1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sống yêu thương... - Tuyển Người hỗ trợ cá nhân (Personal assistant- PA) - "Hội trái tim từ thiện Hà

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi saobien_12, 17/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Người VN đầu tiên hiến giác mạc
    Cụ bà Nguyễn Thị Hoa (81 tuổi, xóm 8A, xã Cồn Thoi, Kim Sơn, Ninh Bình) đã trở thành người đầu tiên tình nguyện hiến giác mạc sau khi qua đời ở Việt Nam. Đã có hai phụ nữ được thấy lại ánh sáng nhờ nghĩa cử này.
    Cụ Hoa mất ngày 5/4, hai giác mạc của cụ được hiến cho ngân hàng mắt Bệnh viện Mắt Trung ương và đã được ghép thành công cho hai bệnh nhân. Đó là chị Nguyễn Thị Khuy, 40 tuổi, xã Dray Bhăng, huyện Krông Ana, Đắc Lắc và chị Lê Thị Tuyết, 23 tuổi, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Ngày 10/5, Bệnh viện Mắt Trung ương đã trao bằng ghi nhận nghĩa cử cho gia đình cụ Nguyễn Thị Hoa.
    Tiến sĩ Hoàng Thị Minh Châu, Phó giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương, cho biết, dù ngân hàng mắt đã thành lập 2 năm nhưng từ trước đến nay các ca ghép giác mạc đều phải trông chờ từ nguồn tài trợ nước ngoài và một số ít từ bệnh nhân chấn thương mắt hoặc bỏ nhãn cầu do bệnh lý. Tổng số ca ghép giác mạc mỗi năm bệnh viện thực hiện chỉ khoảng 100-150 trong khi số người bị hỏng mắt cần ghép tại Việt Nam là 200.000-300.000.
    (Theo Tuổi Trẻ)
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Ba Lan: Thủ tướng ?oxin tiền? cho trẻ em nghèo
    Ngày hôm qua (13/1), tại Trung tâm Lịch sử thành phố Gdansk, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã tổ chức quyên góp từ thiện từ phía người dân để giúp trẻ em nghèo chữa bệnh. Điều đáng nói là đích thân tân Thủ tướng Ba Lan cầm một chiếc bát đứng chìa tay xin tiền khách du lịch nước ngoài và các công dân thành phố Gdansk.
    Nằm trong khuôn khổ chương trình từ thiện mang tên ?oĐại nhạc hội từ thiện? được tổ chức hàng năm tại Ba Lan, Thủ tướng Donald Tusk cùng hàng nghìn tình nguyện viên ở khắp các thành phố và cụm dân cư đã cầm bát đi xin tiền quyên góp. Tất cả số tiền thu được sẽ được dùng để chi trả viện phí và thuốc chữa trị cho các trẻ em nghèo bị bệnh. Tính đến nay, ?oĐại nhạc hội từ thiện? đã được tổ chức 16 lần.
    Trao đổi với báo chí khi đang đứng ?oxin tiền?, Thủ tướng Tusk bộc bạch rằng ông chưa biết sẽ xin được bao nhiêu nhưng tin tưởng sẽ được đầy chiếc bát. Nhân chuyện giúp trẻ em nghèo chữa bệnh, các phóng viên hỏi ông luôn về các kế hoạch giải quyết cuộc khủng hoảng trong hệ thống y tế của chính phủ Ba Lan hiện nay. Ông Donald Tusk trả lời: giải pháp hiệu quả nhất là nhà nước và nhân dân cùng làm, nghĩa là phát triển song song cả hệ thống y tế nhà nước lẫn tư nhân để đáp ứng đủ các nhu cầu chữa trị.
    Theo ông, một hệ thống y tế như vậy sẽ cho phép những người có nhiều tiền không phải xếp hàng chờ đến lượt, còn những người dân có thu nhập thấp tiếp tục được hưởng các dịch vụ y tế nhà nước miễn phí đã có từ trước đến nay.
    Từ khi nhậm chức hôm 16/11/2007 đến nay, ông Donald Tusk đã thực hiện nhiều hành động có ý nghĩa công ích như cắt giảm ngân sách các bộ, ngành để tiết kiệm tiền cho dân cũng như từ chối dịch vụ cảnh vệ đối với vợ và con ông. Và lần này, ông cầm bát xin tiền từ thiện từ những người hảo tâm.
    Dư luận Ba Lan có cái nhìn rất thiện cảm về vị tân Thủ tướng. Thậm chí, có tờ báo còn đưa tin ông Donald Tusk xứng đáng với danh hiệu chính trị gia chăm lo đến cuộc sống của dân tốt nhất trong năm.
    Cường Nguyễn
    Theo Newsru

