1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sơn Tây - Tình yêu của tôi.

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi moonlight4u, 14/09/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. _anh_yeu

    _anh_yeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    6.781
    Đã được thích:
    0
    Trẻ trung, duyên dáng, mỏng manh, dễ vỡ... xương nhỏ
  2. trucnhat

    trucnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Vườn quốc gia Ba Vì
    Vị trí địa lý: Nằm trong địa phận huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây
    Quyết định thành lập: Quyết định số 17-CT ngày 16/01/1991 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng về việc thành lập và phê chuẩn luận chứng kinh tế - kỹ thuật Rừng cấm quốc gia Ba Vì. Quyết định số 407-CT ngày 18/12/1991 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng về việc đổi tên thành Vườn quốc gia Ba Vì và giao Bộ Lâm nghiệp quản lý.
    Toạ độ địa lý: Từ 21001'' đến 21007'' vĩ độ bắc và 105016'' đến 105025'' kinh độ đông.
    Quy mô diện tích: 7.377 ha bao gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trên cốt 400 và phân khu phục hồi sinh thái dưới cốt 400.
    Vùng đệm: Vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì có diện tích 14.144 ha thuộc địa phận 7 xã miền núi huyện Ba Vì
    Mục tiêu, nhiệm vụ: Rừng quốc gia Ba Vì là đơn vị kinh tế và sự nghiệp khoa học, có chức năng là trồng, bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên, di tích lịc sử, nghiên cứu khoa học kết hợp với tham quan, học tập và du lịch:
    Bảo tồn toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên còn nguyên vẹn của rừng cấm
    Trồng mới, phục hồi, bảo vệ rừng, các nguồn gen động, thực vật quý hiếm, các đặc sản rừng và các di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan.
    Tổ chức nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu cơ bản với mục đích phục vụ bảo tồn.
    Tổ chức các hoạt động dịch vụ khoa học, giáo dục hướng nghiệp và tham quan du lịch.
    Cơ quan / cấp quản lý: Vườn quốc gia Ba Vì trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý
    Ban quản lý: Ban quản lý gồm: Ban giám đốc, Hạt kiểm lâm, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật và trồng rừng, Trung tâm nghiên cứu khoa học.
    Hoạt động du lịch: Vườn quốc gia Ba Vì có nhiều cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục với nhiều con suối bắt nguồn từ núi rừng Ba Vì quanh năm nước chảy, nhiều hồ tự nhiên và nhân tạo (Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua..) gắn liền với nhiều di tích lịch sử như: đền Thượng, đền thờ Bác Hồ. Chính những điều kiện trên đã hình thành các điểm du lịch nổi tiếng Ao vua, Khoang xanh, suối mơ, Thác đa. Trong tháng 6/2003 Bộ Nông nghịêp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt mô hình thí điểm du lịch sinh thái kết hớp với giáo dục hướng nghiệp tại Vườn quốc gia Ba Vì.
    Các giá trị đa dạng sinh học: Vườn quốc gia Ba Vì với 3 kiểu rừng: Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới; rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới và kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi thấp. Núi Ba Vì với 2 đai cao nên hệ thực vật nơi đây khá phong phú và đa dạng, đã ghi nhận 812 loài thực vật bậc cao thuộc 99 họ, 472 chi. Nhiều loài cây quý hiếm như: Bách xanh (Calocedrus marcrolepis), Thông tre (Podocarpus nerrifolius) Sến mật, giổi lá bạc, quyết thân gỗ, bát giác liên. Ở Vườn quốc gia cũng đã thống kê được 169 loài cây thuốc, đến năm 1992 đã ghi nhận 250 loài cây thuốc chữa nhiều bệnh.
    Khu hệ động vật Ba Vì đã phát hiện 45 loài thú như gặm nhấm, dơi, linh trưởng, tê tê...Nhiều loài có tên trong sách đỏ như Cu li lớn, chồn bạc má, gấu ngựa, cầy vằn, cầy mực, sơn dương, tê tê...Ở đây đặc biệt có sự phân bố của sóc bay (Pertanriste pertanrista).
    113 loài chim với nhiều loài quý hiếm như gà lôi trắng, công, trỹ, tuy nhiên số lượng cá thể của những loài này trở nên rất hiếm. Ngoài ra ở đây cũng ghi nhận được 15 loài lưỡng cư, 86 loài côn trùng và nhiều loài động vật thuỷ sinh khác.
    Các dự án có liên quan: Dự án của Hội trợ giúp về nghiên cứu và môi trường (AREA) đã thực hiện chương trình phá triển nông thôn vùng đệm năm 2000. Với sự trợ giúp của cơ quan hợp tác Nhật Bản, dự án lâm nghiệp cộng đồng đã thực hiện tại xã Yên bái (Vùng đệm). Tổ chức The Quaker Organisation đang thực hiện dự án phát triển cây dược liệu năm 1999. Một số dự án du lịch sinh thái do các doanh nghiệp tư nhân làm chủ đầu tư.
    Dân số trong vùng: Vùng đệm Vườn quốc gia Ba vi với 7 xã: Minh Quang, Khánh Thượng, Tản Lĩnh, Ba Trai, Ba Vì, Yên Bài và Vân Hoà thuộc huyện Ba Vì. Dân số trong vùng đệm khoảng 46.547 người gồm các dân tộc kinh, mường, dao
    http://www.vuonquocgiabavi.com/
    [​IMG]
  3. trucnhat

    trucnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Ông Phan Kế Toại
    Bộ trưởng Bộ Nội vụ
    Giai đoạn : 1959-1963
    [​IMG]
    Ông Phan Kế Toại sinh năm 1892, quê làng Mông Phụ xã Đường Lâm thị xã Sơn Tây tỉnh Hà Tây. Xuất thân trong một gia đình quan lại, thuở nhỏ, Phan Kế Toại học tại Hà Nội, sau vào học Trường Hậu bổ. Từ năm 1911, Phan Kế Toại nhận được học bổng của chính quyền bảo hộ du học tại Trường Hành chánh thuộc địa Paris (Pháp). Lúc ấy, Nguyễn Aái Quốc, một người Việt yêu nước, đã có mặt tại thủ đô Pháp. Phan Kế Toại có hỏi Nguyễn ái Quốc: "Theo ý anh, tôi có nên học trường này không?" Nguyễn ái Quốc nói: "Tôi cũng muốn xin vào học trường này, nhưng Tây không cho. Tôi muốn có kiến thức để sau này làm được việc gì cho đất nước. Tôi nghĩ rằng anh nên theo học. Sau này, lúc cần, tôi sẽ tìm anh".
    Năm 1914, ra trường, Phan Kế Toại được bổ làm tri huyện và quá trình quan lộ của ông ngày một thăng tiến. Năm 1941, Phan Kế Toại giữ chức Tổng đốc Thái Bình. Năm 1944, lúc còn làm Tổng đốc Thái Bình, Phan Kế Toại đã hướng về Bác Hồ bằng việc ủng hộ ********* một tín phiếu 500 đồng bạc Đông Dương, giao cho ông Nguyễn Công Liệu lúc đó là cán bộ *********.
    Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), Chính phủ Trần Trọng Kim cử Phan Kế Toại giữ chức Khâm sai Bắc Bộ. Đến tháng 7/1945, ông xin từ chức Khâm sai. Nhưng đến ngày 17/8/1945, chỉ còn hai ngày nữa Cách mạng tháng Tám sẽ bùng nổ, Phan Kế Toại mới nhận điện từ triều đình Huế cho phép từ chức. 10 giờ đêm hôm ấy, trước khi rời Bắc Bộ Phủ, Phan Kế Toại cho gọi một bảo an binh Nguyễn Sỹ Là và chánh quản Lại đến phòng họp và ra lệnh: "Tuyệt đối không được nổ súng và phải mở cửa ngay khi quân cách mạng tiến công". Và 9 giờ sáng ngày 19/8/1945, đoàn thể quần chúng kéo đến vây quanh Bắc Bộ Phủ. Chỉ 5 phút, đã có lệnh cho mở cửa. Rõ ràng, nhờ "nội ứng" của Phan Kế Toại mà lực lượng cách mạng chiếm Bắc Bộ Phủ không tốn một viên đạn nào.
