1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sơn La thì zo đê anh em ơi

Chủ đề trong 'Public các box địa phương' bởi tuanlq2, 05/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuanlq2

    tuanlq2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    hix ai là học sinh trường chuyên khoá học 2000-2003 vô đây tý nhỉ? lâu lắm rồi không gặp nhau đó
  2. neukolamaimai

    neukolamaimai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    Hô hô. Ác nhân nào đây ?
  3. neukolamaimai

    neukolamaimai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    Hô hô. Ác nhân nào đây ?
  4. chickencntt

    chickencntt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2006
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    ke ke mấy pà chị nói đúng quá chả sai tẹo nèo
    bác Ngumo nói nhìu thật ở đâu cũng thấy có mặt bác ^^ thía mai bác có đi off với bọn em ko (em trong nhóm chị hoaken đó)
  5. chickencntt

    chickencntt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2006
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    ke ke mấy pà chị nói đúng quá chả sai tẹo nèo
    bác Ngumo nói nhìu thật ở đâu cũng thấy có mặt bác ^^ thía mai bác có đi off với bọn em ko (em trong nhóm chị hoaken đó)
  6. tuanlq2

    tuanlq2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Hai người này biệt tăm lâu lắm rồi mới ghé qua. Hix đếm đi đếm lại mới có hơn 10 mem ủng hộ. Thế này chắc đến tết sang năm mới có Box Sơn La
  7. tuanlq2

    tuanlq2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Hai người này biệt tăm lâu lắm rồi mới ghé qua. Hix đếm đi đếm lại mới có hơn 10 mem ủng hộ. Thế này chắc đến tết sang năm mới có Box Sơn La
  8. tuanlq2

