1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sơn Tây - Tình yêu của tôi.

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi moonlight4u, 14/09/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. moonlight4u

    moonlight4u Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Sơn Tây - Tình yêu của tôi.

    Sinh ra và lớn lên tại Sơn Tây, sau 4 năm học ở HN, lại quay về Sơn Tây làm việc, càng thấy yêu Sơn Tây hơn bao giờ hết. Xứ Đoài của tôi với là đất 2 vua, mảnh đất sinh ra bao anh hùng kiệt xuất, bao nhà thi sỹ đại tài mà vẫn bình dị, thanh bình đến lạ kỳ. Xưa kia liệu có ai biết rằng Phùng Hưng, Ngô Quyền sẽ thành những vị vua đi vào sử sách. Rồi nay những Tản Đà, Quang Dũng với tình yêu xứ Đoài tha thiết đã để lại cho chúng ta những áng văn bất hủ, mà chỉ nghe thôi đã thấy rung động lòng người.
    Bạn đã đến Sơn Tây chưa nhỉ? Nếu gặp người Sơn Tây rồi, bạn sẽ không thể nào quên được, những con người giản dị và dáng yêu, hiền lành và mến khách. Và.. đôi mắt của những cô gái Thành Sơn, bạn sẽ không thể quên được đâu..

    Sơn Tây không chỉ là nơi tôi sinh ra mà sẽ là nơi tôi gắn bó trọn đời, yêu Sơn Tây lắm, Sơn Tây ơi!!!

    Hãy cùng tôi bày tỏ tình cảm này nhé! Hoan nghênh các bạn.
  2. moonlight4u

    moonlight4u Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Đôi Mắt Người Sơn Tây
    Thơ: Quang Dũng
    Em ở thành Sơn chạy giặc về
    Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
    Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
    Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì

    Vầng trán em vương trời quê hương
    Mắt em dìu dịu buồn tây phương
    Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm
    Em có bao giờ em nhớ thương

    Từ độ thu về hoang bóng giặc
    Điêu tàn thôn lại nối điêu tàn
    Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ
    Em có bao giờ em chứa chan?

    Mẹ tôi, em có gặp đâu không?
    Những xác già nua ngập cánh đồng
    Tôi cũng có thằng con bé dại
    Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông

    Đôi mắt người Sơn Tây
    U uẩn chiều lưu lạc
    Buồn viễn xứ khôn khuây
    Cho nhẹ lòng nhớ thương
    Em mơ cùng ta nhé
    Bóng ngày mai quê hương./.
    Đôi mắt người Sơn Tây giờ vẫn đẹp lắm, nhưng giờ không còn "buồn viễn xứ khôn khuây" nữa....
    Được moonlight4u sửa chữa / chuyển vào 14:51 ngày 15/09/2005
  3. becks39e4

    becks39e4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2004
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Xin chào Moonlight4u.Nghe chị nói vậy chắc chị hơn tuổi em rồi,em là Bảo,là người Sơn Tây,em hiện là sinh viên năm thứ 3 Đại học Thương Mại Hà Nội.Rất mừng khi quê hương mình có những người con hiếu thảo như chị,mong là những con người như chị sẽ làm cho quê mình ngày 1 giàu đẹp và có thể giới thiệu tới tất cả mọi người về đất Sơn Tây mình-đẹp và mến khách đến nhường nào.
    Vì quê Sơn Tây mình còn quá chậm trong việc phát triển kinh tế,vì vậy Sơn Tây của ngày hôm nay ko mấy khác so với Sơn Tây của 5 hay 10 năm về trước,có khác thì chỉ 1 vài cơ sở hạ tầng được nâng cấp như là cầu cống,đường xá,hay 1 số toà nhà thuộc các tổ chức cơ quan nhà nước-những việc đó đáng nhẽ ra phải được làm từ rất nhiều năm về trước mới phải,còn con đường QLộ 32 chạy từ thủ đô Hà Nội về Sơn Tây mình thì như chị thấy và mọi người thấy,không khác gì 1 cái "công cụ thử độ bền của ống nhún" các phương tiện tham gia giao thông,và hầu hết du khách đều chọn con đường Láng-Hoà Lạc,thế nên bảo sao khi chúng ta hỏi:"Các bạn về Sơn Tây chơi bao giờ chưa?Sơn Tây tớ có thành cổ nằm giữa trung tâm thị xã đẹp lắm",mọi người đa số đều có 1 phản ứng rất trung:"Ô,Sơn Tây mà cũng có thành cổ á?Tưởng Sơn Tây chỉ có núi và bò sữa thôi chứ" Hoá ra họ đâu có vào thị xã mình,chỉ đi qua những vùng ven rồi vào Ba Vì hí hửng với những khu du lịch Ao Vua hay Khoang Xanh và nghĩ "đây là Sơn Tây".Buồn.
  4. moonlight4u

