1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sống yêu thương... - Tuyển Người hỗ trợ cá nhân (Personal assistant- PA) - "Hội trái tim từ thiện Hà

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi saobien_12, 17/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Vượt qua giông tố cuộc đời

    Câu chuyện sau đây có thể là hư cấu nhưng đem lại cho chúng ta đôi điều suy ngẫm. Một phụ nữ nọ có nuôi một chú chim hoàng yến, giọng hót tuyệt vời của nó đã giúp bà khuây khỏa rất nhiều. Thế rồi một ngày kia, bà lấy máy hút bụi ra làm vệ sinh chuồng chim. Và trước nỗi kinh hãi của nữ chủ nhân, bỗng nhiên? con vật cưng bé bỏng bị hút tọt vào bên trong máy.
    Bà vội vã tháo chiếc túi đựng rác ra, dùng tay đào bới mớ bụi rác cho đến khi tìm thấy được chú chim tội nghiệp bị chôn sâu trong đống lổn nhổn của một tháng trời vệ sinh nhà cửa. Đã vậy bà còn làm cho tình hình tồi tệ thêm bằng cách mang nó đến bồn nước, xách ngược hai chân lên rồi mở nước xối mãi? cho đến khi màu lông của nó vàng trở lại mới thôi!
    Vài ngày sau có một người bạn hỏi thăm bà chú chim ấy bây giờ ra sao.
    "Ôi dào, tôi cho là nó đang bình phục", bà trả lời, "chỉ sợ là nó không còn hót được nữa. Nó cứ đứng im trong chuồng, nhìn trừng trừng vào khoảng không trước mặt, ánh mắt thì cứ lạnh tanh như thủy tinh ấy!"
    Tôi đã từng trông thấy ánh mắt đó! Và chúng ta ai cũng hơn một lần đều đã được nhìn thấy nó trong gương. Nhất là sau khi ta vừa mới trải qua một cơn giông tố khủng khiếp nào đó trong cuộc đời.
    Tục ngữ Nga có câu: "Cây búa đập vỡ kính, nhưng lại rèn được thép". Khi cây búa của hoàn cảnh nghiệt ngã giáng xuống ta, thì nếu yếu đuối ?" ta sẽ bị vỡ tan, nhưng nếu ta có đủ nội lực và niềm tin, cây búa ấy sẽ rèn ta trở nên cứng cỏi, mạnh mẽ hơn.Tất cả chúng ta đều muốn trở thành thép! Hãy trang bị cho mình lòng can đảm, một nội lực vững mạnh và niềm tin son sắt vào cuộc sống ?" để mỗi khi giống tố phủ chụp xuống cuộc đời, chúng chỉ có thể giúp luyện ta trở thành thép, chứ không làm ta vỡ tan thành hàng ngàn mảnh kính mong manh.