  3. bich_diem

    bich_diem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Trước tới giờ chỉ loanh quanh o box Trịnh thôi, chẳng mấy khi sang các box khác cả. Hôm nay tìm được topic này của tìnhnguyện08 thấy hay ghê. Tớ nghĩ bạn là người có tâm hồn rất đẹp. Khi có hoạt động nào đó nhớ kêu tớ tham gia cùng nhé.
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Những người nhặt rác đêm cuối năm
    Cập nhật lúc 00h58" , ngày 07/02/2008

    http://www.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=118818&CatId=18


    (VnMedia) - Đêm 23 tháng Chạp - Tết ông Công ông Táo - Mưa phùn, trời lạnh thấu xương, thỉnh thoảng một bóng người co ro trong áo choàng chạy vụt ra khỏi nhà, quăng vội túi đồ thải vào đống rác rồi lại chạy vội vào nhà để tránh cái rét như cắt da cắt thịt. Thế nhưng, đôi lúc lại có bóng người đạp xe với vẻ rất thong dong, mắt ngó nghiêng tìm kiếm, rồi tiếng xe phanh kít. Một cánh tay chìa ra cùng với chiếc móc sắt, bới, cào, và nhặt? Cần mẫn, kỹ càng để tránh bỏ sót những đồ thừa có thể tái sản xuất, đó là những người đi nhặt rác đêm?

    Nhặt rác nuôi con nhỏ...

    10 giờ đêm, dưới trời mưa phùn và cái rét như cắt, chị Hòa, Thôn Vạn Lộc, Xã Xuân Phong, huyện Xuân Trường, Nam Định vẫn cần mẫn đạp xe vòng quanh các khu vực Giảng Võ, Ngọc Khánh, rồi Nguyễn Công Hoan, đi vào tận những ngõ nhỏ để nhặt những thứ rác thải, giấy vụn? đem bán. Chị kể, anh chị có 3 đứa con. Cháu trai lớn đang học lớp 12, đứa nhỏ mới 4 tuổi. Với đồng tiền kiếm được từ đồng ruộng thì việc lo cho con đi học quả thật là quá sức anh chị. Vì vậy, tháng cuối năm này, chị theo bạn bè hàng xóm ra Hà Nội nhặt rác kiếm thêm chút tiền đóng học cho con. Chị bảo: Tháng cuối năm, người ta dọn nhà, mạnh tay vứt đi những đồ thừa nên những người nhặt rác cũng kiếm được kha khá. Tháng vừa rồi, trừ tiền ăn, tiền trọ, chị cũng để ra được hơn một triệu.

    Một chân chống trên chiếc pê-đan xe đạp, một chân chống xuống đất, trên mình khoác chiếc áo mưa mỏng tang, đầu quấn khăn kín mít chỉ hở hai con mắt sáng long lanh trong đêm tối, chị Hòa tiếp tục kể về gia cảnh của mình và những người cùng trọ: ?oNhà tôi, hai vợ chồng phân công nhau, tôi ra Hà Nội kiếm thêm, chồng ở nhà trông nom con cái, chăn nuôi thêm lợn gà. Như thế còn yên tâm phần nào. Chứ như một chị ở trọ cùng tôi, hai vợ chồng cùng đi làm ăn xa mong kiếm thêm tiền cho con ăn học, nào ngờ tiền gửi về, con chẳng đóng học, cũng chẳng ăn mà đem chơi điện tử hết. Cuối cùng, đua đòi bạn bè, bỏ học, lang thang? Thế là bao nhiêu công lao cố gắng của bố mẹ lại đổ xuống sông, xuống biển?. Chị cũng kể về thằng con trai đang học lớp 12 của mình: Cháu nó ngoan lắm, và học cũng khá. Nhưng vì chẳng có tiền để học thêm học nếm gì, nên năm nay, cháu dự định thi vào trường nào ?ovừa vừa điểm thôi?. Chị bảo: ?oNhưng mà cô ơi, thế theo cô thì thi vào trường nào điểm thấp hả cô, hay thi trường nghề cô nhỉ? Nhưng mà, tôi cũng chẳng biết cho cháu học nghề gì thì dễ xin việc?. Ôi, tấm lòng người mẹ! Giờ này, ngồi trong ngôi nhà ấm cúng ở quê, cậu con trai có biết được mẹ cậu đang miệt mài nhặt rác trong đêm rét 6-7 độ C mà trong đầu vẫn lo lắng cho chuyện học hành, cho tương lai của con?


