1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sống yêu thương... - Tuyển Người hỗ trợ cá nhân (Personal assistant- PA) - "Hội trái tim từ thiện Hà

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi saobien_12, 17/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Khai trương phòng khám nhân đạo
    May 25, 2008 ?" clb195
    http://clb195.wordpress.com/2008/05/25/khai-truong-phong-kham-nhan-dao/
    Ngày 24/05/2008, Chi hội Thanh niên Xung kích Chữ Thập Đỏ phường Trung Tự - Câu lạc bộ 195 chính thức khai trương và đưa vào hoạt động phòng khám nhân đạo. Sau đây là kế hoạch hoạt động của phòng khám nhân đạo sẽ hoạt động:
    KẾ HOẠCH PH?ÒNG KHÁM NHÂN ĐẠO
    I. Mục Đích:
    - Phục vụ Bệnh nhân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, thiếu điều kiện chăm sóc sức khỏe thông thường
    - Tạo môi trường rèn luyện cho các thành viên trong Chi Hội(CLB 195)
    II. Tổng quát về hoạt động:
    1. Tổ chức và thực hiện:
    - Chi hội Thanh Niên Chữ thập Đỏ Xung Kích Phường Trung Tự
    2. Địa điểm khám bệnh:
    - Pḥòng khám nhân đạo Hội CTĐ phường Trung Tự: A8 - Đường Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Hà Nội (gần Trường Đại Học Y Hà Nội)
    3. Thời gian:
    - 8:00-11:00 sáng Thứ Bảy hàng tuần. Bắt đầu thực hiện kể từ Thứ Bảy 24/05/2008
    4. Đối tượng Bệnh Nhân:
    - Bệnh nhân nghèo.
    - Trẻ em lang thang, trẻ mồ côi,khuyết tật.
    - Các bệnh nhân khác(nếu có nhu cầu),?
    5. Bác Sĩ khám bệnh:
    - Bác Sĩ trong Chi Hội hoặc Bác Sĩ do Chi Hội mời đến
    6. Kinh phí khám và phát thuốc miễn phí:
    - Từ nguồn quỹ vận động từ thiện của Chi Hội
    - Tài trợ và ủng hộ của các cá nhân, tập thể và doanh nghiệp.
    IV. Kết quả dự kiến:
    Về phục vụ Bệnh nhân(miễn phí):
    - Bệnh nhân được tiếp đón ân cần
    - Bệnh nhân được Bác Sĩ khám, tư vấn bệnh lý (nếu có) tận tình, toàn diện
    - Bệnh nhân được làm Xét nghiệm đường máu (nếu cần) và phát thuốc miễn phí
    Về số lượng Bệnh nhân:
    - Ứớc tính có khoảng 20 bệnh nhân/ buổi khám
    Về kinh phí mua thuốc:
    - Ứớc tính khoảng 2.000.000 đồng(hai triệu)/ tháng ( sẽ phát triển khi có thêm hỗ trợ và tài trợ.)
    Với tinh thần ?ovì người khác?, ?oBiết lắng nghe, biết cảm thông và chia sẻ?, ?oDám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm?, các thành viên trong Chi Hội(CLB 195) luôn đoàn kết, cùng chung sức ?ophục vụ Bệnh nhân tốt nhất?
    Hà Nội Ngày 24 tháng 05 năm 2008
    Thay mặt chi hội
    BS Nguyễn Hồng Minh
    1. Bác sĩ Nguyễn Hồng Minh - Chủ tịch Câu lạc bộ 195
    Điện thoại: 0912506 972 - Email : minh195vt@yahoo.com
    ( phụ trách chính trong ?oChương trình phòng khám nhân đạo? )
    2. Tào Minh Châu - Chi Hội trưởng chi hội Thanh Niên Chữ Thập đỏ p. Trung Tự
    Điện Thoại : 0955655195 - Email : chauyk09@yahoo.com
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Mạng lưới Ấm áp tình thương- Chương trình hỗ trợ bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, dự kiến
    đi thăm và tặng quà bệnh nhân tại Viện Lao và bệnh phổi trung ương đc số463, đường Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội vào chiều ngày thứ 2, 28/7/2008.
    Kính mời qúy vị quan tâm đi cùng. Chi tiết xin liên hệ: Ms VHà 0904 16 78 36, Ms Huyền 098 526 72 99, Ms Hương 0902 166 952. Xin quý vị gửi cho những người quan tâm, xin cảm ơn!
    Được tinhnguyen08 sửa chữa / chuyển vào 00:14 ngày 28/07/2008
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chương trình "Quản Bạ cùng chia sẻ"- mạng lưới "Ấm áp tình thương" khởi hành từ Hà Nội vào 13/8/2008 rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý vị để ủng hộ 466/766 hộ nghèo nhất tại xã Cán Tỷ, mỗi hộ 1 chiếc chăn 38.000 VND, tương ứng tổng số tiền 18 triệu VND. Hy vọng tấm lòng của quý vị sẽ giúp dồng bào ấm áp hơn trong cái lạnh của vùng cao sắp đến. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy vào: http://blog.360.yahoo.com/blog-8PczLrMyeqlubH0ghH1GN6c-?cq=1&p=673. Nguyễn Loan :0978.056.717 - YM: loanntmaxan ; Hải Yến: 098.365.68.79 - YM: oceansalangane Xin quý vị gửi cho những người quan tâm, xin cảm ơn!
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chương trình ca múa nhạc đặc biệt do các nghệ sĩ, ca sĩ khiếm thị chất độc da cam, con thương binh, liệt sĩ tốt nghiệp Nhạc viện Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Văn hoá nghệ thuật quân đội biểu diễn nhân dịp VU LAN MÙA BÁO HIẾU Địa điểm: Chùa Thanh Nhàn ngõ 318 La Thành - Ô Chợ Dừa - Đống Đa - HN. Thời gian: 10h ngày 15 tháng 08 năm 2008 (tức ngày rằm tháng bảy năm Mậu Tý) http://my.opera.com/hophuongthao28/blog/vu
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nỗi khổ của "bệnh nuôi" 15:55:20, 29/07/2008