    Được tinhnguyen08 sửa chữa / chuyển vào 23:57 ngày 26/02/2008
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    MỘT PHÚT CÓ THỂ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI
    Trong kinh doanh, chúng ta có thể bị lừa gạt, trong tình yêu chúng ta có thể bị phản bội, bạn tâm giao có thể làm ta suy sụp, người ta tin tưởng nhất có thể dối lừa ta, những người xa lạ quanh ta có thể khiến ta thất vọng và nản lòng... Cuộc sống luôn có mặt tiêu cực và mặt tích cực. Bạn không thể chỉ mãi chú tâm vào vẻ hào nhoáng, rực rỡ của tấm huân chương mà quên rằng ngay cả nó cũng có mặt trái của mình.
    Những thất vọng, khổ đau, sự tổn thương tinh thần trong cuộc sống mỗi người hun đúc ta trở nên mạnh mẽ, trưởng thành và chín chắn hơn. Nếu chỉ vì bị bội phản mà ta đơn giản quyết định sẽ không bao giờ tin tưởng ai hết, chỉ vì bị dối lừa mà ta quyết định sẽ không kết giao với ai nữa... Đó không phải là cách ta tồn tại và bước đi trong đời.
    Sự thật là, một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc chỉ có thể thăng hoa trong bầu không khí của lòng tin yêu. Người hạnh phúc là người biết rằng lòng tin cũng cần thiết như khí trời vậy. Họ hiểu rằng bạn bè là những người mà họ có thể tin tưởng, người yêu có thể sẽ thủy chung, còn những người xa lạ rồi sẽ bước ra khỏi cuộc đời họ... Luôn có sự mong manh giữa các giới hạn. Điều quan trọng là phải biết tin tưởng, nhận ra sự cần thiết của các mối quan hệ trong cuộc đời và chấp nhận nó, như nó vốn có chứ không phải như ý bạn muốn.
    Khi sống và hành động bằng lòng tin yêu, bạn sẽ tạo nên nhiều điều khác biệt. Chỉ một khoảnh khắc thôi đôi khi cũng có thể tạo nên những biến chuyển lớn trong các mối quan hệ nhân sinh. Trong cuộc sống bận rộn và không ngừng vận động ngày hôm nay, có khi nào bạn tìm cách thoát ra khỏi vòng xoáy, dành thời gian - dù chỉ là một phút - để nói lời tri ân với ai đó chưa? Một phút để nói với ai đó rằng bạn thật sự quan tâm và yêu mến họ? Một phút để tán thưởng và ngợi khen những điều tốt đẹp họ đã làm trong đời? Một phút để cám ơn ai đó đã làm cho cuộc sống của bạn tươi sáng và ấm áp hơn chỉ bằng việc họ có mặt ở trên cõi đời này... Một phút thôi - nhưng đôi khi đem đến sự đổi khác cho cả một đời người.
    "HÃY CỨ NGƯỚC NHÌN LÊN CÁC VÌ SAO NHƯNG NHỚ GIỮ CHO ĐÔI CHÂN VẪN ĐỨNG VỮNG TRÊN MẶT ĐẤT"
    "BẢN CHẤT CỦA LÒNG YÊU THƯƠNGLÀ SỰ TỰ NGUYỆN CHĂM SÓC, LÀ SỰ HY SINH,CHIA SẺ VÀ QUAN TÂM ĐẾN NHAUBẰNG CON TIM CHÂN THÀNH
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Ngay giữa thành phố Biên Hòa nhộn nhịp, có một quán cơm mà ?ochủ nhân? mở ra để chấp nhận... bù lỗ, miễn sao phục vụ được tầng lớp lao động nghèo. Chỉ cần 2,000 đồng Việt Nam là đã có một bữa ăn trưa thịnh soạn, no nê...
    Ngày 19 Tháng Năm năm 2005, quán cơm xã hội Già Lam Thiện Sanh tròn đúng 4 tuổi, chẳng ai ngờ quán lại có thể tồn tại lâu như thế. ?oNgày khai trương, chúng tôi nghĩ quán giỏi lắm cũng chỉ tồn tại vài ba tháng, hết kinh phí, rồi lại dẹp thôi; cũng có lúc khó khăn về tài chính thật, định buông xuôi nhưng thầy bảo cứ làm hết mình, cần tin vào lòng tốt ở xã hội, tiền có thể hết chứ lòng tốt không bao giờ hết...? bà Phạm Ngọc Thảo, người phụ trách quán cơm, đồng thời là chủ nhân trung tâm vui chơi dành cho thiếu nhi ?oNgôi Sao Trẻ? nói. Bà Thảo cho biết thêm, ?ochủ nhân? của quán cơm xã hội là thầy Thích Phước Minh, chủ trì chùa Già Lam Thiện Sanh, ?oThành phố Biên Hòa đang thu hút nhiều thành phần lao động nghèo về sinh sống, thầy chỉ ước nguyện có được một quán cơm từ thiện, chia sẻ phần nào gánh nặng cuộc sống khó khăn của họ.? Quán ra đời do sự gặp gỡ của những tấm lòng. Vào đầu năm 2001, bà Thảo tìm được một mảnh đất khá rộng mở trung tâm vui chơi dành cho thiếu nhi ?oNgôi Sao Trẻ?, hòa thượng ngỏ ý xin một một phần đất mở quán cơm từ thiện, bà liền đồng ý và còn đắc lực đóng góp thêm công sức, tiền của ngay từ những ngày đầu quán hình thành cho đến giờ.
    Mỗi ngày cứ tầm một giờ trưa đổ ra, hàng trăm lao động nghèo, đủ mọi thành phần: Dân chạy xe ôm, xích lô, ba gác, bán số, nhặt ve chai, học sinh,... quy tụ về quán ăn trưa. Chỉ 2,000 đồng là được một dĩa ăn bình dân, khá đủ chất dinh dưỡng với 3 món hẳn hoi: Mặn (thịt kho trứng, thịt rang, cá chiên, cá kho,...) xào và một bát canh, có bữa còn khuyến mãi dưa leo, cà chua sống,...
    Một nồi cơm thêm để cạnh cửa vào bếp, nếu ai muốn ăn thêm tự vào lấy bao nhiêu cũng được, hoàn toàn miễn phí. Một bình nước lọc, thùng nước trà đá để sẵn khách muốn uống tự lấy ly phục vụ. Ngồi để ý, mặc dù một xuất chính - đĩa đầy cơm với thức ăn ?ocon gái ăn không hết?, nhưng với các chàng thanh niên lao động thì không đủ, hầu hết đều tự vào lấy cơm thêm, rất tự nhiên.
    Quán cơm xã hội này, thực tế đã trở thành điểm tựa cho người nghèo, mặc dù quán nằm sâu trong đường hẻm Quốc Lộ 15 (phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa) nhưng người nghèo ?otruyền tin? cho nhau nhanh biết nên quy tụ về quán rất nhiều. Bà Phạm Thị Thì, quê Thanh Hóa, hơn hai năm vào Nam bán vé số, được các bạn chung trọ giới thiệu ngày nào bà cũng ghé vào quán ăn. ?oTrong Nam dễ kiếm đồng tiền, nhưng cũng rất dễ tiêu tiền, cái gì cũng tiền, mắc mỏ. May có quán từ thiện này, mỗi tháng cũng bớt được kha khá gởi về cho chồng con,? bà Thì nói.
    Anh Lê Ðức Sông, chạy ba gác, là một trong những vị khách ?otrung thành từ ngày đầu? nói: ?oTôi rất hoan nghênh quán cơm, giá cả ?oquá đã? thế này phù hợp với thu nhập thấp của lớp nghèo chúng tôi. Mặc dù chúng tôi nghèo, nhưng mấy chị trong quán vẫn phục vụ chúng tôi niềm nở, dễ chịu. Tôi biết, giá 2,000 đồng ăn thoải mái chắc chắn quán phải bù lỗ nhiều, tôi hy vọng có nhiều người hảo tâm giúp đỡ để quán được tồn tại, thực chất là giúp người nghèo chúng tôi.?
    Ông Ðinh Quốc Phi, xuất thân từ gia đình ?ocó đến 3 đời nghèo, từ thời ông nội, ông cố gì đó?. Nhà có 7 người con, nhiều chục năm đạp xích lô nhiều lúc nhịn đói đạp về nhà cả chục cây số để ăn cơm. ?oVất vả lắm ngày kiếm được 15,000 đồng đến 20,000 đồng, ăn một đĩa cơm hết 5-7 ngàn đồng, cơm thêm tính tiền thêm, cũng xót.? Từ ngày có ?oquán cơm 2,000 đồng, ăn no phình bụng?, anh Phi không còn khổ sở đạp về nhà ăn cơm, yên tâm lao động, nhờ vậy thu nhập ?ocó đồng dư, lâu lâu mua về cho con bịch bánh, ít trái cây.?
    Ông Bùi Văn Khánh, 54 tuổi, thợ hồ xây dựng, tuy là người ở thành phố Biên Hòa từ nhỏ nhưng thuộc tầng lớp lao động nghèo, nói: ?oCông trình làm trong nội thành, hơn 2 tháng nay tôi không phải lỉnh kỉnh mang cà men đựng cơm trưa như các công trình ở ngoại thành, cứ vào quán này ăn. Thức ăn ở đây làm vệ sinh, vừa miệng, giá lại cực rẻ, giá mà quán phục vụ thêm được bữa ăn chiều và ngày Chủ Nhật, tầng lớp người nghèo khổ như chúng tôi được nhờ cậy biết mấy?. Ngoài đối tượng lao động, nhiều học sinh, sinh viên nghèo trường Công Nhân Kỹ Thuật, trường Cơ Ðiện,... nhờ quán cơm xã hội ?otiết kiệm đáng kể cho cha mẹ nghèo?.
    ?oVới giá 2,000 đồng, may lắm chỉ vừa đủ tiền chất đốt, hỗ trợ cho các chị làm bếp. Trung bình mỗi ngày có trên 300 người ăn, tính ra hết khoảng 1.2 tấn gạo/tháng. Gạo do nhà chùa cấp, nếu tính thêm chi phí khác (điện, nước,...) nhà chùa phải bù lỗ 7-8 triệu đồng/tháng. Rất nhiều người nghèo đề nghị, quán phục vụ thêm bữa tối, nhưng chúng tôi không có khả năng,? chị Thảo nói. Ðể tiết kiệm gạo, tránh cháy cơm, các chị bếp nghĩ ra cách nấu bằng cách ?ohấp sôi? (bỏ các khuôn gạo vào thùng nước, đậy kín, nước sôi bốc hơi gạo chín thành cơm.) Quán hiện có 5 chị, ?othức dậy từ 4-5 giờ sáng để chuẩn bị đi chợ, làm đồ ăn?, mặc dù các chị đến phục vụ tự nguyện, nhưng nhà chùa vẫn hỗ trợ mỗi người 300,000 đồng /tháng . Niềm tự hào của các chị: ?oChưa bao giờ để cho người nghèo vào quán than phiền vì thiếu cơm, đồ ăn ít hoặc không ngon?.
