1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Some questions about Vietnamese management style vs Westerner's

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi vitamin3010, 09/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vctr01

    vctr01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    1.137
    Đã được thích:
    0

    Nếu có cơ hội, đủ mạnh, đủ tiềm lực tài chính thì các công ty có thể mua lại, thôn tính các đối thủ cạnh tranh khác (buy over, acquisition, buy over) (trong quản trị, người ta thường đề cập với thuật ngữ là horizontal integration), vd như HP mua lại Compaq, Hãng phần mềm mạnh nhất về CSDL Oracle mua lại PeopleSoft (chi tiết bạn có thể search trên net vì đây là những công ty khổng lồ có tên tuổi trong ngành CNTT) tại Mỹ và trên thế giới.
  2. vctr01

    vctr01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    1.137
    Đã được thích:
    0

    Liên doanh là gì? Joint Venture: tức là các bên cùng đóng góp các nguồn lực để thực hiện một dự án kinh doanh nào đó, cùng chia sẻ rủii ro và tạo nên một sức mạnh, khả năng cạnh tranh trên thương trường lớn hơn (leverage, capitalize). Và do những tính chất, bản chất của kinh doanh nêu trên, theo tôi, điều kiện tiên quyết để 1 liên doanh là các bên phải ngang tài - ngang sức, kẻ tám lạng - người nửa cân, mỗi bên phải có một thế mạnh nào.
    Một ví dụ về một liên doanh khá thành công là liên doanh giữa Sony và Ericson, các bạn có thể tham khảo ở liên kết sau:
    http://www.sonyericsson.com/spg.jsp?cc=global&lc=en&ver=4001&template=pc3_1_1&zone=pc&lm=pc3_1&prid=2372
    Sony của Nhật Bản đứng đầu thế giới về công nghệ hình ảnh, âm thanh, trước khi liên doanh với Ericson họ cũng có phân ngành về điện thoại di động.
    Ericson của Thụy Điển là hãng có vị trí dẫn đầu về các công nghệ truyền thông, tổng đài điện thoại, truyền thông không dây.
    Họ đã liên kết với nhau và rất thành công theo các báo cáo công bố và theo cảm nhận của riêng tôi khi xem và đánh giá các sản phẩm công nghệ không dây của họ.
  3. vctr01

    vctr01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    1.137
    Đã được thích:
    0

    Để đánh giá là nên hình thành một liên doanh hay đầu tư 100% vốn vào Việt Nam, ta nên nhìn lại bối cảnh, đặc điểm thời gian đầu mở cửa của Việt Nam với việc ban hành luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam và nên xem xét đến các bài học, nhận xét của các nhà đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc vì đường đi, nước bước đối với các hoạt động khuyến khích đầu tư tại VN rất giống với Trung Quốc theo như nhận xét của một số nhà kinh doanh nước ngoài.
  4. vctr01

    vctr01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    1.137
    Đã được thích:
    0
    Tôi chưa nghiên cứu kỹ về tình hình và chính sách đầu tư tại Trung Quốc, nhưng qua những câu chuyện trao đổi với các bạn đồng nghiệp, các nhà kinh doanh nước ngoài thì được nghe nói rằng tỷ lệ thất bại của các liên doanh tại Trung Quốc rất lớn, đâu >50%. Sau này họ rút ra nhiều bài học và thay đổi nhiều về chính sách đầu tư, có những chính sách ưu đãi hơn hình thức đầu tư 100% nước ngoài. Nên nhiều nhà đầu tư cũng có thời gian khá ngần ngại về thị trường này.Nên thực sự những năm gần đây Trung Quốc đã có nhiều thay đổi trong chính sách vốn đầu tư nước ngoài nên đã thu hút lại được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, không tính tới những yếu tố thuận lợi là thị trường đơn nhất đông dân nhất thế giới.
    Được vctr01 sửa chữa / chuyển vào 17:47 ngày 16/04/2005
  5. vctr01

