1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sống yêu thương... - Tuyển Người hỗ trợ cá nhân (Personal assistant- PA) - "Hội trái tim từ thiện Hà

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi saobien_12, 17/11/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    "Cây đũa thần" của ông già tàn tật
    Quang Duẩn


    Ông Văn đang gõ "đũa thần" vào các công tắc điện - Ảnh: Q.D
    Ông già bị liệt nửa người, phải nằm bất động trên giường suốt 30 năm. Bằng "cái đầu còn biết suy nghĩ", ông đã tìm ra cách tự phục vụ nhu cầu bản thân, trang bị kiến thức chuyên môn, tìm hiểu thế giới xung quanh, viết giáo án và dạy nghề cho nhiều người...
    Ông thầy kỳ lạ
    11 giờ trưa. Trời Hà Nội ngày đầu hè oi bức. Bước vào căn nhà nhỏ nằm trong ngõ nhỏ trên đường Giải Phóng (Q.Hoàng Mai, Hà Nội), trước mắt tôi là một người đàn ông ngoài 60 tuổi, tóc bạc trắng đang nằm bất động trên chiếc gường sắt đơn, đắp chăn kín từ thắt lưng xuống chân. Trên chiếc bàn kê ngang giường, phía trên đùi ông là một một dàn máy vi tính cũ kỹ. Cạnh màn hình máy tính là một chiếc gương nhỏ, một điện thoại cố định. Một tivi 14 inches treo trước mặt ông, được cố định nhờ chiếc giá bắt chặt với trần nhà. Bên tay phải của ông có 8 cái công tắc điện, chằng chịt dây điện màu vàng, đen, trắng. Phía tay trái của ông kê một chiếc bàn. Quanh chiếc bàn, 3 thanh niên đang chụm đầu vào chiếc tivi cũ vặn ốc vít, đo điện trở... Tất cả các thao tác của họ đều nằm trong "tầm kiểm soát" của ông. Tuy nằm ngửa trên giường, không thể quay sang phải, trở mình sang trái, nhưng qua chiếc gương nhỏ cạnh máy tính, ông già quan sát rất rõ. Khi thấy thao tác của các thanh niên không đạt yêu cầu, ông giảng giải và yêu cầu họ làm lại.

    Ông Văn đang lướt web - Ảnh: Q.D

    Thấy khách đã hẹn từ trước đến, ông Vũ Đăng Văn - tên của ông - vừa bảo mấy cậu thanh niên thu dọn đồ nghề, vừa giới thiệu: "Đây là những học trò của tôi. Mấy đứa đang theo học nghề điện tử. Dù phải học theo sự hướng dẫn của một người tàn tật, nằm một chỗ như tôi nhưng mấy em tiếp thu rất tốt, mới học 5 tháng đã nắm hết các kỹ thuật cơ bản, có thể đọc đúng "bệnh" và "bốc đúng thuốc", chữa được những trục trặc đơn giản của đồ điện tử thông dụng".
    Thấy tôi chăm chú nhìn vào dãy công tắc điện, ông Văn khẽ cười: "Đó là những "người giúp việc" đắc lực của tôi đấy. Tôi gõ vào một công tắc điện, một "phép mầu" sẽ diễn ra". "Phép mầu"? - tôi ngạc nhiên hỏi. Ông Văn không trả lời mà dùng mấy ngón tay còn cử động được quắp lấy một chiếc que sắt, từ từ giơ lên và gõ nhẹ vào một công tắc điện. Sau tiếng "tách", tôi nghe tiếng nhạc, rồi trên màn hình tivi xuất hiện những hình ảnh về sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Chiếc que sắt lại gõ vào công tắc bên cạnh. "Tách". Đèn điện được bật sáng. "Tách". Quạt điện quay vù vù... Cứ thế, chiếc que sắt cứ như một "cây đũa thần" và sau mỗi lần ông Văn gõ vào một chiếc công tắc, khi thì máy sấy (dùng để sưởi ấm vào những ngày lạnh giá), máy vi tính, tăng âm (để giảng bài cho học trò) lại hoạt động. Thậm chí cả một máy bơm nước chạy ro ro cùng với tiếng nước xối xuống nền nhà dưới gầm gường. "Tôi bị liệt, mất trên 90% sức khỏe. Vết thương vẫn còn rỉ máu, mủ. Dịch và chất thải qua các "ống xông" đều tuồn hết xuống gầm giường. Nếu không dùng nước để rửa sạch thì sẽ rất hôi thối. May là nhờ có "đũa thần", tôi tự bơm nước, xả nước, rửa sạch gầm giường" - ông Văn giải thích thêm.
    Chuông điện thoại reo. Ông Văn nhấc máy nói chuyện. Qua câu chuyện, tôi đoán được từ đầu dây bên kia, ai đó đang muốn ông tiếp nhận người thân vào lớp học.
    Xong cuộc điện đàm, ông Văn hỏi xin "nick chat" của tôi rồi "add" vào "friends list" của mình. Trong khi nói chuyện với tôi về tác dụng internet, ông với tay "mổ cò" vào bàn phím lướt "net". Tôi biết, ông đọc rất nhiều trang web, tìm kiếm một cách thuần thục với Google...
    "Cái đầu còn biết suy nghĩ"
    Hơn 30 năm về trước, một tai nạn giao thông đã khiến cậu thanh niên 28 tuổi Vũ Đăng Văn bị liệt nửa người. Tuy phải nằm một chỗ nhưng 2 tay vẫn còn khỏe, lại có vốn kiến thức về điện tử học được từ trước, Văn mở tiệm sửa chữa đài, tivi để kiếm sống. "Mất cái này, được thứ khác. Ông trời lấy đi của tôi sức khỏe, bắt tôi phải tàn tật đến hết đời nhưng lại cho tôi cái tài vặt, nhìn thấy thứ đồ điện nào hư hỏng, dù chưa biết tí gì về nó, mày mò một chút rồi cũng sửa được. Vì thế, khách hàng tự tìm đến, tôi kiếm tiền cũng dư để sống" - ông Văn nhớ lại. Cùng thời gian đó, ông Văn thu nạp một số thanh thiếu niên, trong đó có cả những trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn để truyền nghề. Tự tay ông đã viết 7 tập giáo án dạy nghề điện tử rất dễ đọc, dễ học theo.
    Nhưng rồi, sức khỏe ngày càng suy sụp, hai tay co quắp chỉ còn vài ngón cử động được, ông Văn "chỉ còn cái đầu là còn biết suy nghĩ". Trước đó, vợ ông đã chủ động đề nghị chồng "trả tự do". Sau cái gật đầu, ông Văn sống một mình. Anh em họ hàng cũng thăm nom, chăm sóc nhưng không phải bất cứ lúc nào ông cần họ cũng có mặt để giúp. Ông Văn biết mình cần phải tự lực cánh sinh để sống những tháng ngày có ích, không để bản thân trở thành gánh nặng cho bà con và xã hội. Vì thế, ông tự mày mò thiết kế được một chiếc giường tiện ích có hệ thống quay giúp thay đổi sức nén ở hông và lưng để máu lưu thông, thịt da không bị hoại tử vì phải nằm nhiều. Thiết kế xong ông nhờ học trò làm giúp.