    Thầy Thích Phước Minh nói: ?oChúng tôi sẽ làm lời cho quán cơm này từ những tấm lòng hảo tâm. Ðừng lầm đây là chuyện bố thí mà là vấn đề biết san sẻ, người có điều kiện kinh tế chia sẻ với những người nghèo?. Quả thật, quán xã hội tồn được tại là nhờ những tấm lòng hảo tâm. Có những người tốt ?otheo quán? từ ngày khai trương cho đến hôm nay như chị Chi bán cá ở chợ Phúc Hải, ngày nào cũng dành ủng hộ mấy ký cá, hay như chị Bạch yến, hàng tháng hỗ trợ vài tạ gạo...
    Bốn năm, quán phục vụ trên dưới 400,000 suất ăn, bù lỗ không dưới 400 triệu đồng nhưng đó lại là niềm vui của vị hòa thượng khả kính Thích Phước Minh, thầy nói: ?oCàng phục vụ tốt thì quán càng đông khách mà càng đông thì quán... càng lỗ nhưng quán lỗ thì nhà chùa mới vui?. Mừng sinh nhật 4 tuổi, mừng ngày Phật Ðản 15 Tháng Tư Âm Lịch (22 Tháng Năm) quán có một chiêu khuyến mãi đặc biệt, từ ngày 19 đến ngày 22 Tháng Năm quán phục vụ cơm miễn phí 100%; đặc biệt đúng ngày sinh nhật quán cơm xã hội Già Lam Thiện Sanh còn tổ chức cho 300 em khuyết tật vui chơi tại công viên nước ?oNgôi Sao Trẻ?.
    Song điều làm chúng tôi nể phục, mặc dù giá cả do ảnh hưởng xăng dầu tăng giá đang leo thang đến chóng mặt, làm vất vả cho các bà nội chợ chi tiêu nhưng quán vẫn giữ đúng mức giá 2,000 đồng như thuở ban đầu. Ðiều đó có nghĩa, gánh nặng tài chánh lại thêm nặng trên vai nhà chùa.
    HD
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Lời ngỏ
    (Chúng tôi gửi hộ tổ chức Người Việt Trẻ)
    Bạn Nguyễn Hoàng Khánh, hiện đang là sinh viên năm 5 đại học Y Khoa Huế và là trưởng nhóm HĐXH Người Việt Trẻ Bắc Trung Bộ.Hiện bố bạn Hoàng Khánh đang bị bệnh hở van hai lá tim nặng và cần phẫu thu ật trong thời gian tới. Chi phí phẫu thuật lên tới 60 triệu VND. Số tiền đó quá lớn so với hoàn cánh rất khó khăn của gia đình Khánh lúc này. Gia đình Khánh đang ở huyện Hoà Vang, một huyện rất nghèo tại Đà Nẵng. Gia đình Khánh đã chịu thiệt hại nặng nề trong cơn bão Xangsane vào tháng 10 năm 2006.
    Sau khi chứng kiến và trải qua những tổn thất nặng nề của cơn bão Xangsane, Hoàng Khánh đã tham gia chương trình "Quyên góp ủng hộ nạn nhân cơn bão Xangsane" của tổ chức HĐXH Người Việt Trẻ để quyên góp và cứu trợ cho những nạn nhân bị thiệt hại tại Huế. Chương trình đó đã quyên góp được gần 100 thùng quần áo, 3.800.000 VNĐ và nhiều đồ dùng, dụng cụ... cho các gia đình bị thiệt hại tại huyện Phú Lộc và huyện A Lưới, Huế. Chương trình đã diễn ra và trao tặng trong tháng 11/2006.
    Sau chương trình đó, Hoàng Khánh đã tham gia rất nhiệt tình và năng nổ trong các hoạt động tình nguyện của tổ chức HĐXH Người Việt Trẻ (NVT). Sau 3 tháng hoạt động, Khánh đã thực sự trở thành đầu tàu của nhóm Người Việt Trẻ tại Huế với nhiều ý tưởng và chương trình tình nguyện ý nghĩa. Điều đó đã được các bạn NVT công nhận và Hoàng Khánh đã được bầu là trưởng nhóm Người Việt Trẻ Bắc Trung Bộ (NVTBTB) từ đầu năm 2007. Từ đó đến nay, Hoàng Khánh đã lập kế hoạch và cùng NVT BTB đã tổ chức được 15 chương trình tình nguyện lớn nhỏ nhân các ngày lễ lớn, nổi bật như "Thăm và tặng quà bệnh nhân nghèo tại Huế", "VN2015 tại Huế", "Mỗi tuần một mái ấm",... Đặc biệt Khánh đã điều hành rất tốt chương trình "Mang Tết về cho đất Nam Đông" và NVT đã quyên góp được gần 2 tấn quần áo, 3.500.000 VND và nhiều đồ dùng, gạo, mỳ gói... để làm quà tặng tết âm lịch cho 420 hộ dân nghèo tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế vào tháng 1/2008. Qua những HĐXH không mệt mỏi vì cộng đồng, Hoàng Khánh đã được báo Tiến Phong viết bài tuyên dương về tinh thần và tấm lòng vì những mảnh đời khó khăn.
    Tuy nhiên, đằng sau các hoạt động tình nguyện vì người nghèo khác, hoàn cảnh gia đình Khánh lại hết sức khó khăn.... Cả nhà Khánh sống trong một túp lều tranh trong 18 năm trời ở ngoài núi, ngôi nhà gần nhất cũng cách khoảng 2km. Cách đây 5 năm, cả nhà mới vào được làng và dành dụm để xây được căn nhà nhỏ tại thôn Phú Thượng- Xã Hoà Sơn huyện Hoà Vang thành phố Đà Nẵng. Ngôi nhà nhỏ vừa xây xong thì cơn bão Xangsane đă ập tới. Cơn bão quá lớn đã cuốn đi toàn bộ cây cối và hoa màu, ngói đổ và đồ đạc đều hỏng. Cả nhà đã vất vả lại càng thêm khó khăn hơn sau cơn bão. Sau một vài tháng, nhà Khánh có tang khi Bà nội mất. Cả nhà cố gắng vượt qua nỗi đau và làm việc vất vả để đủ sống. Tất cả kinh tế gia đình tập trung vào người Mẹ. Mẹ Khánh làm nghề bốc vác đá tại mỏ đá Phú Hạ, thu nhập hàng ngày được 45.000 VND nhưng công việc rất nặng nhọc và bụi bặm. Hiện mẹ Khánh cũng đang bị bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng. Ba Khánh làm nông tại nhà. Cả 4 anh chị em Khánh đều đang đi học nên dù vất vả làm thêm, cả nhà cũng chỉ vừa đủ sống.
    Nhưng thật không may, khi cách đây 2 tháng, Ba Khánh đã phát hiện bị bệnh tim hở van hai lá nặng, đã có biến chứng suy tim và rối loạn nhịp tim. Chi phí để phẫu thuật tại bệnh viện Trung ương Huế lên tới... 60 triệu VND. Số tiền đó thật quá lớn so với số tiền nhà dành dụm có được (gần 1 triệu đồng). Bệnh tình của Ba Khánh rất nặng nên hiện Khánh và mọi người trong gia đình đang rất lo lắng và cố gắng vay mượn bạn bè, anh em để điều trị. Khánh và gia đình rất mong có một tổ chức hay chương trình từ thiện hỗ trợ phẫu thuật tim cho bệnh nhân nghèo để gia đình Khánh vượt qua khó khăn này.
    Mình viết lời ngỏ này với mong muốn các tổ chức từ thiện, các tấm lòng hảo tâm và những bạn trẻ tình nguyện cùng chung tay ủng hộ và giúp đỡ gia đình Khánh, một người đã "gom tấm lòng cho những mảnh đời khó khăn" khác. Tổ chức HĐXH Người Việt Trẻ sẽ tổ chức chương trình "Hoa Yêu Thương" nhân dịp 8/3 để gây quỹ HĐHX và quyên góp ủng hộ cho gia đình bạn Khánh. Toàn bộ số tiền lãi và ủng hộ của mọi người trong chương trình sẽ được chuyển trực tiếp cho gia đình bạn Nguyễn Hoàng Khánh tại thôn Phú Thượng- Xã Hoà Sơn huyện Hoà Vang thành phố Đà Nẵng. Liên hệ: Nguyễn Hoàng Khánh, jskhanh@yahoo.com, 0977103312.
    Mọi thông tin ủng hộ xin liên lạc với BĐH NVT tại các miền:
    Hà Nội: Ms. Phi Thị Thu Khuyên (khuyen8x@gmail.com, 0916513480)
    Huế: Ms. Trương Thị Tuy ết Hồng (noinhomuadong_2637@yahoo.com, 0962400592)
    HCM: Mr. Nguyễn Văn Tùng (binhyenphan@yahoo.com, 0909008803)
    Chuyển khoản:
    Trương Thị Tuyết Hồng - ngõ 196C Nguyễn Huệ, Huế
    ATM VCB: 0161000418026
    Rất mong sự tham gia và ủng hộ của tất cả mọi người. Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người! ~
    Thay mặt tổ chức HĐXH NVT,
    Chủ tịch
    Nguyễn Đình Quý
    nvt_vyv@yahoo.com hoặc n060075@ntu.edu.sg
    065-98418009
    NTU, Singapore
    Hoàn cảnh gia đình Nguyễn Hoàng Khánh sau cơn b ão Xangsane năm 2006
    Duong link bai viet: http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=3299.0
    Blog cua Nguyen Hoang Khanh: http://360.yahoo.com/jskhanh
    Bạn Khánh, một thành viên tích cực của tổ chức HĐXH Người Việt Trẻ, từng xuất hiện trên báo Tiền Phong vì những nỗ lực của anh trong việc mang đến niềm vui và hơi ấm cho những người nghèo khó hơn mình, nay trong tình cảnh này, hy vọng các bạn sẽ chuyền tay nhau thư ngỏ trên, và chúng ta sẽ có thể giúp ích được phần nào cho bạn.
    Hai bài viết về Khánh trên báo Tiền Phong:
    http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=107787&ChannelID=4
    http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=110457&ChannelID=4
    Hoàn cảnh gia đình của Khánh
    http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=3299.0
    Cảm ơn các bạn rất nhiều!
    Được tinhnguyen08 sửa chữa / chuyển vào 21:55 ngày 03/03/2008
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Hãy nhìn xuống trước khi nhìn lên