    Các kiểu nằm ngồi của người nuôi bệnh - Ảnh: Minh Phương
    Như một hệ quả tất yếu từ sự bất hạnh của thân nhân, những người nuôi bệnh mới khoác lên mình danh xưng "bệnh nuôi".
    Dù thời gian dài ngắn khác nhau nhưng thế cũng đã là quá đủ để họ nếm trải vị đắng chát khi vòng xoay của kim đồng hồ đồng hành với đủ các kiểu nằm, ngồi la liệt hay dáng đi thẫn thờ, mệt mỏi... Có thể dễ dàng nhận ra những hiện trạng trên khi dạo quanh một lượt ở Bệnh viện TƯ Huế (và chắc chắn có không ít ở các bệnh viện khác) nhưng dường như nó đã trở thành điều quá đỗi quen thuộc cả trong nhận thức của người ngoài cuộc lẫn sự chấp nhận có phần cam chịu của những "bệnh nuôi" ngoại tỉnh.
    Đau khổ đường đau, nuôi khổ đường nuôi
    "Đau khổ đường đau" đã là một chân lý, được mặc định trong suy nghĩ của bất cứ ai song có lẽ cái vế sau "nuôi khổ đường nuôi" chưa chắc đã được nhiều người thấu hiểu nếu không có dịp kinh qua. Bác Công, ở Phong Điền, Huế, chăm sóc người con nằm ở khoa Tim mạch đã gần một tuần. Lúc gặp chúng tôi, khuôn mặt vốn đã sạm đen, gầy gò của người nông dân một nắng hai sương lại càng đượm vẻ ưu tư: "Vất vả lắm! Tiền thuốc men đã ngốn hết cả bạc triệu, chưa kể đến tiền ăn, tiền thuê chăn chiếu, tiền giường... mà giường nằm cũng chỉ cho bệnh nhân thôi, chứ bệnh viện quy định người nhà không được nằm cùng. Vì thế muốn ngủ phải ra hành lang hoặc hiên nhà".
    Đến tối, cám cảnh về những bệnh nuôi mới thực sự xuất hiện qua công đoạn tìm chỗ đặt mình của họ. Tận dụng bất cứ khoảng trống nào, quét sơ, đặt manh chiếu rồi quây màn nằm ngay trước hành lang, hiên nhà hay đặt mình ở ngay hàng ghế chờ, người nào "sang" hơn thì mua được chiếc giường xếp để ngả lưng. Nhìn "hệ thống" giường chiếu di dộng giăng mắc nhiều như vậy, không khó để liên tưởng đến một đoàn tị nạn.

    Còn bà Hảo, quê Quảng Trị, có con nằm ở khoa Cấp cứu hồi sức chia sẻ: "Chúng tôi cũng chỉ biết nằm, ngồi chầu chực thế này thôi. Chán đấy nhưng hễ mà đứng dậy đi lại hay có nhu cầu gì còn xót hơn. Tắm, giặt giũ hay đi vệ sinh gì cũng thành tiền cả đấy". Thì ra đa số mọi nhu cầu đều được "dịch vụ hóa" như tắm, giặt 2.000đ - 5.000đ, đi vệ sinh 1.000đ. Có người không đủ tiền để thuê giặt, mà tự giặt cũng khó tìm nổi chỗ phơi nên áp dụng cách luân phiên thay ra rồi hôm sau mặc lại hay mặc liền tù tì mấy buổi. Thậm chí ban tối các nhà dịch vụ trên đều đóng cửa nên ai có nhu cầu phải tự thân vận động...
    Có dịp đi một vòng trước tiền sảnh khu nhà nghỉ "bệnh nuôi" mới thấy hết cái "sự la liệt" của họ. Ban ngày họ ngồi, nằm san sát nhau như hệ thống nhà siêu mỏng ở đô thị, với đủ tư thế. Ngồi, nằm khổ sở, sinh hoạt bất tiện nhưng vẫn hết lòng để chăm người nhà, tất cả những quạnh quẽ, nhọc nhằn của họ chỉ được giải tỏa phần nào bằng những buổi ngồi trên ghế đá hóng gió hay dạo bước trong khuôn viên.
    "Ăn thua đủ" với cảnh khổ là "bệnh nuôi" khoa Cấp cứu hồi sức. Không những phải sống trong "la liệt" mà họ còn "vượt trội" hơn so với các khoa khác ở nhiều điểm như phải cùng chia sẻ một không gian chật hẹp (hiên khoảng 120m2 cho hơn 50 người), trên lợp tôn, lại không có quạt nên những ngày nắng nóng thì ai nấy đều thi nhau "chảy nước", chưa kể đến phải dậy từ 4 giờ để tranh thủ thăm nom, vệ sinh cho người bệnh (quy định đến 5 giờ thì phải ra)...
    Mẫu số chung: hoàn cảnh
    Bác Châu, quê Bố Trạch, Quảng Bình, chăm bệnh nhân khoa Cấp cứu hồi sức đang soạn chỗ ngủ, vừa quây chiếc màn úp, vừa than: "Có rơi vào hoàn cảnh này mới hiểu hết cái khổ. Chẳng ai muốn ngủ thế này đâu, nhưng đã trả đủ thứ tiền rồi, giờ chỗ ngủ nên tự lo liệu chứ không dám nằm ở nhà nghỉ đâu".
    Quả vậy, bệnh viện có hẳn khu nhà nghỉ cho "bệnh nuôi" ngoại tỉnh song mỗi người thuê phòng phải bỏ ra 20.000đ/người/ngày, điều này là quá sức với những người đến từ những vùng quê nghèo vốn chịu nhiều khó khăn. Từ đây, dẫn đến một nghịch lý đầy chua chát, đó là dù khu nghỉ còn rất nhiều chỗ trống nhưng ngoài hiên nhà hoặc hành lang vẫn có người nằm vật vờ. Tất nhiên có người vẫn muốn tiện chăm sóc người nhà nên muốn ở gần khoa đang điều trị nhưng phần đông đều xuất phát từ hoàn cảnh khó khăn, thậm chí việc chắt bóp mua chiếc màn, manh chiếu cũng đã là nỗ lực của họ, có người còn mượn tạm drap trải giường của bệnh viện để ngả lưng!
    Khi được hỏi có nguyện vọng gì không thì trên khuôn mặt thẫn thờ của bác Châu vẫn ánh lên niềm mong mỏi: "Tui biết nhà nước làm ra những công trình này thì rất tốn kém, cũng không ai phản đối việc tích lũy để thu hồi. Nhưng đã vô khu Cấp cứu hồi sức thì ai cũng lâm vô cảnh hiểm nghèo, mỗi ngày mất vài trăm ngàn riêng cho thuốc thang chứ ít gì. Tui mong bệnh viện gắng bố trí thêm chỗ ngủ hay giảm bớt các phí sinh hoạt bởi đời sống tụi tui cực lắm, con cháu đau ốm thì thương nó lắm nhưng cũng xót xa khi rơi vô cảnh này".
    Võ Kiên Trung

