phái khác.
    [​IMG]

    Đàn của Ivan không có cạnh và có dáng giống guitar (xem hình trong website trên) trong khi đàn của Rigat có góc cạnh nhưng lại được làm tròn rất đặc biệt.
    [​IMG]

    Nếu ai chưa bao giờ nhìn thấy chắc hẳn là rất thú vị khi được cầm trên tay và chơi thử một lần cho biết.
    Và cũng chỉ nên chơi thử một lần cho biết thôi vì cấu trúc đàn do hai nhà làm đàn người Nga này quá đặc biệt và quá khó sửa. Vì mặt đàn và lưng đàn được làm liền lạc với hông nên nếu muốn tháo mặt đàn ra thì người thợ sẽ gặp phải khó khăn rất lớn khi tìm khe để lách dao vào.
    Khó khăn lớn thứ hai là vì các cạnh tròn nên gắn cái kê càm (chinrest) hầu như là việc không thể được. Nếu muốn, ta phải tự chế cho đàn một cái thật đặc biệt.
    [​IMG]

    Âm thanh của loại đàn này thì tôi cũng chưa từng nghe ai khen ngợi nhiều. Riêng cây Rigat Rubus hiện tôi đang có thì âm thanh cũng chỉ trên trung bình chút ít.
    Tuy nhiên, bên cạnh sự phổ thông áp đảo của đàn Ý, mẫu đàn lạ mắt của hai nhà làm đàn người Nga cuối thế kỷ 19 này đã nói lên một phong cách riêng cho dân tộc Nga vậy.

    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này