1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sơn chống cháy

Chủ đề trong 'Xây dựng' bởi dongchautech, 24/12/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dongchautech

    dongchautech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2017
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Ngày nay đi đâu chúng ta cũng thấy nhan nhản các khẩu hiệu “PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ” đến nỗi nó đã quá quen thuộc với mọi người, mọi nhà, đặc biệt là tại các công ty, doanh nghiệp. Bởi nếu xảy ra hỏa hoạn, cháy lớn thì các khung sắt thép, các dầm/cột chịu lực sẽ mềm ra hoặc bị phá hủy do tác động của nhiệt độ cao, làm sập khung nhà xuống gây nguy hiểm về tính mạng con người cũng như thiệt hại về tài sản, vật chất.

    Chính vì vậy giải phápsơn chống cháy trong các nhà xưởng tiền chế, tòa nhà, khu chung cư,… trở nên vô cùng quan trọng. Với chức năng bảo vệ các kết cấu chịu lực còn nguyên vẹn sau đám cháy. Ngày nay khi số lượng sự cố hỏa hoạn ngày càng gia tăng với mức độ thiệt hại ngày càng lớn thì việc đầu tư sơn phủ lớp chống cháy hợp lý để bảo vệ an toàn nhân lực và tài sản với mức chi phí hợp lý trong thời gian dài là rất cần thiết.

    [​IMG]
    Hãy sử dụng sơn chống cháy cho công trình

    Xem thêm: Tổng quan sơn công nghiệp

    Sơn chống cháy là gì?
    Sơn chống cháy là sản phẩm sơn phủ lên bề mặt vật liệu cần phòng chống cháy nổ, tùy theo thời gian yêu cầu về thời gian chống cháy có thể 90 phút – 120 phút hoặc 180 phút mà lựa chọn loại sơn và bề dày lớp sơn phù hợp.

    Thành phần nguyên liệu làm sản phẩm có rất nhiều nhưng cùng chung qui chế hoạt động. Một số nguyên liệu phổ biến hiện nay như Acrylic, sơn epoxy, Alkyd,… Mỗi loại đều có ưu điểm và nhược điểm riêng.

    Cơ chế hoạt động của tất cả các loại sơn chống cháy hiện nay
    Đa số hiện nay các loại sơn chống cháy hoạt động trên cơ chế cảm biến với nhiệt độ, sau đó tự động tăng độ dày màng sơn lên gấp nhiều lần. Từ đó tạo bức tường ngăn chặn nhiệt ngọn lửa tiếp xúc với bề mặt vật liệu cần bảo vệ. Đồng thời sản sinh ra các khí không bắt lửa và gây ức chế quá trình cháy. Giúp nhiệt độ kết cấu luôn dưới 400 độ C. Bảo đảm khung nhà đứng vững chắc lên đến 180 phút sau vụ cháy.

    Cơ chế phản ứng sơn chống cháy Acrylic với ngọn lửa
    Khi nhận diện nhiệt độ bề mặt lên trên khoảng 250 độ C, sơn chống cháy Acrylic phản ứng với cơ chế hoàn toàn tự động, trương phồng lên gấp 120 lần so với bình thường. Hình thành bức tường chắn lửa rất dày đến 120 mm. Tạo ra các khí không bắt lửa. Giúp ngăn cản và giảm nhiệt độ tiếp xúc vật liệu luôn dưới 400 độ C.

    [​IMG]
    Thử nghiệm sơn chống cháy

    Đọc thêm: Sơn thép mạ kẽm

    Quy trình thi công sơn chống cháy
    Vệ sinh bề mặt: Trước khi tiến hành sơn phải tiến hành làm sạch bề mặt bằng phun cát kỹ, các vết gỉ, cặn bẩn được tẩy sạch, sau đó được làm sạch bằng bàn chải, khí khô, máy thổi bụi… (theo tiêu chuẩn Sa 2.0)

    – Tiến hành sơn lót chống cháy: Trong quá trình phủ sơn lót, đảm bảo phủ đều bề mặt sơn. Nên tiến hành thi công trong nhà có mái che, tránh mưa tạt nhằm hao hụt sơn & ảnh hưởng đến chất lượng của sơn.

    – Tiến hành sơn chống cháy: Đây là lớp sơn chính ngăn cách giữa lửa & vật cần bảo vệ. Thời gian chống cháy của lớp sơn này phụ thuộc vào độ dày của sơn.

    Sơn lớp phủ PU chống cháy bên ngoài.

    Đăng ký kênh youtube để xem nhiều hơn:

    https://www.youtube.com/channel/UC5TqIZDXU4z1j7JfC_CLypg/videos

    Đọc tiếp: Sơn sàn epoxy

Chia sẻ trang này