1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sống trong mộ đá giữa lòng Hà Nội

Chủ đề trong '1980 Family Hà nội' bởi Dungnvph03125, 08/01/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Dungnvph03125

    Dungnvph03125 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    1
    Con ngõ 252 phố Sơn Tây người ra vào đông đúc, họp chợ tấp nập suốt dọc ngõ. Nhà cửa san sát, quán hàng như nêm. Thật khó tin, khi nhà tâm linh Lê Thái Bình bảo rằng, toàn bộ khu dân cư trong con ngõ này nằm trên một khu nghĩa địa của dòng họ ông tổng đốc Hoàng Cao Khải, là vị đại thần nhà Nguyễn.

    Lê Thái Bình cho biết, anh đã đi khảo sát và phát hiện một chuyện kinh dị, là có hàng chục ngôi mộ lọt trong nhà dân. Hầu hết các nấm mồ cổ kính, rêu mốc đều nằm trong những ngôi nhà ở con ngõ này.

    Ngôi mộ nào may mắn lắm thì nằm lọt khe giữa hai ngôi nhà, nằm ở phần sau chỗ lấy ánh sáng, rồi trong sân, còn lại đều nằm trong phòng khách, phòng bếp, thậm chí phòng ngủ của các gia đình.

    [​IMG]
    Lúc đầu, họ chiếm đất trong khu nghĩa địa, dựng nhà ở cạnh mộ đá, ở lâu quen dần, không thấy sợ hãi nữa, trong đi tấc đất tấc vàng, nên quây lại chiếm hết, rồi xây nhà trùm luôn cả lên mộ.

    Người đàn ông gầy còm, hom hem, ngồi bán nước ở ngay trước lăng mộ đá Hoàng Trọng Phu khá dễ gần, hay chuyện. Anh mặc chiếc áo phông, để lộ lấp ló trên cánh tay những hình xăm vằn vện.

    Nhìn người đàn ông ấy, cũng biết từng có quãng đời "nghịch ngợm". Thật lạ là anh rất thích nói chuyện tâm linh, chuyện Phật giáo, chuyện nhân quả.

    Anh H. bảo rằng, anh đã sống cạnh lăng mộ đá này 40 năm rồi và anh chính là người nắm rõ về ngôi mộ này nhất, cũng như tất cả những câu chuyện tâm linh kinh dị liên quan đến khu mộ của ông hai ông tổng đốc Hoàng Cao Khải và Hoàng Trọng Phu.

    [​IMG]
    Hồi còn sống, ông đã vời thầy địa lý từ bên Tàu sang chọn đất đặt mộ cho mình. Thầy Tàu đã cắm mảnh đất ở ấp Thái Hà, là chỗ đặt mộ bây giờ.

    Để ngôi mộ có phong thủy theo lối tựa sơn đạp thủy, ông Khải đã cho người đào hồ, đắp đồi. Hồ nước bây giờ vẫn còn trong ngõ 252 phố Tây Sơn là di tích của cuộc đào bới lấy đất đắp đồi.

    Ngôi mộ ông Khải được đặt trên quả đồi, nhưng bao năm mưa nắng mài mòn, rồi người ta đắp đất dựng nhà, nên giờ nó thấp lè tè, chỉ cao hơn nhà dân một chút.

    Xây lăng mộ đá nình bình cho mình xong, thì ông Hoàng Cao Khải quy hoạch luôn khu nghĩa địa cho gia đình, dòng họ của mình.

Chia sẻ trang này