1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

SÓNG, HẠT VÀ TRIẾT HỌC?????

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi splyk49, 15/11/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. splyk49

    splyk49 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2007
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    SÓNG, HẠT VÀ TRIẾT HỌC?????

    Tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta theo cơ học lượng tử thì nó vừa là sóng, vừa là hạt. Làm thế nào để tưởng tượng một vật vừa là sóng, vừa là hạt được đây? Anh em cùng vào thảo luận nhé.
    Nếu cho rằng sóng và hạt là hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một thực thể thì liệu rằng hai mặt đối lập đó có bao giờ biểu hiện ra cùng một lúc không? Hay nói cách khác có bao giờ trong cùng một hiện tượng người ta phát hiện ra cả tính sóng và tính hạt của một vật không?
    Pác nào giỏi cả vật lý lẫn triết học thì giải đáp giùm nhé!
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Khi tính sóng thể hiện mạnh thì tính hạt thể hiện yếu; cũng như là âm thịnh thì dương suy vậy và ngược lại.
    Vấn đề là hạt nào nhỏ nhất ; hiện nay người ta tìm ra được 3 loại hạt nhỏ nhất trong đó có 2 loại là quark; lepton...
    Các hạt có chia nhỏ được mãi không; theo kinh nghiệm khoa học thì thuyết phân tử; nguyên tử là hạt nhỏ nhất đã bị đả phá; vậy rất có thể quark và lepton chưa phải là hạt nhỏ nhất
    Nhưng mờ thế nào là hạt; cần phải có một giới hạn nhất định để coi nó là "hạt" (giới hạn Plank); bác tưởng tượng như cái lò xo ấy; nếu tăng độ đàn hồi của nó lên; tức là các vòng lò xo càng khít lại gần nhau;cái lò xo càng ngày càng "đặc" lên cho đến lúc nó giống như một cục sắt hình trụ vậy.
    Cũng tương tự như vậy nếu tăng tần số sóng lên (bước sóng giảm đi) thì cái sóng đó "co lại" ví dụ như tia gamma hay tia Rơnghen; bước sóng rất ngắn; nên tính chất hạt của của nó rất mạnh; khả năng đâm xuyên; ion hóa không khí...v...v
    Như vậy nói theo triết học có thể coi hạt là một bước nhảy của sóng thông qua một "độ" chính là giới hạn Plank.
    Nói huyên thuyên mong các bác thông cảm
    Được mrking_hoang sửa chữa / chuyển vào 17:33 ngày 17/11/2007
  3. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Thế tại sao, hằng số Planck lại luôn giữ một vai trò quan trọng như thế trong tất cả các biểu thức lượng tử?! Có phải đó là một bí ẩn của sự thực cuối cùng của các hạt hạ cơ bản?
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đó không phải là cái cuối cùng. Đó là do hạn chế của con người trong việc đo lường. Nếu xem giới hạn đó là một vấn đề, nó phải có hai mặt: vật chất và không gian. Giống như một cặp phạm trù: *Có* và *Không*. Còn không thì xem nó là một điểm, một giới hạn thì sẽ biết vị trí và tính chất của nó. Vì vậy khoa học tự nhiên sẽ không bao giờ giải thích hết được thế giới tự nhiên mà phải cần tới Triết học.
  5. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Thế là lại quay lại cái quan niệm ete của vật lý cổ điển; phải có không gian trống rỗng để chứa vật chất và không gian và vật chất phải tách biệt à?
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Không được nhầm lẫn giữa ete và không gian. Ete là *một chất* chứ không phải là không gian.
    Không phải là *phải có không gian trống rỗng* để chứa vật chất.
    Hiểu kiểu này là sai lạc hoàn toàn. Tự tách vật chất và không gian ra khỏi nhau. Đấy chính là quan điểm của vật lý cổ điển.
    Không gian không thể tồn tại nếu không có vật chất. Hai thứ này quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời. Nói đến *vật chất* là phải nói đến một thứ tồn tại trong không gian. Chừng nào còn khái niệm *vật chất* thời còn khái niệm *không gian*.
  7. TheWanderer

    TheWanderer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Cho em phát biểu một câu: triết học là nghệ thuật lý luận, thế thì vật lý học chính là sự kết hợp giữa triết học (lý luận logic) và toán học. ----> Thế thì trong khoa học tự nhiên lúc nào chẳng có triết học. Hay chính xác hơn, triết học bao hàm khoa học tự nhiên.
  8. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Thế tại sao, hằng số HẤP DẪN lại luôn giữ một vai trò quan trọng như thế trong tất cả các phương trình Vũ Trụ?! Có phải đó là một bí ẩn của sự thực cuối cùng của các hạt hạ cơ bản?
  9. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    vào đây lại có cái gì đó thân thuộc của quê hương
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đơn giản như nó là một cái lý mà ý thức rút ra được. Nó như là nó vốn có.

Chia sẻ trang này