  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Làng trẻ SOS - nơi xoa dịu những nỗi đau
    http://dantri.com.vn/Sukien/Lang-tre-SOS-noi-xoa-diu-nhung-noi-dau/2008/7/243578.vip
    Làng trẻ em SOS Đồng Hới (Quảng Bình) là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng 94 mảnh đời mồ côi. 14 mẹ, dì ở đây cũng là những phụ nữ có nỗi buồn trong cuộc sống. Và họ tìm niềm vui sống bằng sự tận hiến cho tình yêu.
    Gặp con mẹ giảm nỗi sầu riêng tư

    Chúng tôi đến thăm làng SOS vào một buổi chiều nắng gay gắt, gió Lào thổi ngao ngán. Sự khắc nghiệt của thời tiết dễ làm người ta nhăn nhó, nụ cười và sự niềm nở sẽ được ?otiết kiệm? hơn. Nhưng điều đó không tồn tại trong Làng trẻ em SOS Đồng Hới. Đâu đâu cũng rộn rã tiếng cười con trẻ, tiếng dỗ dàng, ru hời đầy tình yêu thương của các mẹ các dì.

    Chúng tôi ghé vào gia đình ?oNhà Hoa Vạn Thọ?. Tiếng chị Phạm Thị Thịnh ân cần: ?oHôm nay mẹ sẽ nấu canh chua với cá để các con ăn cho mát, các con hè??. Năm nay chị Thịnh 34 tuổi. Chị từ Hà Tĩnh về làng SOS với bao nỗi niềm của một người con gái không có khả năng sinh nở. Chị tâm sự với chúng tôi bằng giọng nghẹn ngào đầy nước mắt, rằng ông trời đã không cho chị khả năng làm mẹ.

    Chị đến với Làng SOS bằng cả nhiệt huyết của con tim, bằng tình yêu của một người phụ nữ luôn khát khao làm mẹ. Trước khi đến với Làng SOS, có lúc chị đã sống liều lĩnh, tự buông xuôi số phận. Chị đã từng suy nghĩ ?ocuộc đời một người phụ nữ mà không được làm mẹ thì còn nghĩa gì? Mình sống cũng bằng thừa!?. Nhưng chính suy nghĩ bi quan ấy đã là tiền đề gắn kết chị với những em bé mồ côi đang rất cần những người luôn khao khát làm mẹ, tận hiến cho những mảnh đời ngây thơ không được sống trong tình thương ruột thịt.

    Mọi trăn trở của dòng đời không công bằng với chị đã được chị hàn gắn, biến cái không công bằng thành niềm vui, hạnh phúc riêng, chỉ riêng mình chị ngày đêm đang thỏa mãn. ?oChị hạnh phúc khi được làm mẹ 10 đứa con, chị là người hạnh phúc nhất?, mẹ Thịnh rạng rỡ nói.

    Tâm sự của chị Phạm Thị Thịnh cũng là tâm sự của 14 người mẹ, người dì làm công việc tận hiến trong làng SOS Đồng Hới. Đó là 14 nỗi niềm riêng, mỗi người có một nốt ?otrầm? trong cuộc sống. Họ quyết chí vào đây phục vụ các cháu mồ côi với tình cảm của người mẹ luôn khát khao một cuộc sống yêu thương và niềm tin vào cuộc sống. Họ là những phụ nữ luôn mong muốn một cuộc sống bình yên, mong muốn được làm mẹ. Xuất phát từ tình yêu con trẻ, khao khát có mái ấm gia đình, họ đã trở thành bà mẹ SOS.

