1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sống thử nên hay không nên???

Chủ đề trong 'Giáo dục Giới tính' bởi anhchangngoc, 23/01/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. anhchangngoc

    anhchangngoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2003
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Sống thử nên hay không nên???

    Sống chung trước hôn nhân không còn là hiện tượng lạ trong giới trẻ. Măc dù dư luận luôn công kích, nhưng những người trẻ vẫn điềm tĩnh quyết định hướng đi tình yêu theo cách riêng của họ.

    "Cách mạng ********" gần đây đang trở thành cụm từ xuất hiện với mật độ cao trên các phương tiện truyền thông, Internet lẫn những cuộc tán ngẫu. Hãng tin Reuters đã có hẳn một bài "Cách mạng ******** ở Việt Nam". Bài viết đề cập tới khuynh hướng công khai tình yêu và sống chung trước hôn nhân của giới trẻ.

    Khuynh hướng sống táo bạo này gây ra không ít tâm lý hoang mang cho những người thuộc thế hệ trước. Chính vì thế, nó trở thành đề tài gây nhiều tranh cãi hiện nay.

    Phải chăng những người Việt trẻ và thành đạt đang thật sự "suy đồi"?

    Những lý do khiến người trẻ lựa chọn sống chung tiền hôn nhân

    Theo các chuyên gia xã hội học, cách mạng ******** ở Việt Nam không mang ý nghĩa những người trẻ "thực hành" nhiều hơn hay kiểu cách hơn thế hệ trước. Họ chỉ đơn giản công khai sống trước hôn nhân và thẳng thắn bàn luận về ********. Thay đổi này đặc biệt rõ nét ở các phụ nữ độc thân, thành đạt, những người có tiềm lực kinh tế và sự nghiệp cân bằng với nam giới.


    Ở những phụ nữ thành đạt sống chung với người yêu, với họ, không phải để thoả mãn tò mò hay chứng tỏ bản thân


    "Thật buồn cười nếu chúng tôi nói tiếng Anh nhanh như gió, lướt nét gần như hai bốn trên hai bốn, mọi chuyển động của thế giới đều nắm rõ nhưng lại mù tịt ... chuyện nam nữ. Không có lý do gì khiến tôi phải ráng chờ đến khi "cột" được một anh chàng bằng tờ hôn thú mới biết được ******** là như thế nào", Hoàng Anh, 28 tuổi, chuyên viên môi giới chứng khoán, bày tỏ quan điểm.

    Quan điểm của cô cũng chính là tiếng nói chung của những phụ nữ thành đạt và hiện đại khác. Sống chung với người yêu, với họ, không phải để thoả mãn tò mò hay chứng tỏ bản thân. "Đó chỉ là một bước tiến trong quan hệ lứa đôi tất yếu phải xảy ra, nếu bạn yêu thương ai đó thật lòng và dự định tiến tới hôn nhân", Hoàng Anh thẳng thắn cho biết.

    Theo chuyên viên tâm lý Huỳnh Thị Hoài Như, công tác tại Nhà Văn hoá Phụ Nữ, "sống thử" hiện được dùng như là thuật ngữ chỉ chung những cặp đôi có hành vi quan hệ ******** trước khi kết hôn. Trên thực tế, cần phải phân biệt ra ba dạng quan hệ khác nhau: sống chung trước hôn nhân, sống thử và quan hệ ******** trước hôn nhân.

    "Sống chung trước hôn nhân là những cặp đôi sống chung một nhà, ăn cùng một mâm, chia sẻ cùng nhau những mối quan tâm trong cuộc sống một cách chân thành và nghiêm túc. Ngược lại, có những đôi không chín chắn trong cách suy nghĩ lẫn mối quan hệ hiện tại. Họ chỉ đơn thuần "thử" xem cách sống đó như thế nào và ít khi suy tính lâu dài. Quan hệ ******** trước hôn nhân lại càng khác biệt. Họ yêu nhau, không sống cùng nhau nhưng vẫn thường xuyên quan hệ ******** để bày tỏ tình yêu lẫn đáp ứng nhu cầu sinh lý.

    Trong ba dạng trên, dạng thứ nhất và thứ ba thường phổ biến ở giới trẻ thành đạt, kinh tế vững vàng và suy nghĩ chín chắn. Chính vì vậy, họ ít để lại những hậu quả tiêu cực như nạo phá thai, ghen tuông, chối bỏ trách nhiệm...", chị Hoài Như phân tích.

