1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sống và chết ở Thượng Hải , một bức tranh toàn cảnh về Trung Quốc thời kỳ Cách mạng Văn hoá

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi alphandt, 24/05/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. alphandt

    alphandt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2008
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Kiểu nói ?oyêu quái hiện hình con bò...? thường được rút gọn là chỉ còn chữ ?obò?. Và nơi giam giữ những người thuộc các diện xấu trên - trong thời kỳ có cuộc ***************** - thường được gọi là ?ochuồng bò?. Khi làn sóng khủng bố dâng cao thì trong mọi cơ quan trên nước Trung Hoa đều có những phòng, những nơi được dành riêng ra để làm ?ochuồng bò?. Và các ?oVệ binh cách mạng? trong mỗi cơ quan mình. Những cung cách đối xử vô nhân đạo, những phương pháp tàn bạo đều được dễ dàng sử dụng để bắt các ?obò? phải tự thú. Trong nhiều trường hợp, những ?ochuồng bò? này còn tàn tệ hơn cả nhà tù thứ thiệt.
    Nom Đào Phương thay đổi quá chừng! Khi còn làm trong công ty, ông ta là người luôn luôn tự tin. Bây giờ, nom ông ta thất thểu và hoàn toàn rã rời, thảm não. Ông ta gầy tọp hẳn đi và mới chỉ trong vài tháng mà nom ông ta già đi đến cả chục tuổi. Những thanh niên ngồi phía sau tôi khúc khích cười. Khi ông Đào bị dẫn lên bục cao, đám người ở phía sau tôi đã đứng dậy để nhìn cho rõ hơn và vỗ vào ghế rầm rầm. Một người đã đem một cái ghế lên bục và bảo ông Đào đứng lên đó để những người ngồi dưới nhìn rõ hơn nữa. Khi ông ta đứng lên ghế, cái mũ giấy trên đầu, dáng điệu cóm róm thì tiếng cười nhạo đã rầm rĩ nổi lên. Một vài người đứng ở góc phòng - hiển nhiên là đã được bố trí sẵn - đã đứng dậy. Tay giơ cao cuốn ?oSách đỏ? - trích những lời dạy của Mao và bọc bìa plastic màu đỏ - mà mỗi người phải luôn mang theo trong người, họ hướng dẫn những người ngồi nghe hô lớn các khẩu hiệu:
    ?oĐả đảo tên Đào Phương?, ?oĐả đảo tên Đào Phương chó săn của đế quốc !?, ?oĐả đảo đế quốc !?, ?oĐả đảo giai cấp tư sản?, ?oCuộc ***************** Vô sản vĩ đại muôn năm?, ?oMao Chủ tịch, vị lãnh tụ vĩ đại muôn năm !?
    Tiếng cười đang ầm ĩ tưởng như không kiểm soát được, ấy thế mà mấy người kia chỉ hô lên khẩu hiệu là lập tức tiếng cười im bặt và biến thành tiếng hô như sấm rền, mỗi tiếng hô là những cuốn ?osách đỏ? lại được những cánh tay đưa lên cao. Tôi không mang theo cuốn sách đó. Tôi cũng từ từ dứng dậy và đưa mắt bối rối nhìn khắp. Tôi xúc động và ngạc nhiên khi thấy chính Đào Phương cũng giơ nắm tay lên và hô to khẩu hiệu, kể cả khẩu hiệu ?ođả đảo? chính ông ta. Trong lúc mọi người đứng hô khẩu hiệu, tôi lo lui cui xếp quạt, thu gom bình và ly uống nước để vào túi xách đặt trên ghế và vừa đứng lên thì mọi người đã hô khẩu hiệu xong, và ngồi xuống. Thế là tôi lại lấy túi xách đặt xuống đất để lấy chỗ ngồi. Người ngồi bên cạnh đã nhìn tôi một cách khó chịu. Ông ta ngồi xích ra như thể sợ ngồi gần sát tôi, sẽ bị lây những cử chỉ xấu của tôi.
