1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sông Tô lịch Lịch sử và Hiện Trạng

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi tuanktsvn, 18/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Sông Tô Lịch rất quan trọng đối với HN, nó vừa định hình sự phát triển của HN, vừa giúp TP thoát nước, vừa gắn liền với những giá trị văn hóa tâm linh lâu đời nhất.
    xin trích lại 1 đoạn văn trong trang web du lịch:
    ''...Cả nghìn năm trước khi Lý Thái Tổ định đô và dựng kinh thành Thăng Long, cư dân hương Long Ðỗ, đã chọn ngọn Núi Nùng - Nùng Sơn chính khí - và dòng sông Tô - Tô Lịch giang thần - làm chỗ dựa phong thủy ở chính giữa đất trời. Người đứng đầu làng sau đấy trở thành phúc thần, che đỡ cho cả vùng đất Rồng thiêng, ngày càng mở rộng ra, quanh chỗ Rốn Rồng... Ðền thờ thần Long Ðỗ (Thần Long Đỗ tức thần núi Long Đỗ, cũng gọi là núi Nùng, nơi tiếp nhận khí thiêng của sông núi kinh thành Thăng Long) và ngựa trắng, từng được sử sách ghi lại nhiều sự tích hư thực....''
    Vì thế, dù hiện trạng dòng sông hiện nay có thế nào, giữ lại và khôi phục nó là nhiệm vụ hiển nhiên. Tuy nhiên vấn đề chính yếu là làm như thế nào??
    Theo quan điểm của tôi, hình như quan điểm QH HN cũng không khác nhiều lắm, cần giãn HN ra ngoài nhanh hơn nữa để giảm áp lực dân số lên sông Tô Lịch, đồng thời áp dụng các biện pháp "cải tạo bảo tồn thích hợp" .
    Vấn đề thứ nhất, nằm ngoài khả năng của mọi KTS mà phụ thuộc chính vào các nhà hoạch định chính sách.
    Còn vấn đề thứ hai, dù vẫn phụ thuộc phần lớn vào các nhà lập chính sách, giới chuyên môn và những người yêu HN vẫn có thể tiến hành các giải pháp độc lập nhằm có thể can thiệp, đấu tranh (khi cần) đối với những chính sách, hiện tượng gây hại thêm cho sông Tô Lịch.
    Có nhiều cách để giải quyết vấn đề thứ 2. Theo hiểu biết của tôi, có 2 cách làm:
    1) Lập 1 nhóm làm việc để làm Action Plan, trong đó xác định:
    - Vấn đề mấu chốt (core problem) trong mối liên hệ với các nguyên nhân và hậu quả
    - Các đối tượng có thể tham gia để khắc phục vấn đề, mối liên hệ giữa các đối tượng, thế mạnh và hạn chế của từng đối tượng, khả năng tham gia
    - Các nguồn lực có thể huy động để thay đổi tình hính
    Sau đó lên kế hoạch chi tiết với sự đồng thuận của các đối tượng tham gia (hay đúng hơn thuyết phục sự đồng thuận của các đối tượng)
    Bước tiếp theo là triển khai theo kế hoạch.
    Đây là cách các nước phương Tây hay làm, những có vẻ ít hiện thực ở VN vì đa số mọi người không quan tâm đến quyền lợi chung; đa số ỷ lại và cho rằng việc XD và phát triển không gian CC là việc của nhà nước.
    Cách thứ hai là làm theo cách của các bạn Kanguru mà cơ sở nền tảng của nó là công ước Burra, chuyên về thiết kế giải pháp bảo tồn theo hướng linh động.
    Lập luận của công ước Burra rất đơn giản: Nó cho rằng, giá trị của một công trình lịch sử VH (dù bé như 1 căn nhà cho đến cả thành phố, dù là CT do thiên nhiên hay con người tạo ra) là ở các yếu tố đặc trưng - các yếu tố làm công trình này khác với mọi công trình khác cùng loại hoặc được người dân địa phương trân trọng. Và nếu các yếu tố đặc trưng này được giữ gìn bảo vệ, thì giá trị của nó sẽ không bị mất đi. Công tác duy trì bảo vệ được coi như 1 quá trình liên tục.