    Theo một cuộc khảo sát của chúng tôi, 80% các bạn trẻ thuộc phân khúc tuổi trên 25, có nghề nghiệp ổn định và đã sống cùng người yêu đều nghiêm túc, chân thành và dự định tiến tới hôn nhân. Quan trọng hơn họ hiểu rõ các phương pháp ngừa thai và "hợp tác" rất tốt trong việc ngăn ngừa có thai ngoài ý muốn. Khi chúng tôi đặt câu hỏi vì sao chưa kết hôn, tất cả đều trả lời giống nhau: "Chưa đủ điều kiện". Điều kiện cụ thể thì muôn hình vạn trạng.

    Thu Lê 27 tuổi, giám đốc mỹ thuật và Phan Hân, 26 tuổi, copywriter, yêu nhau hơn bốn năm. Họ sống chung đã hai năm nay nhưng vẫn chưa tính chuyện đám cưới.

    "Anh ấy là người Hà Nội, tôi là người Nha Trang. Cả hai đều chưa có hộ khẩu lẫn nhà ở thành phố. Khi vẫn còn đang ở thuê, kết hôn và sinh con chỉ tổ làm mọi thứ thêm rối rắm", Thu lê cho biết.

    Bảo Linh, 24 tuổi, chuyên viên quan hệ quốc tế và Quốc Trung, 24 tuổi, kỹ sư dầu khí, lại gặp nan giải khác. Mẹ của Linh không đồng ý đám cưới giữa Linh và Trung vì chê anh nghèo. Để phản đối mẹ và chứng minh tình yêu, Linh dọn ra ở riêng.

    "Chúng tôi muốn kết hôn nhưng không thể biết khi nào mẹ tôi đồng ý. Tôi không muốn gia đình anh ấy biết chuyện và xảy ra hiềm khích giữa hai bên sui gia. Thật ngốc nghếch nếu tôi và anh ấy cắn răng yêu "chay" chờ đến ngày cưới xa xôi ấy!", Linh thổ lộ.

    Những lý do sống chung trước hôn nhân của bạn trẻ không hề mới. Cũng là vì những lý do kinh tế hoặc gia đình không ủng hộ. Nhưng giới trẻ ngày nay mạnh mẽ hơn, độc lập hơn. Họ không thích ở thuê, không thích kết hôn khi sự nghiệp chưa vững vàng và càng không thể để "Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy". Tư tưởng mạnh mẽ giúp họ cởi mở hơn trong quan niệm ******** và không còn e dè dư luận xã hội trước kia.

    Bên cạnh đó, làn sóng du nhập của Phương Tây góp phần không nhỏ vào sự bùng nổ khuynh hướng sống thử. "Tôi không phủ nhận phim truyện Phương Tây có ảnh hưởng tới chúng tôi, nhưng tôi cho rằng ảnh hưởng ấy hoàn toàn tích cực. Khi quan sát cuộc sống lứa đôi của họ, tôi cảm nhận ******** rất đẹp và rất cần thiết trong tình yêu. Nó giúp tình yêu thăng hoa và hai người yêu nhau thêm gắn bó, gần gũi", Hoàng Anh thẳng thắn nói.

    Những nỗi lo của các bạn trẻ khi lựa chọn sống thử


    Chỉ nên chấp nhận sống thử nếu bạn đủ mạnh mẽ vượt trên dư luận và vì bạn yêu người ấy


    Trong những cuộc trò chuyện cùng chúng tôi, đa số các bạn trẻ đều quan hệ ******** với người yêu đều từ chối nêu tên thật hoặc tên đầy đủ của mình. Đó là dấu hiệu cho thấy gia đình và các giá trị truyền thống vẫn còn ảnh hưởng nhiều đến họ.

    Để được công khai dọn về sống chung một nhà, Thu Lê và Phan Hân đã mất một thời gian dài khó khăn thuyết phục cha mẹ hai bên. Thuyết phục mãi không xong, hai bạn trẻ đánh liều "góp gạo thổi cơm chung". "Thấy hai đứa ở chung cả năm vẫn hoà bình và ngày càng gắn bó, ông bà mới tha cho và bớt cằn nhằn", Hân dí dỏm nói.