    Từ chỗ không tin Nhật, nên khi bị người Nhật ép buộc đi biểu dụ dân chúng nhổ lúa trồng đay và nộp thóc cho Nhật, Khâm sai đại thần Phan Kế Toại đã cáo ốm.
    Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, Phan Kế Toại đã tạo điều kiện thuận lợi cho ********* cướp chính quyền êm thấm tại Hà Nội và các tỉnh thuộc Bắc Bộ.
    Thực hiện lời hẹn "sẽ tìm anh" 26 năm về trước, năm 1947, trong khi thực dân Pháp gây hấn ở Hải Phòng, Hà Nội, Phan Kế Toại đang sơ tán ở Thanh Lũng, Sơn Tây thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho người mang thư mời Phan Kế Toại lên chiến khu Việt Bắc tham gia Chính phủ. Sau khi đọc xong thư, Phan Kế Toại cảm động, nói với hoạ sĩ Phan Kế An, con trai mình: "***** quả đúng là con người đức độ, trước sau nhất quán".
    Trọng trách đầu tiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho Phan Kế Toại là quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ (1947). Ngày 19/8/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh cử Phan Kế Toại làm Uỷ viên Hội đồng Quốc phòng tối cao do chính Bác Hồ làm Chủ tịch (1948), rồi Bộ trưởng Bộ Nội vụ (1951). Ngày 20/9/1955, Phan Kế Toại được cử giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong hai nhiệm kỳ liên tiếp từ 1955-1961. Năm 1961, Phan Kế Toại về hưu, đến năm 1992, ông mất tại Hà Nội, thọ 100 tuổi.
    Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giúp Phan Kế Toại thực thi lòng yêu nước. Những cống hiến của Phan Kế Toại cho đất nước được đánh giá cao. Đức độ của Phan Kế Toại mãi mãi được nhân dân ghi nhớ.
    (Bác Hồ với chí sĩ Phan Kế Toại - Nguyễn Xuyến)
  4. leo_queen_8x

    leo_queen_8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2006
    Bài viết:
    2.361
    Đã được thích:
    0
    Không chịu đâu! Nhất định phải có lời giải thick rõ ràng, không là không xong đâu!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
  5. trucnhat

    trucnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Phan Kế An - Một họa sĩ tài hoa, một cây bút lý luận sắc sảo
    (Nguyễn Đạm Thủy [100 Years-VietNam National University,HaNoi])
    [​IMG]
    "Miệng sắc mắt càng sắc/ Hiền hoà khi vẽ tranh / Gợi nhớ "Chiều Tây Bắc"/ Một gam màu rất xanh / Vài ly cồn đã nhắp / Thôi thì này công danh / Thôi thì này tiền bạc / Chỉ còn đôi mắt xanh" (Phác Văn).
    Chân dung người họa sĩ tài hoa Phan Kế An đã được bạn bè thân tình vẽ lên như vậy đó! Chỉ mấy nét phác họa tưởng như sơ sài, nhưng đã khá đầy đủ về một người nghệ sĩ trên 80 tuổi với những cống hiến hết mình cho cách mạng, cho nghiệp vẽ và cho cuộc đời.
    "Tôi đến với cách mạng hào hứng, tràn đầy lòng nhiệt tình và một niềm tin không gì lay chuyển nổi!" - mỗi khi nhớ lại những tháng năm sục sôi cách mạng ngay tại quê hương Đường Lâm, Sơn Tây - nơi Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương sơ tán - vị họa sĩ già quắc thước lại không khỏi bồi hồi. Họ đã dám sống, dám hy sinh thân mình vì sự nghiệp chung của cách mạng, của đất nước. Đó là những năm tháng hào hùng, đáng ghi nhớ của cả một dân tộc, trong đó mỗi người đều đóng vai trò nhỏ bé của mình để làm nên chiến thắng. Và, Phan Kế An là một người "nhỏ bé" cùng triệu triệu người dân Việt Nam góp phần lập nên kỳ tích đó.
    Ngay từ khi là sinh viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Phan Kế An đã là một trong những gương mặt sinh viên có nhiều hoạt động tích cực nhất trong phong trào sinh viên cứu quốc. Nói về những ngày tháng đầu tiên bỡ ngỡ, ông cho biết: "Khi ấy, trước cách mạng, chúng tôi đọc được một số truyền đơn của *********. Có lần, tôi được xem tờ truyền đơn dưới ký tên Nguyễn Ái Quốc. Anh em chúng tôi nhiều người náo nức tham gia hoạt động lắm. Tôi về Hà Nội gặp anh Dương Đức Hiền, rồi anh Lưu Thọ, anh Đào Đức Thông là hai sinh viên Canh nông, chủ động đặt vấn đề sinh viên Mỹ thuật tham gia phong trào sinh viên cứu quốc. Tôi được nghe bài học sơ đẳng về tổ chức (lập tổ 3 người), các anh gợi ý tôi về Sơn Tây tổ chức phong trào sinh viên Mỹ thuật, bắt mối với ********* ở Sơn Tây. Chúng tôi bắt đầu chuyển sang hoạt động chính trị. Nhiều anh em Mỹ thuật như Mai Văn Nam, Tạ Thúc Bình, Vĩnh Noãn, Mai Văn Hiến, Lê Phả, Kim Đồng, Phan Thông, Nguyễn Tư Nghiêm, Tôn Đức Lượng (tức Nguyễn Hữu Kính), Nguyễn Văn Thiện, Trần Quốc Ân, Bùi Xuân Phái? rất hăng hái". Đó là thời kỳ mà sau này Xuân Diệu gọi là "thời vứt bút". Dùng mỹ thuật để hoạt động cách mạng, Phan Kế An và sinh viên Mỹ thuật Sơn Tây (Trường sơ tán về đấy từ năm 1943 đến năm 1945) tổ chức những hình thức hoạt động công khai bằng các cuộc triển lãm tranh cổ động chính trị đề cao tinh thần yêu nước. Đây có thể gọi là triển lãm đầu tiên của giới mỹ thuật Việt Nam về tranh cổ động chính trị và được quần chúng Sơn Tây lúc bấy giờ rất hoan nghênh. Rồi triển lãm hội họa được tổ chức (tại phòng Thông tin thị xã) thu hút khá đông đảo anh chị em họa sĩ tham gia, công khai kết hợp với bí mật. Phan Kế An kể rằng: "Tôi cùng với anh Nguyễn Ngọc Hoàn, cán bộ ********* ở Sơn Tây, đã nhiều lần bò vào trại lính Nhật ở Tông (chùa Thông, Sơn Lộc) lấy trộm súng đạn để chuyển ra cho tổ chức". Những hoạt động của chàng công tử Phan Kế An đã nhận được sự động viên của chính người cha - Khâm sai đại thần Phan Kế Toại (sau này là Bộ trưởng Bộ Nội vụ rồi Phó thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) - thậm chí cả căn nhà của gia đình ở quê cũng được dùng làm nơi cất giấu vũ khí cho cách mạng. Hội họa, chính con đường này đã dẫn ông tới đỉnh vinh quang, như một duyên đời của chính ông và của đất nước. Ông nhớ lại: "Trải qua những biến cố đầy khó khăn, phức tạp, Tàu Tưởng vào, giặc Pháp gây hấn? một nhóm 6 sinh viên Mỹ thuật ở nhà tôi lúc đó được chỉ định đến nhà anh Nguyễn Đình Thi ở ấp Thái Hà để bí mật vẽ và khắc những tranh cổ động cho cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp sắp nổ ra. Đội ngũ những người làm mỹ thuật được Bác Hồ và Trung ương Đảng chỉ đạo, dìu dắt, đã đi vào cuộc kháng chiến thần thánh 9 năm của dân tộc một cách nhẹ nhàng, phấn khởi và tin tưởng".