    Anh Phạm Văn Quyết và thầy - Ảnh: Q.D

    Sau đó, muốn xem tivi, muốn bật điện, quạt... mà lại không có ai ở bên để nhờ vả, làm sao đáp ứng những nhu cầu thiết yếu này? "Cái đầu còn biết suy nghĩ" của ông lại nảy ra việc lắp đặt hệ thống công tắc điện và dùng "đũa thần" để tự chăm sóc bản thân. Một lần nữa, các học trò đã biến bản thiết kế trong đầu ông thành hiện thực như đã giới thiệu ở phần trên của bài viết.
    Với ông Văn, sống mà chỉ nằm một chỗ, không suy nghĩ, không học tập, không lao động thì vô nghĩa. Bởi suy nghĩ ấy, mặc dù tuổi đã cao, sức cũng đã cạn, lại bị liệt nhưng ngày ngày ông Văn vẫn miệt mài "mổ cò" từng con chữ trên bàn phím, viết tiếp các giáo án dạy nghề điện tử; vẫn "giảng bài từ xa" (quan sát qua gương, giảng giải bằng loa) cho các học trò. Nghị lực sống, kiến thức chuyên môn sâu rộng, cách chỉ dẫn tỉ mỉ, tận tình của ông Văn đã khiến nhiều thế hệ học trò cảm phục.
    Anh Phạm Văn Quyết (Thái Thụy, Thái Bình) - năm nay 22 tuổi nhưng chỉ cao bằng đứa trẻ lên 10, đang học nghề tại "lò" của ông Văn - cho biết: "Thầy Văn dạy rất dễ hiểu. Em mới học thầy 5 tháng nhưng đã biết sửa đầu đĩa, tivi, đài rồi. Em là người bị tật bẩm sinh nhưng may mắn hơn thầy là vẫn được mạnh khỏe, vẫn lành lặn. Em sẽ cố học thành nghề để mở một cửa hàng nhỏ, tự kiếm tiền nuôi sống bản thân. Theo gương thầy Văn, em sẽ mở lớp dạy nghề cho các trẻ nhỏ cùng cảnh ngộ như mình".
    Mấy mươi năm gắn chặt với chiếc giường sắt trong căn nhà nhỏ, ông Văn giao lưu với thế giới bên ngoài qua radio, tivi và internet. Ông nắm rõ tình hình thời sự trong nước và quốc tế, từ chuyện ông Putin thôi làm tổng thống Nga, cuộc khủng hoảng an ninh lương thực trên thế giới, Quốc hội thông qua nghị quyết mở rộng địa giới hành chính Hà Nội... Càng đọc, càng nghe, càng xem, ông Văn càng khao khát được một lần ra khỏi cánh cửa nhà mình, ngước nhìn bầu trời, giơ tay hứng những giọt nước mưa rơi. "Cái đầu còn biết suy nghĩ" của ông đang ấp ủ bản thiết kế cải tiến chiếc giường tiện ích, để biến giấc mơ này thành hiện thực...
    Q.D
    http://www2.thanhnien.com.vn/Doisong/2008/6/17/245366.tno
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chai bao phố núi

    Nhóm ?ochai bao 116? đang phân loại ve chai trước khi bán

    TT - Không tiền bạc, khởi điểm chỉ là lòng nhiệt huyết, nhưng nhiều năm nay nhóm "chai bao 116" đã nhận về và nuôi dưỡng trẻ em lang thang đường phố tại TP Đà Lạt.
    Mới 7g sáng nhưng ngôi nhà nhỏ của anh Thành - một trong những người thành lập nhóm "chai bao 116" và mái ấm tình thương Mai Sơn - đã tràn ngập tiếng nói cười của những chàng trai, cô gái đang độ đôi mươi. Họ sắp bắt đầu một ngày ra quân.
    Gầy dựng niềm tin
    Nhóm chia ra những ngõ ngách để thu gom ve chai của người dân. "Quen thuộc với nhóm đã lâu nên cứ cách một tháng bà con lại thu gom chai bao bỏ đi cho vào bao để sẵn, nhóm chỉ tới lấy mà thôi".
    Được sự tin tưởng và yêu mến của bà con như hôm nay là một quá trình dài cố gắng và khẳng định mình rất nhiều của các bạn trẻ tình nguyện. Anh Lành - một thành viên của nhóm, cho biết: "Thời gian đầu, mái ấm tình thương Mai Sơn thiếu kinh phí tưởng chừng không duy trì nổi thì các bạn đã đưa ra ý tưởng thu gom chai bao để góp quĩ. Thời gian đầu người dân chưa ai tin tưởng nên nhóm gặp nhiều khó khăn. Dần dần do kiên trì rồi bằng những việc làm ý nghĩa nên nhóm đã có được lòng tin của bà con".
    Cứ vậy đều đặn mỗi tháng một lần nhóm ve chai 116 ra phố, góp thêm quĩ cho ngôi nhà chung mái ấm Mai Sơn. Bác Bảy ở phường 7 cho biết: "Bác còn đi vận động người dân quyên góp cho tụi nó, không vứt thì chả biết làm gì, thôi thì làm từ thiện cùng nhóm cho cuộc sống thêm vui".
    Chúng tôi là một gia đình
    Cách đây khoảng bảy năm, có một mái ấm mang tên Mai Sơn được ra đời trong một con hẻm nhỏ của TP Đà Lạt. Những trẻ em lang thang cơ nhỡ đã được các anh đem về nuôi dưỡng và dạy học đến khi vào đời... Người đang là cha và cũng là thầy thay nhóm nuôi dưỡng và dạy học cho các em là anh Văn Đình Cường (39 tuổi), người cùng nhóm lặn lội tìm kiếm trẻ em lang thang ở đường phố về sống chung ở mái ấm thương yêu này.
    Cũng như anh Thành và Lành, anh Cường đã gắn bó và có thâm niên hơn 15 năm trong công tác xã hội. "Mình muốn tạo cho những đứa trẻ này một công việc gì đó sau này, chứ chẳng lẽ để các em lang bạt mãi" - anh Cường bộc bạch.
    Hiện nay mái ấm tình thương Mai Sơn của nhóm "chai bao 116" ở đường Hoàng Diệu, P.5, TP Đà Lạt đang nuôi dưỡng 12 em, nhỏ nhất 8 tuổi và lớn nhất đã 16". Dạo trước nhóm nuôi dạy và cho các em vừa học văn hóa vừa học nghề, nhưng dạo này không còn học nghề nữa vì em nào cũng chăm chỉ học văn hóa và đều học giỏi" - anh Lành tâm sự.
    13 anh em sống trong căn nhà chật chội hơn 70m2 nhưng rất ngăn nắp, gọn gàng. Mỗi em là mỗi hoàn cảnh khác nhau nhưng khi đã vào mái ấm thì các em như có chung một gia đình với đầy ắp yêu thương. Không phụ lòng những người cha, người thầy của mình, các em đã cố gắng trở thành học sinh giỏi của lớp, của trường.
    Nhóm "chai bao 116" hiện có khoảng hơn 15 thành viên, phần lớn là thanh niên nông dân. Ngoài ra còn có các bạn học sinh và sinh viên tình nguyện cũng hay giúp đỡ thu gom chai bao vào những ngày chủ nhật. Hai tuần họp một lần để triển khai công việc như những anh em trong một gia đình khi họ đã có cùng chí hướng cho công tác tình nguyện.
    NGÔ PHƯỚC TUẤN
    (Đại học Đà Lạt)
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=268264&ChannelID=7
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chủ trọ thân thiết
    TT - Trong khi một số nhà trọ tăng giá tận thu tiền nhà trọ, phí sinh hoạt với công nhân (CN) thì cũng có nhiều chủ nhà trọ đồng cam cộng khổ với đời sống CN; họ đối xử tử tế, coi CN như con cháu trong nhà.
    Nghe đọc nội dung toàn bài:


    Công nhân trẻ khu nhà trọ bác Mười Hương, Q.7, TP.HCM vui đùa trong một lần sinh hoạt - Ảnh: Kim Anh
    "Cách đây hơn một năm có một nữ CN người Thanh Hóa lỡ có thai với bạn trai. Bị bỏ rơi, tuyệt vọng và tủi nhục, cô CN định phá thai nhưng được dì Hoa khuyên can giữ lại. Ngày sinh nở, một tay dì Hoa phụ giúp nuôi nấng hai mẹ con tròn hai tháng rồi mới khuyên hai mẹ con về quê tìm cuộc sống mới".
    Câu chuyện trên được nhiều CN kể lại về nghĩa tình của chủ nhà trọ Lê Thị Thanh Hoa (37/3, KP 5, P.Linh Xuân, Q.Thủ Đức, TP.HCM). Hầu như CN nào cũng gọi "dì Hoa" như gọi người thân. Với 32 phòng trọ được xây thành ba dãy hình chữ U, ở giữa là nhà của chủ nhà cũng là nơi sinh hoạt chung của gần 100 CN khi có những tiệc vui. Nhà chị Hoa như một câu lạc bộ của các CN, vui nhất là các ngày thứ bảy và chủ nhật CN họp mặt hát karaoke, đọc báo hay vui vẻ với những bữa tiệc sinh nhật, họp đồng hương.
    Các CN ở đây còn được tham gia cuộc thi "giọng hát karaoke hay" do chủ nhà tổ chức. Phần thưởng đôi khi chỉ là món quà nhỏ, bộ ấm trà nhưng "tạo niềm vui cho tụi nhỏ là chính" - chị Hoa tâm sự. Nhiều CN cho biết dù mấy năm nay giá cả leo thang nhưng dì Hoa vẫn không hề tăng giá phòng trọ, điện nước.
    Thời "bão giá?, một số phòng trọ quanh Khu chế xuất Tân Thuận (Q.7, TP.HCM) cũng rục rịch leo thang nhưng với bác Tám Lâm (Dương Văn Lâm) ở khu phố 1, P.Tân Thuận Đông (Q.7, TP.HCM) thì: "không tăng giá phòng được vì lúc này đời sống tụi nhỏ chật vật lắm rồi". Khu phòng trọ thông thoáng, nhà xe rộng rãi và có cả khoảng sân kê những chiếc ghế đá cho CN ngồi chơi. Sân thượng được trưng dụng thành sân chơi cho hơn 200 CN đang trọ tại đây. Nhờ thế, mỗi lần Đoàn phường xuống phối hợp cùng gia đình bác tổ chức các buổi tuyên truyền kiến thức về sức khỏe, phòng tránh HIV/AIDS... càng xôm tụ. Nhà bác còn có tủ sách ngay khoảng hiên rộng phía trước để CN mượn đọc giải trí, tìm hiểu kiến thức?
    Ghé phòng của năm nữ CN: Vy, Hạnh, Dung, Hằng và Hương vừa tan ca về, mỗi người mỗi việc chuẩn bị bữa cơm chung. "ở đây có tủ sách, tụi em thay nhau mượn đọc. Bác thương tụi em như con cháu nên có lúc cũng rầy la thật lòng" - Hằng chia sẻ.
    Tối cuối tuần, sân nhà bác Mười Hương (Đặng Văn Hương, phường Tân Thuận Đông, Q.7, TP.HCM) là dịp đồng hương Hà Tây gặp mặt. Gần 200 CN thuê ở, bác Mười hiểu tường tận hoàn cảnh từng người. "Các cháu đều khó khăn như nhau, đứa nào cũng tiết kiệm gửi tiền về cho bố mẹ. Trước đây từng là CN như tụi nhỏ nên tôi hiểu và coi chúng như con cháu" - bác chia sẻ. Và khu nhà trọ của bác đã ra đời chi hội thanh niên do chính các bạn CN tổ chức với các nội dung sinh hoạt phù hợp giờ giấc, nhu cầu đời sống CN.
    Chung tay lo cho CN
    Để cổ vũ và khuyến khích có thêm nhiều chủ nhà trọ chăm sóc tốt cho CN, Quĩ hỗ trợ CN TP.HCM đã có chương trình tặng tivi và hệ thống karaoke (trị giá mỗi dàn 20 triệu đồng) cho các chủ nhà trọ đạt tiêu chuẩn nhà trọ văn minh. Dàn karaoke tại nhà trọ chị Hoa hiện nay có được từ chương trình này. Anh Trần Minh Trọng, giám đốc Quĩ hỗ trợ CN, cho biết quĩ đã khảo sát và lên danh sách 27 chủ nhà trọ được tặng dàn karaoke phục vụ CN ở trọ với tiêu chí: nhà trọ phải từ 16 phòng trở lên, diện tích ít nhất 9m2/phòng; có không gian sinh hoạt chung rộng 12m2 trở lên, có tham gia câu lạc bộ chủ nhà trọ tại địa phương và đăng ký "Nhà trọ văn hóa - văn minh".
    Riêng Hội Liên hiệp phụ nữ TP.HCM từ năm 2006 đã triển khai chương trình thành lập CLB nữ chủ nhà trọ tại các địa phương. Đến nay tại tám quận huyện nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất đã có nhiều nhà trọ dành cho nữ CN thành lập được các CLB nữ chủ nhà trọ với hơn 1.400 thành viên. Cùng với các chủ nhà trọ, hội đã phối hợp tổ chức các buổi tuyên truyền kiến thức về bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản? và tập hợp các nữ CN vào các CLB nữ thanh.
    HỒ VĂN - KIM ANH
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=268659&ChannelID=7
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Bần cùng , làm liều ,thiếu hiểu biết , đến khổ http://ngoisao.net/Topic/?ID=733
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    ?oThổ địa? trên cung đường tai nạn
    TTCT - Người đàn ông ấy cười khà khà, nói rằng chính ông cũng không thể nào nhớ nổi mình đã từng bị bảo vệ các bệnh viện và công an các địa phương tạm giữ bao nhiêu lần vì bị nghi ngờ là... thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông. Chỉ biết rằng trong hơn 30 năm qua, cuốn sổ ?ocứu hộ? của ông đã thay đến vài chục lần với số nạn nhân bị tai nạn giao thông trên quốc lộ 22, đoạn gần khu vực ngã ba Giang Tân, huyện Hòa Thành, Tây Ninh, một cung đường ?ođen? về tai nạn giao thông ở vùng Đông Nam bộ, lên đến con số vài trăm.