    Chị Hà Thị Thảo tâm sự: ?ođể có một tình yêu thương trọn vẹn, một cuộc sống lâu bền, chị và các bà mẹ khác đã phải trải qua biết bao thăng trầm sóng gió và không ít những khó khăn vất vả. Thế nhưng mỗi khi nhìn nụ cười rạng rỡ trên môi của từng con trẻ, là những người mẹ, chúng tôi cảm nhận dược niềm hạnh phúc vô bờ. Những mất mát thiệt thòi của các con, chúng tôi cố gắng bù đắp xoa dịu bằng trái tim ấm nóng của người mẹ. Cuộc sống có ý nghĩa hơn với cuộc đời những người phụ nữ như chúng tôi. Tôi có cả đàn con, đàn con đó gọi chúng tôi bằng tiếng ?oMẹ?.

    Các mẹ ở làng SOS đã sống và trao tình yêu thương cho các cháu mồ côi tại đây bằng dòng máu nóng của con tim người mẹ, họ là những người mẹ đã quen với chức năng của mình, yên tâm tận hiến cho các trẻ có số phận không mấy suôn sẻ.

    Có mẹ con bớt nỗi buồn mồ côi

    Có một điều đặc biệt, các gia đình của làng SOS đều mang tên các loài hoa, như một ẩn nghĩa: các con sẽ được nâng niu, trân trọng, sẽ ngát hương đời từ mái ấm của làng SOS.

    Gia đình Hoa Vạn Thọ của mẹ Thịnh là gia đình có mẹ gắn bó với làng SOS từ khi mới thành lập. Em Nguyễn Thị Hồng là chị cả của 3 đứa em: Lam, Mơ và Thương, cùng sống trong gia đình này, dưới sự chăm sóc của mẹ Thịnh. Các em đến từ một gia đình ở Nghệ An. Bố mẹ của chị em Hồng mất trong những hoàn cảnh đau lòng. Bố bị chết đuối không tìm thấy xác. Đau đớn vì mất đi người chồng, mẹ các em lặn lội đi tìm xác của người chồng rồi cũng bị mất tích luôn. Từ đó, 4 chị em bơ vơ không người nương tựa, cho đến khi được đưa vào làng SOS Đồng Hới này.

    Ở đây, các em đã tìm lại được tình yêu của mình trong cộng đồng và đang thể hiện những ước mơ, hoài bão để vào đời. Ý thức tự giác và sự chăm ngoan của các em đang là niềm hy vọng của làng. Em Hồng trong gia đình nhà Hoa Vạn Thọ luôn là tấm gương sáng cho cả gia đình hơn 10 thành viên này. Hồng luôn đặt ra cho mình những nguyên tắc sống. Mặc dù mới hơn 10 tuổi nhưng trong em đã có sự chín chắn của một người chị. Hồng đang cố gắng học thật giỏi để mai này làm một cô giáo. Động lực để đến với mơ ước bước đầu có kết quả, 3 năm qua em đã nhận được học bổng Odon Vallet.

    Cũng như Hồng, Nguyễn Thị Phượng trong gia đình Hoa Vạn Thọ cũng đang ấp ủ giấc mơ làm bác sỹ. Nói về ước mơ của mình, em cười rạng ngời: ?oEm muốn chữa bệnh cho mọi người trong làng SOS và những người nghèo không có tiền?.

    Em Lê Văn Tuấn là một thành viên mới trong gia đình. Mới vào làng nên Tuấn luôn tỏ ra rụt rè. Khuôn mặt còn nguyên nỗi buồn mất cha mẹ trong một vụ tai nạn giao thông.

    Đến với gia đình Hoa Thủy Tiên, chúng tôi bắt gặp hình ảnh một cháu bé đang ôm hôn bà ngoại từ thành phố Vinh, Nghệ An vào thăm. Bé Đậu Hà Ni, sinh năm 2003, không cha, mẹ bị tai nạn giao thông mất trí nhớ, ông bà hai bên nội ngoại đều đã già yếu không thể lo nổi cuộc sống cho cháu nên phải gửi cháu vào đây.

    6 tháng mới được một lần vào thăm, bà cháu gặp nhau mừng mừng tủi tủi, Hà Ni ríu rít quanh bà. Giờ phút chia tay, hai bà cháu tràn nước mắt.

    Còn biết bao mảnh đời bất hạnh không được hưởng hạnh phúc ngọt ngào từ người thân. Và làng SOS Đồng Hới đã dang tay, vì tương lai các cháu mồ côi không nơi nương tựa, là nơi hội tụ những tình thương, lòng bác ái và những nghĩa cử cao đẹp.