    tuanlq2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Mưa!
    Lại mưa, từng giọt mưa bay bay tạt vào ô cửa sổ, gã ghét mưa, hay ít nhất là ghét những cơn mưa phùn của Hà Nội. Mưa không đủ to để làm ướt áo một ai đó và cũng quá bé để gã có thể chứng tỏ tính Ga - lăng của mình bằng cách che ô cho cô bé ngồi cạnh. À! Mà gã cũng chẳng cần phải che ô, cả hai đang ngồi trong xe cơ mà nhỉ?
    [​IMG]
    Gã thích chụp hình, thích thoả mãn cái thú đam mê ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp theo cách riêng của gã. Lần này gã lên miền ngược theo lời giới thiệu của một người bạn - một Blogger theo "trường phái ở ẩn" như gã. Để coi, cô ta đã nói gì nhỉ (sau khi xem những tấm hình mà gã đã chụp): "Anh nên lên Sơn La, dù mùa này không còn những cánh rừng bạt ngàn hoa đào, hoa mận nở hai bên đường, không còn những hoa ban nở trắng triền đồi, nhưng tin tôi đi, còn nhiều lắm những thứ mà anh sẽ thấy mê ly. Lên Sơn La đi, anh sẽ không bao giờ phải hối hận đâu". Tò mò nhỉ?
    Bây giờ thì gã đang có mặt trên chuyến xe sớm lên Sơn La. Gã không cho cô bạn blogger biết, đơn giản là gã chẳng biết mặt cô ta, cũng chẳng biết tên cô ta là gì, ngoài cái nick "DMH" khó hiểu mà gã dù đã cất công tìm hiểu mãi cũng chẳng biết nó có ý nghĩa gì? Đó là quy định ngầm giữa những "Blogger ở ẩn" mà.
    Cô bé có vẻ thích mưa, cô đưa cánh tay ra bên ngoài, thích thú để từng hạt mưa nhỏ đáp nhẹ xuống cánh tay mát rượi. Cô ta có điệu cười thật thú vị, mỗi lúc cô cười, hai mắt cứ nhắm tịt lại, trông thật xinh xắn và hồn nhiên. "Những cô nàng có vẻ ngoài hồn nhiên thường gây rất nhiều tội lỗi cũng ... hồn nhiên chẳng kém" gã nghĩ thầm.
    Xe chuẩn bị lăn bánh, chuyến xe lên miền núi có khác, có vẻ thưa người. Chỉ có gã, cô bé và khoảng 15 hành khách. Vẻ rất hài lòng với số lượng khách trên xe, người phụ xe hét to : "Nào, Sơn La thẳng tiến" ...
    Xe chầm chậm bò lên dốc Kun, nhìn xuống phía dưới Thành Phố Hoà Bình nhìn cứ như một mô hình xây dựng bé tẹo, mờ ảo trong cơn mưa bay lất phất. Cô bé ngồi bên cạnh gã đã bắt đầu ngủ gật, còn gã thì không có thói quen ngủ khi đi xe. Khẽ mở chiếc túi, gã xem lại chiếc máy ảnh Nikon bất ly thân mà gã luôn mang theo người, đưa lên mắt ngắm theo thói quen. Chợt gã quay ngang chiếc máy ảnh, khuôn mặt cô bé hiện lên trong ống kính trông thật dễ thương với bộ dạng đang say ngủ. "Chụp trộm thì có sao không nhỉ? - Gã đấu tranh tư tưởng - Cô ta có biết đâu mà lo? Chắc chẳng sao đâu". Gã bấm máy, một tiếng Klick nhỏ vang lên, cô gái khẽ trở mình, mở mắt ra nhìn gã, thì ra cô ta chưa ngủ.
    - Một tên chụp trộm, anh trông cũng đâu đến nỗi xấu xa như vậy nhỉ?
    - Tôi vì nghệ thuật đấy chứ? Cô lên hình trông thật dễ thương.
    - Khả năng nói dối và nịnh nọt dở tệ, tôi sẽ xử phạt anh thế nào đây nhỉ?
    - Hay để tôi giúp cô?
    - Vừa là bị cáo, lại vừa là chánh án, vậy tôi có nên tin anh không? anh ...
    - Gia Huy, và cô nên tin tôi, tôi là một kẻ cực kỳ công bằng, tôi hứa đấy .
    - Được, coi như tôi là kẻ cả tin, anh lên Sơn La làm gì?
    - Trước hết là để tìm hiểu xem cô tên gì - Gã dí dỏm - kế nữa là chụp hình, Sơn La rất đẹp.
    - Cũng đẹp như tên tôi vậy, tôi tên là Phương Dung.
    - Đúng là tên đẹp thật, chúng ta nói chuyện chứ?
    - Thế anh nghĩ chúng ta đang làm gì? Xử án à? Nhiếp ảnh gia?
    - Tôi nghĩ chúng ta đang tìm hiểu lẫn nhau ...
    - Ha ha ha, anh hài hước thật ...
    - Thì người ta nói : hai người lần đầu tiên đi với nhau mà gặp mưa, họ sẽ đến với nhau?
    - Điều đó chỉ đúng trong hoàn cảnh nếu như một cô gái xinh xắn đi cùng một anh chàng nhà nghèo, anh có hay coi phim không? Cô gái xinh xắn thì tôi có vẻ hợp vai lắm. Nhưng không anh chàng nhà nghèo nào đeo bông tai bạch kim, máy ảnh Nikon và nhất là lấp ló cái Laptop Sony Vaio đâu - Cô gái bật cười to đầy sảng khoái.