    Chốt sơ cấp cứu ?otình thương? vừa được thành lập - Ảnh: V.B.
    Mượn tiền... đi cứu hộ
    Cơn mưa lớn buổi chiều làm mặt đường nhựa trơn trợt. Những chiếc xe tải, xe gắn máy lưu thông trên quốc lộ 22 từ phía thị xã Tây Ninh hướng về TP.HCM dường như đều vội vã phóng rất nhanh khi trời đã bắt đầu nhá nhem tối. Một người đàn ông đang điều khiển xe gắn máy đến khu vực ngã ba Giang Tân với vận tốc cao thì phía bên kia đường nhỏ, một chiếc xe tải băng vọt qua.
    Chiếc xe gắn máy chệch bánh, đâm sầm vào xe tải và lật ngửa bên con lươn phân luồng. Người đàn ông ngồi trên xe ngã sấp, chân bị gãy... Xe cộ tắc nghẽn, dòng người đi đường nhốn nháo. Từ phía bên kia đường, một người đàn ông cao to chạy vội đến nơi xảy ra tai nạn, lách đám đông bước vào, bế vội nạn nhân vào lề làm hô hấp nhân tạo rồi đưa ông ta lên chiếc xe lôi chở ngay đến Bệnh viện thị xã Tây Ninh.
    Đến tận trưa hôm sau, người ta mới thấy người đàn ông cao to ấy quay trở về nhà. ?oĐâu thể bỏ người ta nửa chừng được. Sinh mệnh con người là quan trọng lắm. Cứu được một mạng người thì bỏ bao công sức, thời gian có nề hà gì...?. Thì ra đưa nạn nhân vào bệnh viện nhưng không liên lạc được với thân nhân của họ, người đàn ông này phải thay mặt gia đình túc trực chăm sóc, lo lắng cho người bị nạn đến trưa hôm sau mới có người nhà nạn nhân đến.
    Về nhà, ông khều vợ nói nhỏ: ?oBà gom coi còn đủ 2 triệu đồng đưa tôi giúp người ta. Tội nghiệp, vết thương nặng quá nên viện phí rất cao, mà ông này chỉ có mỗi đứa con trai sống bằng nghề phụ hồ thì tiền đâu lo cho cha được...?. Bà vợ chặc lưỡi nhưng vẫn gom tiền đưa ông vì đã quá quen với việc lấy tiền nhà giúp thiên hạ bao năm qua của chồng mình.
    Ông Phúc ?ođịa? là người duy nhất đại diện tỉnh Tây Ninh ra Hà Nội tham dự Hội nghị toàn quốc tuyên dương phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2007. Vui thì có vui thật, nhưng ông Phúc bảo hạnh phúc lớn nhất của ông là khi nhìn thấy những người mình chở đi cấp cứu được cứu sống. Bởi vì cứu được một mạng người là việc làm phúc đức nhất trong tất cả những việc thiện trong đời.

    Mấy chục năm nay, ít ai biết tên thật của ông (là Nguyễn Văn Viễn, ngụ 51/2B, ấp Long Bình, xã Long Thành Nam, Hòa Thành, Tây Ninh) mà vẫn quen gọi ông là Phúc ?ođịa?. Biệt danh này do cánh tài xế chạy xe đường trường lẫn người dân địa phương sống ven quốc lộ 22, đoạn từ Gò Dầu đến Hòa Thành, thị xã Tây Ninh đặt cho ông vì chuyện ông làm phúc cứu người và luôn có mặt ?otrên từng cây số? khi bất kỳ ai gặp hoạn nạn.
    Đoạn đường này thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông vì có khúc cua ngoặt và các đường làng chẻ ra từ hai bên. Cứ vài ngày là có tai nạn giao thông hay những vụ va quẹt.
    Nhiều năm qua, chiếc xe lôi làm phương tiện mưu sinh của Phúc ?ođịa? chở hàng hóa thuê kiếm tiền thì ít mà dùng vào việc cứu hộ những người bị tai nạn thì nhiều. Chiếc xe lôi ?ocứu hộ? đó, ngày cũng như đêm, lúc nào cũng đổ đầy xăng để túc trực chở người bị tai nạn giao thông đến bệnh viện. Có khi chiếc xe lôi trở thành phương tiện săn bắt cướp để Phúc ?ođịa? đuổi bắt bọn côn đồ cướp tài sản người đi đường.
    Nhiều lần đang chở hàng cho khách dọc đường, gặp tai nạn giao thông, ông quay xe lại, lo cứu nạn nhân trước và bỏ tiền túi thuê xe lôi khác chở hàng cho khách. Cuộc sống hai vợ chồng ông và ba người con chủ yếu dựa vào chiếc xe lôi của ông và sạp thịt ở chợ của bà. Thu nhập chẳng bao nhiêu nhưng hầu như tháng nào ông cũng lấy tiền nhà đi giúp những người trong xóm khốn khó hơn và những người bị tai nạn nhưng hoàn cảnh khó khăn không có khả năng lo viện phí. ?oCủa ít lòng nhiều, giữ ít trăm ngàn để lo viện phí...? - ông bảo vậy khi dúi tiền cho con gái của một nạn nhân bị tai nạn giao thông mà mình vừa cứu giúp.
    Người dân địa phương còn hay kể với nhau về thành tích bắt cướp của Phúc ?ođịa?. Cách đây vài tháng, hai tên cướp đi xe gắn máy phân khối lớn giật sợi dây chuyền của một cô gái đi đường gần ngã ba Giang Tân. Hai gã đạo tặc phóng vọt xe đi trong tiếng kêu với theo tuyệt vọng của cô gái. Bất ngờ từ bên vệ đường, một người đàn ông cao to phóng vọt ra chặn xe chúng lại. Tên ngồi sau rút mã tấu tấn công thì bị ông bẻ ngoặt tay, đồng thời tri hô cho người dân xung quanh bắt tên cướp còn lại. Lần đó, ông Phúc bị mã tấu chém xả vai, phải điều trị cả tháng trời.
    Đã có hàng chục vụ cướp tài sản người đi đường trên quốc lộ 22 được Phúc ?ođịa? ngăn chặn, truy đuổi, bắt được hung thủ. Hàng trăm vụ tai nạn giao thông được ông sơ cấp cứu, chuyển viện, cứu sống nạn nhân kịp thời. Cuốn sổ ?ocứu hộ? của ông ghi chi chít ngày giờ xảy ra tai nạn, tên nạn nhân, nơi cấp cứu. ?o14 giờ ngày 3-2: hai vợ chồng bị xe tải đâm, chồng chết tại chỗ, chở người vợ đến bệnh viện... 19 giờ ngày 4-4: chở hai vợ chồng nghèo ở Giòng Nần cõng hai đứa con bị xuất huyết đi cấp cứu nhưng không có tiền thuê xe...?. ?oGhi chỉ để làm kỷ niệm, để dặn lòng và con cháu rằng cuộc đời này phúc họa khó lường, cuộc sống con người đôi khi mong manh lắm? - ông Phúc bảo vậy.
    Chốt sơ cấp cứu ?otình thương?

    Ông Phúc ?ođịa? và chiếc xe ba bánh mới tậu, vừa kiếm sống vừa để cứu hộ - Ảnh: V.B.

