1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Some questions about Vietnamese management style vs Westerner's

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi vitamin3010, 09/04/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vitamin3010

    vitamin3010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    4.919
    Đã được thích:
    1
    Hi everyone,

    I''m studying about the likelihood of success for a joint venture or acquisition between a Vietnamese and a foreign firm. My approach to this issue is to find out the possibly arising problems in a joint venture/acqusition in terms of human resources since HR is one of the most decisive factor in success of a joint venture/acquisition. From that point, I''d like to evaluate if the problems are solvable in a short term or a long term then answer the main question.

    Since I lack working experience, I''d like to have your opinions on the following questions:

    1. What is your (and Westerners'') opinion about the working culture of Vietnamese employees and Vietnamese management practices?

    Would you agree or disagree with the following conclusions in a study done by a US University in 2001: Vietnamese employees are lack of discipline, unproductive, lack of self-confidence,value job security more than high wages (it means some people left well-paid-job to work for state-owned enterprises at a fraction of the previous wage).

    Base on the study: The evolving Investment Climate in Vietnam and Subsequent Challanges to Foreign Investors (by Clifford J. Shultz, II, Mark W. Speece, Anthony Pecotich) and Human Resources in Vietnam: The Global Challenge (by Ken Kamoche)

    2. What are the characteristics of workforce and management practices in the Liberal Market Economies (which includes US, UK, Canada, Australia) and Co-ordinated Market Economies (which inlcudes Switzerland, Germany, Japan, Scandinavian countries) in your opinion (or mentioned in any other studies)?

    3. How possible is it to compromise the two different working cultures (Vietnam and LMEs or CMEs) and management practices in a short -term ?

    4. During the 1996 - 2000 period, 77 joint venture enterprises worth US$ 1.2 billion changed into 100% foreign owned form representing 74% and 92% of the change of investment form in terms of project and capital respectively. Does the figures imply that the likelihood of success for a joint venture/acquisition between a western and vnese firm is low ??

    Thank you so much for you precious help

    If there is anything unclear in the questions, pls feel free to give me feedback :

    thaochauny@yahoo.com



    Được embemuathu sửa chữa / chuyển vào 02:15 ngày 10/04/2005
  2. knw

    knw Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    399
    Đã được thích:
    0
    So what''s the point , baby ? You have problem or something ?
    Đinh Minh Anh

  3. vitamin3010

    vitamin3010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    4.919
    Đã được thích:
    1
    sorry for making you confused. I was in a hurry when I posted that message so I didn''t have time to check what I wrote. But anyway, I''ve made some changes in my previous message. Could you please read it again and help me with my problem. Thanks a lot.
  4. knw

    knw Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    399
    Đã được thích:
    0
    No time for you . Experience it by yourself .
    Đinh Minh Anh

  5. giocuonhoatroi

    giocuonhoatroi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2005
    Bài viết:
    281
    Đã được thích:
    0
    Chẳng ai reply, thôi ok, anh trả lời vài câu vậy. Từ kn bản thân thôiHi everyone,
    I''''''''m studying about the likelihood of success for a joint venture or acquisition between a Vietnamese and a foreign firm. My approach to this issue is to find out the possibly arising problems in a joint venture/acqusition in terms of human resources since HR is one of the most decisive factor in success of a joint venture/acquisition. From that point, I''''''''d like to evaluate if the problems are solvable in a short term or a long term then answer the main question.
    Since I lack working experience, I''''''''d like to have your opinions on the following questions:
    1. What is your (and Westerners'''''''') opinion about the working culture of Vietnamese employees and Vietnamese management practices?

    Would you agree or disagree with the following conclusions in a study done by a US University in 2001: Vietnamese employees are lack of discipline, unproductive, lack of self-confidence,value job security more than high wages (it means some people left well-paid-job to work for state-owned enterprises at a fraction of the previous wage).
    Agree. Bổ sung thêm not eager to learn, soon satisfacfied, smart, skillful,...

