1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sóng - hạt ... ơ hơ !!! Chả hiểu gì cả.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi NoHellandHeaven, 06/01/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. numeric

    numeric Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Nói đi nói lại bác vẫn thích sóng điện từ lan truyền trong ete hơn là sóng mang bởi photon. Thôi thì đành chịu.
    Đồng ý sủa lại dấu = thành dấu ~.
    Còn lại không có ý kiến. À mà không xác định đuợc đồng thời chả phải là hiểu biết chỉ đến giới hạn đó thôi là gì.
    Theo nguyên lý bất định thì photon không thể đi thẳng đuợc. Khe cang nho thi cang di xien.
    Vì dp.dx~h
    => dp~h/dx
    ma dx<a
    do đó dp>h/a khác không
    trong đó dp là thành phần xung luợng của photon theo phuơng vuông góc phương truyen
    dx là độ xác định vị trí của photon qua khe
    a là đô rộng của khe
    Được numeric sửa chữa / chuyển vào 22:31 ngày 12/03/2004
  2. newtoneinstein

    newtoneinstein Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, cái mà các nhà khoa học vẫn gọi là "lưỡng tính sóng hạt" đấy thực chất nó chỉ là sự biểu hiện của một hiện tượng duy nhất. Việc khám phá ra lưỡng tính sóng hạt là một thành tựu vĩ đại của loài người nhưng nó cũng thể hiện sự "bất lực" của con người trong việc giải thích các hiện tượng tự nhiên. Nói đó là thành tựu vì dựa vào ý kiến đó mà người ta (Schrodinger, Heisenberg, Pauli, Dirac,...) đã xây dựng thành công lý thuyết lượng tử; nói đó là sự "bất lực" vì các nhà khoa học không tài nào hợp nhất nổi hai hiện tượng đó, tại sao trong trường hợp này "nó" xử sự như hạt còn trường hợp kia thì như sóng, thế là các ông đành phải thừa nhận "lưỡng tính sóng hạt". Khi lý thuyết về hạt phù hợp trong việc giải thích một hiện tượng nào đó (Hiệu ứng quang điện) thì coi đó là tính hạt của vật chất, còn lại là tính chất sóng.
    Nếu chúng ta muốn có được một lý thuyết hoàn toàn thống nhất, có thể giải thích được mọi hiện tượng trong tự nhiên từ cái vi mô (các hạt cơ bản) đến cái cực vĩ (các hành tinh, ngôi sao, thiên hà, hố đen...) thì cần phải có một ý tưởng táo bạo.
  3. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Tôi thật không hiểu vì sao nói tới sóng điện từ là bị quàng ngay cái ê te vào cổ. Thuyết ê te đã chết hồi đầu thế kỷ với thí nghiệm Mikenson, nhưng tới nay người ta vẫn dùng rộng rãi sóng điện từ đấy thôi, có phải phải có ê te mới có sóng điện từ đâu
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  4. hanman

    hanman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2001
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    1. Đúng như Tổng trưởng Farmer đã nói, nói đến sóng điện từ hay trường điện từ không có nghĩa là công nhận thuyết ete. Sự tồn tại trường điện từ và sự lan truyền sóng điện từ đã được giải quyết hoàn toàn, cả lý thuyết lẫn thực nghiệm mà không cần đến ete.
    Mong bạn hãy quên cái ete đó đi, ít nhất là tôi không nhắc đến nó.
    2. Với ý nghĩa như bạn nói thì cũng đúng.
    Điều này nói lên là không nên có tham vọng nhiều quá, bắt cá 2 tay là có khi xôi hỏng bỏng không đó ...
    Tuy nhiên nếu bạn chỉ thích có 1 mà thôi thì bạn muốn chắc chắn đến bao nhiêu cũng được, hoặc là bạn muốn nhiều những cái mà không mâu thuẫn gì nhau thì cũng OK.
    3. Như trước tôi đã nói, vấn đề về nhiễu xạ là vấn đề của cơ học cổ điển nên không cần đề cập đến định luật bất định Heisenberg.
    Kích thước khe hẹp là bao nhiêu thì là nhỏ? Và là bao nhiêu thì có thể áp dụng định luật Heisenberg? Theo tôi nghĩ cái này bạn Farmer có thể giải đáp.
    Theo như tôi biết thì các cách tử tạo ra nhiễu xạ có khoảng cách so với nhau cỡ từ vài mm đến vài micromet, 1e-3 đến 1e-6 m. Trong khi đó kích thước của 1 electron, bán kính cổ điển, là 2,8179e-15 m. Như vậy khoảng cách khe hẹp đó vẫn là khổng lồ so với hạt electron, mà hạt photon chắc chắn là nhỏ hơn hạt electron rồi, bạn có nghĩ thế không?
    Do đó trong nhiễu xạ ánh sáng qua khe hẹp, vẫn có rất nhiều hạt photon đi thẳng qua khe.
    Còn nếu bạn vẫn muốn nói về cái định luật bất định thì tôi có thể bàn luận ý nghĩa của nó thêm 1 tý. Giá trị lớn của dp không có nghĩa là bắt buộc hạt photon phải đi xiên. Giá trị của dp chỉ có ý nghĩa là chúng ta không thể biết được chính xác giá trị momentum p của hạt dưới phạm vi sai số dp khi mà chúng ta biết chính xác vị trí của hạt. Điều đó cũng có nghĩa là nếu như chúng ta theo dõi 1 cách chặt chẽ quỹ đạo của hạt thì chúng ta chỉ biết momentum của hạt đó với độ chính xác là dp. Hay nói 1 cách khác là hạt ở vị trí đó sẽ có momentum là 1 giá trị nằm trong khoảng từ p-dp đến p+dp.
    Trong trường hợp của chúng ta, vì chúng ta chỉ quan tâm đến quỹ đạo của hạt nên hoàn toàn có thể cho hạt chuyển động thẳng qua khe, nghĩa là với 1 quỹ đạo hoàn toàn xác định, thẳng tắp. Còn giá trị của momentum là bao nhiêu chúng ta mặc kệ. Điều đó hoàn toàn được, chẳng mâu thuẫn gì cả.
    Được hanman sửa chữa / chuyển vào 20:38 ngày 15/03/2004
  5. numeric