    Trời đã bắt đầu hết mưa khi xe chạy tới địa phận Sơn La, cô bé vỗ nhẹ vai gã và hất mặt ra cửa sổ, nhìn theo hướng cô ta chỉ, gã phải ngẩn người mất 5 giây, tới giây thứ 6, gã thốt lên : "Đẹp quá". Phía dưới kia, ẩn mình mờ ảo trong lớp sương mù là những ngồi nhà nhỏ xíu, vuông vức như những hộp diêm, ẩn hiện sau những tàng cây Đào, cây Mận. Ở vùng này thật nhiều Đào và Mận, mùa này chúng ra quả lúc lỉu đầy trên cành. Phía dưới, ở lưng chừng đồi, từng đám mây trắng bay lững lờ, hờ hững, trôi êm ả như một bà lão chống gậy chậm rãi đi ngắm cảnh. Thỉnh thoảng những cánh chim bất thần từ một cành cây nào đó bay vút lên, cất tiếng kêu thánh thót.
    - Chúng ta đang đi trên đỉnh núi - Gã thốt lên.
    - Anh đang lướt trên mây - Cô bé dí dỏm - Và hãy nhìn bên phải anh kia kìa, anh thấy thác nước đang đổ xuống kia không? Hôm qua hãy còn là một dòng suối nhỏ, đổ từ trên đỉnh đồi xuống, sau một cơn mưa đêm, chúng đã trở thành một cái thách nước lớn. Rồi anh sẽ tìm thấy nhiều điều tuyệt vời hơn. Nhưng giờ thì anh phải xuống xe đi thôi, phía trước có sương mù, và chúng ta không thể đi tiếp được.
    - Lạ thật, phía dưới và phía sau chúng ta trời vẫn nắng đẹp, sao phía trước lại có sương mù dày đặc thế kia?
    - Đó là nét quyến rũ của Sơn La đấy - Phương Dung nháy mắt tinh nghịch - Không phải ở đâu cũng có điều đó đâu.
    Gã lắc đầu vẻ ngạc nhiên, gã đã đi nhiều nơi, thấy nhiều cảnh đẹp, nhưng như vùng đất này thì thật hiếm. Phía trước, từ trong sương mù, một đôi vợ chồng H?Tmông bước ra như trong chuyện cổ tích. Anh chồng đi trước, trên vai lủng lẳng một chiếc Radio bán dẫn, vừa vui vẻ bước đi, vừa lắng nghe tiếng đài. Cô vợ xúng xính trong chiếc váy H?Tmông truyền thống vừa bước theo chồng vừa hát. Gã giật mình vội đưa máy lên chụp lia lịa.
    - Cô nhìn kìa, thật hạnh phúc phải không?
    - Phải, chẳng cần gì phải giàu sang mới hạnh phúc phải không? - Cô bé thở dài.
    - Triết lý quá, cô làm tôi ngạc nhiên đấy. Kể tôi nghe cô có chuyện gì đi nào, biết đâu tôi giúp được.
    - Không có gì đâu, chuyện một người bạn tôi ấy mà, cô ta là một sinh viên Luật năm cuối, và vụ án đầu tiên mà cô ta sẽ làm sau khi tốt nghiệp và nhận việc làm ở tỉnh là gì anh biết không?
    - Là ...
    Viết giùm một lá đơn ly dị và xử vụ ly dị đó.
    - Ồ! Và ...
    - Vụ ly dị của chính Ba Mẹ cô ta, bi hài nhỉ? - Cô gái mỉa mai vẻ nghẹn ngào, nhưng Gã không để ý.
    - Cuộc sống thật lắm điều bi đát, tôi thì chẳng thể nghĩ được cái kịch bản nào oái oăm hơn thế nữa cả, thật tội nghiệp cô ta.
    - Ừ! Thật tội nghiệp, sương đã tan rồi kìa, chúng ta đi tiếp thôi.
    Xe lại lăn bánh, Phương Dung trở nên ít nói một cách khác thường. Gã cũng không chú ý lắm, gã đang chú tâm xem lại những bức hình mà gã vừa chụp được. G ã luôn dành nhiều thời gian nghĩ về chúng như vậy. Suốt chặng được dài, cả hai đuổi theo những nghĩ suy riêng của mình, mà không để ý rằng chuyến đi đang sắp kết thúc. Xe đã tới đầu thị xã Sơn La. "Mọi người chuẩn bị đồ nhé, chúng ta sắp vào bến rồi - Người phụ lái lại kêu lên - Sơn La xin kính chào quý khách".
    - Chúng ta sẽ gặp lại nhau chứ, tôi cần phải gửi cho cô những tấm hình mà tôi đã chụp cho cô, chúng khá nhiều.