    [​IMG]
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và họa sĩ Phan Kế An tại Việt Bắc
    Phan Kế An là một trong không nhiều họa sĩ có được duyên nghiệp hiếm có. Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình, ông đã có nhiều kỷ niệm mà bất kỳ một họa sĩ nào cũng hằng ao ước. Là một trong những họa sĩ được vinh dự vẽ Bác Hồ trên chiến khu Việt Bắc, mỗi khi nhắc đến những giây phút quý báu đó, Phan Kế An lại bồi hồi: "Tôi không bao giờ quên hình ảnh Bác luôn trong trái tim tôi, cho đến ngày hôm nay, dẫu đã gần 60 năm qua rồi!". Khuôn Tát - nơi ông được gặp Bác, được sống cùng Bác, được vẽ Bác ở mọi tư thế, mãi là nơi ghi đậm dấu ấn một chàng trai trẻ 25 tuổi, miệt mài tốc họa và thâm họa vị Chủ tịch yêu quý của dân tộc. Ông cho biết: "Bác bảo với tôi rằng: An ở đây với mình, ở bao lâu tùy An, mình làm việc của mình, An cứ làm việc theo ngẫu hứng của An. Mình làm việc khi chỗ này, khi chỗ nọ quanh đây, An cứ tự nhiên theo mình mà vẽ?". Hơn 2 tuần lễ ngắn ngủi thực không uổng phí, Phan Kế An vẽ được trên 20 bức tốc họa và 1 bức thâm họa, đã làm một cuộc trưng bày nho nhỏ trên tấm liếp ở nhà tập thể để tất cả anh em cùng thưởng thức. Bác đã chọn một bức đề ngày 27.11.1948 để in trên báo Sự thật. Đây là bức vẽ chân dung Bác được in trên báo Đảng lần đầu tiên ở Việt Bắc. Sau này, nguồn cảm hứng vẽ về Bác không lúc nào nguội lạnh trong Phan Kế An, bởi ông còn sáng tác rất nhiều tranh về Bác nhờ những ngày tháng quý giá đó.
    [​IMG]
    Cuộc họp thành lập ********************** ở Cửu Long - Hồng Kông năm 1930.
    Chì đen, 1990. Khổ 90cmx100cm
    Thời gian này, là họa sĩ của báo Sự thật (làm việc trực tiếp với đồng chí Trường Chinh), Phan Kế An còn nổi danh là một họa sĩ chuyên vẽ tranh biếm họa (khoảng vài trăm tranh) đánh địch một cách có hiệu quả, với bút danh Phan Kích ngay từ năm 1947. Nhiều nhận định cho rằng Phan Kế An đã kế thừa chất "uymua" nghệ thuật vẽ dân gian, với bút pháp khỏe, lối cách điệu độc đáo, tạo nên phong cách biếm họa độc đáo. Tại Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1951 tổ chức tại Chiêm Hóa, 2 bức biếm họa "Mỹ kiến thiết" và "Ta có bom nguyên tử Liên Xô" được trao giải Nhất cùng với các giải hội họa khác. Tại Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1960, Phan Kế An lại nhận giải Nhất cho các bức biếm họa "Hình với bóng" và "Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17 ở Việt Nam".
    [​IMG]
    Đồi cọ Bản Bắc
    Sơn dầu, 1998. Khổ 90cmx120cm.

    Hơn nửa thế kỷ qua, tài vẽ tranh ký họa của ông luôn được bạn bè nể phục. Chân dung Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Hoài Thanh, Hoàng Trung Thông, Trần Lê Văn, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Xuân Khoát, Thế Lữ, Anh Thơ, Quang Dũng? Ai ra người nấy! Chẳng thế mà trong cuộc vui mừng thọ bát tuần của ông cách nay chưa lâu, bạn bè đã cùng nhau "xúm" vào tặng ông những vần thơ hóm: "Mừng ông lên lão tám mươi/Nhựa xuân chưa cạn, cây đời vẫn xanh/ Khi vui múa cọ tung hoành/ Lúc buồn rượu uống be sành coi khinh" (Hoài Việt). Không chỉ ký họa, biếm họa, Phan Kế An còn nổi tiếng với hội họa: phong cảnh, tĩnh vật, chân dung, sinh hoạt, chiến đấu bằng chất liệu sơn dầu và sơn mài. "Qua các thể loại và chất liệu ấy, cái đọng lại sâu đậm trong nghệ thuật của Phan Kế An có lẽ là chất trữ tình ấm áp và dáng vẻ hùng tráng của một thiên nhiên bao la, giàu ánh sáng và màu sắc vốn tràn đầy trên đất nước Việt Nam chúng ta. Tác giả đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu, khám phá vẻ đẹp của từng chiếc lá, nụ hoa, từng bụi tre, khóm chuối? Trước những khoảng đất trời rộng thoáng, những góc nhỏ hẹp trong vườn, tác giả đã bộc lộ một sự cảm thông, một niềm yêu thương tế nhị" - Phó giáo sư, nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Trân - người bạn vong niên, đã viết về những tác phẩm của Phan Kế An như vậy.
    [​IMG]
    Gác chuông chùa Trăm gian
    Sơn mài, 1959. Khổ 60cmx90cm
    Nói đến Phan Kế An, không thể không nhắc đến tác phẩm "Nhớ một chiều Tây Bắc" (sáng tác khi ông mới ngoài 30 tuổi). Đây có thể xem như kiệt tác của ông và là tác phẩm kinh điển của Mỹ thuật đương đại Việt Nam (được tặng giải Nhất tại Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1955 cùng với 2 tác phẩm sơn mài "Gặt ở Việt Bắc" và "Du kích trên ngọn Khao Luông"). Bài thơ của Doãn Trang, thi phẩm của Đoàn Việt Bắc và nhạc phẩm "Anh thả chiều vào tranh" (nhạc sĩ Vũ Thanh) đều ra đời trên cảm xúc của "Nhớ một chiều Tây Bắc" của Phan Kế An.
    Cùng với "Nhớ một chiều Tây Bắc", chùm các tác phẩm "Gặt ở Việt Bắc", "Những đồi cọ", "Bác Hồ làm việc ở lán Nà Lừa", "Chân dung Bác Hồ", "Hà Nội tháng 12.1972", "Cánh đồng bản Bắc" của họa sĩ Phan Kế An đã vinh dự được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, năm 2001.
    Hơn một nghìn tác phẩm thuộc đủ các chất liệu sơn mài, sơn dầu, lụa, màu nước, màu bột, ký họa, đồ họa? đã tạo nên một "phong cách và thương hiệu Phan Kế An" trong làng Mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Nhiều nhà phê bình đã đánh giá cao cống hiến của Phan Kế An vào thời điểm năm 1955 trong việc sáng tạo gam màu, trong việc tìm ra được màu xám xanh và màu xanh chàm nổi tiếng trong sơn mài, điều mà những người đi trước dẫu có tìm nhưng chưa thành công. Nhiều người còn nhận định rằng, Phan Kế An đã góp phần đặt dấu mốc cho nghệ thuật sơn mài hiện đại Việt Nam.