  2. alphandt

    alphandt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2008
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Khi đám đông đã biểu lộ xong sự tức giận và khinh bỉ đối với tội nhân thì tội nhân mới được phép ngồi trên chính cái ghế mà ông ta vừa đứng. Khi ông ta cúi đầu để nhìn đặng bước xuống thì cái mũ giấy trên đầu bị rớt ra. Đám học sinh lại cười rần. Ông Đào Phương đưa mắt sợ hãi nhìn người chủ trì buổi mít tinh. Rõ ràng ông ta sợ bị tố là đã cố ý làm rớt cái mũ giấy. Ông ta thở dài buồn bã khi một người khác đến lượm cái mũ và chụp lại vào đầu ông.
    Người chủ trì buổi mít tinh cho gọi một vài công nhân khác đã làm cho hãng Shell, kể cả hai người sáng nay đã đến nhà tôi và những người thư ký cấp thấp đã làm trong phòng kế toán với Đào Phương. Lần lượt từng người ra trước bục, đứng trước mặt ông ta, bằng giọng tức tối, giận dữ, đã gần như nhắc lại những lời tố cáo mà diễn giả ban sáng đã nói.
    Mục tiêu và tầm mức của sự phê bình - theo tôi biết - đã được các viên chức Đảng sắp đặt trước cả rồi. Tỏ ra tích cực, nhiệt tình trong cách phê bình tố cáo - để cho mình nổi bật, độc đáo - thì cũng bị coi là ?okhông đạt yêu cầu? như là phê bình yếu, chưa đúng mực. Người dân Trung Hoa đã rút được kinh nghiệm là Đảng sẽ tin cậy và thích họ hơn nếu họ đừng tự mình suy nghĩ gì cả mà chỉ lặp lại những gì Đảng đã nói với họ. Cuộc phê bình Đào Phương của những công nhân làm trong hãng Shell kéo dài khá lâu. Tất cả những người được phép lên phê bình đều chỉ là công nhân hoặc thư ký cấp thấp. Không một công nhân viên chức trung cấp nào của hãng được phép tham gia ?ophê bình?. Họ chỉ cúi đầu lặng lẽ nghe.
    Người chủ trì tuyên bố cuộc ?ophê bình? tạm ngưng để cuộc mít tinh được tiếp tục. Ông ta nói với những người nghe là sau nhiều tuần lễ được các người ?ohoạt động? ?ogiúp đỡ? và giáo dục cho, Đào Phương đã nhận ra sự kiện mình đã là nạn nhân của chủ nghĩa đế quốc. Quay về phía Đào, bằng giọng nghiêm khắc của thầy giáo rầy la học trò phạm lỗi, ông ta hỏi:
    - Phải vậy không? Chính đồng lương của bọn đế quốc ngoại bang trả cho mày đã biến mày thành nô lệ của chúng. Mày đã bán mình cho chúng và mày sẵn lòng làm bất cứ việc xấu xa bẩn thỉu nào để lấy đồng lương cao và số tiền mà chúng hứa sẽ cho mày? Phải vậy không?
    Trong phòng lặng như tờ. Mọi người chờ xem phản ứng và câu trả lời của Đào. Không có bi kịch ! Không có những tiếng nói đẫm nước mắt ăn năn, hối lỗi. Ông ta chỉ lặng lẽ gật đầu, nom còn thảm hơn!
    Đối với tác phẩm này các bác đừng mua sách mới mà kiếm sách trước 1990 ấy .Em có thói quen xem sách dạng ấy ko biết các bác nghĩ sau nhưng sách mới bây giờ sao sao ấy
  3. alphandt

    alphandt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2008
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Theo ý tôi thì Đào Phương thật ngu đần khi nhận đã bán mình cho ngoại bang để lấy tiền. Bởi vì, khi nhận như vậy, ông ta đã tự khoác vào mình một chuỗi những tố cáo khác nặng nề hơn mà ông ta rất khó gỡ cho ra. Theo tôi, cứ nói là hãng Shell đã trả cho tất cả công nhân của mình ở Thượng Hải cùng một mức lương dù là trước hay sau khi Đảng Cộng sản nắm chính quyền ở thành phố này thì có lẽ hay hơn và đúng sự thật hơn. Bởi vì, chính quyền không can thiệp thì hãng chẳng cần phải đặt ra vấn đề giảm lương công nhân làm gì. Hoặc ông ta có thể nói một cách khéo léo là làm việc cho một hãng ngoại quốc thì cũng chẳng vì thế mà mất đi cái nhân cách như những công nhân trong chính quyền khi phục vụ nhân dân. Đó là một quan điểm mà các viên chức Đảng khó mà phủ nhận.