    Luôn nhớ rằng, bạn đang sống, và đang may mắn, bạn nhé! (Ảnh minh hoạ)
    Bạn luôn than phiền mình là kẻ bất hạnh, vậy hãy nhìn xem, bạn bất hạnh đến đâu nào?
    Gia đình bạn hay chính bạn nghèo ư?
    Có thể bạn không giàu, nhưng bạn có một gia đình hạnh phúc...

    Bạn có một gia đình đáng ghét, cha và mẹ bạn luôn cãi nhau ư?
    Có thể gia đình bạn không hạnh phúc, nhưng ít ra bạn vẫn còn đầy đủ cha mẹ...

    Bạn thật đáng thương vì bạn mất cha hay mẹ ư?
    Có thể bạn thiếu một trong hai người, nhưng ít ra bạn còn một mái nhà ấm áp...

    Cha mẹ bạn chẳng bao giờ quan tâm đến bạn, họ chỉ biết có làm việc?
    Có thể ngôi nhà của bạn lạnh lẽo, nhưng ít ra còn có cơm ăn, áo mặc, được ngồi đây để đọc được những dòng này...

    Bạn biết không, chỉ ở đất nước mình thôi, đã có biết bao nhiêu trẻ mồ côi cơ nhỡ, con số ấy, cơ quan nhà nước cũng chưa thể thống kê chính xác được. Hằng ngày những con người bằng tuổi chúng ta phải bán vé số, phải ăn xin, phải ngủ ngoài đường. Và liệu bạn có nghĩ, trong những cơn rét đậm, bao nhiêu trẻ em lang thang ở Hà Nội, và các tỉnh miền Bắc đã chết cóng?

    Những lúc bạn giận hờn cha mẹ vì bị la mắng, bạn có biết rằng..."ai đó" ước ao có một lần trong đời được nghe cha mẹ mắng?

    Những lúc bạn chê đồ ăn dở, khó ăn... bạn có biết rằng ở đâu đó... có "ai đó" đang nhặt lấy từng mẩu vụn bánh mì ?

    Những lúc bạn chê áo này xấu, quần này không hợp thời trang...bạn có biết rằng ở đâu đó...có "một vài người nào đó" đang ngồi gần bên nhau...chỉ để sưởi ấm cho nhau?

    Đến lúc này, bạn thấy mình may mắn hay bất hạnh? Có một câu nói, mình không nhớ của ai, nhưng mình luôn luôn nhớ đến nó mỗi lần cảm thấy mình xui xẻo và thất bại: "Hãy nhìn xuống, trước khi bạn nhìn lên".
    Hãy nhìn xuống để thấy bạn hơn rất nhiều người và ngừng than vãn, nhìn lên, để thấy vô số người bạn chưa bằng, để nỗ lực cố gắng. Bạn hãy luôn nhớ rằng, bạn đang sống, và đang may mắn, bạn nhé.

    Theo Mực Tím

  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Từ tháng 03/2008, Chương trình hỗ trợ học sinh vùng cao, dự kiến sẽ hỗ trợ bữa ăn trưa miễn phí mỗi tuần từ thứ 2 đến thứ 7, cho học sinh trường Tiểu học Châu Hạnh 2, huyện Quỳ Châu, Nghệ An, nơi theo học của khoảng 100 em nhỏ dân tộc. Với mong ước nhỏ, góp phần nâng cao dinh dưỡng, thể chất để các em đến lớp, học chữ, sẽ là người tốt... Quý vị quan tâm xin liên hệ: Ms Thảo, 0983.04.03.05, xin cảm ơn!
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Trong tuần qua, Trung tâm nuôi dưỡng người gìa và trẻ tàn tật Hà Nôi - Thuỵ An - Ba Vì đã tiếp nhận 5 bé sơ sinh. Bé lớn nhất tới hôm nay mới được 7 ngày tuổi, bé nhỏ nhất mới được 2 ngày. Các bé đang rất cần sữa và bỉm. Rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các bạn. Thảo 0983040305
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Thương nhau đến thế là cùng!
    Cập nhật lúc 15h28" , ngày 10/03/2008


    Chị Tám đang chăm sóc anh Diên

    Bao nhiêu năm trời chị cõng chồng trên lưng đi cưa từng phần cơ thể để chống chọi với bệnh tật. Chừng ấy năm là chừng ấy thời gian thấm đẫm nước mắt. Chị tên Đào Thị Tám, ở Bến Quan (Vĩnh Linh, Quảng Trị).

    Anh Trần Văn Diên - chồng chị - đang ở trong quân ngũ thì bị bệnh tắc tĩnh mạch. Anh được đưa đi điều trị hết quân y viện này đến quân y viện khác nhưng bệnh ngày càng trầm trọng. Căn bệnh ác nghiệt này khiến anh 18 lần bị cưa từng phần tay, chân. Lần đầu chị gặp anh cũng là lúc anh đi cưa chân lần thứ hai. Ấy vậy mà chị vẫn thương anh, bất chấp cả sự can ngăn của gia đình?

    Nhật ký tình yêu

    "?Cuối đông 1984, em nằm viện được hơn tuần. Đã mấy ngày nằm mê mệt và nghe tiếng kêu thét quằn quại nhưng không thể lê sang căn phòng có những âm thanh ghê sợ đó?". Đó là những dòng mở đầu cho cuốn nhật ký tình yêu chan chứa của chị Tám và anh Diên. Chị viết dòng nhật ký này sau lần đầu tiên gặp anh bộ đội Trần Văn Diên.

    "?Tháng 6-1985, nắng dữ dội. Em đã chọn anh, và tự hứa sẽ là một đôi chân lành lặn cho anh bước đi. Đám cưới vui mà buồn. Bên ngoại chẳng có ai đồng tình. Chỉ có bạn bè, và chỉ có hai ta...".