    Bà Thanh, vợ ông, kể lúc trước cứ thỉnh thoảng nửa đêm lại nghe ông điện thoại về báo là mình bị tạm giữ qua đêm ở bệnh viện vì bị nghi ngờ là ?ohung thủ?. Lắm khi bà đang bán ở chợ lại nhận được tin báo đến trụ sở công an... bảo lãnh chồng về vì ?odính dáng? đến một vụ án có người bị thương tích. Nhiều lần, ông lại biến mất vài ngày không về nhà. ?oLúc trước thì rất lo nhưng riết rồi quen. Lâu lâu mà không thấy ổng ?obiến? khỏi nhà mới lạ?.
    Ông Phúc giải thích nhiều khi đến bệnh viện thì chỉ có ông và nạn nhân, nên ông thường bị nghi ngờ là thủ phạm. Chỉ đến khi bệnh nhân tỉnh lại, công an xác minh, ông mới được minh oan.
    Mới đây, ông Phúc xin gia nhập hội chữ thập đỏ địa phương và đăng ký học các lớp tập huấn sơ cấp cứu để được cấp giấy chứng nhận là ?ocứu hộ viên?. Nhà của ông ngay mặt quốc lộ 22, khu ngã ba Giang Tân cũng được công nhận là chốt sơ cấp cứu ?otình thương? chuyên cứu hộ tai nạn giao thông do ông và các thành viên trong gia đình ông phụ trách.
    Nhiều người nói làm chuyện không công mà ?oôm rơm buộc bụng?, giấy tờ, tập huấn chi cho mệt thân, ông nói: ?oDù làm việc thiện nhưng cũng phải cần tạo sự tin tưởng cho người khác. Vả lại, có giấy chứng nhận thì khi đưa nạn nhân đi cấp cứu sẽ được nhân viên bệnh viện tin tưởng, đỡ... phiền phức hơn?. Tiếp nối công việc của cha, hiện nay con trai ông là Nguyễn Duy Phong đang tích cực tham gia cứu hộ cho những người bị tai nạn trên đường. Ông Phúc cho biết sắp tới sẽ kêu gọi thêm những người bạn cùng xóm tham gia chốt cấp cứu này để thành lập hẳn một ?otổ cứu hộ tai nạn giao thông tình nguyện? trên quốc lộ 22.
    Mấy năm gần đây, con cái đã lớn, cuộc sống tương đối ổn định, vợ chồng ông đang gom góp tiền để mua một chiếc xe tải nhỏ chuyên dùng vào việc cứu hộ, cứu thương miễn phí cho người bị tai nạn giao thông vì đã có lệnh cấm xe ba bánh tự chế.
    Nhiều người được ông cứu đã quay lại nhà cảm ơn và hậu tạ ông. Nhưng ông bảo lời cảm ơn thì xin nhận, còn ?ohậu tạ? thì xin thôi. Bởi vì ?olàm ơn đâu để cho người trả ơn?.
    VŨ BÌNH
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=268701&ChannelID=119
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    ?oGiá? của sự nghiêm khắc
    Dân trí) - Một ngày của năm 1992, cậu bé 9 tuổi Lang Lang về nhà muộn hơn 2 tiếng so với mọi khi vì thầy giáo yêu cầu cậu ở lại chơi đàn trong đội hợp xướng của trường. Ông Lang Guoren - bố cậu lại nghĩ rằng con trai đi chơi và nổi giận.
    Một ngày của năm 1992, cậu bé 9 tuổi Lang Lang về nhà muộn hơn 2 tiếng so với mọi khi vì thầy giáo yêu cầu cậu ở lại chơi đàn trong đội hợp xướng của trường. Ông Lang Guoren - bố cậu lại nghĩ rằng con trai đi chơi và nổi giận.
    Khi con trai về đến nhà, ông Guoren tức giận đánh cậu thâm tím mình mẩy mà không nói câu gì. Rồi Guoren đưa cho con trai một chai thuốc và hét lên: "Con không luyện tập chăm chỉ, vậy thì sao không tự tử cho rồi? Hãy uống những viên thuốc này hoặc là nhảy lầu, chọn đi. Rồi bố sẽ chết cùng con".
    Hoàn toàn bất ngờ, cậu bé mở chai thuốc nhưng vứt nó ra sàn nhà. Rồi cậu kể với bố việc mình đã làm trong buổi chiều hôm đó: chơi đàn cho đội hợp xướng. Người bố tuyệt vọng ôm chầm con trai và khóc. Sau này, cậu con trai của người bố ?oquân phiệt? đó trở thành một trong những nghệ sĩ piano giỏi nhất thế giới.
    Hồi mới lên 3 tuổi, có lần cậu bé Lang Lang sang chơi đàn piano của người hàng xóm. ?oNgón đàn? của cậu bé đã khiến người hàng xóm rất kinh ngạc. Ông ta đã khuyến khích bố Lang Lang mua cho cậu bé một cây đàn piano và nói rằng cậu sẽ trở thành một ngôi sao lớn. Tin vào khả năng của con trai, Guoren đã tiêu 1.700 nhân dân tệ (240 USD) - một khoản tiền vô cùng to lớn với những gia đình bình thường thời bấy giờ - mua cho con trai một cây đàn piano.
    Trong năm đầu tiên, Guoren tự học đàn trước khi dạy con trai chơi đàn. Năm sau, Guoren dẫn con trai đến gặp Zhu Yafen, giáo sư piano ở Nhạc viện Âm nhạc Thẩm Dương. Nhận thấy Thẩm Dương quá nhỏ bé với con trai mình, Guoren đã bỏ việc và đi cùng Lang Lang đến Bắc Kinh năm 1992. Mẹ Lang Lang ở lại Thẩm Dương để kiếm tiền nuôi chồng và con trai.
    Bố con Guoren thuê một căn hộ ở Bắc Kinh và bắt đầu một cuộc sống cô đơn và vất vả ở một thành phố xa lạ, không có sự hỗ trợ của bạn bè và người thân. Guoren vừa là bố, vừa là mẹ, là đầu bếp, là bạn chơi đàn cùng con trai và là thầy giáo hỗ trợ con trai. Điều duy nhất khiến Guoren tức giận là khi Lang Lang chểnh mảng. Sau này, Lang Lang kể lại là khi đó cậu rất sợ bố và vô cùng nhớ mẹ nhưng không khi nào ghét bố.
    ?oBố tôi rất nghiêm khắc và cứng rắn với tôi nhưng bố tôi không bao giờ ép tôi chơi đàn piano? - Lang Lang tâm sự. ?oTôi thực sự thích chơi với các phím đàn và đó là lựa chọn của chính tôi. Khi lên 5 tuổi, tôi có tham vọng sẽ chơi đàn piano thật giỏi và bố mẹ tôi đã giúp tôi đạt được mục tiêu đó?.
    Năm 1994, Lang Lang giành vị trí thứ năm trong một cuộc thi piano quốc gia của Trung Quốc, nhưng Bộ Văn hóa Trung Quốc lại chỉ tài trợ cho bốn người đạt giải cao nhất đi tham dự cuộc thi Tài năng Piano trẻ Anderlinger ở Đức.
    Nghĩ rằng một cuộc thi quốc tế sẽ giúp mở rộng tầm nhìn của con trai, Guoren đã vay mượn 50.000 nhân dân tệ để con trai đi Đức thi thố. Và Lang Lang đã không phụ công bố: cậu đạt giải nhất trong cuộc thi này. Đó là chiến thắng quốc tế đầu tiên của Lang Lang hiện là một nghệ sĩ piano nổi tiếng trên thế giới.
    Người ta nói rằng đằng sau những người đàn ông thành công là một phụ nữ. Nhưng quả là đối với nghệ sĩ piano người Trung Quốc nổi tiếng thế giới Lang Lang, bố anh luôn luôn là động lực đằng sau những thành tựu của anh.
    Xuân Vũ
    Theo Chinadaily

    http://dantri.com.vn/nhipsongtre/Gia-cua-su-nghiem-khac/2008/7/241990.vip
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Gần 10 năm nuôi sĩ tử trọ thi miễn phí
    Cuộc sống nơi Sài thành cứ cuốn người ta vào nhịp hối hả của cuộc mưu sinh. Nhưng đâu đó ở trong lòng đô thị phồn hoa bậc nhất cả nước này vẫn ấm áp những câu chuyện nghĩa tình, những việc làm đẹp và giàu lòng nhân ái như chỉ có trong cổ tích.
    "Chỉ mong các em có một mùa thi tốt"
    Như một thông lệ, gần 10 năm qua cứ tới thời gian này cô Thu (đường Bà Hom, quận 6, TPHCM) và gia đình đã dọn sạch nhà cửa, chỉ còn chờ ngày đón thí sinh về ở miễn phí trong nhà mình trong những ngày thi đại học và cao đẳng.
    Nhiều người lúc đầu cũng nói ra nói vào là "không sợ sao", nhưng cô Thu luôn tin những em có hoàn cảnh khó khăn vì ông bà ta đã có câu "Nghèo cho sạch, rách cho thơm", "Áo rách phải giữ lấy lề"... Cô không có chút nào băn khoăn về "thói quen" của mình suốt gần 10 năm qua.