    Người chủ trì cuộc mít tinh loan báo: ?oBây giờ đến lượt Đào Phương tự phê?.
    Vẫn trong dáng điệu cóm róm và không dám nhìn vào những người nghe, ông Đào rút trong túi ra một tờ giấy và bắt đầu đọc những gì đã được soạn sẵn bằng giọng trầm trầm, cố tránh xúc động. Ông ta khiêm tốn nhận tất cả ?otội lỗi? mà những người trước đó đã kể ra. Đồng thời ông ta cũng chấp nhận phán quyết cho rằng sự suy đồi sa đọa của ông ta là do ông ta không đủ ?ocảnh giác Xã hội Chủ nghĩa? (?). Ông ta tỏ ra hối tiếc vì đã làm việc cho một hãng ngoại quốc trong hơn ba mươi năm trời mà vì vậy mà uổng phí đời mình. Ông ta tuyên bố lấy làm hổ thẹn nhục nhã vì đã đui mù vì sự tuyên truyền của bọn tư bản và bị nô lệ hóa vì sự đối xử tốt của hãng Shell đã dành cho ông. Ông cầu xin giai cấp vô sản khoan hồng, tha thứ và cho ông cơ may để ăn năn và đái tội lập công. Ông ta có nhắc đến sự kiện anh con trai ông ta là đảng viên và đã được học bổng của nhà nước để du học nước ngoài. Lối sống sa đọa và trụy lạc của ông ta là một hành động vong ân thô bỉ đối với chính quyền nhân dân. Ông ta đoan quyết với toàn thể thính giả là lúc này ông ta đã nhận ra mưu sâu kế độc, ý đồ đen tối của bọn tư sản đế quốc ngoại bang nhằm chống nước Trung Hoa Cộng sản. Ông xin hứa sẽ làm hết sức để lột trần những âm mưu đen tối bẩn thỉu của chúng để chứng tỏ sự ăn năn hối lỗi thực sự của ông. Ông cũng nói với sự ?ogiúp đỡ? và giáo dục của viên chức trong Đảng hiện ông đang viết lại một cách chi tiết, cụ thể và đầy đủ bản tự thú những hành động tội ác mà ông đã làm để phục vụ hãng Shell.
    Theo nhà em nghĩ truyện này là 1 trãi nghiệm cho người đọc , vì viết theo dạng hồi ký nên nhiều người cho rằng có nhiều điều vô lý , em ko phân tích thế nào là có lý thế nào là vô lý vì cái đó tuỳ vào người đọc ở độ tuổi nào
  4. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Em nghĩ cái này nên đưa sang box về lịch sử thì hay hơn.
  5. CuToNhuPhit

    CuToNhuPhit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2008
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Đưa sang miếu để cúng cụ à?
  6. Jtsihung

    Jtsihung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2005
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Chú Vũ Thư Hiên đã ăn cắp thủ pháp văn học trong tiểu thuyết này của Trịnh Niệm để viết cuốn truyện vớ vẩn "Đêm giữa ban ngày".