    - Còn tuỳ ở vận may của anh - Phương Dung mỉm cười.
    - Vậy cô cho vận may của tôi một chút ưu ái nhé, tôi xin số của cô được chứ? - Vừa nói gã vừa rút điện thoại ra.
    Cô gái ghé lại gần, miệng tính đọc số cho gã, nhưng vừa nhìn vào màn hình điện thoại của gã thì chợt dừng lại. Mỉm cười vẻ bí hiểm :
    - Thôi, tôi nghĩ là nên công bằng với vận may của anh, và cả của tôi nữa. Chào nhé, Nhiếp ảnh gia.
    - Khoan đã, tôi biết tìm cô thế nào?
    Không có tiếng trả lời, gã nhìn theo bóng cô ta xa dần rồi xốc lại túi đồ và kêu xe ôm đi tìm khách sạn. Có vẻ như gã sẽ ở lại đây khá lâu.
    Ba ngày, thời gian trôi qua thật nhanh, gã thậm chí không còn quá nghĩ ngợi về cô gái mà gã tình cờ gặp trên xe. Gã chụp được thật nhiều hình ưng ý, Sơn La còn đẹp hơn là gã tưởng tượng. Lúc về đến Hà Nội, có lẽ gã nên ghé qua Blog của cô bạn và cảm ơn cô ta về chuyến đi thú vị này. Chân bước vô định trên sườn đồi phía cuối Thị xã, gã muốn nhìn lại từ trên cao cái cảnh vật tuyệt đẹp này. Chợt gã nghe như có tiếng ai đó thút thít. Vòng qua tảng đá lớn, chẳng phải là cô bé mà gã đã gặp trên xe sao?
    - Cô đang khóc?
    - Vậy anh nghĩ tôi đang làm gì?
    - Tôi giúp cô nhé?
    - Thôi, tôi không cần người khóc hộ.
    - Tôi chia sẻ được mà. Đôi lúc người ta cần nói với ai đó về một vài chuyện.
    - Ví như là chuyện về vụ xử án đầu tiên của tôi sắp tới, đúng không? - Cô bật khóc to hơn - Tôi sẽ xử cho Ba Mẹ mình ly dị, hay là cố hoà giải để níu kéo cái hạnh phúc mong manh như sợi chỉ ràng buộc ở Ba Mẹ mình? Sợi chỉ rồi sẽ đứt vì những tham vọng điên rồ về danh vọng và tiền bạc của họ, tiền bạc có làm nên hạnh phúc không nhỉ?
    - Vậy đó là chuyện của cô? - Gã thốt lên ngạc nhiên rồi tự rủa mình đúng là một gã vô duyên nhất trên đời.
    - Phải, là anh thì anh sẽ làm gì?
    - Tôi ... tôi - Gã bối rối, gã chưa bao giờ rơi vào tình huống khó xử như vậy cả.
    - Mà thôi, rồi tôi sẽ tự giải quyết được, Anh chụp được nhiều hình đẹp chứ?

    - Nhiều lắm, mà này, cô đã bao giờ nói cho Ba Mẹ mình biết là cô yêu họ rất nhiều chưa? Cô có từng nói với họ rằng sẽ chẳng ai thay thế được họ trong trái tim cô chưa? Cô có từng nói với họ rằng, niềm hạnh phúc của họ, không phải là tiền bạc mà chính là tình yêu của họ, và chính cô mới là sợi chỉ kết nối hạnh phúc của họ chưa? Cuộc hôn nhân hai mươi mấy năm không dễ dàng bị cắt đứt vậy đâu. Họ đang đi sai đường, và cô nên là người thắp lại ngọn đèn soi đường cho họ nhé, tôi nghĩ là cô làm được mà ...
    - Tôi không biết mình sẽ bắt đầu thế nào? Tôi sợ ...
    - Vậy thì, cô có Blog chứ? Thời đại này mà không có Blog thì thật lạ.
    - Dĩ nhiên có, thậm chí Ba tôi cũng có, ông làm trong lĩnh vực văn hoá mà.
    Vậy hãy viết một bài, và gửi Link tới cho ba cô, để ông biết rằng họ có ý nghĩa với cô thế nào? Tôi nghĩ, rồi Ba Mẹ cô sẽ hiểu. Ai cũng cần có một ngọn đèn để soi sáng con đường đi tìm hạnh phúc ...
    Gã trở về Hà Nội, việc đầu tiên là mở vội Blog của mình và sang cảm ơn cô bạn DMH của mình về lời khuyên tuyệt vời của cô. Gã thật sự ngạc nhiên, thì ra cô ta có Entry mới, đó cũng là một Entry dành để cảm ơn.
    "Tôi đã viết hai Entry trong một ngày, bài đầu tiên là tôi muốn nói với ba mẹ mình rằng họ có ý nghĩa với tôi thế nào? Và tôi yêu họ ra sao? Và bài này, tôi muốn cảm ơn một người bạn, một Blogger đã giúp tôi tìm được phương thức để thắp sáng ánh đèn hạnh phúc trong ngôi nhà mình. Cảm ơn nhiều, Nhiếp ảnh gia. Và tôi muốn nói với bạn rằng, một "Blogger ẩn dật" thì không nên để Avarta ở màn hình điện thoại. Và nếu bạn có cần tìm một ngọn đèn soi sáng cho bạn trên con đường đi tìm hạnh phúc của mình, tôi nghĩ bạn nên hỏi Phương Dung_DMH".
    Gã bật cười, vậy là gã đã lộ mặt từ lâu, thế giới thật là nhỏ bé và đầy sự tình cờ. Blog đem lại cho gã thật nhiều điều. Không chỉ là nơi để giao lưu, để kết bạn, để viết ra những cảm xúc của mình, mà nó còn là nhịp cầu kết nối để thế giới trở nên nhỏ bé và gần gũi hơn.
    Gã sẽ lại một lần nữa lên Sơn La, Gã muốn tìm ngọn đèn của mình, và đóng nốt cảnh cuối của bộ phim "anh chàng nhà nghèo đi dưới mưa với cô nàng xinh xắn"...
    Theo blog Bi Ngầu
    [​IMG]
  9. tuanlq2

