1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sống kín đáo

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi ngocthienanh, 03/06/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngocthienanh

    ngocthienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2007
    Bài viết:
    1.378
    Đã được thích:
    0
    Sống kín đáo


    KÍN ĐÁO LÀ KHÔNG NÓI VỀ BẢN THÂN MÌNH CHO NGƯỜI KHÁC BIẾT.

    Thông thường, sự kín đáo không nói về bản thân mình cho người khác biết được xét trên hai phương diện: một là Đạo đức, hai là sự khôn ngoan. Ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu sự Kín đáo như một hạnh đẹp của Đạo đức.

    Là một người tu hành, dù là cư sĩ hay người xuất gia, vì Đạo đức, chúng ta ít nói về bản thân mình. Ngay cả khi có những điều hay, chúng ta cũng không nói cho người khác biết. Trong khi đó, theo tâm lý thường tình của con người, khi thấy mình có những điều hay, người ta dễ bộc lộ ra bên ngoài hoặc kể lại cho người khác nghe. Có chút tài năng gì, có một tài sản gì, họ cũng nói ra. Hoặc làm được một việc phước lành, họ cũng kể cho người khác biết. Hay nói cách khác, những gì làm cho mình có giá trị trước mắt mọi người, họ đều thích kể cho nhiều người biết.

    Thích nói ra những cái hay, cái tốt của mình cho người khác biết, đó là tâm lý thường tình của con người. Vì người ta nghĩ rằng, những điều đó làm cho họ tăng thêm giá trị và khiến người khác phải nể phục. Tâm lý thèm khát sự cảm phục của người khác là tâm lý rất mãnh liệt của con người. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng, Kín đáo- không kể những điều tốt của mình cho người khác biết là một biểu hiện của Đạo đức. Vì trong thâm sâu, chúng ta không thấy mình là người quan trọng, không cần sự nể phục của người khác nên cũng không cần phải kể những chuyện tốt của mình. Đây là Tâm của một người có chấp ngã tương đối nhẹ. Thường những người ấy đã đạt được Thiền định rất tốt sẽ không thấy mình là quan trọng. Thực ra, họ không muốn kể cho ai nghe về mình chứ không phải giấu giếm điều gì về mình. Chúng ta phải phân biệt được hai trường hợp như vậy. Vì có những người vẫn thấy mình quan trọng nhưng muốn giấu người khác nên không nói ra. Tâm của những người này chưa thật sự hợp với Đạo.

    Ví dụ, một người thấy mình có một món tiền kha khá nên rất tự hào vì nghĩ mình có giá trị hơn mọi người nhưng họ vẫn giấu, không nói ra vì sợ phải giúp đỡ những người khác. Rõ ràng, trường hợp này cũng giấu, cũng kín đáo không nói về bản thân mình nhưng không phải là biểu hiện của Đạo đức. Điều này hoàn toàn khác với người biết mình có nhiều tiền hơn người khác nhưng cho rằng như vậy không có gì quan trọng. Trên thực tế, số tiền ấy cũng chưa cần phải giúp ai nên họ không cần nói ra. Bởi thấy những gì thuộc về mình không quan trọng nên khong cần phải bày tỏ cho người khác biết. Đây là yếu chỉ căn bản nhất của hạnh Kín đáo.

    Khi nói ra những cái hay của mình nghĩa là chúng ta đang khoe khoang, trong tâm chúng ta đang ngầm có sự kiêu mạn về điều hay, điều tốt đó của mình. Đây là sự tổn thất trong Đạo đức, chúng ta phải cẩn thận. Khi lớn lên, càng tu hành, càng giữ giới, càng làm được nhiều việc thiện, chúng ta càng có công đức với Phật pháp và phước cũng tăng lên. Sự ngưỡng mộ của người khác cũng dần dần xuất hiện. Lúc đó, chúng ta dễ chấp vào nó và sinh tâm kiêu mạn. Chính kiêu mạn là cái gốc làm nên sự khoe khoang.

