1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sóng - hạt ... ơ hơ !!! Chả hiểu gì cả.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi NoHellandHeaven, 06/01/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. numeric

    numeric Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Lý thuyết cổ điển giải thích sóng điện từ như là sóng nước. Cái môi trường dao động bác đề cập được gọi là ete (ether). Nếu chứng minh được có ete thì ... hehe... lý thuyết luợng tử và tương đối sẽ teo ngay
    Về vấn đề ete này tớ thấy mấy bác bên physicsvn cũng đã có thảo luận
    http://www.physicsvn.org/forum/showthread.php?t=384
    Hìhì, sorry ở trên kia tớ viết sai cái tên riêng, đúng ra tên nguyên lý phải là nguyên lý Huyghens-Fresnel
    Được numeric sửa chữa / chuyển vào 20:11 ngày 11/03/2004
  2. numeric

    numeric Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Tại tớ thấy nhiều bác như batuocmontercrixo, NoHellandHeaven không thoả mãn vói cách giải thích như trong SGK như bác nên mới xía vô đấy chứ.
  3. numeric

    numeric Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Không hẳn như vậy đâu bác à. Cái hình ảnh các vân bác mô tả đó chỉ đúng khi mà bề rộng của khe khá lớn so với bước sóng ánh sáng. Nếu bề rộng khe đủ nhỏ và màn để đủ xa thì hệ vân sẽ là nhưng hình tròn đồng tâm (nếu khe hình tròn). Nhưng không hề có cái vân sáng trung tâm đâu. Điều này thì đảm bảo lý thuyết sóng cổ điển chịu cứng không giải thích được rồi.
    Được numeric sửa chữa / chuyển vào 01:02 ngày 12/03/2004
  4. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Bạn làm ơn cho biết thêm thông tin về thí nghiệm này. Khe nhỏ bao nhiêu và màn hình xa bao nhiêu? Chính tôi bao nhiêu lần làm thí nghiệm nhiễu xạ với bề rộng khe 200 micron màn hình xa 1m (đảm bảo loại được hiệu ứng miền gần) đều cho ảnh thấy rõ gồm từ 5-7 khe thỏa đúng lý thuyết sóng. Như vậy, ít ra trong các trường hợp như thế thì lý thuyết sóng hoàn toàn giải thích được. Và tôi hoàn toàn tin rằng nếu dùng thuyết lượng tử kết quả cũng y như vậy, vì nghiệm của pt sóng Shrodinger cho hạt photon không gì khác hơn chính là sóng điện từ. Vả chăng, cách giải thích bằng nguyên lý bất định xem ra cũng bất lực trước cách phân bố những đường tròn đồng tâm mà bạn vừa nói.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  5. hanman

    hanman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2001
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Tôi không hiểu các bác việc gì phải lôi vật lý lượng tử vào đây làm gì cho phức văn tạp khi mà cơ học cổ điển giải thích đủ thoả mãn?
    Xin phép được nhắc lại là mỗi 1 loại lý thuyết được sử dụng cho những trường hợp cụ thể, giải quyết với những bài toán cụ thể trong 1 phạm vi cụ thể nào đó.
    Hiện giờ chưa có bất kỳ 1 lý thuyết nào có thể giải thích trọn vẹn cho đủ mọi thứ trên đời. Chưa có lý thuyết nào được coi là tuyệt đối đúng cả. Đó là sự khác biệt giữa toán học và vật lý.
    Với nhiễu xạ và giao thoa ánh sáng, đó là đối tượng của cơ học cổ điển. Cơ học lượng tử áp dụng cho những đối tượng nhỏ hơn rất nhiều nên rất khó mà sử dụng trong trường hợp này. Nhỏ ở đây không phải là so với photon vì hạt photon là hạt nhỏ nhất rồi, nhỏ là so với vạch giao thoa vậy.
    Được hanman sửa chữa / chuyển vào 17:55 ngày 12/03/2004
  6. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Tôi hoàn toàn đồng ý. Ở trên tôi cũng đã nói, vùng ánh sáng khả kiến còn nằm trong tầm ảnh hưởng của thuyết sóng, nên dùng thuyết này để giải thích là đúng rồi, việc gì phải lôi cơ lượng tử vào để làm cho sự việc thêm rắc rối mà kết quả thu được cũng vậy hoặc thậm chí không bằng
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  7. numeric

    numeric Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Hì hì , tranh luận thì vui thôi chứ sao. Ít ra cũng rút đưọc một vài điều bổ ích. Chân lý thì cần phải trải nghiệm mà.
    Cái khe đủ nhỏ ở trên là có thể so sánh đuợc với buớc sóng của ánh sáng. Thế thì cũng hơi khó nhỉ.
  8. numeric

    numeric Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Nếu bác farmer có rảnh và có điều kiện làm lại thí nghiệm nhiễu xạ, với khe hẹp tối đa giùm tớ. Dùng đèn laser bưóc sóng dài nhất làm nguồn cho dễ. Tớ cũng không chắc lám với ánh sáng khả kiến thì vân có giống như tớ dự đoán ở trên không :D. Cái này tớ suy ra qua hình nhiễu xạ tia X trên mạng tinh thể thôi các bác ạ, hehehe...
  9. numeric

    numeric Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    tớ hy vọng với cái khe cỡ vài chục lần lớn hơn bưóc sóng ánh sáng khả kiến là đã có thể quan sát đuợc các hiệu ứng luợng tử. Khe của bác làm hơi lớn quá. Bác nào có điều kiện làm thử cái nhỉ. Để xem điều gì xảy ra.
  10. hanman

    hanman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2001
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, bây giờ tôi mới có chút thời giờ xem lại những cái mà các bạn đã bàn luận. Trong đó tôi thấy cái này nên xem lại:
    1. Hiện tượng nhiễu xạ không phải là có bản chất lượng tử.
    Đây là hiện tượng của ánh sáng, và để giải thích nó thì sử dụng tính chất sóng của ánh sáng theo cơ học cổ điển.
    Nói đến lượng tử thì thường nói đến tính chất hạt của ánh sáng, hoặc là sóng xác suất. Nhưng trong trường hợp này thì đều không sử dụng đến điều đó.
    2. Không hiểu bạn đề cập đến hệ thức bất định nào.
    Nếu bạn định nói đến hệ thức bất định Heisenberg thì không thể sử dụng dấu "bằng =".
    Thông thường dùng dấu "lớn hơn hoặc bằng", hay là sử dụng dấu "cỡ". Bởi vì bản thân chữ "bất định" đã nói lên sự không chắc chắn rồi.
    Còn ý nghĩa dấu > không phải như bạn nói đâu. Cái đấy không nói lên giới hạn tri thức con người mà là nói lên tính xác suất của sự kiện. Ở vào giới hạn đó, chúng ta không thể xác định được chính xác đồng thời 2 đại lượng vật lý có liên quan, ví dụ như momentum và vị trí của hạt. Xác định chính xác đại lượng này thì đại lượng kia kém chính xác ...
    3. Photon đi qua khe hẹp vẫn có thể đi thẳng.
    Một số đi thẳng, 1 số bị tán xạ trên bờ của khe, có như vậy mới tạo ra được vân giao thoa.
    Nếu sử dụng lượng tử thì xác suất cho photon đi thẳng qua khe là khác 0. Xác suất tại vân sáng là lớn nhất (địa phương), tại vân tối là nhỏ nhất (địa phương).

Chia sẻ trang này