1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sông Tô lịch Lịch sử và Hiện Trạng

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi tuanktsvn, 18/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tuanktsvn

    tuanktsvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Sông Tô lịch Lịch sử và Hiện Trạng

    Thân mến,

    Trong lịch sử phát triển của Hà nội, con sông Tô lịch đã từng đóng vai trò quan trọng. Từ những bản đồ cổ xưa của Thăng long đã có vẽ sông Tô lịch như một yếu tố không gian lớn trong quần thể với sông Hồng, Hồ Tây, Hồ Bảy mẫu... Các làng xưa kia từng lấy con sông làm thuỷ lộ để đi lại, làm nơi để trồng rau, câu cá, cung cấp nước để tưới rau, ngô bên bờ.

    Hiện nay, con sông đã và đang phải oằn chịu đựng những gánh nặng của sự phát triển. Sự phát triển của giao thông, của các nhà máy, xí nghiệp hai bên bờ sông, của mật độ dân số đã thay đổi hẳn hình ảnh và vai trò của sông Tô lịch trong cuộc sống. Hiện tại nhắc đến con sông, mỗi người sẽ dội lên những cảm xúc, những suy tư, hoặc đành tặc lưỡi và bỏ qua.

    Xin trân trọng mở ra topic này, mời các bạn cùng tham gia chia sẻ thông tin, dữ liệu của lịch sử và các vấn đề hiện tại của con sông Tô lịch. Những vấn đề liên quan, những lĩnh vực khác nhau, những tìm tòi, ghi chép của cuộc sống hai bên bờ sông. Hi vọng, khi đã góp nhặt được thông tin từ nhiều góc nhìn khác nhau, bổ xunh lẫn nhau, những người yêu con sông, nghĩ về con sông có thể đi được những bước xa hơn để giúp trả lại sự sống cho dòng sông Tô lịch.

    Trân trọng,


    [​IMG]

    H1. Bản đồ hà nội xưa.
    Chú ý: Con sông Tô lịch nằm bên trái, sát mép bản đồ là một nhánh của sông Hồng chảy xuống phía nam
  2. re_pinochote

    re_pinochote Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Lại có một bạn có một ý tưởng lãn mạn. Mình nghĩ là khó thể giữ lại sông tô lịch lắm. Nhưng xét về văn hoá và lịch sử thì cũng đáng để nghiên cứu.
    Còn xét về hiện trạng, có lẽ mình suy nghĩ đổi chiều sang việc: Làm thế nào để phát triển sông Hồng trước khi quá muộn.
  3. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Không hẳn, sông Tô Lịch dễ "chết" hơn sông Hồng nhiều, nếu "cứu" thì nên chọn thằng ngắc ngoải trước chứ
  4. re_pinochote

    re_pinochote Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    thế nên mình mới gọi bạn là lãn mạn chủ nghĩa. Sông Tô Lịch không những ngắc nghẻo mà chết từ lâu rồi, nó không khác là một cái cống thông nước cho thành phố.
    Với sự phát triển dân cư hơn cấp số nhân, không có qui hoạch từ trước, viẹc mất đi con sông tô lịch cũng là cái giá của nó.
    Có những cái khác nghĩ là sống khoẻ như sông hồng, hay hồ tây, nếu không có kế hoạch khai thác cảnh quan hai bên bờ, cứ để phát triển tự do, đện một lúc nào đấy sẽ hơi muộn.
    Cái mình nói bạn lãng mạn vì, trong tình cảnh kinh tế của vn, nên đầu tư ưu tiên , và đồng thời chập nhận cái giá cho sự phát triển.
  5. architetto

    architetto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    1.191
    Đã được thích:
    0
    lãng mạn là khởi nguồn của sáng tạo
    nghiên cứu kh cho thấy người sáng tạo luôn sống trong sự lộn xộn có trật tự
    chúng tôi sẽ cùng các nhà đầu tư chân chính có khuynh hướng xã hội cn ( ko kể quốc tịch )góp phần hồi sinh hà nội
    phải làm từng fần từ thượng nguồn các dòng sông và thoả mãn nhu cầu của các bên trong đó về fía chính fủ và ban cố vấn kt cho tt chính fủ cần có tài và có tâm để đảm bảo nhà đầu tư có lãi nhưng lợi ích công của nhân dân fải đc đặt lên hàng đầu
    Ngoài lề chút : anh Dzi ko còn để ý chuyện cũ , bác Thanh xin hãy quay lại để dẫn dắt phong trào , tổ chức của chúng ta ko thể thiếu các bác .,.
  6. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Các hồ lớn của Hà nội đều đã và đang áp dụng biện pháp nhất thời khả dĩ chống lấn chiếm: xây bo bằng đường dạo. Đừng vội chê các nhà quy hoạch, nhiều khi họ cũng lực bất tòng tầm thôi.
    Việc kè lại và cứng hoá các đường thoát nước lớn cũng là nỗ lực của TP, đương nhiên là có những thứ XYZ như bất cứ công trình NS nào nhưng không nên phủi tay phủ nhận. Nhiều dự án hạ tầng lại vướng nặng nhất là dân :(
    Tuy nhiên nguồn ô nhiễm thì phải còn rất lâu mới có thể giải quyết tạm ổn được. HN và HCMC đều đã có kế hoạch, quy hoạch và thực hiện di dời 100% công nghiệp ô nhiễm ra khỏi nội đô. Nước thải SH và rác khó hơn. Đến các khu ĐTM tuy có quy hoạch khu xử lý nước thải nhưng thực hiện cũng đối phó thôi. Một khu ĐT quãng vài chục ha, nếu dùng công nghệ phơi bùn cũ thì không đủ diện tích, dùng CN mới thì chi phí quá cao, 1 vài đến cả chục bil mà không sinh lời trực tiếp... ĐTM còn vậy, các khu cũ còn tính dài dài......
  7. re_pinochote

    re_pinochote Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Không có ý tranh luận với achitto thế nào là lãng mạn, và sáng tạo. Dễ nhầm lắm.
    Như anh Dzy thấy thì rõ , khởi đầu bằng vấn đề sông tô lịch , song dẫn đến vấn đề lớn hơn, tầm cỡ vĩ mô hơn. Như kim rơi đáy bể, không đầu và cuối.
    Được re_pinochote sửa chữa / chuyển vào 18:10 ngày 22/11/2006
  8. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến cá nhân e là lấp....
  9. Kts_zorro

    Kts_zorro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    2.091
    Đã được thích:
    0
    Spam bằng cái ảnh cầu giấy xưa ...
    [​IMG]
  10. daysleeper__

    daysleeper__ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    1.087
    Đã được thích:
    0
    Thế cũng là ý kiến của KTS àh ? Khổ thân VN
    Ở đây có ai biết Kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè ở TP HCM không nhỉ .
    Nói về độ daì và dộ ô nhiễm thì nó hơn kênh Tô Lịch nhiều . Thế mà trong vòng 3 năm nó đã có một diện mạo khác hẳn . Các vấn đề về xử lý nước và xây dựng đê kè đều được làm rất tốt !
    Bàn để ra vấn đề nên làm từ đâu thì không khó . Cái khó là ai sẽ làm

Chia sẻ trang này