1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sống yêu thương... - Tuyển Người hỗ trợ cá nhân (Personal assistant- PA) - "Hội trái tim từ thiện Hà

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi saobien_12, 17/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Yêu lắm những người...!

    Cách đây hơn 100 năm, Alfred Nobel, nhà hóa học, một nhà kỹ nghệ, người phát minh ra thuốc nổ và là triệu phú người Thụy Điển, đã dùng tài sản của mình để sáng lập ra Giải thưởng Nobel.

    Thời nay, Bill Gates và Buffet đóng góp từ thiện mấy chục tỷ đô la, giúp hàng chục triệu người thoát bệnh AIDS, bệnh ỉa chảy, mù mắt ở châu Phi.

    Smithsonian ở thủ đô Washington DC (Mỹ) là một viện, bao gồm hệ thống bảo tàng lớn nhất thế giới miễn phí cho người vào thăm, và các trung tâm nghiên cứu khoa học, được bảo trợ bởi chính phủ Hoa Kỳ với kinh phí hàng năm gần 800 triệu đô la.

    Người tài trợ ban đầu cho viện là một nhà khoa học Anh quốc tên James Smithson (1765-1829) với số tiền 104.960 đồng vàng, tương đương 500.000 Mỹ kim (khoảng 10 triệu đô la thời giá hiện nay), một tài sản khổng lồ lúc đó.

    Bắt đầu là hơn một chục triệu đô la,sau gần 170 năm, người Mỹ đã biến thành tài sản Smithsonian vô giá.

    Bệnh viện và trường đại học nổi tiếng khắp thế giới Johns Hopkins ở Maryland đến nay đã có 37 giải Nobel. Khu đại học và bệnh viện rộng lớn trên do nhà hảo tâm Johns Hopkins (1795 – 1873), một thương gia giầu có, đóng góp 10 triệu đô la, một khoản hiến tặng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ lúc bấy giờ.

    Thế hệ sau đã biến khoản tiền kia, thành hệ thống các trường đại học và bệnh viện mang tên Johns Hopkins có mặt ở nhiều nơi, và giá trị khó mà tính bằng tỷ đô la.
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Thương lắm...phận người

    Đêm nay, bão lại về… Đứng ở một thành phố khác trông ngóng về quê hương mùa bão, chỉ mong trời nhẹ bớt mưa, gió bớt mạnh, đường bớt ngập, sông bớt đầy cho quê con được bình yên.
    Con vẫn luôn tự hào vì được mang trong mình dòng máu của con người miền Trung. Mảnh đất quanh năm lam lũ với những bộn bề lo toan, khốn khó… hết chống chọi với nắng gắt hanh khô, rồi lại gồng mình lên đương đầu với thiên tai bão lũ…
    Những ngày này trời đang vào mùa mưa, bão lũ dồn dập kéo về mảnh đất nơi con sinh ra như muốn thử thách cái tính bền bỉ, vững chãi; như muốn thử lòng cái nết chịu thương chịu khó của những con người ở nơi đây…

    Quê con ơi…

    Con vẫn nhớ như in những cánh đồng lúa trổ bông ngập chìm trong vùng nước trắng. Bao công sức, bao giọt mồ hôi chát mặn nước mắt, người dân nghèo quê con đem thổi vào những hạt thóc trổ cây, những cánh đồng hoa màu chỉ chờ đến mùa gặt… Giờ đây, nhìn bát cơm của mình đang xuôi theo con nước mùa bão nổi, quê con ngậm đắng vào lòng, biết trách ai đây…
    Nhìn cơn mưa xối xả, mưa trắng trời, trắng đất ngoài kia… mỗi đợt mưa rơi là mỗi lần quê con phải oằn mình lên để tránh lũ. Gió gào thét từng cơn, đập vào từng thanh cửa gỗ; hàng cây đổ xào xạt, nghiêng ngả theo từng đợt gió nổi; đêm hun hút bão về như muốn nuốt lấy cả quê con…
    Rồi hình ảnh những con sông dữ tợn lên vì nước vẫn ám ảnh con khi cơn bão đi qua. Còn đâu con sông yên bình vắt ngang lũy tre buổi trước. Nước chảy ồ ạt, dồn dập, cuốn hết tất cả mọi thứ trôi theo dòng lũ. Tiếng trẻ con khóc thét, tiếng người lớn buồn rầu nhìn ngôi nhà mình tan hoang theo từng bước bão…