    [​IMG]
    Nhớ một chiều Tây Bắc. Sơn mài, 1955. Khổ 112cm x 70cm
    Ngay từ năm 1960, Phan Kế An đã "ghi danh" mình vào Viện Bảo tàng Nghệ thuật Ermitage và Bảo tàng Phương Đông (Liên bang Nga) bằng hai tác phẩm sơn mài "Gác chuông" (vẽ Chùa trăm gian) và "Bụi nứa miền xuôi". Không ít tác phẩm vẽ phong cảnh, tĩnh vật mang đậm màu sắc làng quê Việt của Phan Kế An đã có mặt ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và nhiều bảo tàng mỹ thuật trên thế giới, trong sưu tập của các nhà sưu tập nổi tiếng Đức, Pháp, Italia, Nhật Bản? Trong một bài viết riêng cho báo Văn nghệ ngày 17.12.1964, nhà văn Nga Boris Pôlêvôi nổi tiếng đã xúc động trước một cuộc triển lãm các tác phẩm Việt Nam tại Matxcơva: "Ở Matxcơva đã tổ chức một cuộc triển lãm tác phẩm nghệ thuật của các nước XHCN. Những tác phẩm nghệ thuật Việt Nam ở triển lãm này đã đạt được thành công lớn nhất? Sau cuộc triển lãm, tôi đã tới thăm Ermitage nơi bảo tồn nghệ thuật tốt nhất của chúng tôi, nơi có những bức tranh của Raphaen, Ruben, En Gơrec bà và Rembrăng, tôi thấy người ta đứng đông trước các tác phẩm của Phan Kế An và tỏ vẻ thán phục!". Và, chính vì vậy mà Phan Kế An cũng lại đã một lần nữa "ghi danh" mình trong "Từ điển Bách khoa Mỹ thuật" của Liên Xô và CHDC Đức. Trong cuốn "The International Directory of Distinguished Leadership" (USA) (Từ điển danh nhân thế giới Hoa Kỳ) cũng đã giới thiệu một cách trân trọng về cuộc đời và những cống hiến cho mỹ thuật Việt Nam của họa sĩ Phan Kế An.
    [​IMG]
    Hà Nội cuối tháng 12/1972. Bột mầu, 1973. Khổ 150cm x 90cm.
    Bằng tài năng, lòng nhiệt tình, sự say mê, dường như không khi nào ông ngưng tay vẽ. "Mình vẫn vẽ đấy chứ. Vẽ là nghiệp mà" - ông bảo vậy khi mới thoát cơn bạo bệnh vào mùa xuân Bính Tuất này, cũng là lúc ông bước sang tuổi 84. Tự tin vào chính mình, tin ở cuộc sống, nên dường như tranh của ông luôn tràn đầy tinh thần lạc quan, sự trìu mến, tình cảm với con người, với cuộc đời.
    Tuy nhiên, sẽ là thiếu sót nếu nói về ông mà quên đi một "mảng nghiệp" nữa mà ông vẫn hằng theo đuổi song song với hội họa. Đó là lý luận phê bình. Cho đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ, Phan Kế An đã có trên 200 bài viết về lý luận, phê bình trên nhiều báo và tạp chí - một "duyên nghiệp" nữa mà hình như ông không dễ gì chối bỏ. Ông viết cũng say sưa, mê mải chẳng kém sáng tạo nghệ thuật. Bài "Thoả mãn nhu cầu văn hoá và nâng cao thị hiếu nghệ thuật" đặt ra những vấn đề lý luận khá mới mẻ về nhu cầu văn hóa, thị hiếu nghệ thuật trong xã hội hôm nay. Bài "Gia đình như một nền tảng tâm linh - mỹ học" tìm cách lý giải những vấn đề thuộc về tâm linh, liên quan tới tinh thần và đời sống tinh thần của con người. Bài "Cơ sở sinh thái - mỹ học của kiến trúc phong cảnh" đề cập đến mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Bài "Vài nét sơ lược về nghệ thuật tạo hình Việt Nam" (1958) nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam dưới nhiều góc độ, theo trục thời gian, từ mỹ thuật cổ đến mỹ thuật hiện đại, đưa ra những dẫn chứng cụ thể, phân tích những biến đổi sâu sắc về hướng đi của mỹ thuật Việt Nam, về đội ngũ họa sĩ, nhà điêu khắc Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến, những thành tựu cũng như những hạn chế của thể loại chất liệu... Bài "Những khả năng ứng dụng rộng lớn của đồ họa" lại đi sâu về nghệ thuật đồ họa và những tính năng của nó đối với nghệ thuật, với xã hội, đồng thời khẳng định trách nhiệm của người họa sĩ đồ họa lúc đó. Giọng văn sắc sảo, am hiểu lĩnh vực nghiên cứu, Phan Kế An dẫn dắt người đọc vào những vấn đề khác nhau của mỹ thuật, của cuộc sống, chỉ ra hiệu quả của nó đối với xã hội. Đó có lẽ là một ưu thế của "nhà phê bình" Phan Kế An.
    Tài hoa đó, sắc sảo đó - một phần là do trời phú, do gia đình, phần nữa, rất quan trọng lại do sự may mắn được học những người thầy uyên bác. Trong căn phòng nhỏ đượm màu thời gian, người họa sĩ già say sưa chỉ những bức ảnh chụp với ba người thầy mà ông vô cùng kính trọng, đó là cụ giáo già Phùng Xuân Chường - dạy tiểu học; thầy giáo dạy Lịch sử - Đại tướng Võ Nguyên Giáp và người thầy đầu tiên dẫn dắt ông trên con đường hội họa - họa sĩ Tô Ngọc Vân. Tự hào vì được học với những người thầy giỏi, ông cũng tự hào vì mình đã cống hiến được rất nhiều cho sự nghiệp mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Với những đóng góp to lớn ấy, ông đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cùng nhiều giải thưởng cao quý khác./.
    [​IMG]
    Họa sĩ Phan Kế An, tháng 4/2006.
    Ảnh Bùi Tuấn
  6. trucnhat

    trucnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Làng Mông Phụ
    [​IMG]
    Làng Mông Phụ là một quần cư hình thành từ lâu đời, dân cư đông đúc, nhà cửa san sát kề nhau. Công việc dựng nhà hoàn toàn nhờ một thứ vật liệu địa phương độc đáo và rất đẹp - đá ong. Đá ong có ở mọi nơi, có chỗ sâu vài ba mét, có chỗ lưỡi đá lộ thiên trồi hẳn lên...

    Làng Mông Phụ là một quần cư hình thành từ lâu đời, dân cư đông đúc, nhà cửa san sát kề nhau. Công việc dựng nhà hoàn toàn nhờ một thứ vật liệu địa phương độc đáo và rất đẹp - đá ong. Đá ong có ở mọi nơi, có chỗ sâu vài ba mét, có chỗ lưỡi đá lộ thiên trồi hẳn lên...
    Xuất phát từ Hà Nội theo quốc lộ 32 qua thị trấn Phùng, hoặc đường cao tốc Láng - Hoà Lạc mới mở, rồi đi tiếp đường Cu Ba chạy từ Xuân Mai, ta đến một thị xã xinh xắn kề bên núi Tản sông Đà - thị xã Sơn Tây. Và sau khi tạm từ biệt những đường phố cổ kính, ngôi thành cổ và những dãy bàng đông tán đỏ, hè về tán xanh, ta đến vùng đất mà người trấn Sơn Tây xưa thường tự hào - đất hai vua Đường Lâm. Hai vị vua ấy là những vị anh hùng dân tộc người Việt ta rất tự hào: Phùng Hưng và Ngô Quyền. Như thế có lẽ cách đây chừng hơn nghìn năm, đất này là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá phát triển sôi động.