    Gần 10 năm nay, mỗi khi mùa thi đến, cô Thu lại lo chuẩn bị chăn đệm đón sĩ tử. (Ảnh: Đoàn Quý)
    Còn với anh Lê Duy (đường Thống Nhất, phường 11, quận Gò Vấp, TPHCM) bắt đầu cho sĩ tử đi thi ở miễn phí trong nhà mình được 2 năm. Giờ này nhà anh cũng đã sẵn sàng để đón các em về ở.
    Đã từng trải qua quãng đời sinh viên và từng là một cán bộ Đoàn của Trường Đại học Thủy sản Nha Trang nên anh Duy phần nào hiểu được hoàn cảnh cũng như khó khăn của những sĩ tử con nhà nghèo.
    Anh Duy giãi bày: "Biết cuộc sống sau này như thế nào hả em, bây giờ mình có khả năng giúp được mấy em đi thi những gì thì cứ giúp. Anh cũng chỉ mong các em có một kỳ thi thật tốt, một tâm lý tốt trong những ngày thi nơi đất khách quê người."
    Lo cho các em từng giấc ngủ, miếng ăn
    "Nhiều đứa tội lắm, nó ở đây mà chẳng dám đi ăn cùng bạn bè vì nó không có tiền, nó đợi bạn bè đi hết rồi mới ra mua ổ bánh mì không hoặc gói mì tôm để ăn cho qua bữa. Những trường hợp như vậy thì tới bữa cơm cô bảo con cô nấu thêm cơm và bảo em đó ngồi ăn chung", cô Thu tâm sự.
    Năm nay, mỗi đợt thi cô Thu cho biết sẽ đón khoảng 30 thí sinh về nhà mình ở. Ngoài ra, cô cũng vận động được 5 hộ gia đình gần đó đón các em về ở với giá trọ rẻ. Rồi cô gửi mấy em qua bên chùa Long Nguyên Tự và tịnh xá Lộc Uyển gần đó ở miễn phí. Cô cũng hỏi han các bạn cô xem ai có ý muốn giúp đỡ thí sinh thì cô đưa mấy em qua.
    "Tôi cũng đang vận động thêm mì gói, gạo để giảm gánh nặng thí sinh và phụ huynh nhưng đang gặp một số khó khăn vì giá cả tăng cao quá. Ngoài ra, tôi cũng vận động những nhà xung quanh và bạn bè ai có quần áo hoặc sách vở không dùng nữa thì giặt sạch và đem lại để cho các thí sinh khác thi xong đem về làm quà", cô Thu tâm sự.
    Còn với anh Duy, mùa thi năm nay nhà anh cũng sẽ đón khoảng 30 em mỗi đợt thi về ở. Anh cũng đã đăng ký với quán cơm gần nhà nấu cho các em và phụ huynh đi cùng với giá rẻ. Những trường hợp nào khó khăn quá anh nấu thêm cơm và bảo các em ăn chung với vợ chồng anh.
    Đến ngày thi, nếu sĩ tử nào không có phương tiện, anh Duy sẵn sàng đưa xe máy, xe đạp cho các em đi. "Nhiều khi anh chị thay nhau chở mấy đứa đi thi vì sợ nó lạc đường, không tới phòng thi đúng giờ, uổng mất một năm thì tội", anh Duy kể.
    Ngoài ra, cũng như năm ngoái vợ chồng, anh Duy sẽ dành một số tiền để làm học bổng cho các em nào đậu trong kỳ thi năm nay. Hiện anh đang cho 3 sinh viên ở nhà anh nuôi ăn ở miễn phí. Đôi khi, anh cho mấy bạn cả tiền đóng học phí.
    Cô Thu và anh Duy là hai tấm lòng trong hàng trăm, hàng nghìn tấm lòng của người đô thị với sỹ tử mỗi mùa thi. Chính họ là những người đã dệt lên những câu chuyện cổ tích mùa thi đầy tính nhân văn giữa đất Sài Gòn hối hả.
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Ngày thứ bảy yêu thương

    Những chiếc bánh bao ấm được chia sẻ trong đêm, những ?ocánh hạc đêm? đã làm nên cổ tích giữa đời thường từ món quà nhỏ của mình
    TTO - Thứ bảy, khi những người lao động sau một tuần làm việc sum họp gia đình, những bạn trẻ đang yêu ?omáu chảy về tim? thì có những ?ocánh hạc đêm? tìm đến những mảnh đời nghèo khó, vô gia cư để chia sẻ?
    Những ?ocánh hạc đêm?
    Đêm cuối tuần tôi theo chân những tình nguyện viên (TNV) của nhóm Ngàn hạc giấy (TP.HCM) rong ruổi trên những con phố ở các quận 1, 3, Gò Vấp, Bình Thạnh?để chia sẻ với những người nghèo, vô gia cư những chiếc bánh bao, bánh mì ấm nóng. Trong cái đói, sự nhẹ nhàng, thân tình đã làm những TNV và cả những người nghèo vô gia cư ấm lòng.
    Chương trình tặng bánh bao cho người nghèo, vô gia cư trong đêm được Ngàn hạc giấy manh nha sau chuyến tặng quà ở Ting Wel Đơm (Đắc Nông) hồi Tết. Sau Tết, trưởng nhóm Bùi Nghĩa Thuật đã tổ chức cho các TNV đi khảo sát địa bàn: ?oCó quá nhiều người nghèo vô gia cư phải ngủ ở ngoài đường, dưới chân cầu, ngay trên những chiếc xích lô, bên gánh hàng rong, trong những khu chợ nhếch nhác? Những hình ảnh ấy làm Ngàn hạc giấy nghĩ đến những chiếc bánh bao nóng để tặng cho họ trong đêm, làm họ bớt đói, yên giấc hơn? - anh Bùi Nghĩa Thuật bộc bạch.
    Nghĩ, lên kế hoạch và làm - đó là phương châm của Ngàn hạc giấy cũng như êkip thường trực của nhóm. Thế là một kế hoạch được đề ra và lan truyền trên website của nhóm (www.nganhacgiay.net), blog, Yahoo!Messenger và nhiều website của các câu lạc bộ tình nguyện khác đã ?ohút? sự quan tâm của nhiều bạn trẻ và những người hảo tâm.
    Nhóm Ngàn hạc giấy với tên đầy đủ là Cộng đồng Ngàn hạc giấy được ?okhai sinh? ngày 7-7-2007. Lúc mới ra đời, trưởng nhóm Bùi Nghĩa Thuật chỉ nghĩ là nó chỉ là một cộng đồng online để chia sẻ những thông điệp của cuộc sống. Nhưng sau đó các thành viên Ngàn hạc giấy đã quyết định offline và thực hiện được nhiều chương trình như: Trung thu, Giáng sinh, Tết?
    Và chương trình ?oCánh hạc đêm? sẽ là chương trình thường xuyên vào tối thứ bảy. Bước vào mùa mưa, nhóm còn có chương trình tặng áo mưa cho người nghèo - chương trình này sẽ ***g ghép trong ?oCánh hạc đêm?.