    vctr01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    1.137
    Đã được thích:
    0
    À còn một điểm nữa về Việt Nam chúng ta, đó là vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, chiến lược.
    - Đường bộ: Việt Nam là cửa ngõ chiến lược để vào vùng Đông Dương bao gồm: Thái Lan, Campuchia, Lào. Xa hơn một chút: Myanmar, Srilanca, Ấn Độ, phía bắc là Trung Quốc, phía Nam là ASEAN. Đường ngắn nhất cho việc vận chuyển hàng hóa ra cảng biển cho các vùng ở miền Bắc Thái Lan là ra Đà Nẵng, chứ không phải ra Bangkok. Nên hiện nay, tại Đà Nẵng người ta đã xây đường xuyên Á, cho phép xe từ Thái Lan vào lãnh thổ VN, mặc dù xe ở Thái có "tay lái nghịch" theo luật giao thông của VN.
    - Đường hàng không: Trước 1975, Tân Sơn Nhất là cảng hàng không quá cảnh của nhiều hãng hàng không trên thế giới. Nếu sử dụng TSN, các hãng hàng không sẽ tiết kiệm được 1 giờ bay so với sử dụng sân bay Dong Muang tại Bangkok làm cảng quá cảnh. Nên hiện nay chính phủ Nhật đã đầu tư xây dựng mới sân bay Tân Sơn Nhất (đã khởi công) và trong 15 năm tới, VN sẽ tiến hành xây dựng sân bay Long Thành, cách Tp. Hồ Chí Minh khoảng 45 cây.
    - Đường biển: đã từ lâu giữa Thái Lan và Singapore có nhiều sự bàn bạc về việc đào một kênh thông từ Ấn Độ Dưong sang Thái Bình Dưong tại eo đất ngắn nhất trên vùng lãnh thổ Thái Lan và gần biên giới Mã Lai. Nếu dự án đó khả thi, đó là một kênh đào Panama của Châu Á, Phú Quốc - Côn Đảo sẽ trở thành Singapore, nhưng đồng thời đó cũng là một mối đe dọa mang tính sống còn với nền kinh tế Singapore. Tôi nghe nói là trước mắt sẽ làm một land bridge chứ không hẳn sẽ đào kênh. Như thế các hãng vận tải biển sẽ rút ngắn thời gian vận chuyển, tiết kiệm được 4-5 ngày trời đi trên biển khi vận chuyển hàng hóa từ Châu Âu sang Châu Á và ngược lại. Sẽ không phải tự nhiên mà giá đất tại Phú Quốc lên hơn 40 lần trong vòng 2 năm qua.
    Được vctr01 sửa chữa / chuyển vào 16:50 ngày 16/04/2005
  6. vctr01

