1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sống để làm gì?

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi smkt, 16/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. aqua112

    aqua112 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2007
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    0
    Sống để cống hiến cho đất nước !​
  2. liutju

    liutju Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2008
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Sống để thực hiện những ước mơ
  3. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Bài viết:
    3.191
    Đã được thích:
    0
    Sống để yêu các em gái và được các em gái yêu, he he
  4. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Bài viết:
    3.191
    Đã được thích:
    0
    Các bác đã xem phim Phải sống chưa , chưa thì nên xem và hiểu rõ sống để làm gì
    "Phải sống" miêu tả những nỗi đau của một gia đình Trung Quốc truyền thống thuộc tầng lớp dưới. Gia đình Phú Quý bị khánh kiệt gia sản và phải lang thang kiếm sống sau khi anh chàng Phú Quý thua bạc. Phú Quý đã thay đổi tính cách, chịu khó đi hát rong để kiếm sống nhưng rồi những mất mát đau thương vẫn tiếp tục gõ cửa gia đình đáng thương này. Cô con gái bị mất giọng nói sau một tai nạn, đứa con trai cũng bị chết trong một lần đi học. Sau khi cô gái lấy chồng và sinh được một cậu con trai kháu khỉnh thì cô cũng ra đi vĩnh viễn. Gia đình Phú Quý lúc này chỉ còn lại hai ông bà già và một cậu con rể, một cậu cháu ngoại Bánh Bao Nhỏ đáng yêu. Bao nhiêu bão táp của định mệnh giáng xuống gia đình Phú Quý nhưng họ vẫn quyết tâm vượt qua số mệnh để khẳng định mình trong cuộc sống. Cốt truyện của phim toàn là những điều buồn đau, nhưng nếu đạo diễn chỉ thuần tuý kể những điều buồn đau đó thì phim sẽ vô cùng bi luỵ và làm khán giả mất niềm tin vào cuộc sống. Cái khéo của đạo diễn Trương Nghệ Mưu ở đây là cách xen kẽ giữa hài và bi để làm cho câu chuyện đau buồn mà không bi luỵ.
    Mở đầu phim là cảnh người chồng Phú Quý mải mê chơi cờ bạc để rồi gia sản tiêu tan, bố anh đã chết vì cậu con trai ham mê cờ bạc, vợ anh phải bế con về với mẹ đẻ để nương thân, bản thân anh cũng phải lang thang. Sau đó thì Phú Quý về với gia đình và cố gắng làm ăn. Trong hoàn cảnh gia đình tiêu tán kiệt quệ, đạo diễn vẫn có thể điểm những chi tiết hài hước: Phú Quý đặt tên cho con trai là ?oDon?Tt gamble? (không cờ bạc). Phú Quý đã hoàn toàn từ bỏ thói ham mê cờ bạc để chăm lo cho gia đình. Đạo diễn dùng cách kể lược thuật khoảng thời gian êm đềm và hạnh phúc của gia đình Phú Quý khi Phú Quý đi hát kiếm tiền nuôi gia đình. Người xem tưởng rằng từ đây cuộc sống hai vợ chồng nghèo sẽ thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn.
    Nhưng không chỉ có vậy, Phú Quý và hai người bạn hát khác phải đi theo quân lính và suýt nữa thì không còn cơ hội trở về gia đình. Cảnh quay công phu của Trương Nghệ Mưu về chiến trường đã cho thấy tính khốc liệt của chiến tranh: sau một đêm xác người ngổn ngang; Phú Quý và người bạn bỏ chạy nhưng không thể thoát trong mạng lưới bủa vây của quân lính, người xem nín thở trong cảnh quay này. Đây là một hoàn cảnh éo le và kịch tính mà Phú Quý phải trải qua. Tuy nhiên đạo diễn lại giải quyết cảnh này một cách bất ngờ và hài hước là: Phú Quý và bạn anh được thoát khỏi tử thần nhờ vào tài hát và biểu diễn nghệ thuật múa rối. Phú Quý an toàn trở về nhà, về với tổ ấm gia đình, còn người bạn thì tiếp tục ở lại phục vụ quân đội.