    Không dám liều lĩnh như Lê và Hân, Hồng Giang, 26 tuổi, chuyên viên nhân sự và Đức Tuấn, 28 tuổi, kiến trúc sư, đã yêu và quan hệ với nhau gần ba năm nay. Thế nhưng họ vẫn giấu nhẹm gia đình hai bên. Họ phải đến khách sạn thay vì nhà riêng như những đôi sống chung khác. "Tháng sau chúng tôi sẽ đám cưới. Thế nhưng có lẽ bí mật phải được giữ kín mãi mãi. Bố mẹ tôi là nhà giáo và ông bà rất tôn thờ các giá trị truyền thống. Tôi không muốn ông bà thất vọng và tổn thương khi phát hiện sự thật", Hồng Giang tâm sự.

    Nỗi lo của Hồng Giang cũng là nỗi lo chung của nhiều bạn trẻ khác khi xã hội Việt Nam vẫn còn đặt nặng vấn đề trinh tiết và không chấp nhận chuyện sống thử.

    Những mặt tích cực của sống thử đối với hôn nhân

    Theo một nghiên cứu xã hội, hoạt động ******** của giới trẻ hiện nay không chênh lệch với cha mẹ họ cả về thời điểm bắt đầu lẫn tần suất hoạt động. Sự khác biệt duy nhất là cha mẹ họ khi đó đã kết hôn, còn họ hiện tại vẫn chưa.

    Trong thập niên 90 của thế kỷ XX, tuổi kết hôn trung bình vào khoảng 18-23. Nhưng hiện nay, độ tuổi này đã "già hoá" đến khoảng 26-27, thậm chí ngoài 30 đối với những bạn trẻ xem trọng sự nghiệp.

    Đặt vào bối cảnh độ tuổi kết hôn thì nhu cầu quan hệ ******** hiện nay của giới trẻ là điều hết sức bình thường. ******** giờ đây không chỉ để duy trì nòi giống mà còn là cách bày tỏ tình yêu theo quy luật tự nhiên.

    "Trong tình trạng hôn nhân muộn, hoạt động ******** tích cực là một trong những cách hữu hiệu để cân bằng tâm sinh lý. Nó giúp giải tỏa strees sau những giờ làm việc căng thẳng, giúp các đôi yêu nhau cảm thấy thanh thản, nhẹ nhõm và có điểm tựa trong cuộc sống. Sự gắn kết thiêng liêng tạo thêm động lực để họ phấn đấu, sống có trách nhiệm với bản thân hơn và người yêu hơn", chị Hoài Như phân tích.

    Bên cạnh đó, ******** là một trong những khía cạnh quan trọng của hôn nhân. Sự thiếu hoà hợp trong ******** ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc vợ chồng, thậm chí dẫn đến ly dị. Những thói quen vụn vặt và tính xấu ít khi bộc lộ nếu hai cá thể không sống cùng nhau. Và điều đó có thể trở thành "đại họa" hậu hôn nhân.

    Khác với kết luận "chụp mũ" của xã hội, các bạn trẻ chọn sống chung tiền hôn nhân chính vì họ trân trọng và ý thức được tầm quan trọng của kết hôn.

    Không thể nói sống chung tiền hôn nhân làm băng hoại các giá trị đạo đức hay tăng nguy cơ lây lan bệnh xã hội. Dù đường hoàng kết hôn và "ăn cơm sau kẻng" nhưng thiếu kiến thức và sự thuỷ chung vẫn đẩy các cặp vợ chồng vào cảnh bất hạnh.

    Câu chuyện chị Xuân Thuỷ, 28 tuổi, kiểm toán viên, kể về mẹ mình là một ví dụ điển hình. Cha mẹ chị đến với nhau bằng hôn nhân tự nguyện. Nhưng chỉ sau tuần trăng mật, bà mới phát hiện nhu cầu chăn gối của hai người quá khác nhau. Ngay cả nết ăn, nết ở của họ trong cuộc sống thường ngày cũng một trời một vực.

    "Khi biết tôi sống chung với bạn trai, mẹ kịch liệt phản đối. Tôi không đủ can đảm để nói với mẹ rằng tôi không muốn lặp lại cuộc sống hôn nhân giống bà. Nhưng cách yêu truyền thống quả thật không đảm bảo thời gian lẫn không gian để hai chúng tôi tìm hiểu nhau đầy đủ. Tôi không muốn phải đương đầu với những rắc rối hậu hôn nhân. Tôi nghĩ nếu có thể, nên giải quyết nó ngay từ đầu. Cũng phải mất một thời gian dài tôi mới thuyết phục được mẹ tin tưởng mình", chị Thuỷ cho biết.