    "?Ngày khủng khiếp đó lại đến, em đang mang bầu đứa con đầu lòng tháng thứ năm. Vẫn cố gắng lên nương chè để kiếm đủ cái ăn, cái mặc cho anh, cho em và cả đứa bé. Anh phát bệnh, chân trái tím tái và lại phải cưa. Hai chân còn một, và bây giờ là không còn chân nào. Chúng ta chỉ có tình yêu và hai bàn tay trắng thôi, nhưng bệnh tật cứ cướp dần thân thể anh, chẳng biết đến bao giờ mới dừng lại?".

    "?1998 và bốn tháng dài đằng đẵng. Tay trái anh phát bệnh. Bác sĩ bảo phải cắt và có thể là lần cuối cùng. Nhưng ông trời khéo đùa, vết cắt của anh nhiễm trùng. Anh đau như chưa từng đau và khóc như chưa từng khóc. Anh muốn chết. Em ôm anh và chịu đựng những trận răng cắn xé vai em. Mỗi lần anh đau là một lần em bị cắn, nhưng em không đau ở đó mà ở trong tim. Anh dần hồi phục, còn em nằm lại viện để bác sĩ theo dõi những vết răng anh đã cắn vào vai? Bốn tháng qua đi, anh trở về không tay, không chân. Nhưng anh còn có em và con?".

    Và cuốn "tiểu thuyết" dành cho tình yêu của chị Tám cứ gói gọn trong một từ "cưa". Mỗi lần cánh cửa bệnh viện khép lại là một lần chị đau đớn, mỗi lần như vậy là chồng chị mất đi một phần thân thể.

    Tần tảo nuôi chồng

    Theo suốt cuộc hành trình của chị là những giọt nước mắt

    Sau thời gian làm y tá trong Bệnh viện quân y 268 (đóng ở Thừa Thiên - Huế), chị Tám phục viên và về làm việc tại Nông trường Quyết Thắng. Và ngày định mệnh đến, một buổi sáng ra vườn phun thuốc trừ sâu cho chè, chị bị ngộ độc và được đưa vào viện cấp cứu. Ở bệnh viện, chị vẫn thường chứng kiến cảnh một người đàn ông cụt chân van nài: "Cực quá mạ ơi. Con chết thôi".

    Người mẹ tóc bạc rũ rượi, cầm tay con mà nước mắt lưng tròng: "Gắng lên con ơi. Mạ biết con đau nhưng phải cố lên nghe con. Đừng bỏ cuộc?". Nhìn cảnh mẹ con cùng nhau vượt qua bệnh tật, gắng gượng sống qua từng ngày bằng những miếng bánh sắn khiến chị cầm lòng không nổi.

    Từ đó, mỗi khi nhận tiêu chuẩn đường sữa của cơ quan chị lại mang hết cho anh. "Hồi đó tui đã có ý tuyệt thực mà chết quách đi cho xong. Mạ tui khuyên thế nào cũng không được. Còn bác sĩ thì lo lắng. Nhưng khi Tám thuyết phục thì không hiểu sao tui lại xiêu lòng" - anh Diên kể. Chị Tám thì tâm sự: "Tui đến với anh bắt đầu từ tình thương của những người vốn là lính. Và yêu nhau lúc nào không hay".

    Chị nói rằng cuộc sống của vợ chồng chị rất vất vả, có lúc muốn nhắm mắt buông xuôi tất cả, nhưng nhìn con, nhìn chồng chị lại sực tỉnh. Cuộc đời chị không lúc nào hết khổ, có lúc chị phải cõng chồng đi bệnh viện khi bụng mang bầu đứa con thứ hai, tay thì bế đứa con thứ nhất. Bao nhiêu năm trời theo anh ra vào bệnh viện chị cứ nhớ mãi cái lần đưa anh đi cưa tay vào cuối năm 1998. Chị kể: "Tui phải bỏ hai đứa con nhỏ ở lại túp lều trên rừng cao su để theo chồng chữa bệnh. Hôm nào làng xóm cho gì thì tụi nó có cái ăn, còn không đành chịu đói".

    Lúc ấy, bốn tháng chị không làm gì, chỉ ở bệnh viện để chăm sóc anh. Hằng ngày, tranh thủ lúc anh ngủ, chị lại ra chợ xin thức ăn nuôi chồng. Mỗi khi thấy người quen chị chạy trốn mất dạng, nhưng họ vẫn chạy theo để nhét vào tay chị đồng bạc lẻ hay cái bánh bột lọc... Giám đốc bệnh viện thấy vợ chồng quá khổ nên kêu gọi toàn thể nhân viên san sẻ. Người thì góp tiền, người góp gạo, người cho quần áo cũ? "Vợ chồng tui sống là nhờ vào tình thương của mọi người"- chị Tám xúc động.

    Trong túp lều nằm lọt thỏm giữa rừng cao su, hằng ngày chị cùng đứa con trai 18 tuổi lang thang đi làm thuê. Nhìn cậu con trai xanh xao, chị quặn thắt: "Vì tui theo chồng chữa bệnh mà không chăm lo cho cháu được. Bỏ cháu ở rừng nên bị sốt rét từ nhỏ, người yếu lắm. Mới hôm rồi bị sốt li bì cả ngày. Thế nhưng tỉnh dậy lại vào vườn cao su để làm thuê?. Bốn miệng ăn chỉ trông vào hai sào ruộng, hai đứa con của anh chị học ngang lớp 5 là bỏ trường để đi làm thuê.

    Bao nhiêu năm nay chị luôn đeo đẳng một nỗi lo: "Tay chân của anh đều đã bị cắt. Không biết khi nào bệnh tình tái phát. Và lần này sẽ phải cắt gì trên thân thể anh đây. Lỡ anh có bề gì thì tui cũng khó sống...".
    (Theo Tuổi trẻ)

  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Về lão nông được gọi là "Phật"
    Giadinh.net - Một lão nông tri điền nhưng lại là "Chủ nhiệm Câu lạc bộ trăm ngàn nắm gạo", chủ xướng một phong trào làm từ thiện độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Tự đáy lòng, nhiều người yêu mến gọi ông là "Phật".

    ?oGia đình thiện?
    Ông tên là Vũ Văn Trương ở thôn Lê Lợi 2 ?" xã Đông Xuân ?" huyện Đông Hưng ?" tỉnh Thái Bình. Một lão nông 67 tuổi, người thấp, nước da nâu, mặt chữ điền, đặc biệt có đôi mắt rất sáng.
    Ngôi nhà rộng rãi nhưng đơn sơ của ông mang cái tên khá lạ: "Gia đình thiện". Đây là nơi những người hưởng ứng phong trào từ thiện của ông, lui tới để góp gạo, góp tiền hành thiện.
    Gian chính "Gia đình thiện" dành để thờ trời đất, địa linh. Gian ngoài treo rất nhiều lời răn của ông về đạo làm người: ?oVì tham, ham trở thành bất nhân, bất chính, vô tin?; ?oHiền thiện đạo đức chính thiện là cội nguồn của loài người?; ?oThân con người có 3: Sát sinh, trộm cắp, dục"; "Miệng con người có 4: Ác khẩu, hai lưỡi, nói dối, thêu dệt"...
    Hỏi ông: ?oTại sao nhiều người dân lại gọi ông là ?ođức Phật?? Như vậy có khác nào tuyên truyền mê tín dị đoan??, ông Trương cười phá lên: ?oPhật không phải là thần thánh mà chính là con người. Thiện chính như Phật, hiền chính như thánh, sáng suốt chính như thần, dữ chính như quỷ, ác như ma? Đơn giản vậy thôi, cháu ạ!?

