SỐNG LÀ PHẢI BIẾT YÊU THƯƠNG SẤM MÙA THU Hôn lễ chúng tôi cử hành trong một lữ quán có tiếng sáo trúc kiểu xưa ngân nga. Mùa thu mới bắt đầu, cũng là lúc các cô gái xuân thì từ biển trở về và lượn quanh thành phố như những con ngựa tơ xinh đẹp, lông màu hạt dẻ. Bất thình lình chớp lóe sáng khung cửa sổ và sấm nổ rền như muốn phá tan hôn lễ. Cô dâu mười bảy tuổi của tôi trắng xanh sắc mặt. Nàng nhắm nghiền mắt lại và thân thể rũ xuống như một lá cờ ướt sũng. - Đóng cửa sổ, đóng màn lại mau! Sau khi hôn lễ kết thúc, cha vợ tôi mới bảo: ?oCon gái tôi sợ sấm có thể là do một lời nguyền xưa. Rồi ông kể cho tôi nghe câu chuyện này, về một đứa con trai hiếu thảo của xứ Tamba thuở nào: ?oYoshida Shichizaemon ở thôn Haji, hạt Amada trong xứ Tamba hết lòng phụng dưỡng cha mẹ đến nỗi lãnh chúa cũng phải biểu dương lòng hiếu thảo ấy và miễn cho anh khỏi đóng thuế đất. Đã thế mẹ của Shichizaemon lại rất sợ sấm, chỉ cần nghe một tiếng trống gõ là bà có thể ngất xỉu. Vì thế cho nên bất kỳ khi nào nghe thấy tiếng sấm rền là Shichizaemon đâm bổ về nhà, cho dù anh đang ở đâu hay đang làm gì. Vào mùa hạ anh không dám đi đâu xa, chỉ đến thôn làng lân cận là cùng. Thế cũng chưa đủ. Ngay cả sau khi mẹ qua đời, cứ nghe thấy tiếng sấm là anh chạy ngay đến nghĩa trang, vòng tay ôm chặt mộ của bà. Một đêm kia, trong khi Shichizaemon ôm ghì mộ bia suốt cơn dông, anh bị sét đánh chết. Sáng hôm sau trời trong xanh và tươi đẹp. Khi một người dân trong làng cố gỡ cánh tay Shichizaemon ra khỏi bia mộ thì nó vỡ ra từng mảnh. Thân thể cháy đen của anh đã trở thành một hình tượng bằng tro, chạm vào là vỡ vụn. Rõ ràng là kéo chàng Shichizameon hiếu thảo ra khỏi mộ chí kia là một điều lầm lẫn. Một bà lão nhặt lên một ngón tay của anh vừa rơi xuống đất và cất vào trong tay áo. Bà nghiêng mình mà nói: ?oĐể cho thằng con trai vô tâm, bất trị của già này uống?. Các thôn dân khác cũng bắt chước nhặt nhạnh từng mảnh hài cốt. Thứ tro linh ấy đã truyền từ đời này sang đời khác như thể gia bảo. Khi ta còn nhỏ mẹ ta đã cho ta uống. Không biết có phải vì thế mà ta-và cả con bé này nữa-sợ sấm hay không?. - Vậy là cô bé này (tôi ám chỉ người vợ mới) cũng được cha cho uống tro ấy à? - Không, ta quên. Nhưng nếu bên nhà con thích thì ta sẽ gửi một gói cho nó. Trong căn nhà mới của chúng tôi ở ngoại ô thành phố, bốn con dế nhảy ra từ phía sau chiếc bàn làm việc mới tinh của vợ tôi. Chiếc khăn phủ trắng muốt cũng chưa thay. Người vợ mới của tôi ánh lên vẻ rạng rỡ của một bó hoa tử đinh hương vào đầu mùa hạ. Thế rồi một lần nữa, tiếng sấm cuồng bạo lại nổ rền như thể mùa hạ đang tự hủy. Khi tôi ôm giữ cô dâu bé nhỏ đang run rẩy của mình, cái mà tôi cảm thấy trước hết qua làn da nàng là một người mẹ trong nàng. Ai dám bảo tôi sẽ không trở thành một hình hài cháy rụi khi tôi ôm ấp cái bia mộ mềm mại ấm nồng này? Chớp lóe sáng. Sấm như thử biến chiếc giường cưới của chúng tôi thành một chiếc giường chết chóc, vang động rầm rĩ trên mái nhà. - Màn, đóng màn lại mau!