    Với lập luận này, việc bảo tồn tôn tạo sông Tô Lịch sẽ phải qua các bước độc lập như sau:
    a) Xác định các yếu tố đặc trưng làm nên giá trị sông Tô Lịch - Đây là nghiên cứu sâu về mọi khía cạnh văn hóa, lịch sử, tâm linh, địa lý, khoa học,... để xác định các yếu tố đặc biệt của sông Tô Lịch. Các yếu tố này sẽ được đem ra so sánh với các yếu tố tương ứng của các con sông tương ứng với sông Tô Lịch của nhiều thành phố khác nhau ở VN cũng như trong khu vực châu Á. Mục đích của nó là tạo ra ''Significant Statements'' - tức là các mệnh đề đúc kết nhất về giá trị của con sông này trong bối cảnh không chỉ của Hà Nội, mà còn của VN và thế giới.
    Mệnh đề này cần phải được sự đồng thuận rộng rãi của dân chúng (với sự lý giải của các nhà chuyên môn) và sẽ trở thành tôn chỉ để tổ chức cũng như đánh giá hiệu quả của công tác bảo tồn tôn tạo. - VD, nếu cho rằng hình ảnh thơ mộng xưa của sông Tô Lịch là yếu tố đặc trưng thì dù bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không cho phép XD các công trình lớn xung quanh sông.
    Công đoạn này do những nhà VH chủ trì, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học liên quan
    b) Lập Conservation Policies Plan: Thực chất là tập hợp các giải pháp kỹ thuật cụ thể cần tiến hành đối với từng yếu tố của công trình - các giải pháp có thể khôi phục tính chất vật lý của công trình mà không ảnh hưởng đến tính đặc trưng (vốn đã được định nghĩa ở phần a ). Các giải pháp kỹ thuật được xếp theo thứ tự ưu tiên cho những công việc quan trọng trước - công đoạn này chủ yếu do những nhà khoa học về vật liệu hay môi trường đảm trách
    c) Tuỳ vào từng hoàn cảnh cụ thể, VD như có tiền, sẽ có nhiều Conservation Management Plan được lập: Mục đích là dựa trên các công tác ở phần a và b, và hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn các giải pháp tác động hợp lý nhất. - công đoạn này do các nhà quản lý làm
    Tóm lại, nếu theo cách thứ hai của dân Úc này thì giới khoa học có thể phát triển đáng kể bước a và b. Nếu may mắn, có thể nhà nước sẽ đồng ý và sẽ đứng ra làm tiếp bước c.
    Nếu không được chấp nhận - thông qua kết quả của hai bước a và b, chúng ta có thể biết khá cụ thể:
    - đâu là yếu tố quan trọng của sông Tô Lịch cần phải bảo tồn tôn tạo?
    - đâu là các yếu tố quan trọng nhưng dễ bị tổ hại của sông Tô Lịch, mà mất nó có thể sẽ không có lại được nữa?
    - đâu là các giải pháp cụ thể và cần thiết để khôi phục giá trị đặc trưng của sông Tô Lịch?
    Với những căn cứ xác đáng và sự đồng thuận quan điểm về giá trị sông Tô Lịch, giới chuyên môn sẽ có thể có những đóng góp hữu ích, có sức nặng cho các nhà quản lý, và sông Tô Lịch sẽ không bị bỏ bê, trở thành con sông nước thải như đã từng bị trước đây.
    Tôi nghĩ nếu những người tâm huyết của Box Kiến trúc biết cách cùng hợp tác với Box Luật, Lịch Sử, ... thì có khi sẽ có thể làm được điều gì đó
  2. architetto

