1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sống yêu thương... - Tuyển Người hỗ trợ cá nhân (Personal assistant- PA) - "Hội trái tim từ thiện Hà

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi saobien_12, 17/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/06/3BA03E33/
    ''Hết tiền giữa Sài Gòn... vẫn không sợ đói''
    Câu nói tưởng đùa mà thật vẫn thường được những người có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em cơ nhỡ sinh sống tại khu vực cầu Lê Văn Sỹ, quận 3, TP HCM rỉ tai nhau mỗi khi đến ăn cơm miễn phí tại quán Thiện Tâm.
    Thật vậy bởi "Không cần chứng nhận nghèo khó, không phận biệt bạn là ai, chỉ cần đến giờ cơm trưa mà thiếu tiền lót dạ thì cứ việc đến với chúng tôi" đã là phương châm phục vụ của nhiều quán cơm từ thiện tại Sài Gòn, trong đó có quán Thiện Tâm của ông Lê Công Thương tại chân cầu Lê Văn Sỹ quận 3.

    Quán Thiện Tâm trong giờ phục vụ cơm trưa. Ảnh: Thiên Chương.
    Khai trương từ tháng 7/2007, từ đó đến nay, trung bình mỗi ngày, quán cung cấp khoảng 400 phần cơm. Mỗi phần 3 món gồm: canh, đồ xào và món mặn và 1 đĩa cơm tương đương 5.000 đồng.
    Gọi là quán bởi nhìn từ ngoài vào Thiện Tâm giống hệt những quán cơm bình dân khác tại Sài Gòn. Cũng có bàn có ghế, có ống chứa đũa muỗng, chai nước tương, chén ớt đĩa chanh, bình trà đá và nhân nhiên phục vụ với đồng phục lịch sự hẳn hoi. Tuy nhiên tất cả đều miễn phí. Vào quán, người vào ăn chỉ đến bê thức ăn đến bàn hoặc gọi người phục vụ. Ăn xong thì tự cầm đĩa vào bếp, rửa sạch sẽ là được.
    "Nhiều người vô quán chễm chệ bảo phục vụ đưa thực đơn gọi món, nhân viên của tôi vờ như không biết, bảo "chỉ còn món đậu hủ kho". Ăn xong, khách khen ngon, bảo tính tiền thì mới vỡ lẽ" ông Sáu chủ quán nói.
    Ông Sáu cho biết, lý do lập quán đơn thuần chỉ xuất phát từ những rung động của ông trước tình cảnh của những người nghèo. "Sau khi lập, thấy quán "ế ẩm" quá, chính tôi phải đi dọc theo các bến bãi, gầm cầu để mang họ về đây. Ban đầu nhiều người tưởng tôi không bình thường và có ý không tin nhưng bây giờ họ với chúng tôi đã rất gắn bó", ông Thương nói.
    Đến nay nguồn khách "ruột" của quán có khoảng 300 người gồm những người già neo đơn, trẻ em cơ nhỡ và những người tật nguyền, số còn lại là công nhân, sinh viên đến từ tỉnh xa. Nhiều khách đến quán vì tò mò, sau khi vài lần dùng cơm và trò chuyện cùng chủ quán, vì ngộ cái tâm của ông cụ 69 tuổi, tự bỏ tiền túi làm từ thiện, đã xin ở lại luôn để phục vụ quán cơm.
    Trao đổi với VnExpress, nhiều "khách hàng" của quán không cầm được nước mắt khi nhắc đến chén cơm đầy ân tình của ông thầy Sáu (tức ông Thương). "Thương ở chỗ ông Sáu không phân biệt đối xử, nếu còn cơm, bất ai đến ông cũng cho, như tôi đây còn được ông Sáu tặng cả chiếc xe lăn và số vốn để mua vé số đi bán", một ông lão 76 tuổi cho biết.

    Cho cơm vào bao để phân phát. Ảnh: Thiên Chương.
    Ngoài Thiện Tâm, quán Vợ Thằng Đậu 2, tại số 40 đường Đặng Văn Bi, quận Thủ Đức cũng là điểm phát cơm chay tư nhân miễn phí được nhiều người nhắc đến mỗi khi đói lòng.
    Cứ 11h trưa mỗi ngày, 100 phần cơm lại được các nhân viên của quán mang ra mời khách ngồi vào bàn và tận tình phục vụ, tuy nhiên có một điều lạ, chủ quá Vợ Thằng Đậu - nghệ sĩ Lê Vũ Cầu lại là người ít nhận lời cảm ơn của bất cứ ai.
    Chị Lưu Kim Ngân, cháu của nghệ sĩ Lê Vũ Cầu cho biết: "Chú Cầu không muốn ai nói nhiều về hai chữ "cám ơn". Chú làm việc ấy chỉ xuất phát từ tâm và vì chú nhớ lại những ngày khốn khó của chính cuộc đời mình... chứ không hề muốn gây tiếng vang chi hết".
    Ngoài thời gian phục vụ miễn phí, Vợ Thằng Đậu là một quán nhậu bình dân với nhiều món ăn lạ, có phục vụ hát với nhau. Một phần lợi nhuận của việc kinh doanh này đã giúp ông chủ Cầu có điều kiện nấu cơm miễn phí giúp người nghèo.