    Cảnh Phú Quý gặp lại gia đình đã khiến người xem không khỏi rơi nước mắt. Đứa con gái đã không thể gọi nổi tiếng ?ocha? mà chỉ biểu hiện niềm vui qua nụ cười thơ ngây. Người vợ tần tảo làm việc nuôi hai con nhỏ, gặp lại chồng hạnh phúc nghẹn ngào không nói nên lời và cũng đau xót không gì có thể diễn tả nổi trước cảnh: mẹ già đã mất, con gái không nói được sau một tai nạn. Trong cảnh quay này đạo diễn không để cho nhân vật nói nhiều, chỉ để nhân vật diễn tả tâm trạng qua đôi mắt long lanh đẫm lệ, Phú Quý cũng chỉ nói được vài câu ?oI?Tm home!? (Anh đã về!).
    Sau cảnh quay đầy nước mắt đó, đạo diễn khéo léo dẫn dắt người xem đến những tình huống hài hước hơn: đó là cảnh cậu bé đổ bát mì đầy ớt và nóng bỏng lên đầu một cậu bé khác đã trêu chị mình; cảnh cậu bé mang cho bố một bát chè - ớt để bố ?ogiải khát?. Những chi tiết này hết sức cần thiết vì nó làm giảm bớt độ căng thẳng của câu chuyện, khi câu chuyện đang đến cao trào, đồng thời nó cũng mở ra một tình huống khác bi thương hơn đã đến với gia đình nghèo đáng thương này.
    Đứa con trai duy nhất, niềm hi vọng lớn lao của người mẹ, niềm tự hào của người cha, đã không còn sau một tai nạn xảy ra ở trường học. Nỗi đau tưởng đã đến cùng cực. Cảnh gia đình Phú Quý bên mộ cậu con trai thật tang thương sầu thảm. Nhưng họ vẫn phải tiếp tục sống, tiếp tục đương đầu với sốn phận hẩm hiu của mình.
    Mười năm sau, cô gái đã trở thành thiếu nữ, không có phép lạ nào có thể làm cô lấy lại được giọng nói của mình, nhưng hạnh phúc mong manh và nhỏ bé đã đến với cô. Cô kết hôn với một anh công nhân chất phác. Cảnh đám cưới là một cảnh đầy tính chất hài hước thi vị, chất hài cần thiết cho một bộ phim đầy đau thương bi kịch. Trong ngày vui của cô dâu chú rể thì mọi người say sưa hát ngợi ca chủ tịch Mao Trạch Đông, say sưa với quyển sách đỏ ?otrước tác Mao Trạch Đông?. Người bạn cũ đến tặng quà đám cưới cho đôi vợ chồng trẻ cũng là bức ảnh Mao Trạch Đông.
    Đôi vợ chồng trẻ đã có khoảng thời gian hạnh phúc bên nhau, ngày đứa trẻ ra đời là ngày cả gia đình mong chờ và hi vọng nhưng cũng là ngày vô cùng đau đớn với gia đình Phú Quý và gia đình cô gái. Người mẹ một lần nữa lại chứng kiến đứa con yêu của mình vĩnh viễn ra đi trên bàn hộ sinh. Bác sĩ giỏi thì không được làm đúng chuyên môn còn lại những cô công nhân, y sĩ trẻ măng thì được đảm nhiệm trọng trách lớn lao với các bà mẹ trẻ. Tình huống này đã phản ánh một thời kì lịch sử đau thương của xã hội Trung Hoa. Tưởng như mọi nỗi khổ đau của cuộc sống này đã dồn cả vào gia đình Phú Quý và tưởng như sau mất mát quá lớn này họ sẽ không thể tiếp tục vượt qua. Nhưng niềm tin vào cuộc sống, vào cậu cháu trai kháu khỉnh đã khiến cả gia đình họ chèo lái vững vàng con thuyền gia đình để ngày mai cập bến bờ hạnh phúc. Họ chịu quá nhiều đau khổ nên họ hiểu hơn ai hết ý nghĩa của hạnh phúc, họ luôn luôn trân trọng, gìn giữ dù hạnh phúc nhỏ nhoi.
    Với những cảnh quay đan xen giữa hài và bi, đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã rất thành công thể hiện ý đồ của mình: ?oSự sống là tất cả, niềm tin không thể lay chuyển, không bị bẻ gẫy trước mọi cú giáng của số mệnh, sự sống sẽ tiếp tục mãi mãi và đến lúc nào đó nó sẽ trở nên tốt đẹp hơn? (Dương Minh Hoài). Điều đó đã được nhấn mạnh ở chính tiêu đề của bộ phim: "Phải sống" (?oTo live?)- đạo diễn Trương Nghệ Mưu.
  5. aqua112