    architetto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    1.191
    Đã được thích:
    0
    bài viết rất chất lượng
    hiện nay cty của architetto đang liên kết với 1 số cty đầu tư và tiến tới sẽ làm dự án trình duyệt , tài chính thì tạm ok vì các đối tác bạn rất mạnh có khoảng 50 000 000 usd chuẩn bị giải ngân
    , bạn đã có lời , architetto mong hợp tác với bạn trong những dự án tới
  3. ericking

    ericking Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Trích từ bài viết của nhà sử học Dương Trung Quốc (link: http://www.tiepthihinhanhvietnam.org.vn/tabid/92/Default.aspx?contid=429&ver=1&catid=9 )
    Kể từ cuối năm ngoái, giữa trung tâm Seoul, một dòng sông cổ đã được khơi lại tạo ra một môi trường xanh và mát cho một thành phố 10 triệu dân vốn đã dày đặc những khối nhà bê tông. Dòng sông Cheong Gye Cheon vốn là một dòng sông tự nhiên chảy trong nội đô dồn các nguồn nước từ trên núi ra con sông Hàn và là một thành phần thế đất của kinh đô Hàn Quốc theo quan điểm phong thuỷ.
    Sự phát triển của đô thị đã làm cạn kiệt nguồn nước và biến nó thành một con lạch rồi trở thành một ?okhu ổ chuột? của những người dân tứ xứ đổ đến Seoul dưới thời Nhật cai trị và đặc biệt là sau cuộc chiến tranh những năm 50 của thế kỷ trước. Tệ nạn và ô nhiễm khiến chính quyền Seoul những năm 70 phải tính đến giải pháp xoà bỏ con sông này bằng việc san lấp dòng sông và xây trên đó một con đường cao tốc trên cao nhằm góp phần giải quyết nhu cầu giao thông của thành phố. Nhưng hình ảnh con sông cổ vẫn ám ảnh người dân Seoul .
    Và năm 2003, vị thị trưởng nổi tiếng năng động Lee Myong Bak đã quyết tâm khởi công khơi lại dòng sông này và với một nỗ lực phi thường chỉ trong 2 năm 3 tháng dòng sông dài 5,8km lại chảy giữa lòng thành phố không chỉ tạo ra một cảnh quan mới chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hoá và môi trường mà còn mở ra một triển vọng cải tạo về kiến trúc, cải thiện về dân sinh và phát triển kinh tế khu vực trung tâm thủ đô Hàn Quốc. Người ta gọi công trình này là ?oCuộc cách mạng 5,8km?. Và một toà bảo tàng hiện đại được xây dựng ở kề bên một khúc sông đã ghi nhận lịch sử cải tạo dòng Cheong Gye Cheon như một thành tựu của tinh thần ?oNăng động Hàn Quốc?...