    tuanlq2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Trải qua bao thăng trầm lịch sử cùng với sự hình thành và phát triển của tỉnh, đã tạo nên cộng đồng các dân tộc Sơn La chung sống đoàn kết. Cho đến hôm nay, 12 dân tộc anh em ở Sơn La, mỗi dân tộc có tiếng nói, phong tục tập quán riêng, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong sự thống nhất các nét văn hóa đó luôn được trân trọng, giữ gìn và phát huy. Toà soạn xin giới thiệu vài nét về vẻ đẹp văn hoá của từng dân tộc.
    DÂN TỘC THÁI
    Dân tộc Thái là cộng đồng đông nhất ở Sơn La, chiếm 54% dân số, gồm các nhóm Tay Đăm (Thái đen) và Tay Khao (Thái trắng). Ngôn ngữ tiếng Thái thuộc nhóm ngôn ngữ Tày- Thái.
    [​IMG]
    Trang phục đồng bào Thái: Nam giới mặc âu phục, vải thổ cẩm. Phụ nữ mặc áo cóm, váy, khăn piêu, với lối trang sức truyền thống riêng rất đặc sắc. Người Thái ở nhà sàn, mỗi bản có từ 40- 60 nóc nhà kề bên nhau. Bản của người Thái thường ở vùng thấp, gần nguồn nước, gắn với sản xuất ruộng nước.
    Đồng bào Thái có đời sống văn hoá rất đặc sắc, có tiếng nói, chữ viết riêng. Trong kho tàng văn hoá, đồng bào Thái có thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao là vốn văn học cổ truyền nổi tiếng, với các tác phẩm ?oXống chụ xon xao, Khu lú Nàng ủa?... Đồng bào Thái rất ưa ca hát, múa xoè, đặc biệt Khắp là lối ngâm thơ, hát theo lời thơ, có đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa xoè, múa sạp của đồng bào Thái nổi tiếng khắp cả nước và thế giới, được đoàn nghệ thuật đưa thành bài học múa cơ bản.
    DÂN TỘC MÔNG
    [​IMG]
    Dân tộc Mông ở Sơn La sinh sống hầu khắp các địa bàn, thường ở trên các triền núi cao. Đồng bào Mông chiếm 12% dân số toàn tỉnh. Đồng bào Mông có nhiều nhóm, gồm Mông Đơ (Mông trắng), Mông Lềnh (Mông Hoa), Mông Đu (Mông đen). Tiếng Mông thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao.
    Nguồn sống chính của đồng bào Mông là làm nương rẫy, trồng ngô, lúa ở một số nơi đồng bào Mông biết làm ruộng bậc thang. Ngoài ra, đồng bào trồng lanh để lấy sợi, dệt vải và trồng cây dược liệu.
    Quần áo của đồng bào Mông chủ yếu may bằng vải lanh tự dệt. Một bộ y phục phụ nữ Mông gồm có: Váy, áo xẻ ngực, tạp dề trước và sau, xà cạp quấn chân. Váy may và trang trí nhiều hoa văn rất công phu, là váy mở xếp, nếp xoè rộng.
    Đồng bào dân tộc Mông cho rằng những người cùng dòng họ là anh em cùng tổ tiên, có thể ở trong nhà nhau và chết trong nhà nhau, phải luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống, cưu mang lúc nguy nan và tính tự trọng, gắn kết cộng đồng rất cao. Hôn nhân của dân tộc Mông theo tập quán kén chọn bạn đời, những người cùng dòng họ không được lấy nhau, đặc biệt vợ chồng dân tộc Mông đã lấy nhau rất ít bỏ nhau mà yêu thương hoà thuận. Nhạc cụ của dân tộc Mông có nhiều loại, nhưng phổ biến là khèn và đàn môi.
    Sơn La, ngày Tết độc lập 2-9, đồng bào Mông khắp nơi thường kéo về vui chơi ở huyện Mộc Châu, hình thành một tập tục rất đặc sắc, đó là một ngày hội lớn của đồng bào Mông cần được khuyến khích, duy trì.