    Xúc động trước nghĩa cử của người nghệ sĩ giàu lòng nhân ái, nhiều người đã coi chủ quán như một vị cứu tinh. Chị La Thi, ngụ ở quận 9, người thường xuyên nhận cơm tại quán nói: "Cả đời tôi không bao giờ quên những bữa cơm nghĩa tình như thế này. Cũng nhờ phần cơm của nghệ sĩ Lê Vũ Cầu mà tôi mới tiết kiệm được ít tiền lo cho cho cậu con trai mắc bệnh nan y từ 2 năm nay".
    Ngoài các điểm phục vụ cơm miễn phí cố định, hầu như những ai đã từng nuôi bệnh tại Bệnh viện Ung bướu, Phạm Ngọc Thạch, Chợ Rẫy cũng đều biết đến những cái tên Bảo Hòa, Thiện Tâm, Phước Thiện bởi những phần cơm mang nặng nghĩa tình.
    3 năm nuôi chồng bị bệnh ung tại Bệnh viện Ung bướu là ngần ấy thời gian chị La Thị Trúc nhà ở Đăk Lăk nhận cơm miễn phí của chú Sáu Bảo Hòa.
    "Ban đầu nghe người ta nói có cơm miễn phí, tôi còn ngờ ngợ không tin. Đến khi cầm bọc cơm trên tay tôi mới biết thì ra những lời đồn đại về một bếp ăn miễn phí tại Sài Gòn là có thật", chị Trúc nói.

    Cảnh người nghèo đợi nhận cơm từ thiện tại BV Ung Bướu. Ảnh: T.C.
    Tại bệnh viện Ung Bướu, mỗi ngày còn có 800 người khác có hoàn cảnh khó khăn như chị Trúc được nhận thức ăn.
    Ngụ tại số 220 đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1, Bếp ăn Bảo Hòa, trực thuộc Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo TP HCM đã làm việc thiện suốt 15 năm nay. Mỗi ngày bếp ăn này cung cấp khoảng 1.800 suất ăn.
    Ông Nguyễn Văn Sáu, người sáng lập bếp ăn cho biết, từng chứng kiến cảnh người dân quê mình khốn khó với từng bữa ăn, từng viên thuốc khi có người thân bị bệnh phải đưa chữa trị ở Sài Gòn, nên ông đã kêu gọi các nhà hảo tâm thành lập bếp ăn.
    Cùng với bếp ăn Bảo Hòa, Hội chữ thập đỏ Thiện Tâm tại quận Bình Thạnh do ông Nguyễn Đăng Hoàng là chủ cũng là một tổ chức từ thiện đã có mặt từ 20 năm nay. Do kinh phí cá nhân có hạn, Thiện Tâm chỉ phục vụ tổng cộng 1.800 suất ăn mỗi tuần. Thời gian phát cơm vào 2 ngày cuối tuần tại Bệnh viện Ung bướu và Phạm Ngọc Thạch.
    Ông Hoàng tâm sự: "Nhìn thấy ánh mắt hạnh phúc của những bệnh nhân nghèo khi cầm túi cơm trên tay, tôi quên cả mệt nhọc. Tiền thu được từ nghề thiết kế xây dựng, tôi dồn hết vào gạo. Thậm chí có lúc không huy động được từ các nhà hảo tâm, tôi đã phải bán căn nhà lớn ngoài mặt tiền của mình để giúp mọi người".
    Cảm phục tấm lòng của những con người luôn sống vì cộng đồng như ông Sáu, ông Hoàng, thầy Sáu, chú Cầu... nhiều tổ chức, tập thể cá nhân là công chức, văn nghệ sĩ, học sinh, sinh viên đã tìm đến để đồng tâm góp gió thành bão theo kiểu "Ai có của góp của, ai không có điều kiện thì góp công".
    Mới 2h sáng, nhóm nhà hảo tâm thuộc CLB Yoga Phú Thọ, quận 11 đã có mặt tại điểm hẹn. Cứ mỗi cuối tháng, nhóm bạn này đều quyên góp tiền rồi đến Bảo Hòa để nấu cơm mang đến cho người nghèo.
    "Của ít lòng nhiều, chúng tôi hy vọng việc làm nhỏ bé của mình sẽ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn lại rơi vào bệnh tật thêm vững tin. Vì phía sau họ còn có chúng tôi", một người trong nhóm nói.
    Còn theo một số người từng được no dạ ấm lòng nhờ bát cơm nghĩa thì "những nghĩa cử tốt đẹp ấy đã khiến Sài Gòn trở nên thân thiện và nhân ái hơn trong lòng chúng tôi mà mãi mãi chúng tôi không thể nào quên".
    Thiên Chương
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Một nửa ước mơ
    http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/Nhip-dieu-tre/2008/07/3BA0405B/
    Đêm, khi bố về thì chị em tôi đã ngủ. Sáng, khi ông đi thì chị em tôi vẫn còn ngon giấc. Tôi đâu biết rằng, giấc ngủ bình yên của chúng tôi được làm nên từ biết bao giọt mồ hôi, bao lo toan vất vả. Có những hôm bị ốm, bố vẫn vác xe đến chỗ làm từ rất sớm vì ông sợ nghỉ ốm sẽ bị trừ lương.