    Mọi người nô nức quyên góp ủng hộ "Gia đình thiện".

    Dành dụm nắm gạo mỗi bữa, chắt chiu vài ngàn lẻ mỗi ngày
    Ông Trương đã trải qua một tuổi thơ đói khổ nên rất hiểu giá trị của câu: ?oMột miếng khi đói bằng một gói khi no?. Cái vị đắng của rau dệu, rau thài lài mà mẹ ông vẫn thường đi hái dọc đường cái mang về luộc cho cả nhà ăn thay cơm, cho đến tận bây giờ ông vẫn không thể quên.
    Sau này lấy vợ, không biết ?olàm kế hoạch? nên đẻ sòn sòn đến 5 đứa con, nhưng gia đình ông vẫn chẳng có tấc đất cắm dùi. Ngoài mảnh ruộng, ông phải làm đủ nghề. 7 con người sống lay lắt trong một túp lều dựng tạm ven đường. Từ sáng đến tối, ông chỉ mặc độc chiếc quần cộc vá víu, ngồi sửa xe đạp, xe máy.
    Nhờ tay nghề giỏi nên cuộc sống gia đình cũng dần ổn định. Năm 1990, khi không còn phải chật vật lo chạy ăn từng bữa, ông nảy ra ý tưởng bớt khẩu phần ăn của mình để giúp người nghèo.
    Sống ở làng quê nghèo nên ông biết, còn nhiều cảnh đời cơ cực lắm. Mỗi nắm gạo có thể giúp một người trong số họ có được bữa no. Thế là, mỗi lần nấu cơm ông lại bớt ra một nắm gạo; mỗi khi đi chợ, ông giữ lại một vài ngàn lẻ để gom góp giúp những người không may mắn.
    Số gạo và số tiền nhỏ ấy, đầu tiên được đưa tới những người cần giúp đỡ trong làng, sau đó mở rộng phạm vi sang các làng bên. Ông không nhớ mình đã âm thầm giúp được bao nhiêu người, nhưng khá nhiều mảnh đời, nhờ nắm gạo nghĩa tình ấy đã vượt qua những vụ giáp hạt túng thiếu.
    ?oCâu lạc bộ trăm ngàn nắm gạo?
    Nhưng đến một lúc, cái nghĩa cử âm thầm của ông không còn lặng lẽ nữa, bởi cảm kích và thấm ân nghĩa ấy, những người được ông giúp đỡ thuở trước lại tự nguyện đi giúp người khác.
    Sự tiếp nối đó cứ toả rộng. Ban đầu chỉ một vài người ở huyện Đông Hưng theo ông hành thiện. Dần dần tiếng thơm lan dần ra các huyện lân cận, vượt ra khỏi quê lúa vốn còn nhiều vất vả, lan ra Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Sơn La, Vũng Tàu, Bình Dương? rồi vào tận Đắc Lắc. Và cho đến nay có khoảng hơn 600 gia đình ở 10 tỉnh, thành làm theo phong trào ?oGia đình thiện?. Số gạo quyên góp đã lên nhiều, rất nhiều nắm gạo (chính vì vậy có người gọi đùa ông Trương là chủ nhiệm ?oCâu lạc bộ trăm ngàn nắm gạo?) số tiền quyên góp cũng lớn dần lên.
    Đến lúc này, ông Trương không thể làm thiện một cách đơn lẻ mà phải nhờ cậy đến các cơ quan chính quyền địa phương, Hội Chữ thập đỏ tìm các địa chỉ cần giúp đỡ và nhiều lần đi trao quà hộ "gia đình thiện". Hàng trăm triệu đồng và nhiều chục tấn gạo do "gia đình thiện" ủng hộ đã được trao tận tay những mảnh đời khó khăn. Gần đây nhất, những bệnh nhân phong ở Bệnh viện phong Thái Bình đã nhận được gạo, tiền của "gia đình thiện". 2 gia đình nghèo khó, 1 bà mẹ liệt sĩ cô đơn và một gia đình bị hoạn nạn, cũng đã được ông Trương mang món quà 6 triệu đồng/ gia đình đến tận nơi, giúp họ xây nhà.
    Mỗi năm "gia đình thiện" chia ra 4 tiết (Xuân, Hạ, Thu, đông) để đại diện các gia đình ở các nơi mang gạo, tiền và quà từ thiện về góp. Tiết Thu năm 2007 vừa được tổ chức ngày 8/11, thu được 20 triệu đồng và 2,5 tấn gạo. Nói về phong trào hàng trăm ngàn nắm gạo, một cán bộ xã Đông Xuân tâm đắc: ?oCái hay nhất của việc làm từ thiện này là mọi người dân, dù không giàu có, đều có thể tham gia. Nếu mấy chục triệu dân, ai cũng biết góp một nắm gạo nhỏ, vài ngàn đồng mỗi ngày, thì con số quyên góp sẽ rất lớn??

    Chị Mai với xô gạo và hòm tiền từ thiện tại gia.

    2 lạng gạo và cuộc sống mới
    Trong số 600 gia đình âm thầm hành thiện theo ông Trương, có chị Phạm Thị Nhung ở khu An Bình II ?" thị trấn Vũ Thư ?" Thái Bình, một trong những người được ông Trương giúp đỡ đúng lúc cơ hàn nhất. Chị kể mình được ông Trương ?ocứu sống? khi cái chết chỉ còn trong gang tấc. Ông Trương không những đã cứu chị sống lại chỉ bằng 2 lạng gạo, mà còn khai sáng cho chị bằng những việc làm thiện tâm.
    Chị có một cuộc sống không suôn sẻ. Lấy chồng, mãi 7 năm sau mới có con. Chưa kịp báo tin mừng thì phát hiện ra chồng đã kịp có con với người đàn bà khác.

    Chị Phạm Thị Nhung.