    Minh Thứ

  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Hũ gạo tình thương

    (LĐ) - Ông Đặng Thanh Đề (83 tuổi), hiện là Chi hội trưởng Chi hội Chữ thập Đỏ tổ 38, phường Hoà An (Cẩm Lệ - TP.Đà Nẵng). Ông được mọi người mến tặng danh hiệu "cha đẻ" của mô hình "Hũ gạo tình thương".
    Số là vào năm 2002, tổ 38 có chừng 500 hộ, trong đó có những gia đình có hoàn cảnh khó khăn do đau ốm, có người bị nhiễm chất độc da cam, tật nguyền, cơ nhỡ... Tuy được quan tâm của các cấp các ngành, song thấy đời sống của họ rất thiếu thốn, bản thân ông là Chi hội trưởng Chữ thập Đỏ, phải làm cái gì để giúp bà con. Ông nảy ra ý định vận động bà con trong khu vực, kẻ ít, người nhiều, ủng hộ cho những hoàn cảnh đáng thương kia một ít gạo. Ý tưởng của ông được các cấp uỷ, chính quyền, mặt trận quan tâm và hỗ trợ.
    Ông hì hục tối ngày cưa những cây tre ra từng lóng, làm dây treo và mang tới từng hộ vận động bà con trên tinh thần "một miếng khi đói bằng một gói khi no", khi nấu ăn, bà con nhớ bỏ vào đó một nhúm gạo. Đây là mô hình làm từ thiện mà các hộ hưởng ứng sôi nổi. Sau thời gian, nhận thấy số gạo ở trong ống bị ẩm, ông bèn kiếm vài chục cái vỏ hộp sữa (loại lớn) cắt giấy điền hình chữ thập và ghi: "Hũ gạo tình thương", sau đó mang đến cho các gia đình thay ống tre. Mấy tháng sau, ông mới tạo đủ 500 cái "hũ" như vậy.
    Cứ khoảng 17h mỗi ngày, ông lại túc tắc mang bao đến từng gia đình để nhận gạo. Ông đến từng ngõ, từng nhà, như con ong cần mẫn. Xong việc, ông mang gạo đến nhà ông tổ trưởng, để báo cáo tình hình trên, và nhờ xác nhận vào sổ sách trong đó có ngày giờ nhận, số gạo quyên được...Trung bình hằng năm ông quyên khoảng 8 tạ gạo. Số gạo nói trên, được công khai bán thành tiền, để giúp đỡ thường xuyên cho các đối tượng khó khăn trong chi hội như cháu Trần Đức Hậu (13 tuổi) bị chất độc da cam; cháu Nguyễn Đức Tấn (5 tuổi) bị suy dinh dưỡng nặng; cháu Trần Thị Quýt (12 tuổi)...
    Được biết, ông đã 14 năm làm công tác "chữ thập đỏ" như vậy và đã được tặng Huy chương Vì sự nghiệp chữ thập đỏ VN.
    Lê Quốc Kỳ
    http://www.laodong.com.vn/Home/tamlongvang/2007/11/63134.laodong
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chuyện về cô bạn ?onhặt rác không công?

    (Dân trí) - Hằng ngày Ngọc - bí thư lớp 10A4, trường THPT Đào Duy Từ, Thành Phố Đồng Hới (Quảng Bình) âm thầm một mình đạp xe ra biển ?onhặt rác không công?. Thói quen này bắt đầu từ một lần Ngọc được bố chở đi ra biển tắm.
    Lần ấy, khi ra biển cùng bố, Ngọc tận mắt chứng kiến cảnh biển Nhật Lệ ngập tràn rác thải, thế là từ đó Ngọc đã nung nấu một ý định: Phải làm được một điều gì đó để trả lại vẻ đẹp trong lành vốn có của biển. Và Ngọc đã tình nguyện làm công việc nhặt rác trên biển mỗi khi rảnh rỗi. Công việc ấy tưởng chừng như đơn giản, nhưng trong mắt mọi người dân ở đây thì việc một cô bé mới học lớp 10 mà đã có ý thức bảo vệ môi trường biển như thế quả là một điều rất đáng khen ngợi.

    Sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức. Mẹ Ngọc là cô Hoàng Ngọc Như Hải, giáo viên cấp 3 ở Trung tâm giáo dục thường xuyên Đồng Hới. Bố của Ngọc anh Đinh Giang Thủy là công an tỉnh Quảng Bình và là một cộng tác viên có uy tín của các tờ báo và tạp chí lớn trong nước. Ngọc từng đạt giải nhì kỳ thì học sinh giỏi văn cấp thành phố năm lớp 9. Nhiều năm liền từ cấp 1 đến cấp 3 Ngọc đều là một học sinh giỏi. Trong mọi công tác Đoàn- đội, Ngọc là một người rất gương mẫu.

    Không chỉ có vậy, cô bí thư lớp 10 A4 còn là một thành viên năng nổ, nhiệt tình trong "tổ phóng viên nhỏ" của thành phố Đồng Hới. Đặc biệt, Ngọc là một học sinh thích làm việc từ thiện, giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.

    Bây giờ, cứ mỗi buổi sáng khi nhiều người còn chìm trong giấc ngủ thì Ngọc đã thức dậy chuẩn bị túi đựng rác, quần áo bảo hộ, găng tay để hành trình ra biển? nhặt rác. Ngọc tâm sự: ?oBuổi sáng biển rất đẹp và trong lành, thời điểm đó ra biển nhặt rác vừa tránh được cái nắng oi bức của mùa hè, vừa làm cho mình khỏe mạnh thoải mái về tinh thần. Nói thực, buổi sáng ít người ra biển nên em đỡ ngại hơn với công việc của mình đang làm anh ạ!?.

    Rác bẩn ở biển đủ loại từ cành cây khô, giấy vụn, túi ni lông hay những vỏ cam, vỏ chuối... khách vứt bữa bãi trên bãi biển được Ngọc thu gom lại thành từng bao lớn rồi đem bỏ vào thùng rác công cộng gần đấy. Không chỉ nhặt rác, Ngọc còn tuyên truyền nhiều người tham gia nhặt rác bảo vệ biển, nhắc nhở ngươì dân kinh doanh gần bãi biển Nhật Lệ phải có ý thức bảo vệ biển không nên vứt rác, nước thải bừa bãi ra biển. ?oEm nhặt rác không chỉ để cho biển quê mình ngày một trong lành hơn, sạch sẽ hơn mà còn tạo ấn tượng đẹp đẽ trong lòng khách du lịch mỗi khi đặt chân đến đây tham quan nghỉ ngơi?, Ngọc nói thêm.