    Những người nhặt rác về đêm như chị Hòa rất nhiều.


    Những người đi nhặt rác về đêm như chị Hòa rất nhiều. Đêm cuối năm, trời rét như cắt, ở trong nhà mà người ta còn phải đội mũ len, đi đến 2 đôi tất chân, rồi đeo găng, rồi mặc áo len trong, áo khoác ngoài, vậy mà dưới trời mưa phùn, gió bấc, các chị vẫn kẽo kẹt đạp xe đi hết phố này, ngõ khác để nhặt những thứ rác thải bỏ đi. Tiền đóng học cho con, tiền biếu mẹ già, tiền tiêu Tết này, đều ở đấy mà ra cả.

    Cùng trọ với chị Hòa trong khu trọ cạnh bệnh viện Phụ sản có chị Phùng Thị Hương, ở Xóm 7, xã Bình Hòa, Giao Thủy, Nam Định. Chồng chị làm ăn ở tận miền Nam, Tết này anh không về. Chị Hương có 3 đứa con. Đứa lớn nhất 14 tuổi, đứa nhỏ mới 21 tháng. Cả 3 đứa ở nhà với người bà năm nay đã 70 tuổi. Chị bảo: Xót ruột con nhỏ lắm, nhưng mà ở nhà thì chẳng lấy tiền đâu ra mà cho con ăn học. Ở đây, ngày chị đi thu mua đồng nát, tối đi nhặt rác. Vất vả nhưng thu hoạch cũng khá. Tháng này, chị để ra được đến hơn 3 triệu. Nhưng đấy là vì các chị tằn tiệm lắm. Ở trọ trước đây 5 nghìn một ngày đêm, giờ giá cả lên cao, nhà trọ đòi tăng lên 6 nghìn đồng. Cơm nước tự tổ chức nấu lấy. Cứ 4, 5 người chung nhau một mâm. Những lúc đi nhặt rác, ai thấy cái gì đun được thì nhặt luôn, mang về làm củi nấu. Một nồi gang, nấu ăn cả ngày. Buổi trưa, ai tranh thủ về lúc nào thì tự ăn lúc ấy. Tối, có khi chờ nhau đến 12 giờ đêm mới được ăn cơm. Bữa cơm cũng đạm bạc vì còn để dành tiền sắm Tết về quê.


    Mỗi cái giát giường này, ba, bốn người nằm chung.


    Ngày 29 Tết, chị Hương vẫn miệt mài đạp xe quanh thành phố. Giờ này, đa số mọi người đã về quê ăn Tết, chỉ còn vài người như chị vẫn cố bám trụ kiếm thêm. Trời không phụ lòng người, từ đêm qua, thời tiết có vẻ ấm hơn, lại tạnh ráo, với lại nhiều người đã về quê, không còn bị ?ocạnh tranh? nên chị kiếm được kha khá. ?oCố thêm nốt đêm nay, mai 30 chị về em ạ. Ra bến xe phía Nam, cho cả xe đạp lên ô tô để Tết về có cái mà đi lại. Sau Tết, có lên thì lại mang lên??. Chị cười hạnh phúc, tay thoăn thoắt chằng buộc kỹ càng những thứ phế liệu nhặt được lên chiếc xe đạp cà tàng. Xong xuôi, chị lại tranh thủ đủn tí củi vào bếp, mở vung chiếc nồi gang xem cơm đã chín chưa...




    Chằng buộc thật kỹ thành quả.
    Tranh thủ xem lại nồi cơm.

    Ra khỏi xóm trọ với những ngôi nhà tạm tuềnh toàng, tôi phóng xe ra phố. Đường xá trưa 29 Tết không còn cảnh tấp nập bán mua và tắc đường như mọi khi. Dễ dàng nhận thấy những khuôn mặt tươi rói hạnh phúc với những chiếc xe máy chở hoa và cây cảnh. Giờ này, mọi người đang vội trở về nhà để trang hoàng và chuẩn bị cho bữa tất niên ấm cúng. Còn nơi quê nhà Nam Định, giờ đây chắc cũng có những người chồng, người con đang mong ngóng những người vợ, người mẹ từ Hà Nội trở về, mang theo hy vọng một cái Tết đầy đủ hơn sau những đêm đông nhọc nhằn, vất vả.