Mới đây khi học văn học phương Đông thầy tôi cũng giảng qua về bài này. Quả thật, văn học nhật bản rất rất khó hiểu. Nhưng đến khi bạn hiểu rồi thì thật mà khó để mà diễn tả cảm xúc ra ngoài. Truyện này có một ý nghĩa triết lí rất sâu sắc và tôi nghĩ ở tuổi của mình thì còn quá trẻ để mà hiểu hết. chỉ biết rằng, khi người chồng ôm người vợ sắp cưới của mình mà như ôm một nấm mồ tức là người thiếu nữ nơi nàng đã chết đi. Thay vào đó, sinh ra một người phụ nữ, một người mẹ, một người vợ, với những vai trò hoàn toàn mới. Triết lí khủng khiếp. Khi thầy giảng xong tôi mới thấy ngỡ ngàng. Nhất là các bài thơ haiku của Nhật mới khiếp. Nhưng mà thực sự hấp dẫn. Văn học Nhật ngắn gọn, đơn giản mà không phải ai cũng hiểu ngay được. Phục thật đấy. Ấy học văn hả ivyftu?
Ấy đoán đúng rồi đấy. Tớ từng là học sinh chuyên văn năm cấp 3, nhưng bây giờ đang học Ngoại Thương. Chán thế đấy. Ngày xưa đi học, kiến thức văn học cũng tương đối khá khẩm. Thế mà từ ngày vào trường Ngoại Thương, chỉ còn biết đến hợp đồng xuất khẩu với nhập khẩu, chi phí với lợi nhuận thành ra chai sạn hẳn đi. Bây giờ muốn lãng mạn cũng chẳng được nữa. Ấy chắc đang học ngành Ngữ Văn? Tớ post bài này vì tớ thấy nó còn một ý nghĩa nữa, ngoài ý nghĩa mà ấy đã nêu ra: đó chính là tình yêu. Tình yêu của một người con dành cho người mẹ. Chỉ đơn giản là một tiếng sấm, một tiếng sấm đối với người đã mất thì có ý nghĩa gì đâu phải không, nhất là khi người ta đã không còn cảm giác gì về cuộc sống nữa? Có lẽ tất cả mọi người đều nghĩ thế và thường vô tâm với những người đã khuất. nhưng chàng trai ấy vẫn không phút nào rời mẹ của mình. Tớ rất xúc động khi đọc đến đọan ấy, bởi vì đôi lúc con người sống vẫn quá vô tâm.
Đoạn đầu còn có thể hiểu nổi nhưng đoạn cuối tớ đọc đi đọc lại rồi mà cũng chẳng hiểu dụng ý của tác giả là gì nữa ???
Ấy đọc bài của Hoa có vàng nơi ấy đi. Bạn ấy đã giải thích ý nghĩa rõ ràng lắm rồi đấy. Văn học Nhật Bản đề cao tính súc tích, thế nên câu chữ rất ngắn gọn, ý mạch lạc và bao hàm những triết lý nhân sinh sâu sắc. Ấy đọc lại một lần nữa đi.
À, tớ học ngôn ngữ chứ không hcọ văn ấy a. Nhưng mà có vấn đề gì đâu, Tớ thấy học văn có nhiều cái hay lắm. Mình dễ sông hướng thiện và đươc thanh lọc tâm hồn hơn. Vì văn học là nhân học mà lại. Học văn là học về cái đẹp. Người nghệ sỹ chỉ là những con người tài năng, dùng tình yêu cuộc đời để vẽ lên bức tranh cuộc sống muôn màu, Chính vì nó là cuộc sống nên không chỉ có màu hồng và lãng mạn mà còn có cả những đau khổ va bao hàm tâm trạng, tư tưởng của nhà văn về nhân tình thế thái nữa. Bởi vậy, tớ rất dị ứng với những ý kiến cho rằng học văn là tâm hồn treo ngược cành cây. Số này ít thôi ấy nhỉ? Còn bài của ấy, tớ biết là ấy rất thích câu chuyện về người con hiếu thảo kia. Đọc title của topic đã cho thấy điều đó rồi. Tớ cũng thấy hay nữa. Bạn black_stone đọc đoạn sau không hiểu cũng đúng thôi. Vì một tác phẩm văn hcọ vốn đã nhiều tầng nhiều lớp mà văn học Nhật Bản thì càng khiếp hơn. Nói chung phải xét trên bốn bình diện: Ngôn từ này, kết cấu này, hình tượng này, ý nghĩa triết lí thẩm mĩ này.... Mỗi mặt như vậy tạo cho tác phẩm một phong cách và một tư tưởng nhất định... Tớ học lóm những lí luận này ở một đứa bạn thân học chuyên ngành ngữ văn đấy. Các ấy thấy không? Đâu phải học một ngành nào đó không phải là văn thì mù tịt về văn đâu. Mỗi ngành có một nét đẹp riêng của nó. Vì nó ra đời trên nhu cầu của xã hội mà...