    DÂN TỘC KINH
    Dân tộc Kinh còn gọi là người Việt, ở Sơn La là nhóm đông thứ hai, chiếm 18% dân số toàn tỉnh. Dân cư tập trung ở các khu đô thị, thị tứ. Tiếng Kinh thuộc ngôn ngữ Việt - Mường.
    Ngoài bộ phận đồng bào kinh cư trú tại địa bàn Sơn La từ xa xưa, nhiều người mới chuyển đến từ đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Nhất là từ khi nghe theo tiếng gọi của Đảng xây dựng phát triển kinh tế miền núi, đồng bào Kinh từ các tỉnh đồng bằng lên Sơn La; gia đình của bộ đội tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ ở lại xây dựng miền núi khá đông. Hiện nay, một số vùng trong tỉnh đông đồng bào Kinh sinh sống, gồm đồng bào Kinh tỉnh Hải Hưng ở khu vực huyện Sông Mã, Yên Châu; tỉnh Thái Bình ở Thuận Châu, tỉnh Hà Tây ở Mai Sơn v.v.
    Đồng bào Kinh ở Sơn La sinh sống xen kẽ với đồng bào các dân tộc, đã nhanh chóng hoà nhập trong lao động sản xuất, giao lưu văn hoá, đoàn kết tạo ra sự gắn kết, hoà nhập cùng phát triển trên mảnh đất Sơn La.
    DÂN TỘC MƯỜNG
    Dân tộc Mường ở tỉnh ta là bộ phận dân tộc đông thứ tư, chiếm 8,4% dân số, cư trú chủ yếu ở vùng Phù Yên, Bắc Yên, Mộc Châu. Người Mường có tên gọi MoJ, Mual, Moi. Tiếng Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt- Mường. Người Mường thờ cúng tổ tiên và tin vào đa thần giáo.
    Đồng bào Mường định cư ở nơi có nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông và có nghề làm ruộng lâu đời. Nghề thủ công tiêu biểu của dân tộc Mường là dệt vải, đan lát, ươm tơ. Phụ nữ Mường dệt thủ công kỹ nghệ khá tinh xảo. Trang phục nam giới Mường là quần áo cánh màu chàm. Phụ nữ đội khăn trắng hình chữ nhật, mặc yếm và áo cánh ngắn, thân cổ, xẻ ngực (có nơi xẻ vai), ít cài cúc. Váy của phụ nữ Mường khá dài được dệt bằng tơ, nhuộm màu, tạo những hoa văn hình học và hình con rồng, phượng, hươu, chim rất đẹp.
    Đồng bào Mường có nhiều ngày lễ hội hàng năm: Hội xuống đồng (khuống mùa), hội cầu mưa (tháng 4), lễ rửa lá, lễ cơm mới v.v. Kho tàng văn nghệ dân gian của dân tộc Mường khá phong phú, có các thể loại: Thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, đồng dao, tục ngữ. Cồng là nhạc cụ rất đặc sắc của đồng bào Mường. Ngoài ra, còn có nhị, sáo, trống, khèn, tù.
    DÂN TỘC DAO
    Dân tộc Dao ở Sơn La quần cư chủ yếu ở các huyện Phù Yên, Mộc Châu, Yên Châu, Bắc Yên. Dân tộc Dao ở Sơn La chiếm 2,5% dân số. Ngôn ngữ thuộc nhóm Mông- Dao, các nhóm Dao đều thờ tổ tiên là họ Bàn Hồ. Đồng bào Dao sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nương và ruộng nước. Nông cụ sản xuất thô sơ, nhưng canh tác có nhiều tiến bộ. Một số nghề thủ công phát triển như: Dệt vải, rèn, mộc, ép dầu.
    Đàn ông Dao để tóc dài, búi sau gáy, hoặc để chỏm trên đỉnh đầu, nay hầu hết đã cắt tóc ngắn. Y phục thường gồm quần và áo dài, áo ngắn. Trang phục phụ nữ phong phú hơn, giữ nhiều nét trang trí hoa văn truyền thống. Phụ nữ Dao để tóc dài. Cô dâu ngày cưới đội mũ. Dưới chế độ cũ, lễ cưới gồm nhiều nghi thức phức tạp.