    ? Và nuôi bố mẹ già

    10 giờ đêm 30 Tết. Đường phố lác đác người đang vội vã trở về nhà để chuẩn bị đón giao thừa. Tại điểm tập kết xe rác ở ngõ 84,Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội, chị Dần vẫn đang hối hả làm công việc hàng đêm của mình: Nhặt rác. Chị cho biết, đêm nay chị sẽ ở đây nhặt rác đến giao thừa mới về nhà trọ. Và như vậy, chị sẽ ở lại Hà Nội ?ođón tết? chứ không về quê. Chị Dần ở xóm 8, thôn Xuân Phong, Xuân Trường, Nam Định. Chị năm nay đã 48 tuổi, không có gia đình riêng mà ở vậy nuôi bố mẹ già. Bố chị năm nay đã 86 tuổi, còn mẹ chị thì 88. Hai cụ tuổi cao, sức yếu, lại bệnh tật đã lâu. Một mình chị ra Hà Nội nhặt rác kiếm tiền gửi về quê cho bà chị gái nuôi bố mẹ. Nghề nhặt rác vất vả, nhưng cũng ?ocạnh tranh? chẳng kém các nghề khác vì có rất đông người từ các miền quê ra đây mong kiếm được chút tiền từ những đồ thừa bỏ đi này. Chỉ có những ngày Tết, khi hầu hết mọi người đã về quê với gia đình thì những người ở lại như chị mới có thêm cơ hội. Vì vậy, khi chỉ còn một vài giờ nữa là tới giao thừa, chị vẫn chưa kịp chuẩn bị chút gì cho mình. Không thịt gà, bánh chưng, cũng chẳng có chút gì gọi là Tết. Chị chỉ vào mấy củ su hào, mớ rau để trong chiếc túi nilông và nói: Đấy, chỉ kịp mua chút rau này để sáng mai nấu ăn thôi. Tranh thủ lúc này vừa làm cho mình, cũng là giúp một tay với các chị trong tổ thu gom rác. Mai mốt rảnh rang sẽ ăn Tết sau vậy!.


    Vất vả đêm 30 vì bố mẹ già




    Còn mình chỉ chuẩn bị Tết với một chút rau

    Thấy tôi giơ máy ảnh lên chụp, chị ngại ngùng: ?oEm đưa chị lên báo à? Để mọi người thấy mình vất vả, khó khăn cùng cực thế này cũng thấy ngại lắm. Nhưng mà, chị cứ nghĩ, công việc không sạch sẽ chân tay, nhưng mình làm ăn lương thiện, chẳng có gì phải xấu hổ, em nhỉ?.

    Dúi vội vào tay chị chiếc bánh chưng và một phong bao lì xì gọi là tí chút mừng tuổi, tôi ra về mà lòng thầm mong một năm mới bình an, đỡ cơ cực hơn sẽ đến với chị.
    Bài, ảnh: Tuệ Khanh

  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Mình còn quá bình yên



    1. Trời sẩm tối. Vội vã về nhà. Gặp một em bé bới rác đi thất thểu. Cái bao tải trong tay em trống không. Có lẽ là một ngày kém may mắn của em. Có khi em phải nhịn đói.
    Muốn dừng xe cho em một ít tiền để giúp em qua ngày. Đường quá đông, khó quay xe. Dừng lại, em đã đi khuất mất rồi. Đêm về mất ngủ. Mình còn quá bình yên.
    2. Trưa. Đi ăn. Lặng lẽ quan sát một người mẹ trẻ và một chú bé con khoảng 3 tuổi. Người mẹ không nói gì. Không bao giờ nói. Chú bé dường như đã quen với im lặng. Không chạy nhảy. Không la hét. Em dùng ngón tay và ánh mắt nói chuyện với mẹ. Trông họ thật ?osung túc? mà sao mình vẫn thấy chạnh lòng. Mẹ em chẳng bao giờ nghe được em nói ?oCon yêu mẹ?. Mình còn quá bình yên.
    3. Sáng ra đường. Tai nạn. Người chết, người bị thương. Đọc báo mạng. Những người đã chiến đấu với bệnh tật nhưng không thắng nổi số phận. Xem truyền hình. Chiến tranh. Người bắn giết người. Nhìn lại mình. Mình còn quá bình yên.
    4. Chương trình giao lưu người tàn tật bốn nước châu Á. Chưa bao giờ gặp nhiều người khuyết tật tập trung đông như thế. Nhìn họ cười nói vui vẻ, thấy lòng quặn đau. Nhớ lại cảm giác cách đây 13 năm khi lần đầu xem chương trình văn nghệ của trường mù Nguyễn Đình Chiểu. Đã khóc rất nhiều.
    5. Nhiều lúc cuộc sống hối hả, bon chen đã làm mình quên lãng. Nhưng có những đêm về thao thức. Là khi nghĩ có biết bao người mà cuộc sống của của họ gặp quá nhiều khó khăn, cực nhọc. Nhưng họ vẫn ?ophải sống?, vẫn tin vào những điều tốt đẹp, vẫn tự nhủ mình ?otôi ơi, đừng tuyệt vọng?. Chính tôi cũng phải nhắc nhở mình điều này mỗi khi ?otuyệt vọng? vô lối dù cuộc sống còn quá bình yên.
    Hoàng Thanh Hải