Hoa có vàng hiểu biết văn chương quá. Hôm nào dạy lại cho tớ một tí nhé. Được trao đổi với Hoa có vàng, tớ vui lắm. Lâu rồi chẳng bình luận thơ văn thế này. Nước Ngay khi người con gái rời bỏ quê nhà để lập gia đình, chồng cô được chuyển về nha khí tượng trên núi Hưng An. Điều người vợ kinh ngạc nhất là phải bỏ tới bảy sen(2) để mua một can dầu hỏa đầy nước. Nước đục và bẩn. Khi nghĩ đến việc dùng nước đánh răng và vo gạo, cô gái cảm thấy ghê ghê. Sau khoảng nửa năm, tấm khăn trắng trải giường và áo lót trở thành màu vàng. Không những thế, vào tháng mười hai năm ấy, hình như nước đóng băng đến tận đáy giếng. Một người làm mang từ đâu về một tảng băng. Cô gái sử dụng tảng băng ấy để tắm, một cách hiếm hoi. Không thể nói cho hết sự xa xỉ ấy. Cảm giác sung sướng khi những khớp xương lạnh cóng của nàng được sưởi ấm. Như một giấc mơ xa xăm, nàng nhớ lại những lần tắm ở quê hương. Khoác chiếc khăn tắm thật trắng. Ngập trong nước nóng đến tận vai và nhìn thấy vẻ nuột nà của tay và chân mình. - Xin lỗi. Nhà chị còn nước không ạ? Làm ơn cho tôi xin một chút. Người vợ của anh láng giềng đến mang theo chiếc bình đất nhỏ. - Lâu lắm tôi mới đánh lại nồi niêu mà sơ ý quên rằng mọi người đã sử dụng hết rồi. Nước không còn nữa, nhưng cô gái cho người vợ trẻ láng giềng ít nước trà. - Tôi muốn mùa xuân đến sớm để được tắm giặt thỏa thích. Thật tuyệt diệu biết bao khi được hắt nước tung tóe, - người vợ láng giềng nói. Đó cũng là ước mơ của người con gái về nơi miền quê nước sạch dồi dào. Cô gái khó lòng chờ đợi băng tuyết tan. Khi đổ nước trong chậu ra, cô cảm thấy dễ chịu nhìn thấy nước thấm vào trong lòng đất. Trên đất này cây bồ công anh là thứ đầu tiên nảy mầm. Cô gái mời người vợ trẻ láng giềng tắm ofuro. Thình lình, xe lửa hướng về Bắc quốc chạy ngang qua thung lũng. Đây là thời gian thông báo về mặt trận phía Nam. - Rộng quá nhỉ, - người vợ láng giềng nói trong bồn tắm ấm áp. Thật sự, công việc của chồng cô gái ở nha khí tượng Hưng An Sơn có mối liên hệ tới bầu trời bờ biển phía Nam. Đó là Nhật Bản ngày nay. Khi người con gái bước ra khỏi nhà, những cánh hoa băng từ cành nhỏ của cây tuyết tùng lác đác rơi như những cánh hoa anh đào. Khi người vợ ngước đôi mắt trẻ trung nhìn lên, nền trời xanh thẳm gợi cô nghĩ đến mặt biển quê nhà. Hoàng Long dịch
Tôi không hiểu lắm về văn chương. Nhưng tôi biết những gì em post có ý nghĩa rất sâu sắc, vì tôi tin vào tâm hồn của em. Chỉ là muốn em và các bạn khác tham gia giải thích ý nghĩa để mọi người cùng suy ngẫm.
Thực sự, tớ đọc bài của ấy lâu rồi, và cũng suy nghĩ rất nhiều rồi nhưng không hiểu. Hì, thật chẳng biết nói sao cả. Hay nếu ấy hiểu thì chia sẻ với cả nhà đi, Tường Vi?!
When I look into your eyes I can see a love restrained But darlin'' when I hold you Don''t you know I feel the same ... ... ... Don''t you think that you need somebody Don''t you think that you need someone Everybody needs somebody You''re not the only one You''re not the only one