    Sinh con được 4 tháng, họ ly hôn. Ôm con lên thị trấn, may mắn xin được vào làm việc ở HTX dệt thảm Bình Minh. Sau 1996, xưởng dệt giải thể. Không nghề, không ruộng, không nhà, chị Nhung phải chật vật sớm tối để sống và nuôi con. Ai thuê gì cũng làm. Cửu vạn, thợ xây, thợ cấy, giặt giũ, lau dọn? chị làm tất.
    Nhưng rồi một ngày chị đổ bệnh và được chẩn đoán bị u thận đa nang, chỉ cần ăn uống nghỉ ngơi, không cần uống thuốc. Chị làm đúng như vậy nhưng càng ngày bụng chị càng trương to, đau như có ai đó cầm kéo đâm vào ruột. Khi sức khỏe chị Nhung kiệt quệ thì trong nhà cũng chẳng còn gì. ?oSuốt hơn 2 tháng, tôi chỉ ăn bỏng cầm hơi. Tôi yếu đến nỗi ăn bất cứ thứ gì là nôn ra hết. Mỗi ngày tôi ăn hết 3 gói bỏng. Con trai tôi khóc suốt vì nghĩ mẹ chỉ còn nước chờ chết.
    Trong lúc tử thần đang rình rập thì tôi nhận được sự giúp đỡ của ?oPhật?. "Phật" gửi về cho tôi hai lạng gạo cùng với những lời khuyên nhủ về niềm tin cuộc sống, về cái tâm thiện có thể thay đổi cả số phận con người.
    Lúc ấy, chẳng biết những lời đó đúng đến đâu, nhưng vì thương mẹ, nên con tôi nấu hết cả 2 lạng gạo đó. Một bát, hai bát rồi ba bát? tôi ăn hết. Ăn xong mồ hôi vã ra như tắm. Tôi ngủ một giấc từ 8 giờ tối đến tận 8 giờ sáng hôm sau. Sức khỏe hồi phục trở lại. Với mong muốn được sống để làm việc thiện, lạ thay, bệnh tình tôi ngày một thuyên giảm. Tôi đã khoẻ để sống, nuôi con. Kể từ ngày đó, cứ mỗi lần nấu cơm, tôi bớt lại một nắm gạo, dành dụm vào hũ gạo của ?oGia đình thiện? để cứu những người đã từng khốn khó như tôi?.
    Chị Nhung đã tham gia việc hành thiện của ?oGia đình thiện? được gần 5 năm. Chị bảo: ?oSố tiền và gạo làm từ thiện tuy không nhiều nhưng điều đó có ý nghĩa rất lớn cho cả người được giúp đỡ cũng như cho bản thân. Bởi, bớt đi một nắm gạo chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống của mình, nhưng lại có thể giúp đỡ được nhiều người trong cơn hoạn nạn. Làm thiện khiến tôi cảm thấy mình có ích cho đời, tinh thần vui vẻ, thanh thản, tràn ngập tin yêu cuộc sống. Điều đó là liều thuốc quý báu nhất cho sức khỏe của tôi??
    Lòng thiện đuổi ?obóng ma phiền não?
    Chị Nguyễn Thị Mai ở xóm 2 ?" xã Đông Mỹ - Đông Hưng ?" Thái Bình, cũng một trong nhiều người được ông Trương "lấy lại sức khỏe", bằng phương pháp như thế.
    Chị bị một khối u ở ngực trái từ lúc 18 tuổi. Vì sợ không lấy được chồng nên chị giấu không cho ai biết. Khi sinh con, cái u chèn lên tuyến sữa khiến chị bị tắc tuyến sữa, đau đớn quằn quại, phải đi cắt thuốc Đông y. Sau đó chị vẫn không đi khám chữa vì sợ phát hiện ra mình ung thư.
    Cứ như vậy, 2 lần sinh con là 2 lần chị bị khối u đó hành hạ ghê gớm. Khi gặp ông Trương, nghe ông giảng giải về "bóng ma phiền não" khiến người ta sinh bệnh tật, nếu dứt bỏ được thì bệnh tật cũng sẽ tiêu tan. Chị đã làm theo lời răn dạy của ông, đồng thời theo ông góp gạo và tiền từ khẩu phần ăn hàng ngày của gia đình để làm từ thiện.
    Lạ thay, từ ngày có mối quan tâm mới là giúp người nghèo, chị không để ý đến bệnh tật của mình nữa. Cho đến khi nghỉ hưu, chị Mai đã dành toàn bộ tâm sức cho ?oGia đình thiện?. Bất cứ việc gì của ?oGia đình thiện? chị đều xăng xái đi làm không chút nề hà.
    ?oGiờ tôi đã gần 60, nhưng vẫn đi xe máy hàng trăm cây số lên Thái Nguyên, về Nam Định để làm công tác xã hội của ?oGia đình thiện? mà chẳng thấy mệt mỏi gì. Làm việc thiện khiến tôi vui vẻ, sức khỏe tốt lên? - Người phụ nữ đó bộc bạch.
    Còn có rất nhiều người từng được ông Trương giúp ?olấy lại sức khỏe? theo cách đó: Ông Đặng Đình Tất ?" 64 tuổi ở xóm Đông Hưng ?" thôn An Để - xã Hiệp Hòa ?" Vũ Thư, Thái Bình; Chị Nguyễn Thị Sâm (ở Đông Hưng, Thái Bình); Bà Hoàng Thị Ngần (Vũ Thư)? Hiện họ đang sống rất lạc quan và ngày ngày làm việc thiện theo cách của ông Trương.
    ?oPhật? vẫn hút thuốc lào, cuốc đất trồng rau
    Ông Trương cho biết: Từ ngày bớt khẩu phần ăn làm việc thiện, ông thấy sức khỏe gia đình tốt lên. Mọi việc trong nhà cũng xuôi chèo, mát mái. Các con ông, trai cũng như gái, khi lập gia đình, ông chỉ trợ giúp 300 ngàn đồng. Vậy nhưng hôm nay ai cũng phương trưởng, tự thân lập nghiệp. Người làm bún, người sửa xe, người làm nương rẫy, người làm may? ở tận trong Đắc Lắc, nhưng tất cả đều ăn nên làm ra nhờ sự cần cù, chịu thương chịu khó.
    Ông chiêm nghiệm: Khi chọn được con đường sống đúng đắn thì con người sẽ rũ bỏ được mọi khổ ải. Ông bảo: ?oBệnh từ thân mà ra. Thân con người có nhiều ham hố dục vọng. Vì thế khi tôi có niềm tin về thiện tâm, tôi muốn truyền lại niềm tin này tới mọi người, điều đó giúp loại bỏ những ham hố, dục vọng trong con người, giúp họ giải thoát những phiền não, âu lo. Khi không còn phiền não, âu lo thì tự nhiên bệnh tật cũng tiêu tan. Tôi chữa tâm bệnh nên nhiều người không hiểu, chứ thực ra tôi có gì thần thánh đâu? Đây này, tôi vẫn hút thuốc lào, vẫn ăn cơm, uống nước, vẫn cuốc đất trồng rau? như bao người bình thường khác. Tôi không tuyên truyền gì cả ngoài những lời rao giảng về đạo làm người?.
    Lâm Vũ
    http://giadinh.net.vn/17754-preview,Ve_lao_nong_duoc_goi_la_Phat.html
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Bài viết ngắn gọn và khá hay của anh Nguyễn Tuấn Quỳnh, Phó TGĐ Saigon Gas,
    Bài viết này có 2 phần:
    Phần 1: là những kinh nghiệm của cá nhân tôi.
    Phần 2: là những chia sẽ của một người mà tôi rất kính phục: Dr. Vương Quân Hoàng - www.saga.vn
    Một năm học sắp kết thúc, thêm 1 lứa sinh viên sẽ vào đời và bắt đầu những ngày đi làm chính thức đầu tiên của mình. Tôi may mắn đã hướng dẫn một số sinh viên làm luận văn tốt nghiệp cũng như tham gia một số buổi giao lưu với sinh viên. Và câu hỏi tôi thường phải trả lời nhiều nhất chính là: Anh có thể chia sẽ điều gì với những bạn sinh viên chuẩn bị đi làm?
    Câu trả lời của tôi là:
    1. Định hướng cuộc đời: bạn phải suy nghĩ nghiêm túc xem mình muốn trở thành người như thế nào trên cõi đời này? 5, 10 năm nữa, bạn là ai? Có như vậy, bạn sẽ vẽ đường bản đồ cuộc đời của mình. Tuy nhiên, định hướng này cũng chỉ mang tính định hướng và không cứng nhắc. Rất có thể bạn sẽ phải thay đổi nó khi hoàn cảnh thay đổi. Quan trọng là bạn luôn chủ động ?ođiều khiển? cuộc đời mình.