    Base on the study: The evolving Investment Climate in Vietnam and Subsequent Challanges to Foreign Investors (by Clifford J. Shultz, II, Mark W. Speece, Anthony Pecotich) and Human Resources in Vietnam: The Global Challenge (by Ken Kamoche)

    2. What are the characteristics of workforce and management practices in the Liberal Market Economies (which includes US, UK, Canada, Australia) and Co-ordinated Market Economies (which inlcudes Switzerland, Germany, Japan, Scandinavian countries) in your opinion (or mentioned in any other studies)?
    Organization oriented, result oriented, straight, honest, open-minded
    3. How possible is it to compromise the two different working cultures (Vietnam and LMEs or CMEs) and management practices in a short -term ?
    Adapted by continuous reconcilation. Use VNmeses for high possitions
    4. During the 1996 - 2000 period, 77 joint venture enterprises worth US$ 1.2 billion changed into 100% foreign owned form representing 74% and 92% of the change of investment form in terms of project and capital respectively. Does the figures imply that the likelihood of success for a joint venture/acquisition between a western and vnese firm is low ??
    No. It implied that VNmese is still poor, not well-educated for biz management, ...
    Được giocuonhoatroi sửa chữa / chuyển vào 00:04 ngày 11/04/2005
  6. vctr01

    vctr01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    1.137
    Đã được thích:
    0
    Trời ạ, các câu hỏi của em cứ như là các câu hỏi đánh đố ý. Những vấn đề này còn khó cho cả các anh chị đã tốt nghiệp đại học và đi làm nhiều năm đấy chứ, huống là sinh viên.
    Anh sẽ tham gia một vài ý kiến với em, nhưng chỉ có cuối tuần này hoặc đầu tuần tới nếu như lúc đó em vẫn còn quan tâm vì mấy bữa nay anh đang bận túi bụi mấy vụ họp tổng kết, tập huấn của công ty và còn phải làm mấy cái assignment của thầy giáo ra nữa...
    Victor

    Singapore
    Được vctr01 sửa chữa / chuyển vào 22:39 ngày 11/04/2005
  7. vctr01

    vctr01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    1.137
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay, tôi xin trình bày các quan sát, suy nghĩ của tôi liên quan đến các vấn đề mà embemuathu đưa ra ở đây. Mong rằng các anh chị, các bạn đóng góp ý kiến xây dựng nếu như có điều gì sai sót. Tôi xin chân thành cảm ơn.