    Thực tế cho thấy việc khôi phục 1 con sông (dù đã chết như trong trường hợp này) không phải là điều không tưởng và còn có thể làm rất tốt. Chúng ta tin tưởng vào một ngày không xa (hy vọng thế) khi Hà Nội có đủ tiềm lực về kinh tế, có ý tưởng quy hoạch tốt thì con sông Tô Lịch hoàn toàn có thể trở thành địa điểm hấp dẫn với khách du lịch, người dân thành phố và để trả lại vẻ đẹp xưa kia của nó. Đừng ngại đưa ra những ý tưởng vì biết đâu chính ý tưởng chính của chúng ta sẽ là khởi đầu cho quá trình làm mới sông Tô.
    Một số hình ảnh về con sông Cheong Gye Cheon trước và sau khi khôi phục.
    [​IMG]
    Con sông những năm đầu thế kỷ 20
    [​IMG]
    Thực trạng ô nhiễm vào những năm 70 đã khiến chính quyền Seoul lấp con sông này. Hình ảnh khá giống với kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè của thành phố HCM.
    [​IMG]
    Con đường cao tốc sau đó, hình ảnh năm 2003.
    [​IMG]
    Hình ảnh vào buổi tối
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Có thể thấy được con sông đã hoàn toàn lột xác. Việc đẩy con sông sâu hơn mặt đường phía trên tạo cho nó 1 không gian riêng đủ cho các hoạt động diễn ra mà không bị ảnh hưởng từ con đường phía trên. Tạo ra một không gian đa năng là mục tiêu của các nhà thiết kế. Nó có thể là công viên, dòng suối sống động với những chú vịt bơi lội tung tăng, nơi bách bộ, triển lãm, ngắm cảnh, vòi phun nước... tất cả đều đáp ứng nhu cầu đa dạng cho mọi người.
    Được win_arc sửa chữa / chuyển vào 07:31 ngày 24/11/2006
  4. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Đẹp, hợp lý,.....nhưng cái khó là ở chỗ Hàn Quốc khác Việt Nam nhiều lắm, đổ càng nhiều tiền vào sông, kênh thì nhà của ai đó lại càng ngày to đẹp đàng hoàng hơn cơ....
  5. the_sign

    the_sign Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2004
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    1
    @ericking: thks ! bài viết giá trị quá, đầu tư vào dự án này, chắc kinh khủng lắm, nó liên quan tới cả việc thay đổi hệ thông cấp thoát nước và xử lý nước nữa nhỉ ?
  6. daysleeper__

    daysleeper__ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    1.087
    Đã được thích:
    0
    vấn đề là ở chổ đấy !!! ở chổ hai con kênh thi như nhau nhưng hai "thị trưởng " thì khác nhau
  7. tuanktsvn

    tuanktsvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Các bạn đã chia sẻ những thông tin hay quá, làm mình cũng thấy phấn khởi. Mình đang âm thầm gây án với cái vụ "lãng mạn" này chút. Chắc chắn sẽ post kết quả lên cùng chia sẻ với các bạn một hướng suy tư...
    Được tuanktsvn sửa chữa / chuyển vào 21:57 ngày 24/11/2006
  8. tuanktsvn

    tuanktsvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Xunh quanh dòng sông Tô lịch,
    copirai=tuanktsvn 11/2006
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. re_pinochote

    re_pinochote Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Ban Architto nói có dự án đầu tư những 50 tỉ gì dó vào vụ này nghe cũng khó tin quá, ko biết đủ để làm sạch nươc ko đã.
    Ví dụ về con sông bên hàn quốc và vn chênh lệch quá, thứ nhất là hai bờ sông bên kia rất thoáng đãng, nên việc tạo một công viên xanh như vậy ko khó. Hơn nữa con sông này ko làm nhiệm vụ thoát nước thải như sông tô lịch.
    -Đặt giả thiết đơn giản nếu làm sạch được tô lịch, đồng nghĩa tảy sạch nước và xây dựng một hệ thống thoát nước ko cần sông tôlịch. Giá của cái này ban nào tính hộ cái. 500 tỉ dủ ko?
    - Vấn đề thứ hai là vấn đề giải tỏa không gian hai bên sông, cũng ko đơn giản lắm.
    Bạn nào có bản đồ sông tô lịch bây giò post lên cái nhỉ.
    Mình nghĩ là giải pháp hợp lí là sẽ chọn một đoạn tiêu biểu của sông tô, sau đó thiết kế như một đoạn công viên. Tuy nhiên cái này phải dựa vào bản vẽ cụ thể.
    Mình thấy nếu anh em ở forum này nếu cùng nhau nâng chủ đề này, thành một đồ án cụ thể và khả thi, là một ý tưởng hay đấy.
  10. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Ai quan tâm đến chiếu sáng của đồ án cải tạo dòng Cheong gye cheon thì tìm mua cuốn Archiworld 129/2006

Chia sẻ trang này