    Có thể nói, sống thử hay sống thật đều là quá trình "thẩm định" tốt nhất cho tình yêu. Nó sẽ đào thải những tình yêu vụ lợi, thiếu sự cảm thông và chia sẻ.

    "Với những cô gái thành đạt và tự chủ, một khi đã tìm kiếm tình yêu, đó phải là tình yêu thật sự. Họ không chấp nhận những lời thề thốt suông, những mối quan hệ dựa trên xác thịt hoặc lợi dụng lẫn nhau. Ẩn sau vẻ bất cần đạp lên dư luận xã hội để sống chung với người yêu, họ khao khát một cuộc hôn nhân tự nguyện hoàn toàn, không vì áp lực trách nhiệm hay dư luận. Họ không xem đám cưới đơn thuần như một thủ tục. Kết hôn vẫn mang ý nghĩa cao quý nhưng họ cần chờ đến thời điểm thích hợp", chị Hoài Như phân tích.

    Những mặt trái của sống chung tiền hôn nhân

    Không phải lúc nào sống chung tiền hôn nhân cũng kết thúc bằng một đám cưới rõ ràng. Sau hơn ba năm sống cùng với người yêu, Thanh Duy, 32 tuổi, kinh doanh xe hơi, lặng lẽ dọn khỏi căn hộ chung của hai người. Những bất đồng trong tính cách và quỹ thời gian ít ỏi dành cho nhau khiến họ dần xa nhau và chia tay.

    Trước khi anh đi, Như Ý, 33 tuổi kinh doanh bất động sản, người yêu của anh, chuẩn bị một bữa tối thịnh soạn. Họ cùng ăn tối, khiêu vũ và trò chuyện với nhau như những người bạn lâu năm. Không hề có cảnh khóc lóc, than thân trách phận hay tiếc nuối những gì đã "cho" mà dằn vặt nhau. "Cuộc sống chung giữa chúng tôi dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Tình yêu tan vỡ là chuyện không ai muốn. Điều quan trọng nhất là giữ được tình bạn sau đó", Thanh Duy bộc bạch.

    Bên cạnh những mặt tích cực, khuynh hướng sống thử vẫn tồn tại những mặt trái không nhỏ. Không ít bạn trẻ tuyên ngôn "sống thử" để biện minh cho lối sống buông thả, thiếu suy nghĩ của mình. Họ giẫm lại vết xe đổ của thanh niên châu Âu, lao theo những cuộc tình vội vã và dễ dãi trong quan hệ ********.

    Nghiên cứu tâm lý cho thấy một trong những nguyên nhân khiến giới trẻ phương Tây sống buông thả, thậm chí nhiều người lựa chọn con đường huỷ hoại mình khi gặp bế tắc là vì họ sớm có được tất cả những gì họ muốn, kể cả ********. Do đó, họ không còn mục đích sống. Phần lớn những người trẻ phương Tây lẫn những "tín đồ" lạc lối ở phương Đông không tin sự vĩnh cửu của tình yêu vì họ không phải trải qua thử thách.

    Chính vì thế, thanh niên châu Âu ngày nay đang muốn quay về những giá trị truyền thống. Họ kéo dài thời gian hẹn hò để tìm kiếm sự lãng mạn và hòa hợp. Phương pháp ngừa thai tính theo chu kỳ rụng trứng được áp dụng để người đàn ông biết kiềm chế và chứng minh rằng "Tình yêu không chỉ là chuyện xác thịt".

    Mặt trái của khuynh hướng sống thử, theo chị Hoài Như, tất yếu sẽ xảy ra và tự bản thân nó sẽ không còn là vấn đề bức xúc, gay cấn mà sẽ trở nên bình thường như kết hôn, ly hôn. Sống thử là lựa chọn sai hay đúng tuỳ vào cách bạn thực hiện lựa chọn đó", chị Hoài Như kết luận.