    Tôi không phải một người nổi tiếng, càng không phải một nhân vật thành danh, đơn giản tôi chỉ là người đang sung sướng ?omột nửa? vì ước mơ của tôi ?omột nửa? đã hoàn thành?
    Nhớ lại những năm tháng ấu thơ sống cùng với tiếng máy may, sống cùng với những bản màu in vàng mã lem luốc, sống cùng với những nắm trứng chim xanh đỏ,? tôi không khỏi cảm thấy nao lòng. Có cái gì vừa ngậm ngùi nao nao lại vừa ngọt ngào sâu lắng...
    Những năm 1992, 1993, ngành dệt gặp nhiều vấn đề về nguồn xuất khẩu, hoạt động của nhà máy đi vào bế tắc, bố mẹ tôi đành phải rời bỏ chỗ làm xin về nghỉ mất sức. Kéo theo đó là chuỗi ngày lao đao của một gia đình có 5 miệng ăn.
    Lúc bấy giờ tôi đã bước vào lớp 6, hai chị gái đều đang học THPT. Để trang trải cho cuộc sống, để đảm bảo tiền ăn học cho các con, tôi không nhớ chính xác bố mẹ tôi đã phải xoay xỏa qua biết bao nhiêu nghề. Bố tôi xin vào làm cho một cửa hàng chuyên sửa chữa ti vi và các mặt hàng điện tử. Có những hôm bị ốm, ông vẫn vác xe đến chỗ làm từ rất sớm vì ông sợ nghỉ ốm sẽ bị trừ lương.
    Để tranh thủ kiếm thêm, sau giờ làm, ông còn đến nhà người ta để sửa ti vi, đầu, đài. Còn nhớ, có lần phải đến gần một tháng tôi mới nhìn thấy mặt bố mặc dù chúng tôi vẫn cùng sống dưới một mái nhà. Đêm, khi ông về thì chị em tôi đã ngủ, sáng, khi ông đi thì chị em tôi vẫn còn ngon giấc. Tôi đâu biết rằng, giấc ngủ bình yên của chúng tôi được làm nên từ biết bao giọt mồ hôi, bao lo toan vất vả.
    Nếu có ai hỏi tôi đâu là người đã trải qua nhiều nghề nhất, tôi sẽ không ngần ngại và tự hào trả lời rằng đó chính là mẹ tôi. Từ một công nhân ngành dệt, bà đã trở thành một thợ cơ khí chuyên nghiệp. Sau đó, mẹ tôi lại vay vốn kinh doanh bánh kẹo, đồ ăn...
    Một năm sau, chị gái lớn của tôi đỗ ĐH, ông nội lại bị tai biến liệt nửa người. Gánh nặng trên vai mẹ càng nặng thêm. Để có thời gian chăm sóc ông, mẹ tôi chuyển sang bán hàng vải nửa ngày trên chợ. Sau mẹ lại chuyển sang bán đồ ăn sáng, nhận làm thêm mắc treo quần áo tại nhà, nhận trông coi cửa hàng điện lạnh nửa ngày.
    Tôi không dám khẳng định tôi có thể nhớ hết những việc mà mẹ tôi đã từng bươn chải. Tôi chỉ biết dù vất vả, khó khăn nhưng chưa lúc nào chị em tôi bị đói, chưa một quyển sách giáo khoa nào cần học lại không được mua. "Đời bố mẹ học ít nên giờ mới vất vả thế này. Các con thì khác, phải cố gắng học cho tốt để sau này có thể ngẩng mặt", mẹ vẫn hay nói với chị em tôi như thế.
    Tuy nhiên, nhận thức non nớt của một đứa học sinh lớp 7 lúc bấy giờ chưa đủ để cho tôi suy nghĩ nhiều. Chỉ có một ý nghĩ duy nhất xuất hiện và thôi thúc tôi phải thực hiện bằng được, đó là phải học thật tốt, thật giỏi để thoát khỏi cảnh nghèo và để bố mẹ tự hào về tôi.
    Một năm sau, ông nội tôi qua đời. Một mặt do có nhiều thời gian hơn, một mặt do ý muốn có thêm một khoản tiền kha khá cho các con nên mẹ tôi đã đưa ra một quyết định liều lĩnh: xin đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc. Trước quyết tâm của vợ, bố tôi cũng ủng hộ và vay mượn chỗ này chỗ kia để đủ tiền cho mẹ nộp.
    Song, mong muốn xuất ngoại chưa được thực hiện thì mẹ tôi và những người trong đoàn đã bị dính vào một vụ lừa tiền, người chưa đi được nhưng tiền đặt cọc đã mất hết. Gia đình tôi khó khăn lại càng khó khăn hơn.
    Tôi vẫn còn nhớ như in buổi chiều thứ 7 hôm ấy, mẹ tôi về nhà sau một cơn mưa. Mẹ không nói gì, chỉ biết nhìn bố con tôi mà khóc. Lúc đó, tôi mới biết được thế nào là sức chịu đựng của một người đàn ông. Biết chuyện, bố tôi không trách móc cũng chẳng tỏ ra giận dữ, ông chỉ nhẹ nhàng an ủi mẹ: "Thôi, chuyện đã qua rồi mình ạ, giờ đây phải cứng rắn hơn".