    moonlight4u Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Chào Bảo, rất vui khi được quen em, Chị cũng học ở trường TM ra, chị em mình có khi còn chung nhiều điểm nữa đấy.. Và điểm chung nhất có lẽ là TY cho Sơn Tây, phải thế không?
    Sơn Tây có thành cổ, phải rồi! Chúng ta tự hào lắm vì có một di tích lịch sử như vậy, hiện giờ Thành cổ đang được quy hoạch lại và chị tin rằng một ngày gần đây đó sẽ là một khu du lịch mà ai cũng biết đến khi nói về Sơn Tây.
    Hôm nào rảnh chị sẽ up một số ảnh về thành cổ bây giờ để mọi người cùng xem, và bây giờ sẽ là Thành Sơn Tây ngày xưa
    [​IMG]
    Cột cờ trong thành Sơn
    [​IMG]
    Cửa Nam thành Sơn (Cửa nhìn ra đường Quang Trung bây giờ)
    [​IMG]
    Cửa Tây thành Sơn (Cửa nhìn ra trường Cấp 3 Sơn Tây bây giờ)
    [​IMG]
    Toàn cảnh Thành Sơn Tây
  5. moonlight4u

    moonlight4u Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Bánh Dợm Xứ Ðoài
    Thuở bé, mỗi lần chờ mẹ đi chợ về, nhìn xâu bánh dợm lủng lẳng trên đầu đòn gánh là chị em chúng tôi reo hò, nhảy cẫng lên, ùa chạy ra tận cổng đón mẹ, chào mẹ thật to. Vào đến sân, mẹ thong thả đặt quang gánh xuống, gỡ xâu bánh ra, cắt dây lạt buộc, chia đều cho 3 đứa 3 cái. Tôi lớn nhất bao giờ mẹ cũng đưa sau cùng, còn 2 cái nữa mẹ đem vào để lên nóc tủ chè dành cho bố. Ðược bánh, các em tôi mỗi đứa ra ngồi một chỗ chờ tôi bóc bánh cho từng đứa. Bóc bánh dợm đâu có dễ, nếu không biết cách bóc thì khó mà tách được lá ra khỏi bánh. Phải bóc từ từ, kiên trì tước nhỏ theo thớ lá chuối, càng nhỏ bánh được bóc ra càng mịn, lớp lá chuối được tước dần để lộ màu bánh trắng của bột nếp nhìn như trứng gà bóc. Mùi nếp thơm đưa vào mũi làm cho lũ em tôi cứ nuốt nước bọt. Bao giờ tôi cũng bóc cho hai em tôi trước sau cùng mới đến lượt mình. Lần nào cũng thế, khi bóc xong cái bánh dợm của phần tôi, tôi cũng đem đến bên mẹ đang ngồi sàng gạo, mời mẹ ăn thử một miếng, thường thì mẹ lắc đầu, từ chối, chỉ khi tôi dùng hai tay dâng bánh vào miệng mẹ, mẹ mới chịu ăn thử một miếng. Vừa nhai bánh mẹ vừa khen: "Bánh Phú Nhi ngon thật. Thôi! con ăn đi, hồi bé bà ngoại đã cho mẹ ăn nhiều rồi".
    Rồi vào một buổi trưa hè, trong tiếng võng tre (ở quê tôi miền trung du thường làm võng bằng tre, một đôi võng mấy đời người) mẹ ru em ngủ, tôi nhẹ nhàng ngồi lại bên mẹ, để tay vào cánh võng cùng mẹ, đưa võng ru em. Khi tôi hỏi mẹ: "Bánh dợm này sao lại ngon miệng, ăn xong cứ thèm thèm", "họ làm bằng gì?" "sao mẹ không làm cho chúng con mà phải đi mua ngoài chợ?". Mẹ thong thả, nhỏ nhẹ nói với tôi:
    - Làm bánh dợm đâu dễ dàng như con tưởng, bánh dợm ở vùng quê nào đất bắc chả có, nhưng ngon hơn cả vẫn là bánh dợm vùng trung du, họ nói vùng trung du lúa nếp đất cằn nên thơm, lá chuối xanh như lá chuối rừng. Hiện nổi tiếng nhất vẫn là bánh dợm Phú Nhi của vùng xứ Ðoài, Sơn Tây, quê mình. Bánh dợm Phú Nhi đặc biệt có thêm nhân tôm, nên hương vị dễ làm cho người ăn thường nhớ đến. Cả một vùng xứ Ðoài như Vật Lại, Mông Cù, Thư Trấu, Sen Chiều, Ðường Lâm, Văn Gia, Phu Quy, Ngọc Nhị... Nhưng chưa đâu ngon bằng bánh dợm nhân tôm gia truyền