    Trong bài Khiêm hạ, chúng ta đã nói rất nhiều về kiêu mạn, kiêu mạn ở trong tâm. Bây giờ, sự kiêu mạn dễ nhìn thấy hơn khi đã thốt lên thành lời khoe khoang. Thật vậy, có những lỗi trong tâm mình, chúng ta không dễ dàng nhìn thấy, trong đó có sự kiêu mạn. Nhưng khi buột miệng nói ra lời khoe khoang, tự nhiên chúng ta sẽ sực tỉnh: ?oThì ra mình vừa mới khoe khoang, mình đã có sự kiêu mạn?. Như vậy, trường hợp không đủ trí tuệ để nhìn thẳng vào tâm, để thấy kiêu mạn trong tâm mình, chúng ta sẽ nhờ lời nói để biết được lầm lỗi tiềm tàng trong tâm mình.

    Chúng ta biết rằng, tâm của con người rất phức tạp, thường có 2 phần: ý thức và vô thức. Ý thức là phần tâm mình thấy được. Vô thức là những hoạt động của tâm mà mình không tự thấy được. Ví dụ, những suy nghĩ, hình ảnh mà chúng ta có thể tưởng tượng, hình dung được, biết được đều thuộc về ý thức. Hoặc một người nào đó nói một câu nặng làm mình buồn. Cái buồn đó chúng ta có thể thấy được, cảm được nên thuộc về ý thức. Ngoài ra, trong con người còn có nhiều tâm phức tạp của vô thức. Hoạt động của vô thức rất nhiều, rất bí mật, chúng ta không thể nhìn thấy được. Muốn thấy được hoạt động của vô thức, chúng ta phải vào trong Định rất sâu. Bình thường, ranh giới giữa ý thức và vô thức trong con người chúng ta không rõ ràng. Điều này tùy thuộc vào trí tuệ bẩm sinh của mỗi người. Có người, sự ý thức rất hạn chế, nghĩa là tâm nào rất thô mới nhìn thấy, còn tâm hơi tế một chút, họ sẽ không nhìn thấy được. Trong khi đó, có người trí tuệ rất sáng, ý thức rất sâu nên có thể thấy được nhiều tâm bí mật trong lòng họ. Người ta gọi đây là người có trí tuệ. Những người này, khi phạm lỗi, họ sẽ thấy ngay hoặc chỉ cần người khác nhắc nhẹ là họ nhận ra ngay lỗi của mình. Vì họ nhìn rất sâu vào trong tâm họ, những lỗi lầm tiềm ẩn họ đều nhìn thấy. Đây là người có căn cơ tu hành. Ngược lại, những người kém trí tuệ, chỉ nhìn thấy tâm thô, thường khó nhìn thấy lỗi mình. Những người này căn cơ thấp, rất khó tu.

    Có khi kiêu mạn phát ra thành hành động. Trong mỗi trường hợp, hành động phát ra sẽ khác nhau. Nhờ hành động, chúng ta sẽ biết mình đã bị kiêu mạn chi phối. Ví dụ, một người mới vào chùa để làm điệu tu hành. Trong chùa có một ông già vốn là trí thức nhưng thất cơ, lỡ vận phải vào nương chùa ở để sống qua ngày. Cứ một, hai ngày, đứa con gái của ông ta lại vào thăm cha và tiện thể nhờ cha giảng bài cho. Một hôm, chú tiểu đang nằm võng ở nhà kho xem kinh, ông già đến hỏi một bài Hoá học (có lẽ cô con gái lại vào nhờ cha giảng giúp bài vở). Chú tiểu thấy bài quá dễ nên vẫn nằm trên võng, tay cầm lấy cuốn vở của ông già và giải thích cho ông ta. Khi hiểu ra được, ông rất vui, vội cầm vở chạy về phòng mình để giảng lại cho con gái. Sau đó, một Thầy lớn thấy vậy đã nhắc chú tiểu rằng hành động của chú đã sai. Vì chú là người mới tu, còn nhỏ nhưng khi nói chuyện với một người lớn tuổi như thế vẫn nằm trên võng. Rõ ràng, trong tâm người ấy có sự kiêu mạn tiềm tàng và đã bộc lộ bằng hành động. Điều ấy không chối cãi được. Nhờ bộc lộ bằng hành động và được người khác nhắc nhở mà người ấy biết rằng mình đã kiêu mạn mà bản thân không nhìn thấy được.