    Công việc của Ngọc được bố mẹ động viên và ủng hộ nhiệt tình. Mẹ Ngọc khi chia sẻ với chúng tôi, chị nói: ?oTôi thường nhắc nhở con một điều rằng, việc gì có ích cho xã hội thì con cứ cố gắng làm?. Tuy nhiên, Ngọc lại giấu kín việc này với bạn bè và thầy cô, chính vì vậy thầy Cách, giáo viên chủ nhiệm của Ngọc rất ngỡ ngàng: ?oTôi chưa hề biết thông tin này, vì Ngọc lại giấu kín công việc này để không ai biết về mình. Quả thực như thế này thì tôi sẽ đề nghị hiệu trưởng khen thưởng cho em và nhắc nhở các bạn trong trường phải cố gắng học tập tấm gương của Ngọc?.

    Ước mơ của Ngọc là muốn tập hợp các bạn lại thành nhóm mang tên ?onhóm nhặt rác bảo vệ môi trường biển?. Ngọc cũng muốn sau này mình sẽ trở thành một nhà báo giỏi để được đi thật nhiều nơi, tuyên truyền cho nhiều người phải cố gắng làm việc có ý nghĩa cho xã hội. Mong rằng, cô học sinh vừa tròn 15 tuổi, cao 1m65 với khuôn mặt xinh đẹp và một phong cách nói chuyện dí dỏm này sẽ sớm thực hiện được ước mơ của mình.
    Đinh Tiến Giang- Lê Văn Lệ
    http://dantri.com.vn/nhipsongtre/Chuyen-ve-co-ban-nhat-rac-khong-cong/2008/8/244719.vip

  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Giọt nước mắt đẫm bên giường bệnh
    http://www.laodong.com.vn/Home/phongsu/2008/8/100481.laodong
    Bệnh nhân Hoàng Ngọc Hùng: "Cụt cả hai tay ri rồi sau này răng mà sống được hè?"
    (LĐ) - Hai anh em ruột bị tai nạn điện, cùng một lúc phải cưa cả 2 đôi tay, chấp nhận suốt đời làm phế nhân để giữ tính mạng. Một bà mẹ có 6 người con, nhưng cả sáu đều bị bệnh thận.
    Bà chỉ còn nước hoá điên khi bất lực nhìn từng đứa con rứt ruột đẻ ra của mình lần lượt nhắm mắt xuôi tay... Ngày ở Bệnh viện T.Ư Huế, đồng nghiệp nữ của tôi đã không cầm được nước mắt, vừa ghi chép vừa khóc...
    Tai nạn oái oăm
    Cuối tháng 6.2008, Bệnh viện T.Ư Huế tiếp nhận một ca cấp cứu đặc biệt: Hai anh em ruột Hoàng Ngọc Hùng (29 tuổi) và Hoàng Ngọc Tâm (25 tuổi) - ở thôn An Ninh Thượng, xã Hương Long, thành phố Huế, bị điện cao thế giật cháy đen tay và chân, đau đớn quằn quại. Sau khi cấp cứu, hai nạn nhân được chuyển qua khoa Ngoại - Chấn thương chỉnh hình để tiếp tục điều trị.
    Sau khi xem xét, các bác sĩ hội chẩn và quyết định phải phẫu thuật cắt tay của cả hai nạn nhân ngay bởi phần bị cháy đã hoại tử rất nặng, nếu không cắt kịp thời chất độc sẽ lan nhanh vào cơ thể, dẫn đến tử vong.
    "Đó là một trong những quyết định đau lòng nhất trong đời làm bác sĩ của tôi" - bác sĩ Phạm Đăng Nhật - Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình - nhớ lại: "Lúc đó, phần việc khó nhất là làm công tác tư tưởng. Người nhà thì dễ, nhưng khó nhất là hai nạn nhân. Họ vùng vẫy, la hét, thậm chí cả chửi bới, không chịu phương án cắt tay vì như vậy là đồng nghĩa với việc cả đời tàn phế".
    Mấy chục năm làm bác sĩ ở khoa Chấn thương chỉnh hình, đối diện với không biết bao nhiêu chuyện sống chết đến nỗi chai lỳ cả cảm xúc, vậy mà bác sĩ Nhật thừa nhận: "Hôm phẫu thuật cắt cả 4 tay và thêm mấy ngón chân cho hai đứa, mình và các bác sĩ, y tá khác vừa làm vừa khóc vì quá đau lòng".
    Phải gần 20 ngày sau vụ tai nạn thương tâm xảy ra, tôi mới hay tin và có mặt tại bệnh viện. Hùng đã biết gây cười bằng cách đưa cái tay cụt ra huơ huơ xin bắt tay với tôi, miệng cười mà mắt ngấn lệ. "Cụt cả hai tay ri rồi sau này răng mà sống được anh hè?" - Hùng hỏi tôi, nhưng mắt lại ngước nhìn người vợ thân yêu của mình đang đứng lặng trên đầu giường. Hai người vừa mới cưới nhau chưa tròn một tháng!
    Tâm - em trai Hùng - nằm giường bên cạnh, hai mắt nhìn chằm chằm vào hai cái tay chỉ còn một nửa, thở dài không hiểu vì sao mình lại ra nông nỗi như thế này. "Hôm đó hai anh em nhận hợp đồng sơn nhà cho một người tên Hồng ở số 7 đường Trường Chinh, thành phố Huế. Trong lúc hai anh em bước ra sân thượng tầng 3 cầm cái thang nhôm vào trong, thì không hiểu sao bị điện ở đường dây điện cao thế chạy ngang trước nhà hút chặt" - Tâm kể điều được, điều mất.
    Ông Hoàng Ngọc - 52 tuổi, bố của Hùng và Tâm - phờ phạc, nói không ra hơi, một phần vì tình cảnh trớ trêu của hai đứa con, một phần vì không biết lấy đâu ra tiền để chạy chữa. "Cả hai đứa không có bảo hiểm y tế nên từ khi nhập viện tới nay, bình quân mỗi ngày chi gần 500.000đ tiền mua thuốc ngoài cùng nhiều thứ khác" - ông Ngọc mếu máo.
    Nhắc chuyện tiền, một nữ nhân viên của khoa Chấn thương chỉnh hình nói nhỏ: "Đến thời điểm này, chi phí cho ca phẫu thuật cắt tay và thuốc men cho hai nạn nhân đã hơn 20 triệu đồng". Tôi không dám nghĩ thêm khi nhớ lại lời của bác sĩ Nhật trưởng khoa trước đó: "Sắp tới, hai anh em Hùng và Tâm còn ít nhất... 3 cuộc phẫu thuật nữa và ngày ra viện thì... không biết ngày nào!".
    Có vẻ như cả Hùng và Tâm đều không còn tâm trí để quan tâm tới chuyện tiền nong. Lâu lâu, một trong hai người lại quay sang cô y tá dẫn đường cho tôi hỏi, mắt rơm rớm: "Cụt hết cả hai tay như ri, sau ni làm răng mà sống cô hè?".
    Nhà có 6 người chạy thận

