1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sóng - hạt ... ơ hơ !!! Chả hiểu gì cả.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi NoHellandHeaven, 06/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Sóng - hạt ... ơ hơ !!! Chả hiểu gì cả.

    Chắc mọi người đã được nghe rất nhiều về lưỡng tính sóng - hạt trong cơ học lượng tử. Đó là một lý thuyết đã được thừa nhận và ánh sáng là đại biểu điển hình được nhắc tới như dẫn chứng hùng hồn nhất. Người ta có thể gọi là sóng ánh sáng hay các hạt photon. Sóng ánh sáng cũng như các sóng điện từ lan truyền trong chân không với vận tốc truyền pha là c. Và ứng với điều đó là các hạt photon chuyển động với vận tốc c. Sóng có tần số f mang năng lượng E=hf. ứng với một hạt photon có động năng =E=mc2/2, với m là khối lượng biểu kiến của photon. Như vậy với ánh sáng có tần số càng cao thì photon càng "nặng" bởi tốc độ của chúng luôn =c. Rồi cường độ ánh sáng ứng với số hạt photon... Những thứ đó nếu xem xét kỹ thì vẫn còn nhiều điều để bàn luận, nhưng ta hãy chấp nhận. Nhưng còn một thông số nữa của sóng mà tôi không thể tìm thấy đại lượng tương ứng khi xem xét trên quan điểm hạt đó là biên độ của sóng. Ha ha Xin chịu !!!! . Ai đó giúp với, help me!.

    Anh em ta hãy cùng đi tìm chân lý .....
  2. hanman

    hanman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2001
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Biên độ của sóng đó có thể xác định theo hệ thức bất định Heisenberg. Bạn không nghe thấy nói đến vì thực chất đại lượng này hầu như không có ý nghĩa trong thực nghiệm cũng như tính toán với hạt-sóng photon.
  3. hitims

    hitims Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Vậy mọi người thử nói xem có khái niệm 1hạt photon, 1 sóng không. Nếu có thể phân biệt được 1 hạt photon và 1 sóng thì thắc mắc của NoHellandHeaven là chính xác đấy.
    Cùng bàn luận đê !
  4. hanman

    hanman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2001
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Bạn hỏi như vậy có nghĩa như thế nào, có thể nói rõ hơn được không?
    Photon là 1 thành phần của vật chất có mang tính chất sóng và hạt tuỳ theo dạng tương tác mà nó tham gia.
  5. alphaplanet

    alphaplanet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2003
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Cơ học lươngh tử được xây dựng dựa trên khái niệm sóng hạt .Nhưng sóng ở đây không phải là sóng giống như sóng cơ học và sóng điện từ mà nó là sóng xác suất .Trên thực tế theo cơ học lưọng tử mỗi hạt vi mô được đặc trưng bởi một hàm sóng ,hàm này là nghiệm của phương trình Strodinger .
    Theo phuong trinh nay mot hat khong he co quy dao xac dinh trong khong gian .Ham song dung de xac dinh xac suat thay hat o vi tri nay hay vi tri khac hay o thoi diem nay hay thoi diem khac .
    Cac ban da thay o hoa hoc lop 10 chung ta da thay noi ve dam may diem tich - day chinh la cho khong xac dinh quy dao cua hat .Chinh vi dieu nay ma bien do song khong co y nghia gi o day ma chi co binh phuong biem do song moi thuc su co y nghia.No cho biet xac suat thay hai nhu the nao.
    Khong chi voi cac phôtn ngay ca electron cung co tinh chat song hat neu khong co dieu do thi that kho co duoc kinh hien vi dien tu
  6. Heavyrain

    Heavyrain Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Tính lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng được giải thích bởi thuyết lượng tử như mấy bồ nói, nhưng chả bít được thuyết này có đúng đắn hoàn toàn không nữa. Tui nhớ đọc trong cuốn sách nào đó nói rằng Albert Einstein là một trong những nhà khoa học đầu tiên đưa ra thuyết lượng tử, nhưng về cuối đời ông lại cưc lực chống lại thuyết này, chả bít người ta đã kiểm tra được toàn bộ thuyết này chưa.
  7. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Thuyết lưỡng tính hình như có phải của Einstein đâu, là của Debrơi hay sao chứ (?), Einstein chỉ đưa ra thuyết lưỡng tính cho ánh sáng, Debrơi mới áp dụng nó cho tất cả mọi vật chất.
    Lũ chúng con ngủ trong giường chiếu hẹp,Giấc mơ con đè nát cuộc đời con!
  8. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Đúng vậy ! tôi cũng vừa mới hiểu sóng ở đây là sóng xác suất. Nhưng ... sao lại "sóng" - xác suất nhỉ, có nghĩa gì vậy. Một điều nữa là nếu chỉ đơn thuần biểu thị nguyên lý bất định của các hạt vi mô bằng ý nghĩa thống kê mật độ của hạt trong không gian thì tại sao lại xảy ra các hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ ?
    Nếu bạn biết mong hãy chỉ giáo !
  9. maddog

    maddog Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2003
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    ai có thể giải thích rõ giùm em vì sao anh sáng sau khi phản xạ từ môi trường có chiết suất lớn hơn thì quang trình lại tăng "lamđa"/2 không ạ?
    Chuồn chuồn có cánh thì bay
    Đừng cho cu tí thò tay bắt mày.
  10. Carnavaro

    Carnavaro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    2.313
    Đã được thích:
    1
    Vì các hạt vi mô có hiện tượng giao thoa và nhiễu xạ nên mới có nguyên lý bất định và hàm sóng. Đấy chỉ là lý thuyết để giải thích thực nghiệm mà thôi. Nếu có ai bịa ra 1 cái gì đó hợp lý hơn để giải thích thì nó sẽ trở thành lý thuyết vậy.
    Còn quang lộ tăng lên 1/2f thì thực ra phải nói là nó thay đổi đi 1/2f người ta bảo là tăng để tính toán cho dễ thôi. Còn giải thích thì hình như sách nó không nói nên tôi cũng chả biết.

Chia sẻ trang này