    vctr01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    1.137
    Đã được thích:
    0
    Trong thời kỳ đầu của Luật đầu tư tại Việt Nam (1987-1994), phần lớn các dự án đầu tư là dưới hình thức liên doanh. Theo một thông tin tôi được nghe là dù không thể hiện thành văn bản luật nhưng nhà nước vẫn khuyến khích, ưu đãi hơn cho các dự án liên doanh hơn vì nhiều lý do...Nên tỷ lệ cao của hình thức liên doanh trong tổng các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ đầu đổi mới là có thể lý giải được. Với các nhà đầu tư nước ngoài, vấn đề quan tâm cơ bản của người ta là có thị trường tiềm năng, có khả năng sinh lợi là người ta nhảy vào lập dự án kinh doanh, xây nhà máy, mà thời gian đó thuận lợi và nhanh chóng nhất là lập liên doanh thôi. Thực tế, từ lúc ban hành cho đến nay, Luật đầu tư đã trải qua nhiều lần thay đổi với những điều kiện ưu đãi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài rất nhiều.
    Như ý tôi đã phân tích ở trên, một trong những điều kiện tiên quyết cho sự thành công của liên doanh là năng lực ngang nhau của các bên liên doanh nhất là về tài chính, và/hoặc mỗi bên có một mặt mạnh vượt trội bên kia về một mặt nào đó.
    Phía Việt Nam chúng ta, thời đó các đối tác trong nước còn yếu về cả năng lực tài chính, quản lý kinh doanh. Rất nhiều trường hợp phần đóng góp của phía Việt Nam chỉ là giá trị quyền sử dụng đất. Nên khi vào liên doanh, rất khó bắt nhịp, hợp tác được với các đối tác nước ngoài.
    Có nhiều phê phán cho rằng phía nước ngoài tìm cách chèn ép hay đẩy phía Việt Nam ra khỏi các liên doanh bằng cách gây lỗ cho cách liên doanh. Điều này cũng có thể đúng, nhưng cũng có thể không đúng: không phải là chủ tâm của phía đối tác nước ngoài. Vì trong bất cứ một dự án kinh doanh nào cũng vậy, cũng phải có một thời gian đầu tư cho nhà xưởng, bộ máy vận hành, nghiên cứu và phát triển, tiếp thị - quảng cáo thường là rất tốt kém. Các nhà đầu tư nước ngoài là các nhà kinh doanh llâu năm kinh nghiệm, mạnh về tài chính nên họ biết chu kỳ kinh doanh, thấy trước được kết quả - lợi nhuận sẽ thu được.
    Được vctr01 sửa chữa / chuyển vào 17:27 ngày 18/04/2005
  7. vctr01

    vctr01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    1.137
    Đã được thích:
    0

    Nên số liệu thống kê do ebmt đưa ra là có cơ sở và có thể lý giải được.
    Tuy nhiên không thể dùng số liệu nào để kết luận là: "the likelihood of success for a joint venture/acquisition between a western and vnese firm is low "
    Thực tế, trong những năm từ 1998 đến nay, nền kinh tế Việt Nam chúng ta có rất nhiều chuyển biến, đã bắt đầu hình thành nhiều công ty, nhiều tập đoàn có năng lực, có khả năng cạnh tranh với các "đại gia" nước ngoài ở thành phần kinh tế nhà nước và thành phần kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác. Những tên tuổi chắc cũng khá quen thuộc với mọi người như:
    - Nhà nước: Petro Việt Nam, Vietnam Airlines, Vinamilk, Vietcombank, Ree (Cty cổ phần cơ điện lạnh), Dệt may Việt Tiến...
    - Hợp tác xã: Sài Gòn Coop (với hệ thống gần 20 siêu thị lớn tại SG), Cân Nhơn Hòa...
    - Tư nhân: Tập đoàn Daso, Kinh Đô, U&I, Cty Kim Anh (xk hàng thủy sản hàng đầu tại VN, tại tỉnh Sóc Trăng), DigiNet (là cty số 1 về ERP tại Việt Nam hiện nay và duy nhất có đủ năng lực cạnh tranh với các hãng khổng lồ SAP, Solomon...)
    Họ kinh doanh có lời, phát triển rất nhanh và đầu tư nhiều cho con người, máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng tin học. Vừa rồi Saigon Coop "dám" đầu tư hơn 15 tỷ cho trang bị giải pháp quản trị các nguồn lực doanh nghiệp ERP của SAP, Petro Việt Nam - 17 tỷ cho giải pháp của Solomon, những chuyện đó cách đây vài năm chỉ có các đại gia như P&G, Coca-cola mới dám làm như vậy...
  8. vctr01

    vctr01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    1.137
    Đã được thích:
    0