    Thương bố mẹ vất vả, chị em tôi nhận trứng chim về đóng gói để kiếm thêm thu nhập. Cứ rỗi lúc nào là lại tranh thủ làm lúc đó. Tôi còn nhớ mỗi lần hàn túi lại phải tắt quạt để bật nến, mặt đứa nào cũng nhễ nhại mồ hôi. Nến tàn, chị em tôi lại nghịch vo thành những viên bi tròn tròn hay hình con lật đật để chơi.
    Những hôm không có hàng để gói trứng chim, chị em tôi nhận giấy vàng mã về in màu và gấp. Gấp hoa cả mắt 200 tờ mới được có 300 đồng nhưng được cái giao hàng ngày nào là được trả tiền ngay nên chị em tôi thích lắm. Ngày đó, với 300 đồng, chúng tôi có thể mua được một cái bánh mì pate thơm lừng.
    Hết vụ làm vàng mã, chị gái tôi nhận hàng thêu về làm. Ai cũng khen chị thêu đẹp. Còn tôi, tiện nhà có máy khâu nên nhận công việc trần thô găng tay lao động. Cả nhà như một xưởng sản xuất nhỏ, mỗi người mỗi việc, ai cũng say sưa. Các công việc học hành, chúng tôi đều để dành đến đêm.
    Không biết với người khác thế nào, nhưng thời gian đó, tôi học cực kỳ dễ vào, dễ nhớ và tiết kiệm được thời gian. Không biết tại vì ban đêm yên tĩnh hay tại vì ước mơ phải học tốt để thoát khỏi cảnh nghèo đã cho tôi nhiều sức mạnh và sự tập trung đến vậy.
    Ngày tháng cứ thế trôi đi, chúng tôi vẫn tất bật với những công việc thời vụ và chuyện học tập. Chẳng mấy chốc, các chị tôi đã có gia đình, còn tôi trở thành sinh viên của một trường đại học mà tôi ao ước. Tôi đặt mục tiêu phải được học bổng và phải tốt nghiệp với tấm bằng giỏi để xin được một công việc tốt.
    Tổng số: 30 lượt
    Bốn năm của đời sinh viên trôi đi nhanh như một cái chớp mắt. Tôi đã trở thành một cử nhân đại học. Nhiều vui buồn, lắm đổi thay nhưng điều quan trọng là tôi đã hoàn thành được mơ ước mà bản thân đặt ra ngay từ khi bước vào giảng đường đại học.
    Khi ước mơ này được thực hiện, bạn sẽ lại tiếp tục có những mơ ước mới, và bạn sẽ lại phải phấn đấu để đạt được những mơ ước đó. Đối với tôi, ước mơ chưa phải đã dừng lại tại đây. Nhưng hãy cho tôi được chia sẻ niềm vui, nói chính xác là một nửa niềm vui vì có lẽ ước mơ tuổi thơ của tôi đã thực hiện được một nửa.
    Trang Anh
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Xe ôm, điện thoại và Internet miễn phí cho thí sinh

    http://dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/Xe-om-dien-thoai-va-Internet-mien-phi-cho-thi-sinh/2008/7/239599.vip
    Kiốt hỗ trợ gọi điện thoại, truy cập internet miễn phí tại trường Bách khoa Đà Nẵng.
    (Dân trí) - 6 ki-ốt tại các điểm thi ở TP Đà Nẵng hỗ trợ thí sinh photocopy, gọi điện thoại, truy cập Internet miễn phí trong các trường hợp khẩn cấp đã được ?odựng? lên sáng nay, 3/7.
    Ngoài ra, các ki-ốt còn hỗ trợ phát bút và một vài vật dụng cần thiết phục vụ cho thí sinh trong thi cử.
    Anh Phan Phúc Thành, tổ trường tại ki-ốt ĐH Bách khoa Đà Nẵng cho biết: ?oHầu hết các thí sinh có nhu cầu gọi điện và truy cập Internet. Còn bút và thước các em đã chuẩn bị cả rồi nên rất ít em có nhu cầu?.
    Nghệ An: 4.500 chuyến xe ôm miễn phí
    Đó là con số mà đội quân xe ôm của chương trình Tiếp sức mùa thi TP Vinh (Nghệ An) dự định thực hiện - một chương trình khá mới và tiết kiệm rất đáng kể cho các sĩ tử cũng như người nhà thí sinh ở điểm thi Vinh.

    " Nữ tài xế tình nguyện" Nguyễn Thị Hằng Nga đưa một thí sinh tìm chỗ trọ.
    Hơn 1.000 thanh niên tình nguyện nhanh chóng trở thành bạn đồng hành của các thí sinh, tạo cho các em những điều kiện tốt nhất về nơi ăn, chốn ở, tiếp thêm sự tự tin và lòng quyết tâm trước khi bước vào kỳ thi căng thẳng.
    Các tình nguyện viên sẽ hoạt động theo nhiều hướng: tư vấn tuyển sinh, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn về các nhà trọ, chỉ dẫn đường đi lối lại tại các điểm thi?