    Được jtsihung sửa chữa / chuyển vào 22:08 ngày 28/05/2010
  7. alphandt

    alphandt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2008
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Trong suốt bài tự thú của ông ta tràn đầy những lời tự sỉ và cường điệu. Thỉnh thoảng giọng ông ta lại run run, thỉnh thoảng miệng ông ta mở mà không thốt nên lời. Mỗi khi lật trang giấy, tay ông run rẩy. Tôi không tin rằng sự thất thần hốt hoảng của ông ta là do quá sợ hãi. Bởi vì, ông ta dư biết là ông ta chẳng hề phạm một thứ trọng tội nào. Nói cho cùng hãng Shell mà có ở lại nước Trung Hoa thì cũng là do chính quyền nhân dân chấp nhận và cho phép. Có thể nói chính quyền ấy còn muốn, thậm chí còn cần hãng ở lại nữa. Và tôi biết là hãng đã tuân thủ một cách rất kỹ lưỡng, cẩn thận mọi qui định của chính quyền ấy nữa. Ông Đào đã phải biết rõ điều đó. Theo tôi vấn đề chủ yếu của ông ta là sự suy kiệt cả về tinh thần lẫn thể xác. Để khiến ông ta bị khuất phục và để chắc chắn là ông ta đã bị khuất phục chẳng những người ?ogiúp đỡ? ông ta đã tốn khá nhiều thì giờ và công sức. Họ đã thường xuyên thẩm vấn, thay phiên nhau gây sức ép và đồng thời không cho ông được ngủ. Mọi người đều biết, trong những trường hợp như vậy, nạn nhân rã rời và chịu khuất phục khi tâm thần bị hỗn loạn và thể xác bị kiệt quệ. Những người theo Mao đã đặt cho chủ thuyết này cái tên là ?othả bom hút khí?. Nhiều người tôi quen biết, trong đó có cả em trai tôi, đã trải qua kinh nghiệm này trong chiến dịch chống phe hữu năm 1957. Các viên chức đảng đứng sau hội trường điều khiển các ?onhà hoạt động? thực thi lệnh của họ. Khi sự tàn bạo đến mức qua đáng và gây ra chết chóc, các viên chức đảng qui trách nhiệm ấy là tai nạn do sự phẫn nộ của quần chúng
    Khi ông Đào Phương đọc xong bản tự thú của mình, người chủ trì buổi mít tinh nói với các người tham dự là Đào sẽ được xem xét coi những lời tự thú của Đào là thành khẩn không. Ông ta còn thêm rằng buổi mít tinh này mới chỉ là buổi đầu tiên thuộc loại này. Sẽ còn nhiều người khác giống như Đào sẽ được đem ra giải quyết và chính Đào cũng sẽ phát biểu nữa. Ông ta ngưng nói và đưa mắt quét một lượt trên đám người tham dự. Tôi tự hỏi không hiểu cái nhìn của ông ta có dừng lại ở tôi trong một khoảnh khắc cực kỳ ngắn không? Rồi ông ta kết luận rằng nghĩa vụ của giai cấp vô sản là tẩy sạch nước Trung Hoa XHCN ra khỏi những cặn bã của ảnh hưởng đế quốc và trừng phạt kẻ thù của nhân dân. Một lần nữa tôi lại có cảm tưởng cái nhìn ông ta hướng về phía tôi.
    Dĩ nhiên là tôi không nghĩ mình lại quan trọng đến mức là tất cả những cuộc dàn dựng rắc rối ấy lại chỉ dành cho một mình tôi. Nhưng nếu đúng như vậy thì cái ý đồ hù dọa, làm cho tôi sợ của họ đã không thành công.
    Cái cảm xúc do kinh nghiệm của một cuộc ?omít tinh đấu tranh? là cảm xúc ghê tởm và nhục nhã đối với một hành động man rợ nhằm chống lại đồng loại ?" vô phước thay - lại diễn ra ngay trên quê hương yêu quí của tôi, một đất nước có năm ngàn năm văn hiến. Vơí tư cách là người Trung Hoa, tôi cảm thấy tự sỉ.
    Lại hô khẩu hiệu. Nhưng đồng thời mọi người cũng nhấp nhổm đứng lên để vọt ra cửa cho nhanh.
    Vẫn chính người cản tôi đừng về nhà ăm cơm đứng chờ tôi trên lối đi. Ông ta nói với tôi:
    - Bà đi lối này và lại đây một chút: có vài đồng chí có vài điều muốn nói với bà.
    Tôi theo ông ta đi vào một phòng học trong đó bàn ghế đã được xếp vào một góc. Người chủ trì cuộc mít tinh và một người khác lúc nãy ngồi trên bục ?" lúc tôi bước vào - đang ngồi trên chiếc bàn thầy giáo. Người chủ trì cuộc mít tinh hỏi tôi:
    - Chị đã nghe mọi điều trong cuộc mít tinh chứ?
    Tôi gật đầu.
    - Chị nghĩ sao về cuộc mít tinh này? Tôi tin đây là lần đầu tiên chị được dự một cuộc mít tinh thuộc loại này.