    Như vậy là câu trả lời cho câu 4 của ebmt là rõ rồi.
    - Đầu tiên là xác định về sản phẩm: ok --> dự án kinh doanh. Lưu ý không phải sản phẩm nào cũng phù hợp cho thị trường Việt Nam. Chẳng hạn như hãng của tôi làm có một sản phẩm khá nổi tiếng, được FDA cấp Patent là Lutein Crystal(www.luteininfo.com), nhưng đây là sản phẩm dành cho "con nhà giàu" ......mấy năm rồi cũng chỉ bán được tại Mỹ và Nhật, và hiện đang tìm cách tiếp thị sang Châu Âu và một số nước có mức thu nhập cao khác. Ở Đông Nam Á thì phải 10 năm nữa.
    - Xác định hình thức: liên doanh --> tìm đối tác là một vấn đề vô cùng quan trọng, nếu không được thì 100% chủ sở hữu..
  9. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ là những sự sát nhập ở phía trên khác với vấn đề embemuathu đưa ra cross-culture JVs.
    Mấy quyển sách em đọc là nghiên cứu từ năm nào vậy, EBMT?
    Em thử hỏi bác Milou, hay có bạn nào ở đây có pass của e-library của Kenedy School hoặc Hollis Catalogue để đọc e-library.
    Trong đó có nhiều tài liệu cập nhật về chuyện này lắm. Hiện nay, ở trường Kenedy còn có nguyên một phân ban cho các quan chức Việt nam đi tu nghiệp cơ mà.
    Anh nghĩ rằng với xu hướng hội nhập toàn cầu với chính sách toàn cầu hoá của Mỹ các trường của Mỹ nổi về Global Management như Kenedy school, John Hopkin nghiên cứu sâu lắm, từ thời bọn anh đi học đã toàn nghiên cứu về cái này rồi, có khá nhiều tài liệu. Thật ra, từ xa xưa trong nền văn minh nhân loại đã có khái niệm thông thương buôn bán quốc tế rồi, khái niệm này chẳng qua mới lạ với Việt nam vì chúng ta hơi cô lập, thời nhà Nguyễn thì chê Tây ngu muội, sau giải phóng thì chúng ta áp dụng chính sách bế quan toả cảng, tự sản - tự tiêu mà Nhật cũng mắc phải từ vài thế kỷ trước, nhưng đến thời Minh Trị nhờ mở cửa thông thương, buôn bán quốc tế, cử người đi học hỏi mà Nhật Bản mới lớn mạnh và trở thành cường quốc, tử tưởng này vẫn áp dụng cho đến ngày hôm nay. Từ trước công nguyên, đã có con đường tơ lụa Âu- Á nổi tiếng, đã có những Sinbad đi biển buôn bán du lịch từ châu lục này sang châu lục khác. Tất cả những điểm dừng chân trên con đường này đều là những thành phố sầm uất. Chẳng lẽ những con người buôn bán thời đó, chưa có sử giúp đỡ của các phương tiện hỗ trợ hiện đại như máy tính, Internet, điện thoại di động, các phương tiện vận chuyện và giao thức thanh toán an toàn, không có phiên dịch, lãnh sự quán, tuỳ viên kinh tế, thương mại thường trú, mà họ còn buôn bán quốc tế được, vượt qua được các rào cản về văn hoá, ngôn ngữ.