    Sống chung tiền hôn nhân chỉ mang lại kết quả tốt nếu xuất phát từ tình yêu. Chỉ nên chấp nhận sống thử nếu bạn đủ mạnh mẽ vượt trên dư luận và vì bạn yêu người ấy. Đó sẽ là động lực để bạn muốn được ở bên, động viên, giúp đỡ người ấy.

    Kỹ năng sống cũng là một nhân tố quan trọng không kém. Hãy thể hiện mình và cố gắng thích nghi với những khuyết điểm của nhau để đến được hôn nhân hiện thực như mong đợi!

    Theo Cao Bảo Vy
  2. sieuhoa_87

    sieuhoa_87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.248
    Đã được thích:
    0
    Em ngán nhất là cái bọn SV sống với nhau như vợ chồng. Đứa thì bảo sống thử để cho biết, đứa thì bảo để xem "máy móc của mấy đối tác" có bị trục trặc không??? Bản thân em phản đối việc sống thử dưới bất kì dưới lý do gì trước khi có kết hôn thật sự
  3. westriver

    westriver Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2007
    Bài viết:
    1.075
    Đã được thích:
    0
    Tớ đồng ý với vấn đề nên sống thử khi bạn chín chắn và có thể chịu trách nhiệm với bản thân mình.
    Tuy nhiên, tớ ko thích cách gọi là sống thử cho tất cả mọi mối quan hệ trước hôn nhân. Từ " thử" làm cho mọi người nhìn nhận như chúng ta chưa thật sự chịu trách nhiệm, chúng ta đang lựa chọn và so sánh. Chính vì thế, nhiều người cho rằng sống thử là suy đồi, nhưng tớ nghĩ, đó chỉ là giai đoạn tiền hôn nhân mà thôi.
  4. archerpig

    archerpig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2007
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Chưa có bf nên ko bít.
    Nói chung tớ đô?ng ý kiến với westriver. Co?n cái kiê?u "Đứa thì bảo sống thử để cho biết, đứa thì bảo để xem "máy móc của mấy đối tác" có bị trục trặc không???" thi? rof ra?ng la? chưa chín chắn rô?i, chưa hoa?n toa?n có ý thức với việc mi?nh la?m.
  5. bluetea

    bluetea Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2001
    Bài viết:
    7.905
    Đã được thích:
    6
    Mình phản đối chuyện sống thử. Chính vì chữ "THỬ" nên cả 2 hay có tâm lý: Thử ý mà, được thì tiến tới, ko được thì giải tán mình kiếm người khác. Ai cũng có cái Tôi rất lớn, đụng chuyện là dễ đổ bể.
  6. laptop_0983050580

    laptop_0983050580 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2008
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Nhiều khi biết không nên vẫn làm, có những cái biết là cần làm thì chắc gì đã làm được. tốt nhất cứ lựa chọn cái mà mình cho là tốt với mình
  7. gauxinh_nguyenlannhi

    gauxinh_nguyenlannhi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2006
    Bài viết:
    1.077
    Đã được thích:
    0
    chẳng thể nào nói đc là nên hay ko nên.
    đây là vấn đề của mỗi cá nhân, mỗi hoàn cảnh, cuộc sống, nhận thức, suy nghĩ....
    mỗi ng khi quyết định sống thử hay ko họ đều có những lý do riêng và tự chịu trách nhiệm trước những việc làm đó của họ.
    tớ thì tớ ko phản đối hay đồng tình bởi vì mỗi ng có những ý kiến riêng về việc này. có cấm cũng chả được cơ mà...
  8. hoanghai710

    hoanghai710 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2007
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng không ủng hộ việc sống thử
    nếu có thể chịu đc thì cố gắng để đến lúc cưới nhau thì tốt hơn
    mình thì không sống thử vì cùng ở hà nội mà
    nhưng có quan hệ trước khi cưới khá lâu
    bây giờ hai vợ chồng rất hạnh phúc
    nói chung tất cả các việc phải xuất phát từ trái tim thì không vấn đề gì các bạn nhỉ
  9. minhtinh8x