    Để biết được cách cư xử, hành vi, văn hóa của người đi làm công, công nhân, chúng ta nên xem xét đến các khía cạnh liên quan đến văn hóa, xã hội, lịch sử. Phải công nhận một điều rằng các nước trong khu vực Đông Á - Đông Nam Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Singapore, Thái Lan, Mã Lai có nền văn hóa và/hoặc nền kinh tế chịu rất nhiều ảnh hưởng, có nhiều nét tương đồng với nền văn hóa, kinh tế của Trung Quốc hoặc cộng đồng người Hoa. Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Trong lịch sử, Việt Nam chúng ta đã bị các triều đại Trung Quốc đô hộ hơn 1000 năm. Chữ viết ngày xưa cũng rất giống với chữ Hán. Ở các vùng Sài Gòn, Cà Mau - Bạc Liêu, Sóc Trăng, Tiền Giang ...có một cộng đồng rất lớn người Việt gốc Hoa di cư tlập nghiệp ừ Trung Quốc đại lục đã nhiều thế hệ nay. Tại Tp. Hồ Chí Minh, người Việt gốc Hoa có số lượng khá lớn (nếu tôi nhớ không nhầm thì có hơn 500.000 ngàn người Việt gốc Hoa, tập trung ở khu vực Chợ Lớn (China Town) ở các quận 5,6, 10, 11..). Rất nhiều các công ty lớn, ăn nên làm ra hiện nay tại Việt Nam là do người Việt gốc Hoa làm chủ, điều hành: Giày dép Bitis, Bánh Kinh Đô, Bánh Đức Phát, Dệt Thái Tuấn, Cty Thành Long (chi phối gần như toàn bộ thị trường bột ngọt, kế đến là đường, sữa), Cty nhựa Đại Đồng Tiến, Bồn chứa nước Đại Phát, Cty dệt may WEC Sài Gòn (Ctịch HĐQT của WEC Diệp Thành Kiệt cũng đồng thời là chủ tịch hiệp hội may mặc Việt Nam)....
    Ông sếp mới trực tiếp của tôi, phụ trách kinh doanh vùng Nam Á, một Hoa Kiều Singapore, sau vài lần đến làm việc tại Việt Nam có nhận xét là cách suy nghĩ, cư xử, tập quán của người Việt chúng ta có nhiều nét tương đồng với người Trung Quốc, đặc biệt là ở miền Bắc rất giống với vùng cực Nam Trung Quốc. Ông ấy từng là Sales Manager, Asia-Pacific của tập đoàn [url="http://www.archive.hoechst.com/special/0112_eng/news/pm.html" ]Rhone Poulenc Animal Nutrition[/url]
    , và General Manager, phụ trách vùng Trung Quốc của tập đoàn [url="http://www.goldcoin.com.sg/" ]Gold Coin[/url], tốt nghiệp cử nhân kinh tế nông nghiệp và MBA tại Đại học Manchester, Anh Quốc, biết thông thạo rất nhiều thứ tiếng như tiếng Anh, Quan thoại, Phúc Kiến, Bahasa, Myanmar và đang bắt đầu học tiếng Việt...Một đồng nghiệp khác của tôi, quốc tịch Canada gốc Trung Quốc cũng có những nhận xét tương tự như
    vậy.
    ---Còn tiếp-----
    Notes:
    Một số liên kết hữu ích có liên quan đến chủ đề:
    - [url="http://neasia.nikkeibp.com/archive_magazine/nea/200201/covn_164550.php" ]Samsung Vina Expands PC Monitor Output[/url] - Nikkei Electronis Asia
    - [url="http://www.cheshire.mmu.ac.uk/bms/home/research/pdf-doc/doc-07.pdf" ]Impact of western education on future chinese asian managers[/url]
    -[url="http://library.kcc.hawaii.edu/external/asdp/econ/asian/barrett1.html" ]Impact of culture on business behavior[/url]
    - [url="http://blake.montclair.edu/~cibconf/conference/DATA/Theme4/Australia6.pdf" ]Trends and Transitions in Japanese and Korean Management Approaches[/url]