  8. alphandt

    alphandt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2008
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Hiển nhiên là tôi chẳng để lộ cái ý nghĩ thật của tôi về cuộc mít tinh. Đồng thời, tôi cũng chẳng muốn nói dối và lấy lòng ông ta. Bởi vậy, tôi nói:
    - Tôi xin được hỏi ông về một vài vấn đề làm cho tôi bận tâm cả ngày hôm nay, được không?
    Ông ta có vẻ khó chịu vì bị trái ý, nhưng vẫn nói:
    - Chị cứ hỏi.
    - Ông đại diện cho cơ quan, tổ chức nào? Ông lấy quyền gì để tổ chức cuộc mít tinh như thế này? Ngoài những công nhân viên chức cũ của hãng Shell, những người có mặt trong phòng là những ai?
    Rõ ràng là ông ta cảm thấy câu hỏi của tôi đụng chạm đến uy quyền của ông ta. Cho thấy rõ là ông ta phải cố dằn lòng, ông ta nói:
    - Chúng tôi đại diện cho giai cấp VS , cuộc mít tinh được phép tổ chức của ban lãnh đạo cuộc CM VH ở Thượng Hải.
    Tôi yêu cầu ông ta giải thích mục tiêu của cuộc CMVHVS. Ông ta đáp là cuộc cách mạng ấy nhằm quét sạch khỏi xã hội Trung Hoa những nhân tố gây trở ngại cho sự phát triển của XHCN. Ông ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần câu nói của Mao Trạch Đông: ?oNếu cỏ độc không bị nhổ đi thì hoa thơm không thể mọc được?. Ông ta nói với tôi bất kỳ người Trung Hoa nào cũng phải tham gia cuộc CMVHVS vĩ đại.
    - Chị nên có một thái độ thành thật hơn và hết sức cố gắng noi gương Đào Phương để tự cải tạo.
    - Tôi thấy mình chẳng làm điều gì sai quấy - Tôi nói, giọng đượm vẻ ngạc nhiên.
    - Có lẽ chị sẽ thay đổi thái độ khi chị có thì giờ để suy nghĩ cho chín mọi điều ?" người lúc nãy đón, dẫn tôi đến đây nói chen vào ?" nếu chị cứ tiếp tục bao che lũ đế quốc thì hậu quả sẽ trầm trọng đấy.
    - Che dấu cái gì mới được kia chứ? Mọi hành vi đế quốc đều được ghi đầy đủ và rõ ràng trong sách vở.
    - Chị nói gì vậy ?" người kia lớn tiếng nói - chúng tôi không có ý gì nhắc tới những gì xảy ra trong quá khứ. Chúng tôi nói bây giờ đây này, nói về cái xí nghiệp mà chị làm cho nó kia. Thằng Đào Phương đã thú nhận mọi sự. Chúng tôi biết chi nhánh hãng Shell ở Thượng Hải chỉ là ?otreo đầu dê bán thịt chó?. Chúng tôi cũng thừa biết chị thủ vai trò gì trong những công việc bẩn thỉu của chúng. Thế chị nghĩ tụi tôi điên chắc?
    - Tôi hoàn toàn không hiểu các ông định nói gì. Cứ như tôi được biết, công ty mà tôi làm việc không hề làm bất cứ việc gì bất hợp pháp hay phi pháp luân lý. Chính quyền nhân dân có lực lượng công an rất giỏi. Và như vậy, chắc chắn là những gì sai quấy đã bị họ phát hiện từ lâu rồi.
    Cả hai người trừng trừng nhìn vào tôi. Hầu như đồng thời, cả hai cùng la lên:
    - Chị cố tình bao che cho bọn đế quốc.
    - Các ông hiểu lầm tôi rồi ?" tôi cũng nổi cáu, nói lại ?" tôi chỉ nói những gì tôi biết. Mắc mớ gì tôi phải bao che cho ai. Văn phòng công ty Shell ở Thượng Hải đã đóng cửa. Tổng quản lý người Anh cũng đã rời đây rồi, chẳng còn ai cần tôi phải bao che nữa.