  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nhóm tình nguyện ?oCùng hành động? kêu gọi quyên góp quần áo, giày dép, sách vở,?nhằm giúp đỡ trẻ em nghèo huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần (tỉnh Hà Giang) trong những ngày giá rét mùa đông.
    Miền Bắc đang hứng chịu những đợt gió mùa, không khí lạnh tăng cường liên tục được coi là khốc liệt nhất trong lịch sử.

    Trong thời gian này, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin, bài, hình ảnh về sự khó khăn vất vả của đồng bào miền núi cao phía Bắc đang ngày đêm vật lộn chống chọi lại giá lạnh.

    Có tận mắt chứng kiến hình ảnh những đứa trẻ nơi đây với một hai tấm áo vải mỏng manh thậm chí không có đồ để mặc , run rẩy nô đùa trong giá lạnh dưới 5độ C, bạn sẽ cảm thấy xót xa và buốt lòng như thế nào.

    Chúng tôi, nhóm tuổi trẻ tình nguyện ?oCùng hành động? mong muốn được góp sức lực của mình vận động tổ chức một chuyến đi tới hai huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần ( Hà Giang) với mục đích làm nhịp cầu Chia sẻ tấm lòng của các bạn tới những người dân miền núi nghèo đang gặp khó khăn, đặc biệt là các em nhỏ.

    Với thông điệp ?ođể những em nhỏ được mặc áo ấm?, chúng tôi kêu gọi các bạn hãy tham gia ?oCùng hành động? và ?ochia sẻ tấm lòng? .


    Chương trình ?oHà Giang ?" Chia sẻ tấm lòng?

    Đơn vị thực hiện: Nhóm tuổi trẻ tình nguyện ?oCùng hành động? dưới sự giúp đỡ của văn phòng PLAN tại Hà Giang.

    Thời gian quyên góp: Từ ngày 16/2/2008 ?" 8/3/2008.

    Trang thông tin cập nhật: http://blog.360.yahoo.com/cunghanhdong

    Hình thức quyên góp:

    Quyên góp trẻ em: quần áo, giầy dép, mũ, tất?mới và cũ (còn lành lặn)

    Quyên góp cho người lớn: quần áo, giày dép, chăn ấm ? mới và cũ (còn lành lặn).
    Quyên góp hỗ trợ thư viện cho các điểm trường miền cao: sách vở và truyện thiếu nhi.

    Địa điểm nhận quyên góp:

    Quán cafe Buzz, số 4 ngõ 34 Văn Cao - cạnh sân vận động Quần Ngựa (từ 12h trưa tới khuya)

    Quán Gina cafe, số 102 D6 Giảng Võ (trong ngõ cạnh KS Hà Nội khoảng 150 mét)

    Phòng khám Hồng Mai, 83 Giải Phóng (từ 1h chiều tới 9h tối )

    Văn phòng Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVAF), 15 Đặng Dung, Ba Đình, Hà Nội (gặp Phạm Thị Hồng Nết )

    * Các cơ quan trường học có số lượng quyên góp lớn, xin liên hệ trực tiếp với nhóm ?oCùng hành động?, chúng tôi sẽ đến tận nơi tiếp nhận.

    Mọi thắc mắc hoặc liên hệ với chương trình, xin liên lạc theo các số điện thoại sau:

    Đặng Lê Anh : 0936011088

    Lê Trường : 0912784018

    Phạm Thị Hồng Nết: 0904294356
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Sống yêu thương... Chết thương yêu
    Dùng tiền phúng điếu ủng hộ người nghèo



    (Dân trí) - Tin từ Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Trà Vinh cho biết, vừa nhận được số tiền hơn 88 triệu đồng từ tay bà Giang Nữ (ngụ phường 2 - Thị xã Trà Vinh) với nguyện vọng của người chồng quá cố là giúp đỡ cho những người nghèo khó.
    Số tiền trên là toàn bộ số tiền phúng điếu người chồng của bà Giang Nữ, sẽ được dùng xây dựng nhà đại đoàn kết cho dân nghèo ở các xã vùng sâu tỉnh Trà Vinh.