    Xã Đường Lâm là một cộng đồng dân cư nông nghiệp gồm năm sáu làng họp lại. Đến Đường Lâm ta sẽ đi trên những con đường làng vắng vẻ, hai bên có những dãy tường đá ong màu hoàng thổ loang lổ vết rêu và những cổng nhà khép kín khiến bầu không khí nơi đây có chút gì tư lự, mơ hồ... Sau bao biến đổi thời gian, lịch sử, đến nay chỉ còn duy nhất sót lại một chiếc cổng làng trong cụm dân cư này, ấy là cổng làng Mông Phụ. Cổng làng Mông Phụ đơn giản như bất cứ chiếc cổng của gia đình nào trong làng, chỉ duy nó mang kích thước của một cổng làng. Cổng án ngữ một cách cổ kính trên trục đường chính dẫn vào làng và được dựng theo lối cổ truyền. Phần mộc chọn theo mẫu tứ thiết: đinh, lim, sến, táu. Bốn cây cột cái đứng choãi chân trên những phiến đã xanh Đông Triều tròn vành vạnh như bốn chiếc cối đá đại đặt úp. Những chiếc hoành tròn được gác trên hai vì ''''chồng giường, kẻ truyền'''' tạo nên hai mái cân kiểu nhà tiền tế. Phần nề tường xây đá ong trần chít mạch, không ''''đao, đấu, diềm, mái''''. Ngày ngày đóng mở chỉ là hai cánh gỗ lim ''''cánh dế'''' dày chừng bốn năm phân, nghiến trên hai cối cổng bằng đá và hai bánh xe gỗ bọc thép.
    Tên làng Mông Phụ theo chữ Hán nghĩa là đồi thấp... Cũng có một số cụ đồ triết tự hai chữ này như sau: Mông là lấy chữ đầu của gò Mông Sơn; Phụ là đồi Khúc Phụ - quê hương của Thánh Khổng Tử bên Trung Hoa. Ấy là việc giải nghĩa tên làng, còn thực tế, quả thực ngôi đình của làng nằm trên đỉnh một quả đồi thấp. Đình Mông Phụ là một ngôi đình lớn nằm trong hệ thống ''''đình Đoài''''. Đình không có niên hạn cổ kính như đình Thuỵ Phiêu, nhiều giá trị nghệ thuật điêu khắc như đình Đông Viên, Tây Đằng... Song đình Mông Phụ có nét độc đáo trong kiến trúc, đó là sạp đình, một lối kiến trúc Việt - Mường đậm nét. Đình này được mở rộng, trùng tu qui mô vào mùa đông năm Kỷ Mùi niên hiệu Tự Đức. Có một điểm đặc biệt tế nhị trong lề lối kiến trúc cổ mà ít người để ý, đó là dù xuất phát ở điểm nào (hoặc đến hoặc đi) không bao giờ ta phải quay lưng lại một cách trực diện với hướng chính của đình. Trước cửa đình là một khoảng sân rộng, có thể dùng chữ ''''mênh mông'''' nếu ta đã một lần đến đó. Sân đình thực chất là một nút giao thông - ngã sáu xoè ra như nan quạt toả về các xóm: xóm Sui, xóm Xây, xóm Trung Hậu, xóm Sải, xóm Đình.
    Từ xa xưa, vào kỳ lễ hội người từ các ngõ nhỏ toả vào các trục đường chính, tụ lại nơi sân đình. Hội làng mở từ mồng bốn tháng Giêng đến chiều mồng mười, đoạn ''''tế khai xuân'''' là hết hội. Lễ hội xuân là lễ hội nông nghiệp, sản phẩm tế lễ là kết quả bàn tay cấy cày tạo ra cùng với những lời thỉnh cầu trời đất, thần thánh phù hộ cho mưa thuận gió hoà. Bên cạnh đình còn có hệ thống điếm ở mỗi xóm. Về mặt tín ngưỡng, có lẽ điếm là nơi thờ thổ thần xóm. Cũng như các làng quê Việt khác, Mông Phụ có giếng đình, ngoài ra mỗi xóm hầu như đều có riêng một giếng. Mỗi giếng gắn với một lịch sử xây dựng, có cái còn có hẳn một văn bia, như giếng xóm Sui có tấm bia ghi khắc ngày khởi công đào với bốn chữ: ''''nhất phiến băng tâm'''' (tam dịch: một mảnh tâm trong sạch). Có lẽ bốn chữ trên được rút từ câu thơ Đường: ''''Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ''''.
    Làng Mông Phụ là một quần cư hình thành từ lâu đời, dân cư đông đúc, nhà cửa san sát kề nhau. Công việc dựng nhà hoàn toàn nhờ một thứ vật liệu địa phương độc đáo và rất đẹp - đá ong. Đá ong có ở mọi nơi, có chỗ sâu vài ba mét, có chỗ lưỡi đá lộ thiên trồi hẳn lên. Khác với đá vùng Thạch Thất, Quốc Oai, Sơn Đông, Cổ Đông... dá ong ở Đường Lâm sau khi khai thác ở lò về kích thước to lớn, hình thức thô nhám hoàn toàn không gia công lại mà cứ thế xếp chồng lên thành tường thành nhà. Có nhìn mới ngỡ ngàng thấy cái đẹp ấy quả là vô song, cái đẹp ấy bổ sung vào nội hàm cụm từ ''''làng Việt cổ''''. Xa quê lâu ngày mà sao nhung nhớ quá cái màu thổ hoàng của tường đá ong rực lên trong nắng chiều xứ Đoài...
    Sẽ thiếu sót nếu viết về không gian văn hoá vùng đất này mà không nhắc đến tên tuổi một số bậc ''''Quốc sĩ'''' như cụ Thám hoa Giang Văn Minh, quan Thượng thư Bộ Hình triều Nguyễn - Nguyễn Khắc Nguyên hay cụ Tuần phủ Phan Kế Tiến, là thân phụ cụ Phan Kế Toại... và còn nhiều bậc học rộng tài cao song không may mắn trên con đường khoa cử. Nói thế là để tạm giới thiệu về tính hiếu học của vùng đất này. Kết thúc xin dẫn ra đôi câu đối trong từ đường cụ Thám hoa Giang Văn Minh.
    Lễ nghĩa bách niên Mông phụ ấp
    Phong thanh thiên cổ Thám hoa môn
    (Lễ nghĩa trăm năm là làng Mông Phụ - Tiếng thơm nghìn thuở cửa cụ Thám hoa này)
    HÀN THUỶ GIANG
  7. trucnhat

    trucnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Chùa ở Sơn Tây
    (Trích từ bài Ca dao về những ngôi chùa - Đào Đức Chương)
    Nếu lấy Thăng Long làm tâm điểm, thì đối xứng với Bắc Ninh là tỉnh Sơn Tây. Nếu Bắc Ninh có trung tâm Phật giáo Luy Lâu cổ xưa nhất thì Sơn Tây có chùa Tây Phương là danh lam cổ tự nổi tiếng nhất của Việt Nam. Chùa có tên chữ là Sùng Phước tự, nằm trên đỉnh núi Tây Phương (cao chừng 50 mét), hình núi cong như lưỡi câu nên còn gọi là núi Câu Lâu, nay thuộc làng Cần Kiệm xã Thạch Xá huyện Thạch Thất.
    Chùa Tây Phương
    [​IMG]
    [​IMG]
    Về niên đại của chùa, sách Danh lam cổ tự đã vin vào bảng lịch sử của chùa mà cho rằng chùa có từ thế kỷ thứ 3. Có lẽ tác giả dựa vào lời tương truyền đời Tấn (265-420) có Cát Hồng đến núi Câu Lậu luyện thuốc tu tiên. Còn theo sách Chùa xưa tích cũ, tác giả căn cứ vào số lượng tượng Hộ Pháp và La Hán: chùa chỉ có 1 Hộ Pháp là Vi Thiên Tướng thay vì 2 vị, và chỉ có 16 tượng La Hán chứ không phải 18 vị như thời Tống nên cho rằng chùa phải được lập thành trong thời Đường (618-936), hay chậm nhất cũng phải trước thời Tống (năm 960 về trước). Dù chùa dựng vào thời nào cũng trên 1000 năm rồi và phải trùng tu nhiều lần. Sử sách có ghi hai lần trùng tu ở cấp quốc gia là năm 1632 đời Lê Thần Tông và năm 1794 đời vua Cảnh Thịnh.