    Từ ánh đèn dầu leo lắt trong những căn nhà tạm bợ trông ra, chỉ thấy quê con mênh mông một biển nước. Mỗi năm, bao lần bão quét, khúc ruột miền Trung lại thương tổn, đau đớn thêm bấy nhiều lần…
    Có đứa trẻ mắt buồn nói mất cha… Có người mẹ già khóc gào tên con trong mắt bão… Có đôi vợ chồng nhìn đàn con nheo nhóc, đưa mắt nhìn ngôi nhà mất mái đã cuốn theo dòng lũ trôi…
    Con ước một lần ông trời thương lấy mảnh đất miền Trung… Đừng để nắng cháy khét da, đừng để lũ về quê con lại đói…
    Đêm nay, bão lại về…

    Đứng ở một thành phố khác trông ngóng về quê hương mùa bão, chỉ mong trời nhẹ bớt mưa, gió bớt mạnh, đường bớt ngập, sông bớt đầy cho quê con được bình yên. Chỉ mong người quê con mạnh mẽ, để qua bão lũ, con vẫn được thấy những nụ cười sáng, lấp lánh sau những nếp da nhăn…
    Con thương lắm, quê con ơi!
    (ST)
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Đại chúng Tịnh Thất Pháp Hòa chung tay ban đá đắp đường


    Ngày thứ Sáu 10/06/2011, ĐĐ. Thích Tâm Thái chỉ đạo đại chúng Tịnh Thất Pháp Hòa kết hợp cùng bà con cô bác ấp Xóm Chùa, chung tay ban đá đắp đường.
    Đoạn đường nhỏ rẽ nhánh từ quốc lộ 22 dẫn vào Tịnh Thất Pháp Hòa từ lâu vốn gồ ghề, ngày thường dân chúng quanh vùng đi lại đã khó khăn, nay mùa mưa đến lại càng lầy lội và trơn trợt.

    Đồng cảm trước những khó khăn trên của bà con, đồng thời cũng muốn bồi đắp lại đường để Phật tử đến chùa có phần thuận tiện, dưới sự trợ duyên của TT. Thích Chân Tính - Trụ trì chùa Hoằng Pháp, ĐĐ. Thích Tâm Thái - đại diện tri sự Tịnh Thất Pháp Hòa, đã cho đổ 5 xe đá (0x4 cm), kết hợp đại chúng Tịnh Thất và bà con ấp nhà cùng chung tay san lấp, bồi dặm đoạn đường.

    Nhà Phật có nêu gương hạnh cao quý và khiêm cung của vị Bồ-tát suốt đời tận tụy phụng sự chúng sinh với việc đắp đường, san bằng đất, sửa cầu cống v.v… hoặc tình nguyện chuyển hàng, gánh đồ giúp mọi người ở các khu chợ, bến đò mà không nhận thù lao. Chính nghĩa cử cao đẹp đó của Ngài cùng với phước lành tích lũy, cuối cùng, nhờ Phật Tỳ-xá-phù khai thị, Ngài liền tỏ ngộ bản tâm, chứng Vô sinh nhẫn, thành bậc Bồ-tát. Người đời quen gọi Ngài là Bồ-tát Trì Địa.

    Không dám mơ được như vị Bồ-tát trên, song việc làm này của Tịnh Thất Pháp Hòa rõ ràng đã thể hiện phần nào tinh thần dấn thân phụng sự, làm lợi lạc mọi người. Tham gia công tác bồi đá lát đường, bác Phạm Tươi, 58 tuổi, dân ấp Xóm Chùa, phấn khởi phát biểu: “Đường này mùa mưa vốn lầy lội, trước giờ chưa ai làm, nay có chùa phát tâm thì quý quá!”. Cùng cảm nghĩ trên, chị Võ Hoa Tiên, giáo viên trường THCS Trung Lập, cùng chung tay góp sức với chùa, vui vẻ nói với chúng tôi: “Trước giờ đường lầy lội, bà con đi lại khó khăn. Mấy lần con có nói với ông xã khi nào họp tổ, nêu ý kiến này lên để kêu gọi bà con cùng góp sức sửa sang đường. Nay con đường đã được chùa bồi đắp, tạo điều kiện thuận lợi để bà con đi lại. Con nghĩ đây là việc làm ý nghĩa và vô cùng thiết thực”. Con đường thuộc về công cộng, mọi người có quyền đi chung. Một khi nó bị xuống cấp, cần thiết chúng ta phải có nghĩa vụ sửa sang, tu bổ. Trong khả năng giới hạn, Tịnh Thất chỉ san đắp phần nào. Phần còn lại của con đường, thiết nghĩ các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương cần quan tâm xúc tiến.
  4. tienwindows

    tienwindows Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/05/2012
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
  5. ngn999

    ngn999 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/09/2010
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Để thực hiện được ước mơ vào đại học, những sĩ tử nhà nghèo không những “phải tự thân vận động” mà còn phải đấu tranh với gia đình, với hoàn cảnh… điều đó đòi hỏi bản thân họ phải nỗ lực gấp bội phần và phải chịu hi sinh một phần trong ước mơ mà mình theo đuổi.