    Ngoài ra, các thí sinh tại cụm thi Vinh còn có thể tìm thấy những thông tin cần thiết qua website: http://vinhmuathi.net do 4 sinh viên ĐH Vinh mới lập ra. Tại đây, thí sinh và người nhà có thể tìm được thông tin chính xác về các địa điểm tổ chức thi, những nơi có đội thanh niên tình nguyện trực và tư vấn tại chỗ những vấn đề về đi lại, nhà trọ cũng như các vấn đề liên quan đến thi cử.
    Khánh Hồng - Nguyễn Duy

  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chuyển hoá bản thân là cách chuyển hoá tốt nhất
    (LĐ) - Cuốn sách "Cái vô hạn trong lòng bàn tay" (NXB Trẻ, bản dịch của Phạm Văn Thiều) ghi lại cuộc đối thoại giữa nhà thiên văn học Trịnh Xuân Thuận và tu sĩ Matthieu Ricard (ảnh) đã được nhiều bạn đọc VN biết tới.
    Từ một tiến sĩ về tế bào di truyền học, con của triết gia nổi tiếng người Pháp Jean-Francois Revel, năm 1967, khi đang tuổi 20, Matthieu Ricard đã đến với đạo Phật. 40 năm qua, tu sĩ đã sống, tu tập trên triền Hymalaya.
    Ông cũng nổi tiếng thế giới với cuốn sách đậm màu sắc triết học "Tu sĩ và triết gia".
    Matthieu Ricard là khách mời, một trong những diễn giả chính của Đại lễ Phật đản LHQ Vesak 2008 tại Hà Nội. Dưới đây là nội dung chính bài nói chuyện của ông trong chiều 14.5:
    Thay đổi bản thân mình, chúng ta có thể thay đổi cả thế giới. Chính tâm ta quyết định sự thay đổi này. Cần chuyển hoá tâm ta nếu muốn tạo ra một xã hội có tuệ giác. Tình thương bao la, lòng thương trong ta tự tỏa như hương hoa thơm ngát của bông hoa kia. Không có tình thương sẽ không có sự hiểu biết và chúng ta càng cần phải có lòng tin vào chính chúng ta.
    Bạn đừng bao giờ đánh giá thấp quyền năng chuyển hoá tâm. Ai trong chúng ta không có khiếm khuyết? Chẳng ai trong chúng ta hoàn hảo cả đâu. Chính vì thế chớ có tự căm thù mình, chính vì thế mới cần chuyển hoá tâm. Sự an lạ cho thân tâm có được khi ta chuyển hoá tâm.
    Khi chúng ta có tình thương vô điều kiện ấy là cái có ý nghĩa nhất đối với chúng ta. Tại Myanmar, vừa xảy ra thiên tai, Trung Quốc cũng vừa xảy ra động đất làm biết bao người chết. Chúng ta cầu nguyện cho họ, trong chúng ta xuất hiện sự lân mẫn đối với họ. Lòng lân mẫn trong tâm mình không chỉ để xuất hiện một lúc nào đó khi, có "sự kiện " gì xảy ra, mà cần phải thực tập mỗi ngày.
    Việc chuyển hoá bản thân có một tầm quan trọng lớn. Chúng ta học đọc, viết, học nhiều môn khác nhau với mong muốn trở thành người nọ, người kia trong khi lại quên mất chuyện quan trọng là học cách chuyển hoá tâm mình. Tâm người thường như con khỉ vậy, nhảy nhỏt, bất an vì các dục vọng, mong được hạnh phúc cả đời.
    Ai cũng có quyền mong hạnh phúc. Nhưng chúng ta cũng phải mong hạnh phúc cho loài người bởi chúng ta cần phải biết, đạo Phật có khái niệm tướng nhập: Sự phụ thuộc lẫn nhau của các cá nhân trong xã hội. Cái này có bởi cái kia có. Thế nên phải nghĩ, cứ theo đuổi mãi những điều phù phiếm hư ảo, ta có vui vẻ gì hơn không?
    Sự theo đuổi lợi ích cá nhân, tính ích kỷ là những nhân tố chính khiến tâm thân ta đau khổ. Khi tự đề cao bản thân mình, cũng là lúc ta gây đau khổ cho người khác. Hạnh phúc của cá nhân ta và hạnh phúc của xã hội chỉ có khi hai niềm hạnh phúc này kết hợp. Chúng ta cần có tuệ giác để kiểm tra xem động cơ của chúng ta là gì, ta luôn tự vấn, những điều ta đang làm có ích gì cho chính bản thân ta, cho mọi người? Đừng đòi hỏi quá nhiều cho bản thân - đó là thể hiện lòng từ bi của Đức Phật.
    Đạo Phật rất thực tế cho tâm, đó là triết lý sống, và là sự thực hành. Có người hoài nghi, liệu tôi hay con người ta có thể chuyển hoá tâm mình được chăng bởi "Trời sinh ra tôi đã thế, bởi môi trường tôi đang sống nó thế, bởi, và bởi...". Thật nhiều nguyên do!
    Chúng ta không thể đánh giá hết sứ mạng to lớn của việc chuyển hoá thân tâm. Chúng ta chuyển hoá thân tâm từ từ từng bước. Giây tiếp giây, phút tiếp phút. Tâm ta như đại dương sâu thẳm, nhiều điều cần khám phá.