    minhtinh8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2008
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    3
    "Sống thử" nên hay không nên? Mỗi người một ý kiến mỗi người có một quan điểm và cách nhìn nhận về việc "Sống thử". Mình biết tới cái cụm từ "Sống thử" này đầu tiên qua sóng FM thì phải? Nhưng đại khái nội dung của nó là: Những đôi yêu nhau mà có ý định đi đến hôn nhân nhưng vì một vài lý do nào đó họ chưa đi đến được hôn nhân nên quyết định Sống thử. Sống thử để xem có hợp nhau hay khống? để rồi mới đi tới hôn nhân. Việc sống thử chỉ phù hợp cho phần lớn những người chín chắn họ Sống thử vì mục đích cao đẹp chứ không Sống thử vì một lý do nào đó (lợi dụng tiền bạc, ********,.v..v..)
    Theo quan điểm của mình thì việc "Sống thử" vì mục đích lành mạnh thì không có gì phải nên án. Việc Sống thử sẽ tập cho những đôi yêu nhau quen với cuộc sống gia đình (tổ ấp riêng), giảm tình trạng hôn nhân rồi ly hôn (do không hợp nhau).
    Nhưng giờ đây việc "Sống thử" đa phần là có mục đích riêng (lợi dụng danh phận, lừa tiền, lừa tình,.v.v....). Việc sống thử diễn ra hầu hết là ở "Sinh Viên" hầu hết ở các Xóm trọ quanh các Trường CĐ, ĐH đều có nhưng cặp Sinh Viên sống thử. Họ đến với nhau đa phần là vì ********. Rồi hậu quả của việc Sống thử đó là sự nạo phá thai. Có những trường hợp đang đi học lại phải bỏ vì ở nhà sinh con. Lại có những trường hợp thương tâm hơn nữa là sự Vô sinh do sự nạo phá thai. Hậu quả của việc Sống thử đa phần là rồn nên phái Nữ.
    Mình đọc bài viết có đoạn "Câu chuyện chị Xuân Thuỷ, 28 tuổi, kiểm toán viên, kể về mẹ mình là một ví dụ điển hình. Cha mẹ chị đến với nhau bằng hôn nhân tự nguyện. Nhưng chỉ sau tuần trăng mật, bà mới phát hiện nhu cầu chăn gối của hai người quá khác nhau. Ngay cả nết ăn, nết ở của họ trong cuộc sống thường ngày cũng một trời một vực." mình khẳng định với các bạn một điều đây không phải là tình yêu. Họ đến với nhau vì ******** hoặc một lý do nào đó. Nếu thực sự yêu nhau và có quá trình tìm hiểu và quyết định đi đến hôn nhân thì họ sẽ không chia tay mặc dù chuyện chăn gối hay chuyện sinh hoạt khác nhau. Họ sẽ tự giúp nhau điều tiết để thay đổi cho phù hợp với cuộc sống gia đình hơn. (Nếu họ đến với nhau vì ******** thì hỏi liệu sau 50 tuổi thì người phụ nữ có còn làm chuyện đó? Nhưng người con trai thì khả năng đó vẫn còn. Vậy nếu họ đến với nhau vì ******** thì quảng đời còn lại của người phụ nữ sau 50 tuổi sẽ ra sao? người đàn ông cũng vậy?)
    Đó cũng chỉ là quan điểm của mình việc việc sống thử. Các bạn có quan điểm của các bạn và trắc rằng trước khi đi đến quyết định sống thử các bạn sẽ tìm cho mình một lý do riêng. Nhưng nếu có Sống thử thì phải trắc chắn suy nghĩ của mình chín chắn và sẽ đi tới hôn nhân. Riêng với các bạn sinh viên (sống xa nhà) các bạn đang sống cùng gia đình, bên một mái ấp có những tình thương của những người thân. Khi đi xa bạn sẽ thấy thiếu vắng tình cảm đó. Nhưng các bạn hãy sống có mục đích chứ đừng thay thế vào đó bằng 1 tình cảm (tạm thời) nào khác!
  10. lantom

    lantom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2006
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, không nên "sống thử" nó sẽ khiến tình yêu không còn thiêng liêng nữa. Mặt khác, giá trị lớn lao trong tình yêu chính là sự chăm sóc, thương yêu, kiềm chế tình cảm, kiên nhẫn và muốn cho cả hai tốt hơn...
    Đừng đánh mất giai đoạn đẹp nhất trong tình yêu bằng cách sống thử. (Yêu đi em, anh rất sợ ngày mai, đời trôi chảy tình ta không vĩnh viễn, Ai biết ngày mai sẽ có những gì...)
    Đừng để cho phần sau của cuộc đời ta phải trả giá cho những năm tháng sống thử.

Chia sẻ trang này