    Nước mắt lăn cùng ước mơ
    Kỳ thi đại học đến gần. Nếu như những sĩ tử con nhà có điều kiện, được cha mẹ lo lắng, quan tâm cả về mặt vật chất và tinh thần thì với những sĩ tử con nhà nghèo điều đó là quá xa lạ. Bởi lẽ, đời sống của người nông dân còn nhiều khó khăn, quanh năm “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” mà cái ăn vẫn không đủ huống gì là học hành, nên việc học đương nhiên bị xem nhẹ.

    Tường – một sĩ tử có hoàn cảnh gia đình khó khăn tâm sự: “Đại học là ước mơ lớn nhất trong đời của em, mặc dù bố mẹ luôn phản đối vì gia đình không có tiền nhưng em vẫn quyết định đi theo con đường mà mình đã chọn, em sẽ nỗ lự hết mình để vượt qua những khó khăn, thử thách”.

    Cũng như Tường, Hòa cũng có hoàn cảnh tương tự, bố mẹ Hòa bắt em phải nghỉ học khi mới tốt nghiệp lớp 9, nhưng vì ham học nên Hòa đã đấu tranh mãi mới được bố mẹ ráng cho học hết cấp 3. Dù khát khao được vào đại học, nhưng năm nay Hòa không dám xin bố mẹ thi tiếp vì biết sẽ bị phản đối và cũng vì thương bố mẹ đã quá cực. Tuy vậy, Hòa vẫn không từ bỏ ước mơ, cô bé vẫn tiếp tục miệt mài với sách vở với quan điểm “còn nước còn tát”, khi nào có điều kiện sẽ thi tiếp đại học. Hòa tâm sự: “Vào mùa thi cử cũng là vào mùa vụ nên bận túi bụi mình không có thời gian để ôn bài, nhiều khi đang học mẹ sai đi làm, thế là vừa đi nước mắt vừa chảy ròng ròng”.

    Là một cô gái học giỏi và ham học, Hương cũng ước mơ được vào đại học, ấy nhưng gia đình Hương lại quá khó khăn. Bố mẹ làm ruộng, Hương lại là chị cả sau Hương còn 3 em đang học. Thấy Hương đam mê học hành bố mẹ Hương rất thưong nhưng “lực bất tòng tâm” nên đã tìm những lời để an ủi. Hương hiểu được hoàn cảnh gia đình, hiểu được tấm lòng của bố mẹ, nhưng Hương lại không nỡ từ bỏ ước mơ mà mình đã ấp ủ.

    Những ngày này, Hương không thể tập trung vào học được, những lời nói chân tình của bố, những giọt nước mắt bất lực của mẹ khi nói với Hương cứ luôn hiển hiện trong tâm trí cô. Hương tâm sự: “Giờ em rất rối bời, em đang sống trong sự giày vò và luôn phải đấu tranh tư tưởng để lựa chọn. Em không thể nào từ bỏ ước mơ trở thành cô giáo dạy văn, không nỡ phụ niềm tin của bạn bè đặc biệt là sự kỳ vọng quá lớn của cô giáo dạy văn. Nhưng em lại không muốn là gánh nặng của gia đình, không muốn vì mình mà các em phải nghỉ học”.

    Nhà nghèo nên phải “liệu cơm gắp mắm”



    Nhà nghèo, nên các sĩ tử cũng đã tính đến những biện pháp lâu dài để có thể theo đuổi ước mơ của mình. Vì thế không ít sĩ tử đã phải từ bỏ một phần trong ước mơ mà mình ấp ủ. Đó là từ bỏ những ngành, những trường mình yêu thích để chọn những ngành, những trường khác, không phải vì họ không có năng lực mà để phù hợp với gia cảnh của mình.
    Mơ uớc của Tường là thi vào ngành Công nghệ Thông tin ở TP.HCM, nhưng vì không có điều kiện nên Tường đành chấp nhận thi ngành sư phạm ở TP Vinh, mặc dù không thích nhưng ít ra cũng thực hiện được một phần ước mơ là được tiếp tục học. Theo Tường, học sư phạm thì khoản tiền học phí mình không phải lo, như thế sẽ giảm được một phần. Vả lại thi ở Vinh vừa gần nhà vừa đỡ tốn kém. Tường cho biết, nếu thi đậu thì sẽ vừa học vừa kiếm việc làm thêm và nhất định sẽ tự học thêm cái ngành mà mình yêu thích.

    Đây là tư tưởng phổ biến của những sĩ tử vốn có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Một số khác đành chấp nhận “tạm thời gác kiếm”. Sau nhiều đêm suy nghĩ, cuối cùng Hương cũng đi đến quyết định: “Sẽ nghỉ một năm vào Sài Gòn làm thuê kiếm tiền và sang năm nhất định sẽ thi vào đại học Sư phạm, trở thành giáo viên dạy văn, dù có khó khăn thế nào Hương cũng không từ bỏ.