    Dân tộc Dao có nền văn hoá và lịch sử lâu đời. Mặc dù điều kiện, cơ sở kinh tế thấp kém, nhưng đời sống văn hóa dân gian rất phong phú, đặc biệt là y phục dân tộc cổ truyền. Đồng bào Dao không có văn tự riêng mà sử dụng chữ Hán đã được Dao hoá gọi là chữ Nàm Dao. Người Dao có quan hệ họ hàng chặt chẽ và thông qua tên đệm để xác định dòng họ, vai vế của người đó trong quan hệ họ hàng.
    DÂN TỘC TÀY
    Dân tộc Tày là cộng đồng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. ở tỉnh ta dân tộc Tày số lượng không nhiều. Dân tộc Tày còn có tên gọi là Thổ. Phần đông người Tày cư trú ven các thung lũng, triền núi thấp.
    Người Tày có một nền nông nghiệp cổ truyền khá phát triển, với đủ loại cây trồng, như: Lúa, ngô, khoai, rau quả. Bản của đồng bào Tày thường ở ven suối, triền núi từ 15- 20 nóc nhà. Tên bản thường gọi theo tên đồi núi, ruộng đồng, khúc suối. Trong nhà phân biệt phòng nam ở ngoài, phòng nữ ở trong. Người Tày mặc quần áo vải bông nhuộm chàm, áo phụ nữ dài đến bắp chân, ống tay hẹp, xẻ nách ở bên phải, cài 5 khuy.
    Thờ cúng tổ tiên là nghi lễ hàng đầu của người Tày. Nơi thờ tổ tiên ở vị trí trung tâm, tôn nghiêm nhất trong nhà. Dân tộc Tày có một nền văn nghệ cổ truyền phong phú, đủ các thể loại: Thơ, ca, múa, nhạc, có cả múa rối.
    Người Tày mến khách, cởi mở, dễ gần, thích nói chuyện. Họ rất trọng những người cùng tuổi, khi đã kết nghĩa bạn bè thì coi như anh em ruột thịt.
    DÂN TỘC XINH MUN
    Dân tộc Xinh Mun ở tỉnh ta chia làm 2 nhóm Xinh Mun nghẹt và Xinh Mun dạ, cư trú chủ yếu ở vùng biên giới Việt- Lào thuộc huyện Yên Châu. Ngoài ra, còn có một số sống rải rác ở các huyện Mai Sơn, Thuận Châu, Mường La. Người Xinh Mun còn có tên gọi là Puộc, Pụa. Tiếng Xinh Mun thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khơ Mer.
    Người Xinh Mun sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy, theo lối trọc lỗ bỏ hạt. Người Xinh Mun xưa kia sinh sống nhờ hái lượm và săn bắn. Nghề đan lát khá phát triển, đồ đan đẹp và bền. Đồng bào Xinh Mun thường đan lát cho người Thái, người Lào để lấy quần áo mặc. Trước kia người Xinh Mun sống du canh du cư, nay đồng bào đã ổn định, lập bản đông đúc. Đồng bào ở nhà sàn, mái hình mai rùa, có hai thang lên xuống ở hai đầu. Người Xinh Mun thường mang họ Lò và họ Vi. Các hình thức sinh hoạt văn hoá như thờ tổ tiên, sảy típ, mạ ma mang đậm cốt cách dân tộc Xinh Mun.
    DÂN TỘC LA HA
    ở nước ta, dân tộc La Ha cư trú tại Sơn La và Lào Cai. Đồng bào có tên gọi là Xá, Puộc, Xá Khao, Pụa, Khlá, PLạo. Tiếng La Ha thuộc nhóm ngôn ngữ Ka đai. Hiện nay ở tỉnh ta người La Ha cơ trú đông nhất ở Thuận Châu và Mường La.
    Dân tộc La La sống chủ yếu bằng nghề nương rẫy, theo lối du canh, hái lượm, săn bắn và đánh bắt cá. Ngày nay, nhiều nơi đồng bào đã làm ruộng, quần tụ thành bản với vài chục nóc nhà.
    Người La Ha không dệt vải mà chỉ trồng bông đem đổi với người Thái để lấy quần áo mặc nên giống người Thái đen. Hàng năm vào mùa hoa Ban nhà nhà đều làm lễ tạ ơn cha mẹ.