    Sự thành công của Nhật bản sau thế chiến thứ II cũng là nhờ vào sự bền bỉ nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ. Nhờ khéo kéo mà từ một nước bại trận sau thế chiến thứ hai để trở thành kẻ xâm lược Hoa Kỳ bằng kinh tế. Một trong những quốc gia hùng mạnh về kinh tế trên thế giới và sắp tới có thể sẽ trở lại chính trường quốc tế với vị trí trong Hội đồng bảo an liên hiệp quốc. Sự hùng mạnh của Nhật bản là nhờ họ bế quan toả cảng, tự sản tự tiêu, bán duy nhất cho thị trường trong nước? Không.....chắc chắn là không...hoàn toàn là không. Đó chính là nhờ những cái như liên doanh Toyota, Honda Việt nam ở Mê Linh, Vĩnh Phúc và hàng trăm cái tương tự trên khắp thế giới này. Để ngày hôm nay, người dân trên thế giới xem tin tức bằng TV Sony, Sharp, JVC, đi lại bằng xe Honda, Toyota, v....v. thậm chí người Nam còn gọi luôn cái xe gắn máy là Honda. Từ tên riêng của ông "Honda", một người Nhật bản, nghiễm nhiên thay thế từ "xe máy " trong tiếng Việt của một bộ phận dân chúng không nhỏ.
    Chưa nói đến Mỹ, nhờ chính sách Globalization mà ngày nay những nền văn hoá lâu đời như cựu lục địa châu Âu, Trung Hoa phải chao đảo vì cái gọi là "văn hoá Mỹ"mà vốn cách đấy ít lâu và thậm chí cho đến tận bây giờ vẫn bị coi là "đất nước không có nền văn hoá". Mỉa mai thay đó lại là sự thật, các thế hệ trẻ ngày nay cho dù ở bất kỳ đâu trên thế giới này đều biết đến Windows, CocaCola, Pepsi, McDonald, KFC, MTV, v...v. Những thứ bị cho là "vật chất tầm thường" không mang những "triết lý cao xa" như chủ nghĩa này kia.
    Rồi nhờ đâu, mà dân Việt nam ngày nay lại biết đến các tên tuổi của các diễn viên, ca sỹ Hàn Quốc? Tự nhiên người Việt biết đến hay là nhờ các công ty Hàn Quốc đầu tư ở Việt Nam trả tiền, rồi mua tác quyền, rồi tổ chức mời, để truyền bá văn hoá của họ đến Việt nam để ngày nay nhiều thanh niên Việt học theo cách ăn mặc , đầu tóc của họ.
    Nếu ngày xưa, Trung quốc bán HongKong 100 năm để Hong Kong có thể phát triển như ngày hôm nay, là cửa ngõ thông thương với thế giới của một Trung Quốc "tiến lên XHCN theo con đường riêng" , sẽ tốt hơn là cắt đất chỗ này, chỗ kia và phát triển không đồng bộ. Tuy nhiên, đây là những việc quốc gia đại sự rất quan trọng có tầm vĩ mô, chắc chắn có nhiều người phản biện với các lý do như "đánh nhau mãi mời giành độc lập" nay lại vì tiền mà bán đất quên đi công sức và máu của bao nhiêu người đổ xuống. Thật ra, nếu phát triển cả một khu vực đồng bộ từ cơ sở hạ tầng cho đến giáo dục, mặt bằng văn hoá sẽ tốt hơn là phát triển lẻ tẻ, không đồng bộ, đồng đều dẫn đến nhiều bất cập, khó quản lý. Tranh luận trên chỉ thuần tuý về kinh tế và tầm quan trọng của nó, hoàn toàn không có ý tranh luận ch ính trị hay hàm ý hoặc đi sâu vào vấn đề này.
    Em có thể đọc thêm các cuốn sau sẽ thấy khá hay. Đối với anh thì xu hướng hội nhập toàn cầu rất quan trọng, không chỉ ở kinh tế mà còn ch ính trị. Nhờ nó mà có thể quảng bá hình ảnh đất nước. Đó là một hình thức xâm lược kiểu mới bằng kinh tế, văn hoá và tất nhiên sau đó là ch ính trị.
    Global Marketing Management của Masaaki Kotabe, Kristiaan Helsen
    Global Marketing: Foreign Entry, Local Marketing, and Global Management của Johny K. Johansson
    Have a good day!
  10. vitamin3010