nổi tiếng của Phú Nhi mà ngày xưa gọi là bánh tiến vua. Mẹ kể lại rằng: dưới triều vua Lê Thánh Tông dân ta sống trong thanh bình an lạc. Dân kính vua mà vua cũng hết lòng thương dân. Ngoài việc triều chính và những cuộc vi hành để xem xét đời sống dân tình, trừng trị nặng những tham quan tham ô lại ở các địa phương, vua còn có thú tao nhã là cùng các vị đỗ đạt cao, các danh sĩ thời bấy giờ như Lương Thế Vinh, Trần Nhân Tông, Ðỗ Nhuận... lập nên tao đàn nhị thập bát tú, sáng tác văn thơ, nâng nghệ thuật thi ca của văn học Việt Nam lên một trình độ uyên bác và thanh nhã.
    Một hôm khi gần tan triều, để kiểm tra các quan trong triều xem có hiểu gì về quê hương xứ sở, làng xóm, vua ra một đề thi và bắt tất cả các quan đều phải ứng thi. Ðề thi đó là: Mỗi người phải làm một món ăn, món quà dân dã của quê mình. Phải tự tay làm trong bếp của nhà vua, cấm không được làm các món ăn cầu kỳ bằng sơn hào hải vị. Ban chấm thi đứng đầu là nhà vua và một số các vị trong tao đàn. Vua còn cho vài người nấu bếp ở Hoàng cung tham gia chấm thi. Vua ra lệnh hôm trước thì hôm sau phải thi ngay để các vị quan không kịp trở tay. Phần lớn các quan đều xuất thân từ các gia đình quyền quí, đâu có biết việc nấu ăn.
    Rất nhiều món các quan làm dâng lên để vua thưởng thức đều bị vua chê là dở, không ngon... Có một vài vị làm được món ngon nhưng khi xem xét lại thì không phải là của làng thôn họ nên cũng bị vua chê. Tuy vậy, có một ông cử nhân người xứ Ðoài, Sơn Tây xuất thân từ một gia đình nghèo, từ tấm bé đâu có được ăn các món ăn ngon, làm các món ăn ngon. Suốt tuổi nhỏ phải giúp mẹ làm bánh để nuôi gia đình và lấy tiền ăn học. Nhớ lại những gì đã in trong đầu, đã thuần trong tay, ông tìm gạo, đỗ, tôm, lá chuối... làm bánh. Khi đem dâng vua cùng các quan chấm thi, mới ăn đến miếng thứ hai thì cả vua cùng các quan đều phải thốt lên: Ồ, ngon quá!
    Kết quả cuộc thi vua khen có 3 người, ông thì không những được khen mà còn được nhà vua thưởng áo gấm. Từ đấy hằng năm cứ đến tết 10-10 âm lịch, tết ăn cơm mới, dân làng của ông lại làm cỗ cơm mới cúng tổ tiên, làm bánh dợm đem tiến vua.
    Bánh dợm nhân tôm Phú Nhi được làm từ gạo nếp hoa vàng bảy phần, gạo dự hương ba phần, trộn lẫn đem ngâm qua rồi xay bằng cối đá cho mịn, đổ vào vải căng trên rá cho róc kiệt nước. Thịt ba chỉ bỏ bì thái nhỏ bằng đầu đũa. Tôm càng loại vừa, cắt bỏ hết đầu đuôi để nguyên cả con. Hành khô và mộc nhĩ sau khi ngâm nước cho nở hết, thái nhỏ. Tất cả cho vào xào, úp vung và tẩm mỡ cho mềm, sau đó đem xào kỹ rồi cho một chút nước mắm chắt, hạt tiêu và tinh dầu cà cuống. Vỏ bánh phải dàn thật mỏng, đều trong lòng bàn tay, rồi cho nhân vào nắm lại và vê dẹt cho tròn. Ngoài vỏ bôi mỡ nước cho khỏi dính lá. Lấy lá chuối tươi khoanh tròn chung quanh xếp bánh vào chõ và đồ lên. Người làm khéo thì khi bánh chín, vỏ bánh mỏng có thể nhìn thấy nhân ở trong rất hấp dẫn. Bánh dợm nấu để chuyển đi xa bán ở các chợ quê người ta gói kín như gói bánh giò, cho nên khi bóc bánh dợm phải bóc như bánh gai mới cho cái bánh nguyên vẹn. Bánh dợm nhân tôm, ăn no chứ không biết chán.