    Vậy chúng ta có thể chuyển hoá thân tâm bằng cách nào? Thông qua thiền định. Đừng nghĩ thiền là chôn giấu niềm vui, suy nghĩ của chúng ta. Chúng ta thực hành mỗi ngày, như chăm bón cái cây vậy.
    Nếu chưa thể ngồi thiền thì ít nhất mỗi ngày, hãy dành riêng cho mình dăm phút ngồi một mình trong im lặng. Chúng ta học thiền, chúng ta thiền, chúng ta có thể chuyển hoá tâm linh.
    Đừng chần chừ nữa, hãy thực tập từ hôm nay. Trong sự ồn ào, náo loạn, những người hành thiền vẫn có tâm bền vững chãi.
    Thậm chí, những người chỉ mới thực tập thiền trong vòng 8 tuần, thì đã có sự chuyển hoá tích cực, họ thấy bớt căng thẳng, bớt cáu gắt với người xung quanh.
    Thiền có lợi cho thân tâm và cho thể xác. Thiền là một loại vitamin cho cơ thể. Nuôi dưỡng tâm thân, có ích cho ta, và cho xã hội.
    Thùy Ân - Trí Minh lược ghi
    http://www.laodong.com.vn/Home/sknb/2008/5/88723.laodong
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Công ty Ước Mơ Xanh

    Nơi gieo niềm tin cho những bạn trẻ đầy nghị lực ấy...
    TTO - Công ty Ước Mơ Xanh (thuộc CLB Ước mơ xanh TP Đà Nẵng) đã trở thành mái nhà chung của những bạn trẻ khuyết tật với mong muốn được mưu sinh bằng chính năng lực của mình.
    Bến đỗ bình yên
    Nằm trên đường Nguyễn Chí Thanh (Đà Nẵng), trụ sở của Công ty Ước Mơ Xanh không to lắm. Ngay trước cửa công ty, bên chiếc máy photocopy đang chạy, cô gái tên Trương Thị Hoàng Lan (Đà Nẵng) với bàn tay co quắp và đôi chân bị bại liệt đang tất bật với một đống giấy tờ chờ được photo.
    Lại thêm một khách hàng quen đến đưa cuốn sách và hẹn sáng mai sẽ đến nhận bản photo. Gạt mồ hôi, Lan nói: ?oMới vào đây, tôi và các nhân viên khác chẳng biết vi tính hay photocopy là gì cả. Nhưng chỉ sau vài tháng được các anh chị chỉ dạy từng tý một, giờ ai cũng có thể làm việc độc lập được rồi?.
    Phía bên kia chiếc máy photocopy của Lan, Lê Hiền Hạnh vừa ngồi trực 3 buồng điện thoại, vừa thành thạo đơm những hạt cườm thành từng chuỗi vừa để trưng bày trước công ty và vừa để bán.
    Còn dãy bàn gần chục chiếc máy vi tính phía trong là giảng đường của ?othầy? Đặng Thiện Tùng cùng chiếc xe lăn của mình đang truyền thụ các kiến thức từ vi tính văn phòng, đến việc sử dụng các phần mềm photoshop, corel... cho các bạn học sinh khuyết tật, bạn trẻ khó khăn.
    Để trở thành những nhân viên lành nghề như vậy ở Công ty Ước Mơ Xanh, những người khuyết tật ở đây đã trải qua quá trình học nghề thật nghiêm túc và gian khổ. Huệ tiết lộ: ?oNhiều khi trái gió trở trời các bạn phải cắn răng chịu đựng đau đớn mới vượt qua được?.
    Trương Thị Hoàng Lan, hiện đang là SV Trường CĐ Đông Á, ngoài thời gian học trên trường, Lan còn tranh thủ mỗi buổi tới công ty làm việc để kiếm thêm thu nhập. ?oDù lương ở công ty không cao như bên ngoài, nhưng ở đây chúng tôi như được ở nhà vậy. Số lương ít ỏi cũng đủ để trang trải việc mua sách vở và giúp đỡ gia đình phần nào?- Lan chia sẻ.
    Sau khi tốt nghiệp ngành kế toán và cầm hồ sơ đi xin việc khắp nơi, nhưng vì đôi tay bị tật mà Huệ không thể có được việc làm. Một lần đến công ty photo tài liệu, Huệ đã tìm được bến đỗ cho mình. ?oỞ đây, em có thể hòa nhập với những bạn có cùng hoàn cảnh. Hằng tháng, em có thể nhận tiền lương tương xứng với công việc mình làm và tự nuôi sống mình chứ không còn là gánh nặng của một ai khác? - Huệ cho biết.
    Công ty thành lập bằng? niềm tin
    GĐ Nguyễn Thị Thu Hà cho biết ý tưởng ra đời công ty: ?oTừ lớp tin học dành cho người khuyết tật, thấy có nhiều người khuyết tật không có việc làm, chúng tôi nghĩ sao mình đã có một số máy vi tính mà không mở dịch vụ vi tính và chính những học viên này là chủ nhân. Thật may mắn có người nhượng lại máy photo cho nhóm với hình thức trả góp. Chúng tôi đi tìm mặt bằng với tiêu chuẩn: đẹp, gần trường học, người khuyết tật đi lại dễ dàng và nhất thiết là phải rẻ. Và công ty chính thức ra mắt vào tháng 10-2005 với 10 nhân viên?.