    vitamin3010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    4.919
    Đã được thích:
    1
    Theo như những gì em biết thì từ trước tới nay người ta cũng khá coi thường vai trò của corporate cultures trong đó, họ chỉ thường xem xét về strategic management, finance khi mà 2 công ty quyết định sát nhập hoặc tạo joint venture. Đứng về mặt finance và strategy mà nói thì dù đã tốn hàng đống giấy mực nhưng lý do giải thích duy nhất về failure vẫn chỉ có là: acquirers have paid too much (Bower, 2001)
    Có lẽ vì thế mà người ta đã đi tìm lý do ở các lĩnh vực khác để cố gắng tìm ra câu trả lời cho việc: tại sao về mặt lý thuyết thì M&As hay JVs rất có tiềm năng nhưng thực tế thì failure rate thì dismal. Research (Gaplin and Hendron) đã nêu ra:
    ? Only 30% of companies acquired their return on the cost of capital
    ? Close to 50% of executives leave in the first year
    ? 70% do not realise their projected synergies
    http://www.mom.gov.sg/MOM/LRD/Publications/1857_MandARevised.pdf
    Bureau of Business Research at the American International College (1996) reported lại 10 lý do giải thích cho failures thường gặp là:
    1. Incompatible cultures
    2. Inability to manage targets
    3. Inability to effectively implement change
    4. Non-existent or overestimated synergies
    5. Lack of anticipation of foreseeable events
    6. A clash in management styles
    7. Excessive premium for acquisition
    8. Unhealthy acquisition target
    9. Requirement to spin off or liquidate too much
    10. Incompatible marketing systems
    The Economist (1999) reported:
    ?oStudy after study of past merger waves has shown that two of every three deals have not worked? Look behind any disastrous deal and the same word keeps popping up ?"
    culture. Culture permeates a company and differences can poison any collaboration.?
    A survey conducted by Grant Thornton Business Owners Council across 750 business
    owners and senior executives in the USA found that some of the major contributing
    factors for the failure of mergers and acquisitions included:
    ? A poor integration strategy
    ? A loss of key personnel
    ? The lack of a compelling strategic rationale
    ? Inadequate communications
    Raymond Stone comments:
    ?oThe clash between corporate cultures is a major cause of merger failure. For example, it is estimated more than half of all merged companies in the United States fail to create value for shareholders because management underestimates ?~the complexity of corporate marriage?T. Furthermore, these complexities are intensified when
    organizations from different countries combine? By neglecting the human dimension, managers can destroy the value of the acquired or merged organization. HR managers,
    therefore need to take a pro-active role in educating line managers about the people problems involved in mergers and acquisitions.?
    CEO Magazine reported:
    ?o75% of Mergers and Acquisitions are disappointing or outright failures. 50% experience a decline in productivity in the first four to eight months. 47% of senior executives in acquired firms leave in the first year, 75% in the first 3 years.?
    Mặc dù đúng là có toàn cầu hoá, văn hoá các nước cũng đã xích lại gần nhau hơn và có cái gọi là globalization nhưng em nghĩ mình vẫn ko tránh khỏi được việc mỗi nền văn hoá có các values khác nhau và các values này fần nào shape personal characters. VD ở VN nếu thẳng thắn quá có thể bị coi là rude nhưng ở các nước bắc Âu thì đấy đc coi là honest, khéo léo 1 chút thì bị coi là lie. Europeans thì có thể bị offended by the American top-down style of management and personal accountability of results còn American ignorance of European work and leisure habits created friction between Americans and Europeans over such issues as smoking and drinking wine in the workplace and frustrated Americans with schedule delays resulting from month-long European vacations (reported lại trong case của Pharmacia-Upjohn). Hoặc cũng ko fải nói xa lắm, ngay chính từ bản thân em mỗi lần có group-work thì frustrated kinh khủng, mỗi đứa mỗi nước với mỗi nền văn hoá khác nhau, styles khác nhau, cách nhìn nhận vấn đề khác nhau mặc dù ai cũng đã cố gắng tiếp thu ý kiến người khác nhưng mà vẫn căng thẳng lắm ạ . Em ko rõ các bác có thế ko
    Đấy là những gì em đọc và hiểu về vai trò của human side về sự thành công của M&As hoặc JVs ạ. Vì thế em khá quan tâm tới human problems trong M&As hoặc JVs giữa VN và Western. Mọi người nghĩ sao về vấn đề này ạ?

Chia sẻ trang này