    (Theo Báo Hà Nội mới)
    Món bánh dợm nhân tôm này mình rất mê, không biết có ai cùng sở thích không nhỉ?? Nhưng xứ Đoài quê mình còn rất nhiều đặc sản nữa đấy!!
  6. honglanx

    honglanx Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    789
    Cúc cu , mình không phải là người Sơn Tây, nhưng mình có những kỷ niệm khá sâu sắc ở đó , mấy lần lên đấy chơi bằng đường Cuba , nhưng bây giờ người ta đi lại thường bằng Láng-Hòa Lạc rộng rãi hơn .Bây giờ nếu có dịp chắc chắn mình sẽ phải lên đấy chơi , trên đó ông mình đang làm Hiệu Phó Đại Học biên phòng , ngày xưa mình cũng định thi trường đó và gắn bó suốt đời ở Sơn Tây đó ,tiếc thật , nhưng bây giờ Sơn Tây cũng không mấy phát triển về Kinh tế , đó là lý do mà những người dân nơi đó muốn lập nghiệp tại những vùng đất khác hứa hẹn hơn .
  7. nang_st

    nang_st Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2005
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    0
    chị Moon nói đến bánh Dợm làm em lại ... ....cái ngày của mấy năm về trước là em chỉ ăn bánh dợm nhân tôm thôi , nhưng một năm gần đây thì em lại ăn được cả bánh dợm nhân đỗ ...cũng ngon , đến bây giờ thì bánh dợm Phú Nhi vẫn là nhất ! Mỗi lần tư St xuống HN là em phải mang bao nhiêu là bánh , bánh đc ưu tiên số 1 là bánh tẻ ( giờ ngon nhất ko phải ở Phú Nhi nữa ) , rồi đến bánh Gai ,bánh Dợm , bánh .....,hichic ,xách đến là nặng ......
    Mà chị Moon giờ làm ở chỗ nào St thế ???
    Mà sắp tháng 10 rùi , em thấy tháng 10 ở ST đẹp lắm ....
  8. moonlight4u

    moonlight4u Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    For Honglanx: Mặc dù nền Ktế của Sơn Tây chưa phát triển và mỗi người Sơn Tây vẫn tìm cho mình một miền đất hứa khác, nhưng mình nghĩ chắc chắn rằng những người đã lớn lên ở Sơn Tây hoặc đã từng đến Sơn Tây sẽ không thể nào quên được thị xã nhỏ bé, dễ thương này. Như bạn cũng vậy, đúng không?Bạn chẳng suýt nữa đã gắn bó mãi với Sơn Tây, và dù ý định đó không thành sự thật thì bạn vẫn dành cho Sơn Tây một tình cảm tốt đẹp. Cảm ơn bạn nhiều lắm đấy
    For nang_st: Sơn Tây bây giờ cũng rất đẹp rồi em ạ, trời đã dịu mát và gió trong lành lắm. Buổi sáng khi mặt trời mới lên, đi thong dong xung quanh thành cổ, thi thoảng lại gặp một người quen cùng sở thích, mỉm cười với họ, em sẽ thấy yêu Sơn Tây vô cùng. Chị hi vọng khi nào em về Sơn Tây, chị em mình sẽ có dịp đi cùng với nhau như vậy
  9. huongthanh235

    huongthanh235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2005
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Oài, các bác này có vẻ yêu cuồng nhiệt nhỉ!!!
    Em cũng ở Sơn Tây, cũng hay về, trung bình hai tuần vê một lần. Về cũng thích vì về nhà ngủ ngon hơn hay sao ý. Với lại buổi tối đi chơi cũng trong lành hơn.
    Nhưng mừ em chả bao h nghĩ đến vụ về kàm việc. Vì em học Ngoại thương, về ST thì tìm đâu ra chỗ nào xuất nhập khẩu nhỉ??? Chán, bao nhiêu năm vẫn cứ đều đều, bình bình.
    Thế nên, rốt cục, mình về với u là chính!!! Chứ không có được cái TY cuồng nhiệt như bác trên. Nhưng mấy cái ảnh của bác làm em hơi bất ngờ. Em không nghĩ thành cổ ngày trước nó hoành tráng thế đâu. Bây giờ xây lại cái cột cờ nhìn xấu ỉn !!!
  10. moonlight4u