    Ngày hội chùa được nhắc nhở qua ca dao:
    Ấy ngày mùng sáu tháng ba
    Ăn cơm với cà, đi hội chùa Tây.
    Nhịn ăn nhịn mặc (ăn cơm với cà) để dành tiền đi xem hội chùa Tây một lần kẻo tiếc. Dự hội chùa vừa được hưởng một ngày vui, vừa được chiêm ngưỡng kiến trúc và điêu khắc tuyệt vời của ngôi cổ tự.
    Chùa dựng theo hình chữ tam rất độc đáo. Cả ba dãy nhà đều thiết kế kiểu mái hai tầng, ở bốn góc chái đều có mái đao cong vút lên nền trời trông rất mạnh, lại có đắp rồng ngắn ở đầu góc, tạo nét uyển chuyển hài hòa. Về nghệ thuật điêu khắc, chùa có tất cả 77 pho tượng lớn nhỏ bằng gỗ mít, son thếp nhiều màu rất công phu. Đáng kể nhất là tượng Tuyết Sơn, nét nhẫn nại trầm tư nhưng cương quyết hiện rõ trên khuôn mặt gầy gò của người tu khổ hạnh. Các tượng La Hán lớn bằng người thật, mỗi vị mang một dáng điệu, một nét mặt, biểu lộ trạng thái tâm tư khác nhau.
    Xong hội chùa Tây, ngày hôm sau có hội chùa Thầy ở huyện kế cận. Chùa Thầy trong khu vực núi Sài Sơn, thuộc làng Hoàng Xá xã Phượng Cách huyện Quốc Oai. Chùa có tên chữ là Thiên Phúc tự, xây năm 1057 đời Lý Thánh Tông, nguyên là một chùa nhỏ do Thiền sư Từ Đạo Hạnh lập ra để tu hành, dân chúng gọi là chùa Thầy để tỏ lòng tôn kính.
    Chẳng vui cũng thể hội Thầy
    Chẳng trong cũng thể hồ Tây xứ Đoài.
    Rửa chân đi hán đi hài,
    Rửa chân đi đất cũng hoài rửa chân.
    Nói thế chứ hội chùa Thầy vui lắm. Không những phong cảnh hữu tình, trước chùa là một hồ nước rộng có thủy đình trình diễn múa rối nước, mà nơi đây còn là điểm hẹn của nam thanh nữ tú:
    Mồng bảy tháng ba
    Vui thay Cắc Cớ
    Trai không vợ
    Nhớ hội chùa Thầy
    Gái không chồng
    Nhớ ngày mà đi
    Hai bên chùa là hai cây cầu có mái che mưa nắng do Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602, đặt tên là Nhật Tiên và Nguyệt Tiên. Lối qua cầu Nguyệt Tiên có đường dẫn lên núi vào hang Cắc Cớ. Đường đi ngoằn ngoèo nhỏ hẹp lại men theo sườn núi, một bên là vách đá, một bên là vực sâu, người ra vào dễ đụng chạm vào nhau hoặc phải nhờ dìu dắt, nhân đó trai gái có dịp làm quen:
    Mưa từ trong núi mưa ra
    Mưa khắp thiên hạ, mưa qua chùa Thầy.
    Đôi ta bắt gặp nhau đây,
    Như con bò gầy gặp bãi cỏ hoang.
    Và có nhiều cuộc hôn nhân bắt nguồn từ hội chùa Thầy, trên đường vào hang Cắc Cớ:
    Một nhà có bốn chị em
    Có tôi là út, tôi thèm đi chơi.
    Cả gan may túi đựng trời
    Đem nong sảy đá, giết voi xem giò
    Ngồi buồn đem thước ra đo
    Đo từ núi Sở, núi So, chùa Thầy.
    Lên trời đo gió đo mây
    Xuống sông đo nước, lại đây đo người.
    Đo từ mười tám, đôi mươi
    Đo lên chẳng được, đo người mười lăm.
    Tuổi em vừa đúng trăng rằm
    Tuổi anh mười sáu kết trăm năm vừa.
    Lại có người cho rằng hội chùa Ngo ở xã Tích Giang huyện Phúc Thọ tỉnh Sơn Tây mới đúng là nơi hấp dẫn:
    Nhất vui là hội chùa Thầy
    Vui thì vui vậy, chẳng tày hội Ngo
    Chùa Ngo khánh đá chuông đồng,
    Muốn chơi thì trả của chồng mà chơi!
    Cùng huyện với chùa Ngo, ở xã Đường Lâm có chùa Viễn là ngôi chùa cổ với bảo vật nổi tiếng:
    Nước giếng đồng chưa hâm đã nóng
    Chuông chùa Viễn chưa gióng đã kêu!
    Nhưng chùa chứa nhiều bảo vật đứng hàng thứ nhì (sau chùa Tây Phương) của tỉnh Sơn Tây nói riêng và cả nước nói chung, phải kể là chùa Sùng Nghiêm ở làng Mía, xã Đường Lâm, huyện Ba Vì. Chùa hiện có 287 pho tượng lớn nhỏ bằng gỗ hoặc bằng đất luyện, sơn son thếp vàng công phu. Ba pho tượng có giá trị cao về nghệ thuật là tượng Quan Âm Tống Tử với đường nét sinh động mềm mại; tượng Bát Bộ Kim Cang bằng đất luyện, 8 hình tượng diễn tả 8 thế võ khác nhau, nét mặt biểu lộ tinh thần thượng võ; tượng Tuyết Sơn cũng rất đạt về nghệ thuật nên có ca dao ca truyền tụng:
    Nổi danh chùa Mía làng ta
    Có pho Tống Tử Phật Bà Quan Âm.
    Chùa Mía
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. trongcaychuoi_thanglong

    trongcaychuoi_thanglong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2006
    Bài viết:
    1.395
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ chị nói đúng , em sẽ chuyển tất cả bài viết của mình sang box tâm sự .
    chúc mọi người luôn vui vẻ và may mắn .
    banana
  9. trongcaychuoi_thanglong

    trongcaychuoi_thanglong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2006
    Bài viết:
    1.395
    Đã được thích:
    0
    BÀI POST CUỐI CÙNG...
    [​IMG]
    BONUS : HEY ..... MA....<<GHOST>>......MA.....ÁH ...
    ma....ah ....ma
    trên đời có ma kô ?, nhà nước bảo không nhân dân bảo có và các nhà khoa học thì vẫn còn đang tìm hiểu ! thật là 1 câu hỏi to tổ bố , đó vẫn luôn là chủ đề muôn thuở ăn sâu vào nếp nghĩ của từng con người ,sẽ còn tranh cãi nhiều trước khi có được kết luận cuối cùng . người thì bảo trần đời làm gì có ma với cả mãnh , âu cũng chỉ là tâm lý của mỗi người và trí tưởng tượng fong fú vẽ ra , có người thì khăng khăng khẳng định là có ma , họ đã gặp ma và cam đoan rằng điều đó là sự thật có điều kô có được 1 bằng chứng cụ thể và thuyết fục , tất cả chỉ dừng lại ở những câu chuyện mơ hồ .
    còn mình thì sao ? mình nghiêng về fe nào , mình cũng thuộc dạng trung lập chưa từng chứng kiến ma tận mắt , nhưng mình cũng kô hẳn coi những câu chuyện của mọi người là hoàn toàn bịa đặt . nhiều nhất vẫn xuất fát từ đồng quê hẻo lánh , ruộng đồng bát ngát gió thổi vi vu nghĩa địa rập rờn trong hàng ngàn con đom đóm , ở chỗ mình cũng chẳng thiếu những nơi như vậy .