  9. alphandt

    alphandt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2008
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    - Đúng, đúng, thằng tổng quản lý người Anh đã rút khỏi đây rồi. Nhưng chị còn ở đây. Và chị cũng biết chẳng kém gì nó. Ông chồng của chị cũng đã làm tổng quản lý nhiều năm. Sau khi ông ta chết, chị tiếp tục, vậy thì chị phải biết mọi sự của chi nhánh công ty ấy!
    - Chính vì tôi biết rõ mọi sự của cái chi nhánh công ty ấy nên tôi biết là nó không bao giờ làm điều gì sai trái, bậy bạ.
    - Bây giờ, tôi đề nghị chị về nhà và suy nghĩ cho kỹ đi. Chúng tôi sẽ cho gọi chị khi nào chúng tôi có điều cần nói với chị. Điện thoại của chị số mấy?
    Tôi cho số điện thoại và rời khỏi phòng.
    Bên ngoài, trời đã sẫm tối. Cơn gió nhẹ thổi, mát mẻ, dễ chịu. Tôi quyết định cứ theo vỉa hè đi bộ về nhà cho giãn gân cốt đồng thời có thì giờ suy nghĩ.
    Khi đi ngang qua trường Trung học Y tế số 1, tôi thấy bạn của tôi - chị Winnie - cũng vừa ra khỏi cổng. Đi sau chị là đồng nghiệp. Chúng tôi vẫy tay chào nhau và chị theo tôi về nhà. Nhà chị ở gần nhà tôi.
    - Đi đâu mà lội bộ vào giờ này? Chị Winnie hỏi.
    Tôi vừa đi dự cuộc mít tinh tranh đấu về. Tôi được yêu cầu tham gia ?oCMVHVS vĩ đại?.
    - Có phải là vì công ty Shell đã đóng cửa chi nhánh Thượng Hải? Nói tôi nghe nào!
    - Rồi, về nhà mình ăn cơm nhé?
    Được nghe Winnie nói cũng là điều hay, chị ấy đã ?oqua khỏi? sau nhiều cuộc vận động chính trị. Vậy hẳn là chị giàu kinh nghiệm đối với tình hình hơn tôi.
    - Được thôi ?" chị cười đáp ?" Hân hạnh. Đến nhà chị tôi gọi điện thoại về nhà. Hôm nay anh Henry về nhà rất trễ. Để được làm giáo sư, anh phải trả một cái giá rất đắt mỗi khi có một chiến dịch chính trị nào đó. Giáo sư luôn luôn trở thành những mục tiêu.
    Henry, chồng chị, là giáo sư dạy kiến trúc ở Đại học Đồng Tế.
    - Henry có gặp rắc rối gì không?, tôi băn khoăn hỏi chị.
    - Tạ ơn Trời Phật, chưa ?" Winnie vừa đáp vừa lấy từ túi xách ra cái lược để chải đầu - Mấy người làm của chị có thể ngất đi được nếu họ thấy tôi đến ăn cơm đầu bù tóc rối như con điên.
    Mặc dầu đã ngoài bốn mươi và đã có ba con, chị Winnie vẫn giữ được nét mặt thon thon và vẻ hấp dẫn trong chiếc áo ngoài kiểu ?ođại cán? rộng thùng thình và chiếc quần cũng rộng thùng thình. Đó là thứ y phục chị bắt buộc phải mặc khi dạy môn tiếng Anh và tiếng Latin ở trường Trung học Y tế. Sau khi tốt nghiệp khoa văn học Anh ở trường Đại học New England, chị và người chồng ?" Tốt nghiệp Đại học Cambridge ?" đã trở về Trung Hoa vào cuối thời chiến tranh Trung ?" Nhật. Henry được mời làm giáo sư môn kiến trúc của trường Đại học Đồng Tế và ít lâu sau thì làm khoa trưởng khoa này. Nhưng trong thời kỳ lạm phát phi mã, đồng lương của giáo sư ?" dù là giáo sư khoa trưởng - đâu có kịp bén gót thời giá leo thang. Để tăng thêm thu nhập cho gia đình, Winnie đã phải mở lớp dạy thêm tiếng Anh cho những người Âu đang sống ở Thượng Hải lúc bấy giờ. Thất vọng trước sự bất lực của chính quyền Quốc Dân Đảng trước những vấn đề kinh tế hậu chiến và các định chế cải cách, hai vợ chồng Winnie đã hoan hỉ đón chào chiến thắng của CS năm 1949 và coi đó là cơ hội tái lập hòa bình và ổn định.