    DÂN TỘC KHÁNG
    Dân tộc Kháng thuộc nhóm người dân tộc thiểu số ở Sơn La, cư trú ở các huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La. Dân tộc Kháng còn có tên gọi khác là: Xá Khao, Xá Xúa, Xá Đôn, Xá Dâng, Xá Hộc, Xá ái, Xá Bung. Tiếng Kháng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khơ mer.
    Người Kháng canh tác theo lối làm nương rẫy chọc lỗ bỏ hạt, trồng lúa nếp. Trang phục phụ nữ Kháng giống phụ nữ Thái, nhuộm răng đen, ăn trầu. Người Kháng ở nhà sàn có 3 gian, 2 trái, mái mai rùa. Theo phong tục, người chết được chôn cất rất chu đáo, trên mộ có nhà mồ. Người Kháng quan niệm mỗi người có 5 hồn. Bố mẹ chết được thờ trên tấm phên ở góc nhà, đó là ma nhà. Hàng năm dân bản cúng ma trời và ma đất 1 lần.
    DÂN TỘC LÀO
    Dân tộc Lào ở Sơn La thuộc nhóm Lào cạn, đồng bào cư trú chủ yếu ở huyện Sông Mã, Thuận Châu. Tiếng Lào thuộc ngôn ngữ Tày- Thái, người Lào thờ tổ tiên, chịu ảnh hưởng của đạo phật.
    Phụ nữ Lào nổi tiếng khéo tay dệt vải. Họ mặc váy đen quấn cao đến ngực, gấu váy thêu hoa văn rực rỡ; áo ngắn bó lấy thân với hàng khuy bạc; tay ưa đeo nhiều vòng.
    Trong vốn văn nghệ dân gian, người Lào có điệu múa lăm vông và các làn điệu dân ca nổi tiếng.
    DÂN TỘC HOA
    Dân tộc Hoa còn gọi là Hán, gồm những nhóm khác biệt nhau nhất định về tiếng nói, tên gọi, lịch sử di cư. Đồng bào Hoa ở tỉnh ta hiện nay không nhiều, cư trú chủ yếu ở các thị trấn, thị xã, làm nghề buôn bán nhỏ, mở hàng ăn.
    Trong gia đình người Hoa, chồng là chủ hộ; cha mẹ là người quyết định hôn nhân cho con cái. Người Hoa thích ?oSơn ca? (san của), ca kịch; ngày tết thường biểu diễn múa sư tử, múa quyền thuật và nhiều phong tục dân gian đặc sắc.
    DÂN TỘC KHƠ MÚ
    Dân tộc Khơ Mú thuộc nhóm dân tộc thiểu số ở tỉnh ta, đồng bào cư trú chủ yếu ở các huyện Yên Châu, Mai Sơn, Thuận Châu, Mường La, Quỳnh Nhai, Sông Mã. Tên gọi khác của đồng bào Khơ Mú còn gọi là Xá Cẩu, Nứa Xen, Pu Thành, Tày Hạy. Tiếng Khơ Mú thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khơ mer.
    Người Khơ Mú sống chủ yếu bằng nghề nương rẫy, hái lượm giữ vị trí quan trọng. Người Khơ Mú không phát triển nghề dệt vải mà mua, trao đổi quần áo của người Thái để mặc. Sắc thái người Khơ Mú qua trang phục đã bị mai một, tuy nhiên trang phục của người phụ nữ Khơ Mú còn khá rõ và riêng biệt.
    Họ của người Khơ Mú thường mang tên một loài thú, một loại chim - mỗi dòng họ có một huyền thoại. Dân tộc Khơ Mú tuy cuộc sống vật chất nghèo khó, nhưng đời sống tinh thần và văn hoá lại khá dồi dào, tiêu biểu là các điệu xoè, Tăng bu, công tấp, áu eo .
  10. tuanlq2

    tuanlq2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Hãy tham gia vào diễn đàn www.thanhniensonla.com Để hiểu về mảnh đất Sơn La, con người Sơn La. Thắng cảnh du lịch của Sơn La. Món ăn ngon của người Sơn La. Và tham gia giao lưu với thế hệ 8x. 9x Sơn La.
    Để có cách nhìn mới về con người Sơn La

Chia sẻ trang này