    Trong cuộc sống có nhiều trường hợp tương tự như vậy. Điều quan trọng là khi được nhắc nhở, chúng ta phải chân thành nhận lỗi và phải sám hối ngay, tuyệt đối không được chối cãi. Vì đây chính là chỗ mà chúng ta không đủ trí tuệ để nhìn thấy chính mình. Một khi đã nhận ra được lỗi và cố gắng sửa, có tâm nguyện sửa, chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua được.

    Người hiếu danh thường khoe khoang về mình. Bởi vậy, không nói về mình cho người khác biết nghĩa là chúng ta không hiếu danh, không mong muốn được kính trọng. Chữ danh ngoài nghĩa là tên còn có nghĩa là tiếng khen, là danh dựï, là sự cảm phục trong lòng người khác. Thói thường, con người chúng ta hay mắc một bệnh, bệnh thèm khát sự cảm phục của người khác. Nhiều khi vì sự thèm khát ấy trỗi dậy quá mãnh liệt, người ta đã giả mạo, đã bịa đặt bao nhiêu chuyện để lừa dối mọi người. Sự cảm phục về người này chỉ xuất hiện trong tâm người kia nhưng có thể làm cho họ sung sướng khi biết người khác cảm phục mình. Đều này có sức mạnh thật ghê gớm. Trong cuộc đời, người ta theo đuổi rất nhiều thứ: tiền bạc, tình yêu, danh lợi?Trong đó, thèm muốn sự cảm phục của người khác cũng là điều khiến con người đuổi theo một cách dữ dội. Đây cũng có thể xem là nhu cầu của con người, một nhu cầu rất tai hại.

    Chúng ta từng nghe người ta nói với nhau về công án của ngài Động Sơn. Ngài nói: ?oTa có tiếng tăm ở đời, ai có thể vì ta trừ dẹp nó?. Một vị Tăng trả lời bằng cách xoè tay ra:?o Hòa Thượng cho con đi?. Ngài Động Sơn nói:?o Vậy là tiếng tăm ta đã hết?. Nghĩa là vị Tăng kia thấy được sự cảm phục của người khác nằm trong tâm của người ta chỉ là một cái gì đó giả dối, không cầm, không nắm được. Vậy mà, con người cứ chấp nó là có thật để rồi vui buồn theo nó. Khi được người ta cảm phục thì vui. Khi bị người ta khinh ghét lại buồn. Xòe bàn tay ra xin Hòa Thượng cho tiếng tăm là vị Tăng muốn nói cái đó không có thật, không cụ thể như cơm ăn áo mặc, vô hình, giả dối. Bởi vậy, ngài Động Sơn đã nói : ?oTiếng tăm của ta đã hết?. Thực ra, đó là một lời khen, khen vị Tăng kia đã hiểu được bản chất vấn đề.

    Khi còn nhỏ, trong chúng ta không ít người được người lớn khen vài lần. Nếu từng được người khác khen ngợi và tỏ ra cảm phục, chúng ta sẽ rất khó quên cảm giác sung sướng ấy. Đó là cảm giác rất mạnh, rất rõ mà chính chúng ta cũng không sao hiểu nổi. Như vậy, được người khác cảm phục cũng là một hạnh phúc và điều ấy luôn được người ta đeo đuổi, thèm khát. Cũng chính nó đã gây nên biết bao nhiêu thảm cảnh, bao nhiêu oan trái trong cuộc đời này.

    Chúng ta phải nhìn thấy tâm thèm khát sự cảm phục của người khác là điều rất nguy hiểm, là một ảo tưởng, ảo vọng, giả dối và phải vượt qua được điều đó. Chúng ta nên chấp nhận sống một đời thanh bai, kín đáo, không cần ai biết đến mình. Có thể trong cuộc đời, chúng ta sẽ làm được nhiều việc tốt cho Đạo, được nhiều người biết đến và nể phục. Những lúc ấy, chúng ta càng cần phải cẩn thận, đừng rơi vào trạng thái thèm khát sự cảm phục của người khác.



  2. alanh

    alanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2004
    Bài viết:
    2.943
    Đã được thích:
    1
    Khoá topic với lý do: Spam
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này