    Bệnh nhân chạy thận Lưu Thị Thuý: "Đời em rứa là xong rồi, chừ chỉ còn chờ chết thôi".
    Trong suốt câu chuyện, tôi đã không dám nhìn thẳng vào đôi mắt sâu hút, buồn thảm, tuyệt vọng nhưng lại như muốn cầu xin một điều gì đó của người đàn bà ấy. Phải ba lần bà mới nói đúng tên mình là Trần Thị Nương - 48 tuổi, ở xã Thanh Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình.
    Bà Nương là người rất nổi tiếng ở Bệnh viện T.Ư Huế bởi những câu chuyện bất hạnh của gia đình mình: Vợ chồng bà có với nhau 6 mặt con. Cách đây 4 năm, con trai đầu của bà là Lưu Đức Thuỳ đột ngột phát bệnh và mất khi mới 22 tuổi vì bị suy thận giai đoạn cuối.
    Một năm sau, con gái thứ hai của bà là Lưu Thị Như Huyền phát bệnh, vào bệnh viện và cũng được chẩn đoán bị suy thận. Huyền được đưa vào chạy thận tại khoa Nội thận - nhân tạo cơ xương khớp của Bệnh viện T.Ư Huế.
    Chạy thận được 3 năm, em mất, lúc đó cũng mới 22 tuổi như anh trai mình. Trước đó, theo lời khuyên của bác sĩ, bà Nương cho 4 đứa con còn lại vô bệnh viện xét nghiệm và "tui đã ngất đi khi nhìn thấy kết quả: Cả bốn đứa đều bị bệnh thận" - bà Nương nói.
    Lưu Thị Thuý - con gái thứ ba của bà Nương - 18 tuổi, nhưng nhìn vừa giống một bà già với bởi gương mặt khắc khổ, vừa giống đứa trẻ bị béo phì do cơ thể em bị phù thũng do chạy thận và dùng thuốc quá nhiều và dài ngày. Gần 5 năm nay, nhà của em là khoa Nội thận của Bệnh viện T.Ư Huế. Công việc của em là ăn, ngủ, chống chọi với những cơn đau hàng ngày và một tuần ba lần đi chạy thận! Hỏi em chuyện gì, em đều mở đầu bằng những tiếng nấc và thở dài tuyệt vọng.
    "Giờ em không còn mong muốn chi hết. Đời em rứa là xong rồi, chừ chỉ còn nằm chờ chết thôi. Đôi khi, em chỉ muốn được chết mau đi cho khoẻ thân, cho ba mẹ và các em bớt khổ, nhưng em sợ em chết đi rồi, không biết sau ni ba đứa em của em có sống được để làm chỗ dựa cho ba mẹ em không?" - vừa nói em vừa khóc. Bà Nương khóc theo, cả phòng bệnh khóc theo.
    Chị Thuý - người nhà một bệnh nhân ở giường bên cạnh - kể: "Cả ngày hắn im lặng không nói chi, nhưng khi mô mở miệng là hắn nói chuyện chết. Cả phòng ni ngày mô cũng khóc theo mẹ con hắn".
    Hiện ba đứa còn lại là Lưu Văn Vũ, 18 tuổi; Lưu Thị Hà Giang, 13 tuổi; Lưu Tuấn Kiệt, 10 tuổi - đang điều trị thận ngoại trú ở khoa Nhi Bệnh viện T.Ư Huế. Hỏi "ba đứa đó có hy vọng sống không"?
    Bác sĩ Phan Thị Tuyết - Trưởng khoa Nội thận - trả lời: "Khó nói lắm. Bởi tất cả các em đều mắc chung một bệnh gọi là "bệnh cầu thận gia đình". Nếu như không có đột biến nào xảy ra, thì nhiều khả năng đến năm 16 tuổi, các em sẽ được chuyển từ khoa Nhi sang khoa Nội thận để chạy thận như các anh chị trước đó". Hỏi "răng không nghĩ đến chuyện ghép thận?".
    Bà Nương thở dài: "Cơm ăn hàng ngày còn chưa có, lấy mô ra tiền mà ghép thận. Mà có tiền đi nữa thì lấy mô ra thận mà ghép cho chừng đó đứa?".
    Không như hai anh em Hùng và Tâm, bà Nương và các con - do có bảo hiểm y tế dành cho người nghèo nên mọi chi phí thuốc thang, chạy thận ở bệnh viện đều không phải chi trả. Thậm chí, Bệnh viện T.Ư Huế còn linh động giải quyết cho bà Nương được miễn cả phí vệ sinh. Tuy nhiên, bà Nương lại đang rất khó khăn về cái ăn hàng ngày. Bao năm nay, hai vợ chồng bà chia cắt hai nơi.