    Bà Giang Nữ còn vận động người thân và bạn bè hàng xóm láng giềng đóng góp hơn 6 tấn gạo để tặng cho dân nghèo trong dịp tết Nguyên đán.
    Tỉnh Trà Vinh đa số là người dân tộc Khơme và có cuộc sống hết sức khó khăn. Đây là lần đầu tiên của tỉnh có người dân hiến tiền phúng điếu với mục đích làm từ thiện.
    Huỳnh Hải

  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Ông già 73 tuổi tham gia ''Tình nguyện xanh''
    Hơn 10 năm qua, dù nắng hay mưa, ở góc đường khu cư xá Tân Cảng, quận Bình Thạnh, TP HCM, ông Tư vẫn cặm cụi bơm, sửa xe lấy tiền giúp bà con nghèo.
    Ông Đào Văn Tư, 73 tuổi ở quận Bình Thạnh nhiều lần có mặt trong những đội quân tình nguyện khắc phục hậu quả bão lũ giúp bà con miền Trung, Cần Giờ...
    Ông Tư đã tự đến Thành đoàn TP HCM đăng ký tham gia chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh. Ban đầu được phân công tại mặt trận thành phố, chiến sĩ Tư nói: ?oCác cậu bố trí cho tôi đi nơi xa nhất để giúp bà con nghèo?.
    Năm ngoái ông khoác ba lô cùng sinh viên ĐH Mở lên tận Đắc Nông. Đặt chân đến buôn làng, ông phát hiện nguồn nước các hộ dân dù được lấy lên từ giếng nhưng vẫn có mùi tanh; nhiều giếng trong buôn đều không xây thành nên nước thải có thể chảy ngược xuống giếng. Ông đề xuất công trình xây giếng. Giếng của ông thiết kế vừa có thành đặt cần quay, vừa có sàn rửa tiện lợi cho bà con. Gần một tháng chiến dịch, ông cùng các chiến sĩ đã xây được bảy giếng.
    Mùa hè xanh năm nay, ông lại có mặt trong đoàn quân của Học viện Hành chính quốc gia cơ sở TP HCM về tuốt miệt Giồng Riềng (Kiên Giang) để cùng xây cầu, đắp đường cho bà con. Hành trang ông mang theo còn có bốn chiếc xe đạp do ông tự lắp ráp để tặng học sinh nghèo và thùng tiền đựng số tiền công sửa xe của ông trong hơn hai tháng ròng rã. Khui thùng tiền, gom lại được hơn 2,4 triệu đồng làm chi phí khoan giếng.
    Năm 1994 về hưu, năm 1995 ông Tư sắm sửa đồ nghề ra đầu ngõ sửa xe đạp. Hơn 10 năm trời, dù nắng hay mưa, ở góc đường khu cư xá Tân Cảng, quận Bình Thạnh, TP HCM có một ông lão tóc muối tiêu ngày ngày cặm cụi bơm, sửa xe.
    Chỗ ông ngồi bao giờ cũng có một thùng nhỏ với dòng chữ: "Sửa xe ủng hộ người nghèo". Tiền sửa xe ông đều bỏ vào thùng. Ông tâm sự: ?oMình còn sức sửa xe, một ngày kiếm được dăm ba ký gạo là đã giúp được một gia đình chống chọi với cái đói?.
    Trong căn nhà tập thể tuềnh toàng, ông trầm ngâm: ?oTôi đã từng sống trong cảnh khổ mới hiểu cái nghèo?. Rồi ông kể chuyện đời mình, sinh ra trong gia đình khá giả nhưng ông đã phải mưu sinh bán kem, lạc rang... trên đường phố Hà Nội nhiều năm. Đấy là quãng đời khi ông bỏ làng ra đi lúc mới chín tuổi vì mẹ mất, bố ông bị Tây bắt đi tù, hai anh trai đi thoát ly tham gia cách mạng. Năm 1954, thủ đô giải phóng, ông Tư vào làm tạp vụ ở ĐH Nông nghiệp.
    Từng nếm trải những thăng trầm cuộc đời, ông Tư muốn chia sẻ những vất vả với người nghèo. Và mỗi lần thùng đựng tiền công sửa xe của ông được khoảng hai, ba triệu ông lại đạp xe đến những nơi còn khó khăn để chia sẻ với người nghèo.
    (Theo Tuổi Trẻ)
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Xuân về sưởi ấm trái tim người Việt