    Vào thời đó, chính quyền Quốc Dân Đảng đã bưng bít mọi tin tức về cộng sản, nên rất ít người sống ở Thượng Hải có được những hiểu biết đúng đắn về chủ nghĩa Mác, về Đảng CS Trung Hoa, về Mao Trạch Đông. Hầu hết chẳng ai biết gì về sự ngược đãi các trí thức diễn ra ở Diên An năm 1942 hay là những cuộc ?osăn bắt phù thủy? định kỳ diễn ra để bắt ?ogián điệp của Quốc Dân Đảng và của đế quốc? ngụy trang chui vào Đảng và quân đội CS Trung Hoa. Nguồn tin tức duy nhất của trí thức Trung Hoa về ĐCS Trung Hoa lại do những bài báo lờ mờ nghèo nàn tin tức xác thực của vài ký giả hoặc nhà văn phương Tây thăm viếng chớp nhoáng vùng cộng sản chiếm đóng. Và hầu hết những ký giả và nhà văn này đều thiên tả. Họ bị ấn tượng bởi đời sống khắc khổ, kỷ luật và chỉ nhằm vào một mục tiêu duy nhất của những nhà lãnh đạo CS. Nhưng họ không có được những hiểu biết đúng đắn, sâu xa, đầy đủ về cá tính của những nhà lãnh đạo CS Trung Hoa lúc đó cũng như cái triết lý hành động của các nhà lãnh đạo này. Trong khi đó, ĐCS đẩy mạnh tuyên truyền ngầm trong các thành thị dưới quyền kiểm soát của Quốc Dân Đảng. Nỗ lực của tuyên truyền ấy tập trung vào các điểm nhằm đoạt được chiến thắng quân sự tối hậu. Họ hứa sẽ kiến tạo hòa bình đất nước, hứa lập mặt trận đoàn kết bao gồm mọi thành phần xã hội Trung Hoa, thành lập một chính quyền dân chủ thay thế cho chính quyền thối nát, bất lực, vô năng của Quốc Dân Đảng. Người trí thức Trung Hoa sống dưới chế độ Quốc Dân Đảng lúc đó đã coi những lời lẽ tuyên truyền ấy như là những lời tuyên bố thành thật và lương thiện về đường lối, chính sách của ĐCS Trung Hoa.
  10. alphandt

    alphandt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2008
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Sau khi quân đội CS tiến chiếm Thượng Hải, phụ nữ được khuyến khích đi làm việc ngoài xã hội. Winnie đi dạy học ở trường Trung học Y tế năm 1950. Năm sau, để thiết lập quyền kiểm soát của Đảng ở đại học, Mao Trạch Đông đã phát động cuộc vận động ?ocải tạo tư tưởng?. Hai vợ chồng Winnie là những người đầu tiên được ?ochiếu cố?, cả hai ?" tuy có bị tổn thương ít nhiều ?" cũng đã ?oqua khỏi?. Họ cũng đau khổ vì cái kinh nghiệm nhục nhã là phải tự phê về nguồn gốc gia đình, đã du học nước ngoài và nhân sinh quan biểu hiện qua các đồ án kiến trúc và qua phương pháp dạy học của mình. Họ cứ phải viết đi viết lại tiểu sử của mình một cách gay gắt mỗi khi các viên chức Đảng yêu cầu họ soi rọi lại bản thân mình. Hành hạ và làm nhục cho đến bầm dập, nhừ tử ra rồi, Henry còn bị đánh giá là không đáp ứng yêu cầu trong chức vụ khoa trưởng kiến trúc. Đến lúc đó, khoa kiến trúc chỉ chuyên dùng các tài liệu và kinh nghiệm của Liên Xô để giảng dạy. Những công trình kiến trúc theo truyền thống độc đáo của cả Trung Quốc lẫn của phương Tây đều bị coi là phong kiến và suy đồi.