    ngày còn be bé , chuyện ma là một trong những điều hứng thú và thu hút nhất của lứa tuổi choai choai , trước cửa bưu điện fường đã tắt đèn đen thui , cũng sơm sớm thôi nhưng hồi đó dân cư còn thưa thớt nhà cửa còn tuềnh toàng nên tầm đó cũng đã là muộn , người đi lại thưa thớt cho dù là tối thứ 7 , trên vỉa hè nhờ nhờ tối chỉ nhìn rõ từng mặt đứa trẻ khi dí sát vào mặt , 1 fần cũng là nhờ ánh trăng leo lét của những ngày đầu hè . đó là nhóm của mình cùng 1 lũ hàng xóm đang vui chơi ngày cuối tuần, sau màn ném lon đến màn nhảy bậc , chuyển sang màn bịt mắt bắt dê , đủ các loại trò ,hét hò ầm ỹ , rộn cả vùng trời . và như thường lệ màn cuối cùng là "ngồi lại bên nhau kể chuyện nhau nghe "
    đêm trăng hiu quạnh dưới gốc cây bàng già khú nghiêng ngả , thật là không gian và thời gian lý tưởng cho những câu chuyện kinh dị , đứa nào có chuyện gì ghê ghê mới mới là fải kể cho tất cả cùng nghe , chuyện lấy ở đâu ra ? cũng chỉ nhặt nhạnh thu lượm từ mồm người lớn , từ bà bán rau đến cô bán cà . từ những cái chết lãng nhách của ông cụ hàng xóm đến những chuyện quái dị từ cái nghĩa địa ẩn sâu đằng sau đồi , ôi thôi thì vô thiên lủng . dưới kô gian như vậy thì cứ kể vài câu ma quái thôi cũng đủ cho cả lũ ngồi im thim thít mắt mở thao láo , mô hôi mồ kê cũng bay biến nhanh kô kịp để ý . Căn bản mấy đứa bạn nhà trong xóm chúng nó có ông bà già nên lắm chuyện để kể ,từ chuyện thật đến chuyện fịa , chỉ cần ma quái 1 chút là đứa naò cũng cảm thấy hứng thú . lố nhố mười mấy cái đầu ngồi bệt quây tròn vào nhau cùng thì thầm rồi thỉnh thoảng lại rú ầm lên , thằng thì giả vờ , thằng thì sợ thật , có con bé sợ qúa tè cả ra quần làm mẹ nó ra quát ầm ỹ mấy lần nhóm trẻ fải chuyển địa điểm họp bàn .
    hồi đó mình cũng có khá nhiều chuyện để kể cho chúng nó nghe, bây giờ mình cũng chẳng nhớ rõ ràng được nhiều , ngay cả hồi đó những câu chuyện của mình cũng chẳng ra đầu cuối , chỉ nhớ bập bõm từ ông bà nội , nhưng như vậy thôi cũng đủ , chỉ cần có mấy câu quan trọng như : chết , đám ma, hiện hồn , ... và thêm nội dung vào nữa là đủ hấp dẫn , chuyện càng nhiều từ khoá thì càng làm rung động mạnh , được cái giọng mình hồi bé lại hay run run nhất là đến những đoạn kể mà ngay cả chính mình cũng sợ , mồm kể mà cứ như chẳng fải mồm của mình , chân tay cứ rúm ró đến là buồn cười , bọn nó thì hau háu mồm há hốc , cũng chẳng khác gì mình lúc nghe chúng nó kể chuyện .
    kể linh tinh cho nhau nghe đã kinh , có tối thứ 7 nào được ông già nhà cạnh bưu điện rỗi rãi ra kể chuyện cho nghe mới tuyệt vời . người già là 1 kho vô tận truyện trên trời dưới biển , thường thường thấy ông kể truyện là hoãn tất cả các trò chơi lại , quây quần ngồi bên mái hiên nghe những câu chuyện lạ từ cái mồm chuyên nghiệp hơn .
    hồi đó còn chia ra làm 2 fần là thực hành và lý thuyết , lý thuyết là đần thối 1 đống ngồi nghe kể chuyện ma còn thực hành thì gian nan hơn , những đứa có thể đi chơi về khuya tập trung lại sau fần lý thuyết , đứa nào nhát chết hoặc nhà xa có thể về trước , những đứa còn lại sẽ chơi 1 trò mà hồi đó chẳng nhiều đứa dám chơi . khi mà đầu óc đã được tiêm nhiễm bởi ti tỉ chuyện ma quái , cái việc đi về và ngủ ngon đã là khó đằng này lại fải mang những suy nghĩ kinh dị đó để dấn thân vào trò chơi cuối cùng trong đêm thứ 7 .
    thường thường cũng được khoảng gần 10 đứa ở lại , trò chơi là gì ? đơn giản cực chỉ là trò trốn tìm thôi , nhưng khác 1 điều ở địa điểm , đó là fạm vi sẽ chỉ trong cái chợ của fường , cái chợ ban ngày thì đông đúc ầm ỹ huyên náo , nhưng vaod ban đêm thì lại trái ngược hoàn toàn . kô 1 ánh đèn , kô 1 tiếng động , những lán những lều , những ngóc ngách loằng ngoằng những bàn ghế lổn ngổn sẽ là địa điểm để trốn . nghe kinh dị kô ? chưa hết đâu , kô hẳn là trong chợ kô có 1 ai ngoài lũ trẻ , chợ là nơi trú ẩn của 1 ông dồ nữa , ban ngày ông dồ ngủ bờ ngủ bụi , ban đêm ông dồ đi lòng vòng trong chợ như 1 bóng ma trên nghĩa địa , thật đúng là 1 địa điểm lý tưởng để tiến hành trò chơi nắn gân nhau , thử độ gan dạ .
    chơi trò này sẽ fải kiểm tra kĩ càng quân số trước khi bắt đầu , sẽ kô có sự bỏ cuộc giữa chừng , tất cả fải tham gia cho đến lúc tất cả cùng đồng ý nghỉ . cũng kô hẳn kinh dị quá , trên trời còn có ánh trăng dịu dàng để chứng minh rằng lũ trẻ kô hẳn sẽ mù tịt khi mò mẫm trong cái chợ đen thui , ngoài sự im lìm đến kinh hoàng sẽ có thêm tiếng chó sủa tiếng mèo kêu nhấm nhẳng để lũ trẻ có thể an tâm rằng ngoài ông dồ đang lướt đâu đó thì vẫn còn những sinh vật kô quá đáng ghết vẫn đang chạy nhảy bên cạnh .
    tưởng tượng lại mọi khung cảnh mà mình muốn trở về ngày xưa quá , ngoài việc có thể gặp ông dồ bất thình lình trên đường trốn và trên đường tìm đó cũng là sợ hãi nhưng sợ hãi nào bằng những ám ảnh ma quái bằng những câu chuyện sởn gai ốc vừa mới xong , dưới màn đêm đặc quánh âm u thì trí tưởng tượng của mỗi đứa lên đến đỉnh điểm , nhìn đâu cũng có thể hình dung ra 1 cái gì đó . thật khổ thân thằng nào oẳn tù tì thua . mà cũng chẳng khổ thân cho lắm, cái trò đó trong lúc này thì thằng tìm cũng sợ mà thằng trốn có khi còn sợ hơn , được cái kô chỉ có 1 thằng trốn , có đồng bọn trốn cùng nên cũng kô kinh hoàng lắm . tư nhiên khoảng cách mỗi đứa như gần lại, mỗi thằng fải đứng cạnh 1 thằng nào đó cho có cảm giác nương tựa , fải mở mồm nói cái gì đó cho nó quên bóng tối đang bao trùm quanh mình , đó chỉ là lúc nhao nhao đi trốn . sợ nhất là lúc mỗi đứa trốn 1 nơi , trốn cùng nhau thì sợ bị chê là nhát chết .