    Được vctr01 sửa chữa / chuyển vào 22:25 ngày 14/04/2005
  8. vctr01

    vctr01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    1.137
    Đã được thích:
    0
    Nói tóm lại ý ở trên, đặc điểm về văn hóa, tâm lý của nhân viên Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với các nước trong khu vực, bên cạnh đó vẫn có một số điểm khác biệt nhưng không phải là cơ bản.
    Trong các lý thuyết về marketing quốc tế, quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, người ta rất thường tham khảo đến các tài liệu của Ông Hostede, với một nghiên cứu nổi tiếng của ông ấy về các đặc điểm khác biệt về các đặc điểm văn hóa trên hơn 90.000 người (là nhân viên của IBM) ở 66 nước khác nhau trên thế giới. Qua các số liệu của Hostede, người ta đã rút ra được rất nhiều các đặc điểm thú vị, đáng quan tâm. Kết quả nghiên cứu này đã được viết thành một quyển sách :the software of mind". Bạn nào quan tâm đến nghiên cứu này thì nhắn tin cho tôi với địa chỉ email, tôi sẽ email cho các bạn nội dung tóm tắt về nghiên trên.
  9. vctr01

    vctr01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    1.137
    Đã được thích:
    0
    Quay trở lại các câu hỏi mà embemuathu đưa ra:
    1. What is your (and Westerners'''''''''''''''') opinion about the working culture of Vietnamese employees and Vietnamese management practices?
    Would you agree or disagree with the following conclusions in a study done by a US University in 2001: Vietnamese employees are lack of discipline, unproductive, lack of self-confidence,value job security more than high wages (it means some people left well-paid-job to work for state-owned enterprises at a fraction of the previous wage).
    Base on the study: The evolving Investment Climate in Vietnam and Subsequent Challanges to Foreign Investors (by Clifford J. Shultz, II, Mark W. Speece, Anthony Pecotich) and Human Resources in Vietnam: The Global Challenge (by Ken Kamoche) ...
    Vietnamese employees are lack of discipline, unproductive, - đúng
    Tuy nhiên, chỉ đúng với những doanh nghiệp chỉ biết dựa vào nguồn lao động sẵn có tại địa phương, mà không có kế hoạch, chiến lược đào tạo, nâng cao tay nghề, trình độ của nhân viên, công nhân.
    Thiếu kỷ luật lao động, năng suốt lao động thấp là do tình hình chung đất nước còn nghèo, kém phát triển, mặt bằng dân trí xã hội, trình độ nhận thức còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
    Nếu như doanh nghiệp có chế độ đào tạo, nâng cao trình độ cho nhân viên thì nhận định trên sẽ không còn đúng nữa. Người Việt Nam chúng ta được nhìn nhận là một trong số các nước có chỉ số thông minh/ khả năng tiếp thu tốt đó là một thông tin tôi có lần được đọc ở đâu đó. Thực tế đã và đang có nhiều bạn trẻ đạt được những thành tích cao trong các kỳ thi quốc tế về các môn tự nhiên, đạt được các thành tích nghiên cứu, học tập, học vị cao, là các giảng viên, nhà nghiên cứu khoa học ở các đại học lớn tại Mỹ và các nước khác trên thế giới. Trong môi trường doanh nghiệp, có rất nhiều ví dụ điển hình như vừa rồi có anh Bảo Minh, nguyên là giám đốc tiếp thị của Pepsi ở Việt Nam, được đề cử sang làm trong bộ phận tiếp thị toàn cầu tại tổng hành dinh của Pepsi tại New York do những thành tích làm việc xuất sắc của anh ấy tại thị trường Việt Nam. Gần đây nhất, báo Tuổi Trẻ đưa tin một bạn trẻ được cử làm giám đốc tiếp thị khu vực châu Á cho tập đoàn DunHill. Và một người bạn tốt nghiệp ĐH NT Tp. Hồ Chí Minh được cử làm giám đốc tài chính Pepsi phụ trách khu vực Trung Quốc - Hồng Kông - Đài Loan tại Văn phòng khu vực của Pepsi tại Thượng Hải..
    Cách đây 2 năm, trong 1 chuyến đi công tác sang Singapore, trên máy bay, tôi được ngồi cạnh một anh là Sales Manager của Samsung Việt Nam. Anh ấy kể cho tôi nghe chuyện là tập đoàn Samsung quyết định sẽ lấy Việt Nam làm trung tâm sản xuất trong khu vực cho các mặt hàng điện tử của Samsung, mặc dù họ cũng có nhà máy ở các nước khác trong khu vực. Sở dĩ như vậy là tập đoàn Samsung đánh giá rất cao năng lực làm việc của đội ngũ công nhân - nhân viên người Việt Nam, chỉ trong vòng 3-4 năm mà năng suất chung đã tăng 5-6 lần và hơn gấp đôi năng suất của công nhân Samsung tại Thái Lan, mặc dù Samsung Thái Lan đã được thành lập trước đó khá lâu. Thông tin này sau đó tôi đã kiểm tra và xác nhận lại một lần nữa với một người bạn làm tại Samsung Việt Nam.
    Chi nhánh mang lại lợi nhuận lớn nhất trong khu vực châu Á của một tập đoàn thực phẩm hàng đầu của Mỹ là chi nhánh tại Việt Nam, chính vì thế họ đã quyết định đầu tư mở rộng nhà máy hiện có và xây thêm 2 nhà máy mới tại miền Bắc và miền Nam..
    Được vctr01 sửa chữa / chuyển vào 02:16 ngày 15/04/2005
  10. vctr01

    vctr01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    1.137
    Đã được thích:
    0
    value job security more than high wages - điều này đúng:
    Nhưng đây là tâm lý khá đặc trưng của các nưóc ở châu Á với chỉ số Uncertainty Avoidance Index (UAI) rất cao, có khi cao hơn gấp đôi chỉ UAI của Mỹ và 1 số nước châu Âu khác.
    (it means some people left well-paid-job to work for state-owned enterprises at a fraction of the previous wage).
    Việc thay đổi từ công việc này sang một công việc khác là chuyện bình thường ở bất cứ nước nào cũng có. Nhưng dùng nó để diễn giải, dẫn chứng cho ý trên thì tôi thấy không ổn lắm. Cần phải có thêm thông tin phân tícn định lượng trên một số lưọng lớn mẫu thì mới có thể kết luận được.

Chia sẻ trang này