    Chồng bà - ông Lưu Đức Thuận, 50 tuổi, ở nhà lo làm 4 sào ruộng, cơm nước, học hành của ba đứa con nhỏ, cộng với việc một tháng một lần đưa vào khoa Nhi - Bệnh viện T.Ư Huế để khám và nhận thuốc. Còn bà Nương phải ở luôn ở bệnh viện để chăm sóc Thuý và nguồn sống của hai mẹ con bao năm nay chủ yếu trông chờ vào việc lượm chai bao của bà trong những lúc rảnh rỗi.
    Tuy nhiên, việc kiếm sống của bà Nương cũng bữa đực bữa cái do thi thoảng bệnh thần kinh toạ tái phát, một chân bị tê liệt nên đi lại rất khó khăn. Suốt câu chuyện, lời của bà Nương luôn trộn với nước mắt: "Vợ chồng tui cả đời chưa làm điều chi ác để hại ai, răng ông trời không công bằng, lại tuyệt đường sống, giáng tai hoạ xuống đầu gia đình tui không chừa ai hết ri chú hè?".
    Tôi không biết trả lời sao nên im lặng, lóng ngóng. Đồng nghiệp nữ của tôi không chịu nổi, bưng mặt chạy vội ra hành lang... Những lời an ủi, động viên suông, dường như vô nghĩa trước những nỗi đau quá lớn và tàn khốc đến như vậy...
    Hoàng Văn Minh
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Với mong muốn hỗ trợ 1 phần giúp các em học sinh vùng xa có điều kiện học tập trong năm học mới , Việt Nam Xanh phối hợp cùng Tổ Chức HĐXH Người Việt Trẻ vận động quyên góp chương trình "Cùng em đến lớp 2008 "
    Chương trình dự kiến sẽ diễn ra ở trường tiểu học Lộc Khê - ấp Lộc Khê, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh. Ấp Lộc Khê là 1 ấp nghèo, thuộc vùng sâu xa nhất của xã Gia Lộc cách biên giới Campuchia 15km. Ấp Lộc Khê đã 2 lần được phong anh hùng và có lẽ vì thế mà ấp có nhiều hoàn cảnh neo đơn, khuyết tật do hậu quả của chiến tranh. Nơi đây sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa quanh năm, thời tiết nắng nóng, lại nằm sâu nên ít được quan tâm. Trường tiểu học Lộc Khê với tổng số học sinh là 288 em (hơn 100 em bỏ học so với năm ngoái do gia đình khó khăn). Trường chỉ vỏn vẹn 9 phòng học và 2 phòng làm việc của thầy cô (rất nhỏ hẹp), không có phòng sinh hoạt truyền thống và phòng thư viện (không có đầu sách). Sự thiếu thốn cả về vật chất lần tinh thần, Việt Nam Xanh hãy cùng giúp đỡ các em
    Chương trình Việt Nam Xanh phát động từ hôm nay đến Chủ Nhật 17-8-2008
    Hình Thức : Quyên góp từ tất cả thành viên Việt Nam Xanh , từ gia đình , bạn bè , sự quen biết của các bạn .
    Vật phẩm :
    - Tập trắng, bút bi, viết chì,...( dụng cụ học tập )
    - Giấy trắng dư lại từ những quyển tập cũ , Việt Nam Xanh sẽ tiếp nhận và đóng tập .
    - Sách giáo khoa tiểu học ( từ lớp 1 đến lớp 5 )
    - báo , tạp chí , truyện tranh thiếu nhi ( nhấn mạnh chữ thiếu nhi nha )
    - bánh , kẹo ( loại nào bảo quản được lâu )
    - tài chính .
    Thời gian - địa điểm tiếp nhận :
    Việt Nam Xanh tiếp nhận tại TP Hồ Chí Minh vào 8h sáng chủ nhật 17-08 tại Công Viên 23 Tháng 9 - đường Lê Lai , P.Phạm Ngũ Lão, Q.1 ( Đối diện chợ Bến Thành - cạnh công trường Quách Thị Trang ) - Chỉ tiếp nhận đóng góp duy nhất 1 ngày này .
    Các bạn thành viên Việt Nam Xanh các tỉnh khác vui lòng gửi về : Tài khoản Vietcombank : Nguyễn Thị Liên - Số TK : 0181001058247
    http://forum.vietnamxanh.org/viewtopic.php?f=1&t=2322&p=17453

Chia sẻ trang này