    thằng núp ghầm bàn , thằng núp sau cái cột to oành , có thằng trèo lên tận xà 1 cái quán nào đó , lơ lửng và vắt vẻo , sau 1 hồi râm ran , thằng nào cũng có nơi có trốn và mọi vật lại rơi vào im lìm đến đáng sợ , khác sự im lìm ban đầu là bây giờ trong chợ khuya đã có sự hiện diện của gần chục thằng trẻ con hiếu động . sau 1 hồi úp mặt vào tường đếm mỏi mồm , thằng đi tìm bắt đầu khởi hành , mình cũng rất nhiều lần làm kẻ fải đi tìm , ánh trăng trên cao vẫn dịu hiền quá nhưng vẫn kô đủ sáng để soi rõ rõ 1 chút cảnh vật , mọi thứ đều huyền ảo và huyễn hoặc , như 1 thử thách trước mặt . thằng nào nhát chết thì vừa đi tìm vừa nói lung tung cho đỡ run , vừa trấn an luôn chính bản thân . còn thằng nào lỳ lợm thì lặng lẽ đi tìm , lượt nhanh như 1 bóng ma thực thụ , hoà mình vào bóng đêm . nhìn thấy đứa nào là 1 chuyện , còn fải nhận rõ mặt và đọc rõ tên nữa quả là gian nan .
    cuộc chơi luôn ẩn chứa bất ngờ và thú vị , luôn kích thích sự hào hứng cho dù trong mỗi đứa luôn kèm sự sợ hãi có sẵn .
    có thằng đang mải chạy đi tìm chỗ trốn bị chó nó đuổi cho chạy toé khói , những con chó nhà thích lang thang loanh quoanh chơi đêm trong chợ . nó kể lại rằng : chẳng thấy tiếng sủa , chỉ thấy lờ mờ cái gì đó đằng xa đang fi ầm ầm về fía nó , nhận thấy có sự chẳng lành, chẳng biết được là cái gì , nó cũng quay đầu chạy thục mạng , chạy nhanh hơn cả con chó , nghĩ được là con chó có khi nó cũng chẳng chạy nhanh đến như vậy , nỗi sợ kèm theo run rẩy làm nó xuất thần chạy nhanh hơn lúc nào hết , chạy ra luôn cả ngoài cổng đến tận ánh đèn chói chang mới thấy cái fi ầm ầm đằng sau lưng nó là 1 con chó . đến là buồn cười . nhưng cảnh gặp chó cũng rất hiếm , căn bản hình như mấy con chó cũng dè chừng khi fải lui tới nơi chợ đêm , chắc chúng nó cũng sợ ma chẳng kém gì lũ trẻ.
    so với gặp ông dồ trong chợ thì gặp chó vẫn còn hạnh fúc chán , có thằng chỵa tít vào giữa chợ trốn sau cái bàn thịt để tênh hênh dựa vào tường . an cư xong , thằng bé chỉ còn việc là ngồi đợi thằng đi tìm lui tới , để fi ra ập đằng sau lưng , trước lúc thằng đi tìm mò được đến đó thì nó fải sống chung với bóng tối và sự lặng câm 1 khoảng thời gian kô ngắn , đó cũng quả là 1 thử thách . đang ngồi lụp xụp sau chiếc bàn tần ngần cùng bóng đêm , xung quanh kô 1 tiếng động , nó thấy xa xa , àh mà cũng chẳng xa lắm đâu có 1 bóng người đang tiến dần về fía nó , nó nhìn được qua khe hở của cái bàn , mờ quá nó kô nhận ra là ai , nhưng chắc chắn kô fải là thằng đi tìm rồi . người đó cứ lững thững tiến từng bước đến chỗ nó đang trốn , nó kô thể nhìn rõ mặt , vẫn kô hề có 1 tiếng động nào , lúc đó nó cũng chẳng nghĩ được nhiều , nếu thăng thiên được nó đã thăng thiên , no kô nhận ra rằng nó đang ngừng thở và hình như tim cũng ngừng đập luôn , khổ thân thằng bé kô còn tâm trí để vùng dậy chạy , nó ngồi bệt luôn xuống kô biết có đái ra quần kô . người lạ lặng lẽ đi tới trước cái bàn , nó đang ngồi đằng sau cái bàn , người đó đứng 1 lúc rồi lại lướt đi vào 1 ngõ khác của chợ , vẫn kô có 1 tiếng động , lúc đó cũng chẳng thấy tiếng thằng cu nào đang lớ xớ gần đó . nó như chết đi sống lại bên cạnh cái mặt bàn thịt , đợi cho người đó đi xa dần nó mới lập cập lẩn thật nhanh ra ngoài tìm bạn bè , và 1 câu chuyện nữa ra đời . nó thêm thắt cho thành 1 câu chuyện ghê rợn để lũ bạn xanh mắt mèo . nhưng kô fải vì thế mà những hôm sau nữa chúng nó kô chọn chợ làm nơi tập kết trốn tìm . ôi tuổi thơ tôi !!!!!
    còn nữa , cái hồi mình học cấp 2 hay sao ấy , nhà mình vẫn còn bán hàng nước, 1 đêm mưa gió bão bùng, gió len qua từng khe cửa thổi cái chuông gió kêu nhặng xị là lúc mình buồn tè . hồi đó để đi tè được mình fải đi bộ qua khoảng sân và có thể nhìn ra được đến ngoài đường cái , trước khi mở cửa đi ra ngoài thì mình nhìn thấy qua khe cửa, bên trên cái bàn nước nhà mình có gì đó đang nhảy nhót , kô thể định hình được nó lài cái gì , trông ma quái và khó hiểu , gai ốc bắt đầu nổi hết cả lên , ngồi fệt xuống giường định thần , vẫn chưa dám bật đèn , ra ngó lại lần nữa thì vẫn thấy như vậy . sợ đến quên cả đái luôn , ngồi nghĩ lung tung 1 hồi , hoang mang và chắc rằng mình đang được nhìn thấy ma rồi , thì đến lúc nhìn lại lại chẳng thấy gì nữa . thật là khó hiểu, khoảng cách xa quá , sau lúc đó mình cũng chui lên giường luôn chẳng dám ra ngoài nữa . kể thế này kô thì kô thể chính xác hoàn toàn được lúc đó mình đã sợ như thế nào .
    còn những buổi sáng sớm hè dậy tập thể dục từ 4 giờ sáng . chạy trên con đường kô 1 bóng người , nhìn sang lề đường tưởng tượng đủ thứ hình quái dị trong bóng đêm . lại nhớ đến chuyện ai đó kể rằng , 1 cô gái xinh đẹp bị tai nạn trên đoạn đường mình đang chạy này , cô bị chết và mất 2 con mắt , có người thường thấy 1 cô gái xoã tóc ngồi giữa lòng đường để tìm 2 con mắt của mình . vừa chạy mình vừa nghĩ đến những chuyện như vậy làm mình càng chạy nhanh . chẳng may lại thấy cố gái nào đó ngồi giữa lòng đường thì lại xong fim .
    những chuyện ma mãnh và hoảng sợ chỉ hay đến với những người yếu bóng vía, yếu bóng vía là thế nào mình cũng kô thể giải thích được rõ ràng , nhưng chắc chắn mẹ mình là 1 người yếu bóng vía, doạ cái gì cũng giật nảy mình , người ta nói yếu bóng vía thì hay bị ma doạ và bị ma trêu , kô biết có bao nhiêu fần trăm sự thật .
    trên đời có ma hay kô có ma , mình cũng chẳng biết được nữa .
    banana
  10. moonlight4u

    moonlight4u Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    CON ĐƯỜNG QUEN THUỘC CỦA ĐẠI K
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này