    moonlight4u Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Làng cổ Đường Lâm
    Không gian văn hóa ?" kiến trúc làng là những biểu hiện sâu đậm của nền văn minh lúa nước Việt Nam từ bao đời nay. Có những miền quê hiện vẫn ẩn chứa những công trình kiến trúc và không gian văn hóa từ bốn, năm trăm năm và cả ngàn năm trước để lại. Cụm bốn làng Mông Phụ, Cam Thịnh, Đông Sàng và Đoài Giáp thuộc xã Đường Lâm thị xã Sơn Tây, cách Hà Nội khoảng 40km là một nơi như vậy.
    Đường Lâm là quê hương của hai đức vua hiển hách, có công lớn với nước với dân một thời. Đó là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (Thế kỷ VIII) và vua Ngô Quyền (Thế kỷ X).
    Đình làng được xây dựng cách đầy 400 năm. Từ đây, có năm ngõ tỏa ra năm thôn. Năm ngõ này nối liền nhau. Cuối mỗi ngõ là điếm canh để người ta canh gác, bảo vệ xóm làng. Ở phía ngoài mỗi làng lại có quán làng. Mục đích xây những quán này là để đón những người con của làng qua đời ở nơi xa, trước khi đưa về làng chôn cất.
    Mỗi thôn đều có một cái giếng làng. Hiện ở Mông Phụ còn lại cái giếng độc đáo là giếng Sui. Nước giếng rất trong, lại có bảng đề chữ nho ?oNhất phiến băng tâm?, ý nói tấm lòng người dân Mông Phụ trong trắng như phiến băng. Ở phía đông và tây của đình làng cũng có hai cái giếng. Các cụ già giải thích rằng, hai giếng đó là hai mắt rồng.
    Mông Phụ là làng to nhất xã. Cả làng có gần 400 hộ dân. Nghề chính ở Mông Phụ là nông nghiệp. Xa xưa, ở đây có nghề phụ dệt vải, nuôi tằm. Làng này có hơn 100 mái nhà được coi là nhà cổ. Đó là những nếp nhà mái lợp bằng ngói mũi (còn gọi là ngói vẩy cá). Căn nhà lâu đời nhất có tuổi thọ hơn 400 năm, còn lưu giữ được bài văn cúng tế bằng chữ nho được viết bằng mực tàu trên một tấm ván. Đó là căn cứ để các chuyên gia Hán ?" Nôm xác định được niên đại của căn nhà này. Chúng tôi ghé thăm căn nhà hơn 200 năm tuổi của vợ chồng cụ Phạm Văn Thu. Hai cụ đã gắn bó bên nhau gần bảy chục năm nay trong ngôi nhà này. Chúng tôi vào nhà đúng lúc cụ ông chậm rãi đọc Kiều cho cụ bà nhặt rau nghe. Cách nhà cụ Thu vài căn là nhà của cặp vợ chồng ông Nguyễn Văn Hùng và bà Lã Thị Thảo. Đây là căn nhà có tuổi trên 400 năm. Căn nhà cổ nhất này do các cụ tổ của ông Hùng để lại từ đầu thế kỷ XVI. Ông Thảo cho biết ngôi nhà này có từ đầu thế kỷ XVI.
    Mông Phụ, Cam Thịnh, Đông Sàng và Đoài Giáp là những làng quê cổ kính, nên thơ với những mỹ tục tâm linh vô giá, những cấu trúc làng xóm nhà cửa cổ kính, hài hòa đặc trưng của không gian văn hóa làng xã Việt Nam ấy cần được gìn giữ trùng tu và bảo tồn cho muôn đời con cháu mai sau.
    [​IMG]
    Cổng làng và cây đa đầu làng cổ
    [​IMG]
    Đình làng 400 năm tuổi
    [​IMG]
    Một góc làng cổ
    [​IMG]
    Nghề làm tương truyền thống
    [​IMG]
    Cổng một ngôi nhà cổ
    (Sưu tầm từ Báo ảnh Việt Nam)
    Bạn thấy không, Sơn Tây của chúng ta đó, hãy yêu Sơn Tây từ trái tim của chính bạn.
    Được moonlight4u sửa chữa / chuyển vào 09:21 ngày 16/09/2005
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này