    Đêm cổ tích giữa đường phố đầu tiên được thực hiện với sự tham gia của 20 TNV. Họ trở thành những ?ocánh hạc đêm? (tên của chương trình - NV) len lỏi trên những con đường, khu phố có đông người lao động vô gia cư và mang đến cho họ điều bất ngờ, ấm áp. Đó là những bạn trẻ như Châu Khánh Mai (sinh viên khoa ngữ văn Anh Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) lần đầu tham gia tình nguyện. Mai đến tham gia ca 1 (từ 20g-22g) và đã bị thuyết phục bởi hình ảnh ?oquá khổ? của những người nghèo nên bạn quyết định đi ca 2 (23g đến 5g sáng hôm sau).
    Hay như Bùi Nguyễn Hồng Phúc (Trường THPT Nguyễn Thị Diệu, Q.3) tình cờ biết chương trình và đã quyết định dành nguyên một đêm cuối tuần ?oxả hơi? của mình để hóa thân thành ?ocánh hạc đêm?. Hai bạn Nguyễn Thị Thu và Lê Trọng Nghĩa (sinh viên Trường ĐH Sài Gòn) cũng tranh thủ tham gia ca 1 để nhanh chóng về ký túc xá trước khi đóng cửa. Nghĩa và Thu chia sẻ: ?oMệt thì có mệt nhưng nhìn những người nghèo có niềm vui khi nhận món quà nhỏ của nhóm nên mọi mệt mỏi đều tan biến hết??
    Cảm ơn tụi con!
    200 chiếc bánh bao, bánh mì được phát trong những đêm chương trình ?oCánh hạc đêm? mà nhóm Ngàn hạc giấy thực hiện vẫn chưa thấm tháp gì với nhu cầu thực. Có nhiều đối tượng vẫn chưa nhận được sẻ chia vì kinh phí chưa nhiều. Nhưng ngần ấy con người nhận được những chiếc bánh đều cảm thấy bất ngờ, ấm áp.
    Chú Nguyễn Hồng (thường ngủ trên đường Lý Thường Kiệt) nói: ?oThiệt tình chú rất xúc động, cảm ơn tụi con?. Chú Hồng lang bạc từ dưới Long Khánh, Đồng Nai lên TP.HCM làm ăn nhưng ?olàm chỉ đủ nuôi cái miệng với tiết kiệm ít gửi về nhà nên?đành phải ngủ bụi ngoài đường?. Và chiếc bánh bao mà nhóm tặng chú lúc 2g sáng chú sẽ dành để đỡ tiền ăn sáng.

    Những ?ocánh hạc đêm? quây quần bên nhau, lót dạ bằng chiếc bánh bao sau một đêm đến với người nghèo
    Còn những người vật vờ ngủ trên những chiếc xích lô, trên manh chiếu bên vệ đường cũng được những ?ocánh hạc đêm? dừng lại, nhẹ nhàng đặt cạnh họ một chiếc bánh mì với niềm tin: ?oKhi thức dậy họ nhận được món quà và sẽ thấy hạnh phúc, bất ngờ và bớt đói lòng?.
    Rồi đây, những đêm cuối tuần, những ?ocánh hạc đêm? sẽ lại rong ruổi, đi và đến với những con người như thế. Họ không nói gì, nhưng với chúng tôi sau một đêm hòa mình cùng họ đã cảm được thông điệp của họ qua những chiếc bánh bao: họ muốn biến những chuyện trong cổ tích ra đời thường khi họ đến với người nghèo bằng tấm lòng, chia sẻ với người nghèo không chỉ một cái bánh bao mà là cả tấm lòng thương yêu!
    TẤN KHÔI
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=269619&ChannelID=7
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Câu lạc bộ tình nguyện viên quốc tế IVC
    Tình nguyện cho đời thêm vui
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=270139&ChannelID=7

    Nào mình cùng đi quyên góp ( Bạn Nghĩa dẫn những thành viên mới đi quyên góp ở khu phố Tây)
    TTO - Gặp IVC đúng vào dịp các bạn đang tổ chức chương trình ?oIVC cùng em đến trường? lần 2, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, tiền bạc để tặng cho các em học sinh nghèo tại TP.HCM và tỉnh Khánh Hòa, cả nhóm ai cũng háo hức, xông xáo với nhiệm vụ được giao.
    Nhóm phân loại và gói quà, nhóm tuyên truyền đi phát tờ rơi, thuyết phục mọi người, nhóm cơ động túc trực tại trụ sở để hễ có tin báo ở đâu có người quyên góp là ?ovọt? ngay. Chở 200 cuốn tập trắng vừa quyên góp được về, Phương Trang cười tươi rói trong cái nắng chang chang ?oLại có nơi gọi. Phải đi luôn đây?.
    Những bước thăng trầm
    Ra đời đúng vào ?ongày tình yêu?, 14-2-2004, với nhiệm vụ ban đầu là đón tiếp, hướng dẫn các đoàn thể thao Đông Nam Á tham dự Seagames 22 tại Việt Nam, câu lạc bộ tình nguyện viên quốc tế IVC (International Volunteer Club) đã quy tụ hơn 1200 thanh niên tài năng và nhiệt huyết.
    Seagames trôi qua, lực lượng ?omỏng? đi khá nhiều, còn lại những người không nỡ ?ochia lìa? vì quá đam mê hoạt động xã hội. Họ đã gìn giữ và nuôi dưỡng tổ chức, với mong muốn đưa thanh niên thành phố đến gần hơn các hoạt động từ thiện và giao lưu quốc tế.

    Phân loại và gói quà
    Hai năm sau lại có sự thay đổi lớn, IVC tách khỏi Thành Đoàn TP.HCM để hoạt động độc lập, một lượng lớn thành viên nữa lại ?ora đi?, gia đình IVC chỉ còn lại khoảng 250 thành viên chính thức và không chính thức, là những sinh viên, học sinh và cả những người đã đi làm. Đó cũng chính là đội ngũ tâm huyết nhất, gắn bó với IVC tới bây giờ.
    Hết lòng vì cộng đồng
    Mỗi năm, IVC có hai đợt quyên góp lớn cho các chương trình ?oIVC cùng em đến trường?, ?oTrẻ em vui xuân - Người già ấm tết?, thăm Mái ấm Truyền Tin một tháng một lần, tổ chức các chương trình vui chơi cho trẻ em nghèo trong thành phố? Mỗi đợt quyên góp thu được 30-40 triệu đồng và rất nhiều hiện vật. Riêng chương trình ?oTrăng vàng hạnh phúc?, tặng quà cho những cụ già, các em thiếu nhi nghèo vào Tết Trung Thu, các bạn trong nhóm tự đi bán bánh trung thu để lấy tiền tổ chức.
    Các khoản chi phí khác mọi người thường phải tự bỏ tiền túi, nhưng ai cũng vui vẻ vì ?otình nguyện mà? - Anh Đào, một thành viên kì cựu giải thích. Minh Nhật, Đại học Huflit, người đã gắn bó với IVC 2 năm tâm sự: ?oNhớ lần quyên góp cho chương trình ?oTrẻ em vui xuân, người già ấm Tết?, tụi mình leo lên 10 tầng lầu của chung cư Pasteur, lúc về, chân tay rã rời nhưng thu được rất nhiều quần áo, sách vở và cả tiền nữa. Cả nhóm ai cũng vui, quên hết cả mệt mỏi?. Do không có tư cách pháp nhân, nhiều khi đi quyên góp, các bạn còn bị hiểu lầm là lừa đảo nữa. ?oTại thời này nhiều Lý Thông quá mà? - Kim Hoàn dí dỏm.

