1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

sông Bôi bắt nguồn từ nơi đâu?

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi equinoxe, 06/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. equinoxe

    equinoxe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Thì em chán thác ghềnh rồi mới tìm đến sông Bôi. Có lẽ em sẽ chờ đến khi nước lớn rồi mới đi. Trong tâm tưởng của em, em sẽ kết một cái bè đủ lớn để có thể vứt xe máy trên đó, thả trôi dòng mặc kệ nó đi đâu thì đi (vẫn phải có sào phòng khi mắc cạn).
    Về tên sông Hoàng Long thì không có ai nhầm đâu: em tắm truồng trên sông Hoàng Long cùng với thổ dân thì chắc là không nhầm. Chỉ có điều khi tắm truồng ở đó thì đêck biết chính là khúc tiếp theo của sông Bôi
  2. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Ờ , có cái khu này cũng đáng xem . Ai đi Kim bôi nhớ rẽ vào nhé !
    Di tích quốc gia thành? ruộng mía

    Khu mộ cổ Đồng Thếch.
    Cách thị xã Hòa Bình 30km, cạnh đường ô-tô từ dốc Cun đi Kim Bôi, có một khu nghĩa trang cổ xưa hết sức độc đáo của người Mường với hàng trăm ngôi mộ và hàng nghìn cột đá sừng sững, uy nghi. Cùng với thời gian, cánh rừng rậm rạp che phủ khu mộ đã biến thành cánh đồng lúa nước rồi sau đó thành nương mía, ruộng ngô.
    Dấu xưa còn một chút này
    Dừng chân ở xóm Chiếng Động (xã Vĩnh Đồng , huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình), chúng tôi không nghĩ mình đang đứng trước một di tích quốc gia đặc sắc về khảo cổ và lịch sử-văn hóa được công nhận năm 2000 - khu mộ cổ Đống Thếch. Con đường dài 200 mét từ quốc lộ rải nhựa dẫn vào khu mộ cổ chỉ còn lại cốt nền với lô nhô đá hộc. Nhưng đá hộc cũng chỉ có một đoạn, còn lại là đất thịt, rất trơn mỗi khi mưa xuống. Bên trong bức tường dài bao quanh với cánh cổng luôn luôn bỏ ngỏ là những vạt mía, vạt sắn, vạt ngô. Mía đang non, ngô sắp chín, còn sắn thì đã dỡ xong. Cây cối chen vai sát cánh với các cột đá. Thậm chí người ta còn tận dụng những nấm mồ rộng vài ba chục mét vuông để trồng khoai lang!
    Từ hàng nghìn cột đá bao quanh hàng trăm ngôi mộ, hiện tại chỉ còn khoảng hơn 100 hòn đá với khoảng 10-15 ngôi mộ cổ ở khu A. Hòn ngắn chỉ nhô khỏi mặt đất 0,5 mét, hòn dài nhô cao gần 3 mét. Điều có giá trị đặc biệt là một số cột đá được khắc chữ Hán, số ít hơn còn được trang trí đơn giản. Dù được khắc chữ thì các cột đá vẫn được để tự nhiên, chỉ gọt đẽo sơ sài, thậm chí chữ còn khắc trên cả những hòn có vết xước, vết rỗ. Chữ khắc tùy tiện, cột dòng không chuẩn, chỗ phẳng thì khắc, chỗ rỗ hoặc xước thì bỏ.
    Theo công trình nghiên cứu của cán bộ Bảo tàng Hòa Bình Nguyễn Thị Xuyến thì những cột đá này (còn gọi là hòn mồ) không chỉ có tác dụng ?ođánh dấu? hay làm hàng rào bảo vệ mà có ý nghĩa tâm linh và tuân thủ một quy tắc chung nghiêm ngặt. Ở đầu mộ người ta chôn ba hòn đá cao, to nhất thành một hàng thẳng. Còn tại chân mộ có ba hòn đối xứng với đầu mộ, các hòn này nhỏ và thấp hơn.
    Chữa cháy đến bao giờ?
    Trở thành di tích quốc gia, khu mộ cổ Đống Thếch được đầu tư hơn 100 triệu đồng dể làm đường, xây tường rào và nhà bảo vệ, lại có cả Ban bảo vệ di tích và hướng dẫn. Sau một thời gian ?onổi đình nổi đám? về những giá trị có một không hai của mình, các ngôi mộ cổ với những hòn mồ độc đáo dần bị quên lãng.
    Người dân được giao những mảnh đất trắng để trồng màu cho khỏi... lãng phí. Trước đây người ta còn gieo trồng hơi xa xa những ngôi mộ cổ, dần dần ngô, mía, sắn tiến sát, thậm chí còn trùm lên hòn mồ. Những du khách tâm huyết với lịch sử, với văn hóa Mường sau khi vượt quãng đường trầy sụt, sau khi vạch mía, rẽ ngô tìm vẻ đẹp và giá trị tâm linh ở những ngôi mộ cổ cũng thấy oải.
    Từ sau cuộc khai quật năm 1984 đến nay, Đống Thếch tiếp tục bị biến dạng. Theo công trình nghiên cứu của Sở Văn hóa- Thông tin Hòa Bình thì "môi trường, cảnh quan đã thay đổi do tác động của tự nhiên và xã hội". Khu đất trước 1984 là ruộng cấy hai vụ lúa nay được thay thế trồng cây thời vụ như sắn, mía... Các hố khai quật nay đã lấp bằng. Một số hòn mồ đã bị nhân dân địa phương lấy đi để sử dụng vào việc khác.
    Vì sao trong khi du khách đến với Hòa Bình có rất ít chỗ để đến tham quan và tìm hiểu văn hóa Mường thì ngay tại "thủ phủ Mường? này tỉnh lại bỏ phí một khu di tích quý như vàng mười vậy? Câu trả lời là... không có tiền.
    Thăng trầm của khu mộ Mường lớn nhất
    Theo gia phả của dòng họ Đinh, sau khi phù Lê diệt Mạc cuối thế kỷ XVI dòng họ Đinh ở đây được vua Lê - chúa Trịnh phong tước cho cai quản Mường Động. Cùng với việc xác lập vị trí vững vàng của dòng họ Đinh cha truyền con nối làm tù trưởng miền sơn cước thì khu mộ Đống Thếch được tạo nên. Khu mộ là nơi chôn cất thi thể của những người thuộc dòng họ Đinh, đặc biệt trong đó là ngôi mộ của Đồ đốc Uy lộc hầu Đinh Công Kỷ.
    Khu mộ Đống Thếch nằm ở đầu thung lũng Mường Động trên một khu đất bằng phẳng rộng vài vạn mét vuông ở thế miệng rồng. Đến năm 1945 Đống Thếch vẫn là thánh địa bất khả xâm phạm của nhà lang Mường Động. Năm 1975 các nhà khảo cổ học đã cơ bản điều tra xong 4 khu mộ cổ ở bốn xứ Mường lớn là Mường Bi, Mường Vang, Mường Tháng, Mường Động ở Hòa Bình, trong đó khu mộ Đống Thếch có quy mô và giá trị nghiên cứu hơn cả.

    Theo Thể thao và Văn hóa

Chia sẻ trang này