    Hòa cùng với không khí Tết tràn ngập khắp đất nước, cộng đồng blog Việt háo hức chung tay thực hiện các hoạt động từ thiện.
    Tận dụng khả năng lan tỏa nhanh của mạng xã hội, các chương trình thiện nguyện online trong dịp Xuân Mậu Tý đã kêu gọi mọi người cùng chia sẻ, mở rộng vòng tay nhân ái với hi vọng làm bừng lên nụ cười và làm ấm lại trái tim của những người dân gặp hoàn cảnh khó khăn. Dưới đây là những chương trình tiêu biểu trên thế giới blog vừa qua.
    Chương trình ?oXuân cho dân nghèo xích lô, ba bánh? (theo tuthienminhtam?Ts blog)
    Lập Blog không phải chạy đua theo phong trào mà để cảm thông, sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh. Blog Từ Thiện Minh Tâm ra đời đã làm thay đổi cách nhìn về cộng đồng Blogger Việt.
    Năm nay giữa không khí rộn ràng ngày xuân, lệnh cấm "đình chỉ lưu thông xe tự chế 3-4 bánh" làm cho những người đạp xích lô, ba bánh phải đối mặt với cảnh thất nghiệp, đói ăn trong ngày Tết. TTMT, nhóm Bảo vệ sự Sống, nhóm FIAT, nhóm Ước Mơ Xanh kêu gọi các vị ân nhân, các Mạnh thường quân cùng chung tay lo 250 phần quà Tết, mỗi phần khiêm tốn 100.000đ để phần nào an ủi giúp đỡ động viên họ vượt qua thời điểm khó khăn, tạo niềm tin và hy vọng, giúp họ vươn lên tìm phương kế mưu sinh thoát nghèo thoát khổ. Từ 31/1/2008 (tức đêm 24 Tết âm lịch) đến 3/2/2008 các thành viên TTMT sẽ chia nhau trực tiếp tặng quà cho các gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
    Chương trình ?oTết Âm lịch Mậu Tý cho trẻ lang thang Cầu Mới? (theo UCC?Ts blog)
    "Tết Âm Lịch sắp đến, đặt chúng ta đứng trước cái ranh giới của một năm cũ và một năm mới, ranh giới của những điều đã qua và những điều sắp đến. Bạn ơi, trong những ngày chờ đợi cái thời khắc giao thừa thiêng liêng và quý giá ấy, có những em bé vẫn phải ngày ngày lang thang trên vỉa hè từ sáng sớm đến tối mịt mà vẫn không đủ no, không được mặc ấm. Và trong khi các em bé khác được hưởng cái niềm vui hồn nhiên của trẻ thơ khi nghĩ đến những bộ quần áo mới xúng xính trong ngày Tết và những phong bào lì xì tươi đỏ thì các em bé ấy vẫn phải cười cái nụ cười cằn cỗi của những đứa trẻ lang thang?"
    Với thư ngỏ giản dị, năm nay câu lạc bộ Tình nguyện trẻ Cầu Mới nỗ lực chuẩn bị cho những trẻ em lang thang trên địa bàn Ngã Tư Sở một cái Tết xa nhà trong tình thương ấm áp. Hoạt động cụ thể của nhóm bao gồm tự gói bánh chưng, tổ chức liên hoan và trao quà cho trẻ diễn ra từ 7h00 ngày thứ năm 31/1/2008 (24 âm lịch) đến 9h00 ngày thứ sáu 1/2/2008 (25 âm lịch).
    Chương trình ?oLàm điều phúc hạnh phúc cả năm 2008? (theo chanhpc?Ts blog)
    Chương trình này được tổ chức bởi nhóm từ thiện của Thầy Thanh Vân - Chủ nhiệm CLB "Chung một tấm lòng" chùa Từ Hạnh. Chanhpc?Ts blog giới thiệu với bạn đọc 8 trường hợp khó khăn ở xã Hậu Thạnh Tây, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, một trong những xã nghèo nhất ở tỉnh này. Blogger này hi vọng chương trình này sẽ nhận được sự ủng hộ của đông đảo cộng đồng blog Opera với mục đích mang lại cái Tết no đủ cho họ nhờ tinh thần tương thân tương ái của những người dân đất Việt.