    Tự tin thuyết phục du khách bằng tiếng Anh
    Khi có đoàn thanh niên tình nguyện ?ongoại quốc?đến Việt Nam, IVC thường kiêm luôn nhiệm vụ làm hướng dẫn viên, cùng họ tổ chức dạy học, vui chơi, tặng quà cho trẻ em đường phố, tổ chức những đêm giao lưu văn hoá. Bới thế, những thành viên của IVC đều rất giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, rất tự tin và chuyên nghiệp khi làm quản trò. Lan Anh bật mí ?otụi mình được huấn luyện hết đó?. Còn Hồng Trang, người từng tham gia các lần đón tiếp đoàn thanh niên đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, đoàn thanh niên Đông Nam Á thích thú: ?oMình học được nhiều điệu múa cổ truyền của nhiều nước?.
    Gia đình IVC
    Sở dĩ gọi IVC là một gia đình là bới vì? đúng như vậy. Ở IVC, người mới, người cũ đều cư xử chan hòa, thân thiết với nhau. Gia đình IVC gọi nhau bằng những cái ?onick? thân mật do chính những người trong nhóm đặt: A Tu, Bebe, Ocha, Tê-ru, ?ovợ chồng? Nghĩa Trang (do trong nhóm có hai bạn, một tên Nghĩa và một tên Trang)?

    Anh Đào giới thiệu về IVC với những thành viên mới
    Hôm nay, IVC lại tiếp nhận thêm bảy thành viên mới là những du học sinh từ Mỹ về. Những ?ocô chiêu cậu ấm? không ngại nắng mưa tham gia ngay vào nhóm tuyên truyền, thuyết phục du khách "phố Tây". Anh Phi Khanh, một trong những thành viên ?ogià? nhất nhóm dí dỏm: ?onếu lấy vợ, mình sẽ rủ vợ mình vào IVC luôn?. Tuy công việc ở công ty bận rộn nhưng anh vẫn tham gia với nhóm khi có chương trình lớn.
    Những chuyến đi đến nhà trẻ mồ côi, trại dưỡng lão luôn để lại trong lòng mọi người nhiều cảm xúc rất nhân văn. Ai cũng thấy vui vì mình vừa làm được một việc be bé có ích, thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Thiên Lý, Đại học Kinh tế TP.HCM chia sẻ sau chuyến đi tặng quà cho các cụ già neo đơn ở chùa Lâm Quang, Q.8: ?omình phải cám ơn mới đúng vì chính các cụ đã khiến mình nhận ra là mình thật may mắn?.
    DƯƠNG THỦY
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    ?oNgân hàng tình thương? của người cựu chiến binh thầm lặng


    Ông Lợi chủ trì quỹ góp vốn.
    (Dân trí) - Sau gần 10 năm phục vụ chiến trường, ông lại về quê hương, tâm nguyện giúp đỡ mọi người. Công việc của ông thầm lặng nhưng ý nghĩa, đã thay đổi số phận của nhiều người.
    Về xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế, hỏi ông Phạm Văn Lợi thì ai cũng biết. Ở vùng đất này, với nhiều gia đình nghèo, ông giống như một ?ongân hàng sống?.

    Đơn giản là để giúp mọi người!

    Trở về từ chiến trường Lào sau gần 10 năm trong quân ngũ, ông Phạm Văn Lợi quyết định trở về lại quê hương, nơi có người vợ và các con đang nóng lòng chờ đợi ở thôn Mai Gia Phường, xã Lộc Bình. Thấy mảnh đất khó làm ăn, ông và gia đình đã mấy lần quyết định đi vùng khác lập nghiệp, nhưng tình cảm của bà con quê hương lại níu giữ chân ông. Vậy là ông quyết định ở lại, giúp bà con thoát khỏi đói nghèo, thoát cảnh mù chữ đeo bám từ bấy lâu nay.

    Với bản chất dám nghĩ dám làm của người lính, ông đã mạnh dạn đương đầu với nghèo khó. Năm 1994, nước mắt của người cựu chiến binh đã chảy khi chứng kiến cảnh bà con hàng xóm hết gạo ăn. Ông bàn với vợ bán nhẫn cưới của hai người, mua gạo về bán nợ và phát chẩn cho người nghèo.

    Thời gian này, đa số người dân quanh vùng không biết chữ. Cái nghèo song hành cùng mù chữ. Thấy được khó khăn này của làng xã, ông Lợi quyết định tổ chức mở lớp xoá mù chữ cho mọi người. Trong thâm tâm, ông định sau khi xoá mù sẽ động viên và giúp đỡ bà con an cư lạc nghiệp. Lớp học của ông thu hút người ở mọi lứa tuổi tham gia, lớp học được tổ chức vào buổi trưa để tranh thủ thời gian rảnh rỗi, để bà con vẫn có thể đi làm.

    Ông đến từng nhà vận động mọi người cùng tham gia lớp học, ai có khó khăn không đến lớp được, ông lại vận động bà con cùng chung tay giúp đỡ. Những nỗ lực của ông đã được đền đáp khi hầu hết bà con trong vùng đều biết đọc, biết viết sau một thời gian ngắn. Cho đến giờ, người dân quê ông vẫn còn nhớ như in hình ảnh ông lặn lội chèo đò chở các em nhỏ trong làng đi học xa.

    Song song với việc xoá mù cho bà con, ông còn vận động mọi người ở lại quê hương cùng chung tay làm kinh tế. Ông mạnh dạn kêu gọi mọi người góp vốn để xoay vòng giúp nhau. Anh Huỳnh Trí, một trong những người có ý định bỏ làng ra đi, được ông Lợi động viên nên đã ở lại, tâm sự: ?oNgày đó may mà chú Lợi động viên nên tôi ở lại. Giờ thì kinh tế gia đình cũng tạm ổn. Tôi biết ơn chú Lợi nhiều lắm?.

    Một quyết định táo bạo

    Hiểu rằng khó khăn lớn nhất là đồng vốn, ông Lợi liền đứng ra kêu gọi bà con chung vốn với nhau, cùng giúp nhau làm kinh tế. Mỗi người góp một ít, phần chung sẽ cho người khó khăn vay trước. Cứ như vậy, đồng vốn được góp lại và xoay vòng sao cho tất cả mọi người đều có vốn liếng làm ăn.

    Mô hình này thoạt nghe giống như một dạng góp hụi, nhưng với cái tâm sáng của người lính, ông Lợi đã gạt bỏ đi cái tiêu cực, để hình thức tự nguyện góp vốn luôn phát huy tính hiệu quả cao. Nhờ thế mà mô hình được thực hiện từ năm 1993, đến nay đã qua 15 năm nhưng chưa hề khiến ai phật lòng, chưa từng gây một xích mích dù nhỏ. Ngược lại, người dân ngày càng tín nhiệm và đua nhau tham gia.

    Chị Huỳnh Thị Bé (34 tuổi) lập gia đình với hai bàn tay trắng, nhờ tham gia "ngân hàng" của ông Lợi mà giờ đã có nhà mới, có phương tiện kiếm sống. Chị tâm sự: ?oNếu không có bác Lợi giúp đỡ, hai vợ chồng có lẽ cũng phải xa xứ làm ăn?.

    Nhớ lại những ngày mới quyết định thành lập quỹ để huy động đồng vốn trong dân, ông Lợi tâm sự: ?oLúc đó tôi sợ mọi người nghĩ mình làm việc bất chính nên cũng hơi lo. Nhưng nếu không huy động vốn như vậy thì sẽ không có vốn cho bà con mua giống và phương tiện. Đến nay hoạt động của quỹ khá hiệu quả. Tôi cố gắng giúp và ưu tiên cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trước nhất?.

    Bà con trong xóm hay gọi đùa là ngân hàng ông Lợi. Bản thân người lính già ấy thì chỉ nghĩ đơn giản: Mình phải làm gì để quê hương bớt nghèo, bà con bớt khổ, đám trẻ được đến trường. Đó là hạnh phúc của đời ông.

    Ngọc Lành

    http://dantri.com.vn/Sukien/gan-hang-tinh-thuong-cua-nguoi-cuu-chien-binh-tham-lang/2008/7/241559.vip

Chia sẻ trang này