    numeric Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Thì ý tớ là từ nguyên lý bất định cho thấy ánh sáng qua khe không đi thẳng mà đi dưới dạng 1 hình nón (góc lệch cực tiểu theta tính toán ở trên chính là 1/2 góc ở đỉnh của nón này). Tức là đã lý giải sự lệch phương của photon khi qua khe trên cơ sở lượng tử.
    Còn về cái hình nhiễu xạ mà không có vân trung tâm đúng là tớ bị nhầm, nếu có thì không giải thích đuợc thật , thành thật xin lỗi bác farmer ;)
    Được numeric sửa chữa / chuyển vào 18:57 ngày 19/03/2004
  6. numeric

    numeric Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Từ nguyên lý bất định đề cập ở trên ta có thể mở rộng ra để hiểu một cách vi mô nguyên lý Huyghens-Fresnel: Chúng ta chia khe hẹp ra nhiều phần tử nhỏ. Mỗi phần tử nhỏ sẽ phát ra 1 nón ánh sáng. Phần tử càng nhỏ góc nón ánh sáng càng mở rộng. Nếu tiếp tục chia nhỏ nữa thì mỗi điểm trên khe ta sẽ thu được các bán cầu ánh sáng. Tức là chúng ta có được nguyên lý Huyghens-Fresnel.
  7. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý sủa lại dấu = thành dấu ~.
    Còn lại không có ý kiến. À mà không xác định đuợc đồng thời chả phải là hiểu biết chỉ đến giới hạn đó thôi là gì.
    [/QUOTE]
    Không phải là hạt có momentum và toạ độ chính xác tại một thời điểm mà ta bị giới hạn không xác định chính xác đồng thời hai giá trị ấy. Bản thân chúng đã bất định thế rồi tức là chúng không có vị trí và momentum xác định tại một thời điểm xác định (theo cuốn Giai điệu dây và bản giao hưởng vũ trụ)
  8. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ thì bác numeric đã hiểu nhầm ý nghĩa của dp(x) ~ h/a (a ~ dx).
    Điều này không giải thích cho việc ánh sáng qua khe đi dưới một dạng hình nón. Nó giải thích một điều khác hẳn : Với thí nghiệm nhiễu xạ như thế, điều kiện khe hẹp kích thước a như thế, thì photon có độ bất định về dp(x) xác định theo biểu thức đó.
    Nếu bác để ý, sẽ thấy góc bất định (tạm gọi thế) tang(theta) = dp(x) / p = h/a x h/lamđa = lamđa/a Còn thế nào là bất định thì nói ra dài dòng, nó không phải là sai số, nó thuộc về bản chất của thế giới lượng tử. Chỉ vì người ta quen với cơ cổ điển quá rồi nên khó tiếp nhận khái niệm này.
    Về nhiễu xạ :
    Khi ánh sáng nhiễu xạ qua khe hẹp, bản đồ phân bố năng lượng bị sắp xếp lại rõ rệt (hình chuông) Khe không hẹp cũng thế, nhưng sự sắp xếp là không rõ rệt (các cực đại ngoài cực đại chính có năng lượng vô cùng nhỏ). Nhưng bác lưu ý là ở xa vô cực vẫn có ánh sáng đến, tuy yếu. Không có giới hạn hình chóp hoặc hình nón nào cả. Khi ánh sáng đến khe hẹp, mỗi phần tử trong khe hẹp thành một nguồn thứ cấp phát ánh sáng về mọi hướng, đơn giản vậy thôi.
    /uploaded/Larra/LarraTrans.gif​

Chia sẻ trang này