    Chương trình ?oThông điệp Xuân 2008? (theo tutam)
    Ngôn ngữ của tấm lòng - đó là danh hiệu các blogger dành tặng cho Từ Tâm. Khẩu hiệu của câu lạc bộ là ?oMang niềm vui đến cho mọi người cũng là cho chính mình?.
    Vốn là các blogger năng nổ, Từ Tâm liên kết với CLB CTXH 7xSaigon để chung tay thực hiện chương trình lớn nhân dịp Tết Nguyên Đán. Cụ thể, Từ Tâm tiếp tục sát cánh bên nhau tổ chức chương trình "Thông điệp Xuân 2008" tại 7 địa điểm vào ngày 2 và 3/2/2008. Ngoài 300 phần quà Tết dành cho các cụ già và trẻ em, hai CLB còn gửi tặng mỗi nơi một cây mai với tấm thiệp do chính các thành viên viết lời chúc Tết.
    Chương trình ?oBước chân thiện nguyện vì đồng bào nghèo? (theo emotino)
    ?oHướng về cộng đồng nhân văn? là tiêu chí xuyên suốt của chương trình. 15.000 người đã tham gia Chương trình đi bộ từ thiện Lawrence S. Ting lần 3 - 2008, khai mạc lúc 6 giờ sáng 20/1 tại đô thị Phú Mỹ Hưng trên lộ trình 4km nhằm quyên góp từ thiện ủng hộ Quỹ Vì người nghèo TPHCM, giúp đồng bào nghèo đón Tết Nguyên đán Mậu Tý.Đây là hoạt động do Công ty LD PMH phối hợp cùng Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM, UBND quận 7 tổ chức nhằm hưởng ứng phong trào ?oToàn dân chăm sóc người nghèo? do Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam phát động.
    Lời kết cho bài viết này, chúng tôi xin trích chia sẻ của blogger Lisieux: ?oCác nhóm blogger thiện nguyện là những bếp lửa, những đóa hoa mang lại sự ấm áp, an ủi và niềm vui đến với những người sống quanh ta. Các bạn là tấm gương đáng trân trọng giữa đời sống còn nhiều khiếm khuyết này.?
    Mỹ Lâm stvn
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Lòng tốt ở quanh ta

    Có bao giờ bạn để ?Z thấy là nhiều khi sự giúp đỡ đến với mình rất đúng lúc hay không? Mấy năm trước đây, một nghệ sĩ ở bang California đã đẽo một món quà Giáng sinh độc đáo để gởi về cho song thân của mình vốn đang sống ở bang Connecticut. Đó là một bức tượng cao khoảng một mét hai mươi phân, có dáng vẻ của một người giơ cao ngón tay cái muốn xin quá giang xe.
    Món quà như vậy đã là bất thường rồi, thế nhưng cái cách mà ông gởi nó về quê nhà còn kỳ lạ hơn nữa. Ông ta đem bỏ nó ở ven đường và để cho nó tự xin "quá giang xe" suốt một quãng đường dài băng ngang quá xứ sở. Địa chỉ của song thân ông ở vùng New England được ghi trên một tấm bảng nhỏ đeo quanh cổ bức tượng, còn trên ngực nó là dòng chữ thật lớn "Connecticut". Chỉ trong vài tuần lễ, những người không quen biết đã mang bức tượng này vượt qua chặng đường dài 2.500 dặm đến tận tay bố mẹ của nhà điêu khắc vào đúng dịp lễ Giáng sinh.
    Tôi cảm thấy lòng mình như rộn rã hẳn lên khi nhớ lại rằng đời mình đã thường gặp những người luôn sẵn lòng giúp đỡ tha nhân như vậy. Quả đúng vậy, dù ở bất kỳ tình huống nào, luôn có một ai đó sẵn lòng chìa tay ra với ta, lắng nghe ta bày tỏ và san sẻ cùng ta mọi nỗi niềm. Những khi ta cần được trợ giúp, hay khi ta đang phải trải qua những thời khắc suy sụp trong đời, luôn có những người muốn đến bên để giúp đỡ ta.
    Thực sự là, ta sẽ chẳng bao giờ bị cô đơn hoàn toàn. Ta luôn có được một "hệ thống hỗ trợ nhân sinh" ?" những lòng nhân ái ở quanh ta, những người mà ta chưa một lần quen biết! Và đó chính là nguồn tài sản qu?Zí?Z giá nhất của ta trên cuộc đời này.

    Steve Goodier.

Chia sẻ trang này