    2. Kỹ năng về ngọai ngữ ( tiếng Anh) và tin học: Thời đại này, tiếng Anh là một yêu cầu bắt buộc. Nó là phương tiện để bạn tiếp cận với thế giới. Bạn có thể lơ là học một vài thứ nhưng bạn phải cố gắng học tốt tiếng Anh. Hãy lên kế hoạch học tiếng Anh từ hôm nay. Tin học, theo tôi, dẫu không quan trọng bằng ngọai ngữ nhưng nó là một kỹ năng cần có trong kỷ nguyên ?o công nghệ số? này.
    3. Hãy làm tốt những công việc tầm thường nhất: 13 năm trước, tôi tốt nghiệp ĐH với thành tích xuất sắc và được nhận vào làm tại một công ty dầu khí lớn. Tôi đang mang trong mình những dự định to tát. Nhưng những công việc đầu tiên tôi được giao là photocopy tài liệu, đánh máy văn bản, giao nhận hồ sơ, dịch tài liệu?Thật sự đó là nhũng công việc rất nhàm chán. Tuy nhiên, tôi đã rất vui vẻ và đã tập trung để làm rất tốt. Điều này, đã giúp tôi rất tự tin vì rất nhiều lần sau này, trong những hoàn cảnh đặc biệt, một mình tôi có thể ?o độc lập tác chiến? từ photocopy, fax tài liệu, phiên dịch.. Ngoài ra, các bạn nhân viên của tôi cũng ?okính nể? sếp hơn khi biết rằng, sếp có thể làm tốt những công việc ?otầm thường?. Triết lý ở đây là ?o nếu không thể làm tốt những chuyện nhỏ, ai sẽ dám giao cho bạn những chuyện lớn hơn??.
    4. Xây dựng và phát triển các mối quan hệ: bạn nên chú trọng đến việc này. Xây dựng được các mối quan hệ với các bạn đồng nghiệp, bạn đồng môn, cùng ngành? sẽ làm cuộc sống thêm phong phú và là cơ hội tốt để bạn học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn. Hãy chủ động, tích cực tham gia các CLB, hội, nhóm..ngành nghề, cộng đồng. Việc tham gia vnspoke.com cũng là một hoạt động tốt.
    5. Hãy sống chân thành và đạo đức: năm nay, tôi 36 tuổi. Có vẻ như hơi sớm khi nói đến chuyện sống có đạo đức. Sống chân thành thì dễ hiểu rồi, còn sống đạo đức? Tôi tin vào 2 quy luật của cuộc đời: 1. Luật nhân quả, 2. Luật bù trừ. 18 năm vào đời, tôi càng thấy 2 quy luật này rất đúng. Tôi sống và tuân thủ nó và nhờ vậy, tôi đã nhận được từ cuộc đời rất nhiều. Thậm chí, đã có người cho tôi là người quá may mắn.
    6. Phấn đấu trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình: Chắc chắn trong cuộc đời, bạn sẽ làm nhiều công việc khác nhau. Tuy nhiên, cho dù làm việc gì, phải luôn phấn đấu trở thành người giỏi nhất. Có thể trên thực tế, bạn sẽ không đạt được danh hiệu người giỏi nhất nhưng tôi tin rằng với những cố gắng, nỗ lực của mình, bạn sẽ được đồng nghiệp, lãnh đạo hoặc cộng đồng nhìn nhận. Không quá tự hào nhưng với những công việc mà tôi đã làm, tôi luôn luôn được đánh giá là một trong những người xuất sắc nhất. Vì vậy, tôi có thêm nhiều cơ hội tốt để chọn lựa.
    7. Sống cân bằng: có vẻ là một yêu cầu khó trong xã hội stress như hiện nay. Tuy nhiên, bạn nên có những thú vui riêng của mình để có thể cân bằng cuộc sống và giữ cho tâm trí mình sáng suốt, vui vẻ. Tập chơi một môn thể thao, hoặc sưu tập, hay đi du lịch, câu cá, đọc sách?.sẽ giúp bạn không bị công việc, sự nghiệp đè nặng trên vai 24 giờ mỗi ngày.
    8. Cuối cùng, châm ngôn sống của tôi: ?ohãy sống ở thể chủ động, ở cách khách quan, ở thì hiện tại và ở ngôi thứ nhất. Hãy sử dụng động từ: Yêu Thương!?.
    Dưới đây, là kinh nghiệm của một người mà tôi rất kính phục, Tiến sĩ Vương Quân Hoàng, chủ biên trang web www.saga.vn
    Dr. Vương Quân Hoàng ?" www.saga.vn
    Lúc ban đầu đi làm, tôi rất lo lắng. Chẳng biết làm được bao lâu, có thỏa mãn công việc không, và có bị đuổi không. Bị đuổi thì đi làm gì. Và bài học dần dần rút ra được cũng kha khá.
    Thứ nhất, không sợ hãi. Con người ta sợ lắm thứ. Khi sợ, mọi thứ dừng hết cả lại. Sợ mệt, sợ bị mắng, sợ những ánh mắt "xoi mói", sợ đủ thứ. Học được tính không sợ giúp ích thật tốt.
    Thứ hai, đó là câu nói của ông Sếp, hơi buồn cười, nhưng lại vô cùng có ích. Bất chợt, tôi thấy ông ta la một chị cùng văn phòng "Muốn làm việc tốt thì quẳng `mẹ'' nó cái tự ái đi..." Mới nghe thì sốc, nhưng ngẫm thấy đúng thật. Người mình dễ tự ái quá. Cái gì cũng tự ái được. Nghe nói còn có người tự ái với cả thạch thùng bò trên trần nhà... Thế thì không ổn rồi.
    Thứ ba, luật không được lùi bước. Đã làm là kiên định. Khi sang làm cho ING Bank, tôi làm cái chức loong toong ban đầu là Jr. Assistant. Trời hỡi, Assistant mà lại còn có loại Junior. Ngân hàng nước ngoài nên kẻ không học chuyên tiếng Anh như tôi sẽ bị coi là công dân loại hai, thời năm 1993 là lúc người biết ngoại ngữ có giá lắm. Nhưng tôi học, và quyết không lùi. 10 năm sau, không có một ai lúc đó gọi là giỏi ngoại ngữ có thể hi vọng đọ với tôi được về viết bằng chính thứ tiếng mà họ tự xem là chuyên môn. Bí quyết đơn giản: Không lùi bước! Tôi coi những cái đích của người ta chẳng ra gì, và đặt mục tiêu vượt qua ngắn nhất có thể. Nói thật, gặp một người đáng làm thầy, tôi cũng đặt mục tiêu hạ cái bệ ấy càng sớm càng tốt, để dựng cái bệ khác lên. Và tôi đã làm như thế, hàng chục, vài chục lần. Miệt mài, không nghỉ, không dừng, không lùi bước... Nếu bạn làm kinh doanh nữa thì điều này có lẽ là chân lý vĩnh cửu.
    Thứ tư, không nản lòng trước các thất bại nhỏ. Vô số thất bại các bạn trẻ ạ. Nói tiếng Anh ngọng. Viết lởm. Kiến thức ít. Bị mắng. Có lúc tôi còn được giao đánh giầy cho sếp, tất nhiên là gọi người vào đánh. Rồi còn được giao cọ rửa máy điều hòa. Quét nước mưa vào văn phòng như một lao công thực thụ. Đó là những thất bại của người có ý định làm chuyên môn. Nhưng tôi không nản. Tôi gặp lại ông sếp cũ ấy nhiều lần, dĩ nhiên ông ta biết vị trí đã thay đổi, cuộc sống không ngừng vận động mà... Ngày nay, ông ta gặp tôi trên báo và TV nhiều hơn gặp ở cuộc sống.
    Bây giờ, sau nhiều năm, đứng trên bục giảng, tôi luôn nêu nguyên tắc số 1: Học viên sẽ luôn vượt thầy giáo. Đó là chân lý. Chỉ cần họ muốn như vậy, nó sẽ là như vậy.

Chia sẻ trang này