    Sau khi cuộc vận động cải tạo tư tưởng kết thúc vào năm 1951, ở tất cả mọi cấp quản lý của Đại học đều có bí thư Đảng. Các bí thư này kiểm soát tất cả mọi khía cạnh sinh hoạt và làm việc của hội đồng giảng dạy. Hầu hết các bí thư này đều ít học thức và chưa từng giảng dạy bao giờ. Vợ chồng Winnie ?"Henry sống trong căn nhà được chỉ định, lãnh đồng lương được quy định và làm những công việc theo yêu cầu của các bí thư Đảng. Hai vợ chồng ?" một cặp thanh niên - có học thức cao, hoạt động, giàu sáng tạo, đầy thiện chí và hảo cảm với chế độ cộng sản. Ấy vậy mà vẫn bị sự nghi ngờ và hành hạ trí thức của Mao Trạch Đông biến thành một cái máy dạy học. Tuy nhiên, họ vẫn còn được coi là những người may mắn. Bởi vì có rất nhiều người khác, trong khắp các đại học ở Trung Hoa lúc bấy giờ ?" không được như vậy. Một số bị ném vào trại lao động cải tạo, một số bị đuổi ra khỏi đại học.
    Khi cuộc chiến tranh Triều Tiên chấm dứt, cuộc săn đuổi phù thủy của Mao Trạch Đông được tạm thời nới lỏng. Nhận thức được cảnh ngộ khốn khổ, khốn nạn của tầng lớp trí thức Trung Hoa lúc đó, Thủ tướng Chu Ân Lai đã cố gắng cải thiện thân phận của họ. Do hệ quả của chính sách khoan hồng, vợ chồng Winnie ?"Henry được cấp cho một chỗ ở khác, tương đối rộng rãi hơn, ở gần nhà tôi. Hoạt động nghề nghiệp của họ cũng ít bị gò bó hơn. Thỉnh thoảng Winnie lại tạt qua nhà tôi để đọc sách và báo chí mới mua được ở Hồng Kông và ở bên Anh thông qua văn phòng của tôi, hoặc để nghe nhạc.
    Năm 1956, Mao Trạch Đông lại phát động chiến dịch ?obách hoa tề phóng bách gia tranh minh? nói nôm na là trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng. Chữ ?otrăm nhà? ở đây hiểu theo nghĩa ?oBách gia chư tử? nghĩa là các trường phái tư tưởng. Các bí thư ở các cấp, các cơ quan và ngay bản thân Mao đã khuyến khích thúc đẩy người dân cứ thành thật phê bình xây dựng DCS. Tin tưởng vào sự thành thật của Đảng muốn cải thiện sự nghiệp của mình, hàng trăm ngàn trí thức, hàng triệu người dân đã thơ ngây tranh nhau đưa những than phiền chỉ trích và những gợi ý của họ. Nhưng vợ chồng Winnic-Henry đã đủ khôn ngoan để ậm à. Nhờ đó họ đã thoát khỏi bị hành hạ, ngược đãi khi Mao Trạch Đông sập bẫy vào năm 1957 và lại phát động chiến dịch tảo thanh phe hữu. Tất cả những ai đã dám đưa ra lời phê bình chiến dịch ?otrăm hoa đua nở? đều bị Mao gán cho là ?ophe hữu?. Nhiều người trong số ấy mất việc, mất chức, trở thành ?ophó thường dân?, thậm chí bị ném vào trại lao động cải tạo, hay bị giảm lương, bị hạ tầng công tác. Sự lừa lọc của Mao Trạch Đông khi khuyến khích thúc đẩy người dân nói thẳng, nói thật rồi sau đó trừng phạt tàn nhẫn những ai đã dại dột đáp ứng lời khuyến khích ấy, đã khiến cho giới trí thức Trung Hoa ?orụt rè như gà phải cáo?. Và vì vậy đời sống văn hóa của Trung Hoa đi đến chỗ gần như đình trệ.
    Khi Winnie và tôi về đến nhà, tôi chưa kịp bấm chuông thì cánh cổng đã mở ra. Lão gia bộc lo lắng đứng đó chờ tôi về. Lão nói con gái tôi gọi điện thoại về cho biết tối nay nó không ăn cơm ở nhà.
    - Lão nói với anh bếp có bà Henry ở lại dùng cơm tối nay - tôi nói với lão và dắt Winnie lên lầu để đi tắm.

Chia sẻ trang này