    aqua112 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2007
    Bài viết:
    501
    Đã được thích:
    0
    Hum nay mình có mục tiêu dồi
    Sống để kiếm tiền và " cống hiến "
  6. blackstar113

    blackstar113 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2008
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0
    Khi mình sinh ra mình khóc còn mọi người cười và sống để khi ra đi mình cười còn mọi người khóc.
  7. smkt

    smkt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2004
    Bài viết:
    6.586
    Đã được thích:
    1
    Đi tìm giấc mơ mang tên mình...
  8. chunchunot

    chunchunot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Bài viết:
    1.175
    Đã được thích:
    0
    Sốg để làm gì// Sốg như thế nào khi nỗi đau ngày 1 lớn.... Sốg làm sao khi ság thức dậy trog đầu đầy ắp nhữg suy nghĩ bi wan, nhữg dằn vặt.... Mún sốg, mún buôg xuôi tất cả, mún tâm hồn đc bình lặg nhưg ngay lúc này thật khó.... Gía như đc là mây......
  9. smkt

    smkt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2004
    Bài viết:
    6.586
    Đã được thích:
    1
    Cuộc sống tâm trạng là đồ thị hình sin. Khi nhìn lại thì thấy đúng là có những cách đứng ở mỗi điểm trên đồ thị ấy. Thế này nhé...
    Khi trên cực đại, cheo leo và cao ngất ngưởng nên phải nhón 1 chân thôi không là ngã, và vì đứng cheo leo nên cũng nhanh mỏi, chỉ đứng được có tí teo là lại phải đổi ngay ---> vậy nên niềm vui chẳng tày gang. Tệ nhất là sau đó phải đi xuống
    Lúc xuống thì chả cần đi nó cũng tự chuyển động rồi, nếu cứ để tự nhiên thì là sẽ nhanh dần đều - rất vật lý học. Vậy nên nếu không biết mà phanh lại, hãm bớt thì tụt dốc nhanh lắm và phải làm liên tục thương xuyên chứ xểnh chân là trượt ngã ngay, khả năng thể hiện ở đây nhé.
    Còn đã xuống đến cái đoạn võng ấy thì chỉ có nằm xuống mà mong bình yên. Ấy vì nó võng nên không cẩn thận thì cứ bị chìm vào, loanh quanh như đường cong của lật đật, đung đưa đung đưa mà không lên không xuống được. Độ võng nó vây hãm lâu lắm nên phải cố mà thoát ra. Cái này thì không chỉ dùng sức mà đi được đâu nhé, phải dùng cả trí nữa
    Vượt qua được, đứng dậy được trong sự trì hoàn níu kéo của cái võng thì phải cố hết sức lực bấu víu mà leo lên, tốn sức gấp hàng vạn lần vì cực tiểu càng sâu thì đường lên càng dốc
    Đấy, cứ như thế cuộc sống luôn phải căng mình lên lê xuống xuống. Cực đại hay cực tiểu nó chỉ là hệ quả của khả năng phanh hãm và leo trèo thôi. Phanh hãm tốt thì cực tiểu nông, leo trèo tốt thì cực đại cao, đến bao giờ khoảng cách giữa các điểm cực đại càng gần nhau hay cực đại cực tiểu càng nhỏ nhỉ. KHÓ
    Đôi khi việc làm cho ng khác thấy tội lỗi hay mệt mỏi bằng cách hạ thấp tư cách họ hoặc giả biết nhưng vì quá thấm đẫm lối suy nghĩ lối sống của môi trường đấy nên đánh đồng tất cả mọi thứ làm 1 chẳng có được sự để tâm nữa. Một con người thì ko thể rũ bỏ quá khứ của mình nhưng cũng nên biết mình cần sống cho hiện tại và tương lai, biết mình đang là ai mới là điều cần thiết. Không phải mình đã từng sống trong môi trường đấy, giao tiếp với những loại ng như thế thì tất cả mọi người xung quanh mình hiện tại đều là hiện thân cho cái mỗi trường cũ chẳng có nhiều điều tốt đẹp. Người ta mong thoát ra còn chưa được, chẳng nhẽ nó có ấn tượng ảnh hưởng sâu đến như thế? Thực sự, đối với ng bị tác động thật khó chịu đựng được, nhưng sẽ làm cho ng đó nhận thấy rằng cách suy nghĩ của ng tác động đều nhìn mọi thứ theo lăng kính đó, ko thoát ra khỏi nó, những lúc bất ổn cảm xúc là lúc thể hiện rõ nhất và nhận thấy được nhiều điều hơn nữa, nhiều điều mà ng đó cố gắng hết sức mình để xua đuổi những mây đen u ám chỉ là vô nghĩa, cuối cùng mình cũng chỉ là cái thứ để ng ta nhào nặn và coi thực tế chẳng khác hơn bùn là mấy. Những tưởng đã thoát khỏi đầm lầy thối nát thì bây giờ lại tự coi mặt đất là bùn, không phân biệt được đấy là đất nữa. Vậy nên đất phải tự kiểm điểm bản thân để có thế nhận biết những chăm bón vun trồng trước đây là cái gì vì thực tế khi lúc ko che giấu được cảm xúc thì cái suy nghĩ đích thực mới hiện ra. Đất thì vẫn là đất, vậy nên phải tự mình mà lớn mạnh cho dù không được chăm sóc thực lòng và cũng cố để tránh ko bị coi là bùn cho dù không phải cứ ai biết nhiều học nhiều có thể phân biệt được.
    Cái gì đem ra áp dụng nhiều đều dần bị bão hoà, ko có giá trị tác động nữa, sẽ ko nhận được sự phản hồi nào nữa. Vô nghĩa
  10. catxk

    catxk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Bài viết:
    1.963
    Đã được thích:
    0
    Ai dđặtt ra câu hỏi sống để làm gì thì câu trả lời cũng đơn giản thôi - sống để tìm hiểu xem sống để làm gì và sẽ sống như thế nào

Chia sẻ trang này