    Trong đó ?oban giám đốc? ngoài Hà còn có Nguyên Vũ, Dịu Thảo đều là những bạn trẻ năng động, lành lặn và hoạt động trong CLB Ước mơ xanh từ những ngày đầu thành lập.
    Sau khai trương, công ty vấp không ít khó khăn vì tiền mặt bằng thuê quá cao, hàng tháng đều phải trích quỹ. Máy móc ?ohết date? không thể cạnh tranh với các cơ sở kinh doanh khác được, máy để học cũng phải đắp chiếu.
    Rồi cả nhóm quyết định tham gia dự án để xin tài trợ nhưng với quan điểm: ?oCho các em chiếc cần câu, chứ không phải con cá?. Năm 2005, biết Ngân hàng Thế giới có cuộc thi ?oNgày sáng tạo Việt Nam?, nhóm quyết định tham gia với dự án: ?oVì một ước mơ xanh cho người khuyết tật?.
    ?oMay mắn đã mỉm cười với chúng tôi: phần thưởng 10.000 USD. Vậy là các em khuyết tật sẽ được học bởi những máy vi tính tốt hơn, mua cả máy in màu, máy scan hình, địa điểm tốt hơn, có nhiều bạn khuyết tật được học hơn, và hơn hết cơ sở kinh doanh có thể tiếp tục, các em lại có thể tự kiếm sống, được khẳng định mình, được hòa nhập với cộng đồng? bao nhiêu mơ ước của chúng tôi đã thành hiện thực? - chị Hà bộc bạch.
    ĐOÀN CƯỜNG
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=267144&ChannelID=7
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Châu Âu ngủ, Châu Á cũng đang ngủ, Châu Mỹ đang tối dần, chỉ có đôi mắt đẹp nhất trên thế giới này đang đọc tin nhắn này: Ct ?oQuản Bạ cùng chia sẻ? mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm để có khoảng 800 hộp sữa Ông Thọ cho HS trường tiểu học Quản Bạ (Hà Giang) tương đương khoảng 6.500.000VND (sáu triệu năm trăm ngàn). Những HS này hàng ngày ăn uống rất đạm bạc để duy trì việc học chữ. Chương trình trân trọng cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ của quý vị.Chi tiết xin lh Hải Yến: 098.365.68.79 - YM: oceansalangane , Nguyễn Loan :0978.056.717 Xin cám ơn những tấm lòng! http://360.yahoo.com/hotro_nguoingheo
  7. dizencorp

    dizencorp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay tôi yêu thương tất cả mọi người....
    Tôi nhìn vào mắt họ, chúc phúc cho họ...
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Mạng lưới Ấm áp tình thương
    Chương trình hỗ trợ bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, khu vực Hà Nội, dự kiến thăm hỏi và tặng quà bệnh nhân:
    9h30 sáng thứ 7 (12/7/2008) tại viện Bạch Mai, xin lh Ms VHà 0904.167836
    4h chiều thứ 7 (12/7/2008) tại viện K cơ sở Tam Hiệp (trên đường Giải Phóng rẽ vào) xin lh: Ms Nhung 0912.50.6066
    10h sáng CN (13/7/2008) tại viện Bỏng Quốc Gia (cạnh viện 103 Hà Đông) xin lh: Mr Vinh 0976.38.1251, Ms Trang 0909040430
    Xin quý vị gửi cho những người quan tâm, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!
  9. baron01

    baron01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Cái nì là quảng cáo nè mót .....
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Đi thi gặp... bụt
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=267854&ChannelID=7

    Quý và Tài an tâm ôn bài vì mọi chuyện đã có ngoại Hồng lo, ngoại cảm động khi đọc những trang nhật ký ?oở trọ? do các thí sinh để lại
    TT - Nguyễn Văn Tài (Thăng Bình, Quảng Nam) đáp chuyến xe đò từ quê ra Đà Nẵng ứng thí, trong tay chỉ có 200.000 đồng. Tài lóng ngóng chưa biết xoay xở thế nào thì được bà Hoàng Thị Hồng (75 tuổi, Xuân Hà, Thanh Khê, Đà Nẵng) đón về nhà, cho ăn ở miễn phí.
    Rút cuốn "Luyện thi văn - sử - địa" trong chiếc cặp cũ sờn, Tài bần thần: "Không biết ở Huế, em con có gặp được ai tốt như ngoại không nữa!". Tài lo lắng cho đứa em gái thi vào ĐHSP Huế vì cũng chỉ lận lưng số tiền còm cõi bán nửa tạ thóc giống.
    "Đậu đại học cho tụi con về ở ngoại nghe!"
    Trước mùa thi, bà Hồng cặm cụi bước hết hẻm này đến phố nọ bán từng tấm vé số kiếm tiền nuôi thân, chắt chiu từng đồng để cuối năm trả đủ 2,5 triệu đồng thuê nhà. Nhưng khi thí sinh (TS) từ mọi miền đổ về Đà Nẵng thi, bà nghỉ hẳn nửa tháng để cưu mang những TS nghèo. "Tui mồ côi từ khi ba tháng tuổi, không có chữ nghĩa nên phải cơ cực đời làm thuê. Thấy các cháu đi thi không có nơi ăn chốn ở tội nghiệp lắm", đó là lý do để gần tám năm nay bà đều đặn đón hàng trăm sĩ tử mỗi mùa thi về nhà cho ăn cho ở.
    Em Trần Văn Quý (Quảng Trạch, Quảng Bình) thi vào ĐHSP Đà Nẵng được các tình nguyện viên ở bến xe Đà Nẵng ưu tiên đưa về nhà bà Hồng. Quý thuộc diện hộ nghèo của xã. Ngày em đi thi, mẹ vay mượn được 400.000 đồng, tiền xe đi về hết 250.000đ, còn lại chi tiêu tiện tặn mấy ngày thi.
    Ngồi trên xe Quý lo lắng không yên vì nghe đứa bạn vừa thi xong nói ở thành phố cái gì cũng đắt, tiền trọ tiền ăn cả ngày ít chi cũng phải 50.000đ, không ngờ vô đây gặp được mệ Hồng. "Mệ không cho đứa mô ăn cơm bụi cả, sợ đau bụng thi không được. Ri là em để dành tiền đem về cho mẹ trả bớt nợ được rồi ", Quý cảm động nhìn về phía bà Hồng đang lúi húi sửa soạn dọn cơm sau bếp.
    Ăn xong bữa cơm chiều, bà Hồng lần giở cuốn nhật ký "ở trọ? điểm tên những TS ở nhà bà trong kỳ thi vừa rồi. Bà dừng lại đánh vần những dòng ngoằn ngoèo của TS Trương Thí Thái Phán (Đại Lộc, Quảng Nam): "Con đi thi ĐH mà "liều" thiệt, trong túi vẻn vẹn 50.000đ. Tiền xe hết 15.000đ, nộp lệ phí thi 25.000đ, còn 10.000đ đã uống hai ly nước mía. Được mẹ cho tiền ăn tiền ở, lúc về còn dúi trong tay 20.000đ để con trả tiền xe. Con chưa thấy người mẹ nào tốt như mẹ?, lòng bà nghẹn ngào thương cho một TS đặc biệt.
    Quý và Tài bỏ sách vở chạy lại ghé tai bà Hồng nói nhỏ: "Đậu ĐH cho tụi con về ở ngoại nghe!". Bà nhìn hai đứa một lúc rồi cười nói: "Thi đậu mấy đứa mệ cũng cho". Hai sĩ tử nhảy cẫng, kéo nhau vào trong ôn bài với hi vọng sẽ được gặp lại mệ Hồng.
    Nhường phòng cho sĩ tử
    Ba năm làm cán bộ Đoàn ở trường và khối phố, được tham gia "tiếp sức" cho các anh chị "tỉnh lẻ? đổ về Đà Nẵng dự thi, em Nguyễn Trần Quang Vũ (lớp 11/3 Trường THPT Nguyễn Trãi) đã thấy TS lận đận tìm chỗ trọ. Năm nay Vũ quyết định nhường phòng của mình cho các anh chị ở thi, còn Vũ thì ở chung phòng với em trai. Trong đợt tuyển sinh vừa rồi, gần 10 TS may mắn được Vũ dẫn về số nhà 38 Đặng Dung ở miễn phí. "Mấy anh chị đều ở quê ra, không đủ tiền thuê trọ nên em đã xin mẹ dẫn về nhà? - Vũ hồn nhiên chia sẻ.
    TS Trần Đình Cường (Nghệ An) đến Đà Nẵng từ ngày 1-7, vừa thi xong đại học đợt 1 đang ở lại nhà Vũ chờ thi tiếp vào ĐHSP Đà Nẵng đợt 2, tâm sự: "Lần đầu ra thành phố dự thi không biết tìm phòng trọ ở mô, định ghé vô điểm tiếp sức hỏi thử thì gặp được Vũ và về ở đến chừ luôn, em tiết kiệm được gần 200.000đ tiền trọ để dành mua thuốc giảm đau cho mẹ. Bố mẹ ở quê biết được chắc mừng lắm".
    Mẹ Cường bị ung thư từ hai năm nay nhưng cũng chỉ uống thuốc giảm đau để cắt cơn vì không có tiền chữa trị, bố mang thương tật 65% không giúp được gì. Cường phụ hồ gần hai tháng kiếm tiền đi thi, may được Vũ cho ở miễn phí nên cũng giảm bớt được gánh nặng yên tâm thi cử.
    Còn chị Ánh (Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) đưa TS Ngô Thị Phương vào Đà Nẵng hôm 6-7 được Vũ dẫn về nhà ở cứ xuýt xoa: "Có nằm mơ cũng không sướng được như ri, mẹ con tui lần đầu tiên vô đây cứ lo không có chỗ đàng hoàng để con nghỉ ngơi thi cử, được gặp cháu Vũ chắc cũng do phước đức ba đời để lại". Hai mẹ con được bố trí ở với hai TS nữ khác trong phòng riêng của Vũ có quạt máy, bàn học, giường chiếu đầy đủ.
    LÊ HẢI

Chia sẻ trang này