    Không ai biết rằng, để có được quyết định đó Hương đã phải khóc nhiều đêm. Hương không trách bố mẹ, trái lại Hương hiểu và càng thương bố mẹ hơn. Hương chỉ thấy buồn cho mình, buồn cho các bạn có hoàn cảnh giống Hương và cô ước giá như quê mình đừng quá nghèo, để Hương và các bạn có điều kiện được theo đuổi ước mơ của mình, để những người cha, người mẹ không phải dằn vặt khi buộc con cái phải từ bỏ niềm đam mê chính đáng là được học hành.

    Theo thanhnien
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Điều con nhận ra trên giường bệnh

    Khi nằm trên giường bệnh, đối diện với cái chết, con lại không hề sợ. Con chỉ luyến tiếc cuộc đời, còn biết bao điều dang dở, biết bao dự định chưa làm, khi vẫn còn thấy giọt nước mắt trên khuôn mặt héo gầy của mẹ.

    Hôm nay, mình vui cả ngày, cuộc sống bừng lên cho mình ánh hoàng dương rực rỡ. Hy vọng, tương lai tràn đầy để thoát ra một cuộc sống tẻ nhạt và không lối thoát. Mình đã mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ, trong vòng tay thương yêu, che chở của chồng. Nhưng đêm đến, cô đơn lại về. Vẫn muốn làm người bản lĩnh, mà khó quá! Mình vẫn biết, có quá nhiều cái sai, sai ngay từ khi chấp nhận một đám cưới để hôn nhân của mình đến như là điều không thể khác được.

    Mình đã không có được người chồng bằng tình yêu như mong đợi. Để rồi bao nhiêu những giá trị tốt đẹp của bản thân buông xuôi theo sự chán nản, vô tâm. Mẹ cứ bảo con gái là niềm tự hào, cái gì mình cũng thuần thục, nữ công gia chánh, hội họa, nấu ăn, thêu thùa, thiết kế thời trang, may quần áo và cả nghệ thuật tinh hoa, mình đều biết và rất khéo léo. Mình luôn sống bằng tình cảm yêu thương và xót xa cho những cảnh sống bất hạnh xung quanh, mình chỉ muốn mang đến điều tốt đẹp cho mọi người.

    Thế mà bao nhiêu cái tốt đẹp đó, mình không làm khi bản thân mình không muốn. Như người nghệ sỹ, chỉ thăng hoa khi khán giả theo dõi say sưa. Ai sẽ cảm nhận đây? Khi bên mình thiếu đi người tinh tế. Một trái tim lỗi nhịp trong gia đình của mình, chỉ đủ để cảm nhận được sự đơn giản, bình thường. Mình chỉ thấy hai bé con đẹp xinh đối với mình quý giá như cả bầu trời. Mình không cần gì hơn, mọi thứ đủ đầy, cuộc sống yên ổn đều đặn mỗi ngày.

    Mẹ cứ bảo con gái sao bản lĩnh thế, nếu là mẹ thì chắc phát điên. Mẹ ơi, nhờ có mẹ đấy chứ, chẳng phải mẹ đã cho con một nghị lực phi thường, một sức mạnh của sự chịu đựng đấy thôi! Còn nhớ khi bị bệnh, đau kinh khủng, đau đứng tim nhưng con gái mẹ không khóc, không kêu rên, không nhăn nhó tý nào, vì con nhìn thấy khuôn mặt mẹ lo lắng, nước mắt mẹ tuôn rơi và con không muốn mẹ buồn.

    Vì thế mà phải đi cấp cứu đến lần thứ năm, khi huyết áp tăng cao, người nóng bừng và mắt hoa đi thì bác sỹ mới hốt hoảng mang kết quả chuẩn đoán bệnh của con. Một căn bệnh nguy hiểm nhất trong mọi căn bệnh, một căn bệnh mà những cơn đau hành hạ tột cùng, không có thuốc giảm đau. Chỉ tại con không thể hiện cảm giác đau vốn có của bệnh này nên bác sĩ không chẩn đoán đúng được.

    Từ phòng bệnh lên phòng cấp cứu đến hơn 500m ấy mẹ nhỉ? Thế mà chồng con cứ phăm phăm đi trước, còn con mắt nhắm mắt mở, ôm bụng lếch thếch theo sau. Con cứ thấy mỗi bước chân như giẫm trên ngàn mũi dao, mặt con tím tái. Thế nhưng con vẫn cố gắng, cố đến được đúng chiếc cáng bệnh nhân trước phòng cấp cứu thì mới lả đi. Con được tiêm một liều mocphin để chuyển gấp lên bệnh viện tuyến trên khi đã chìm đi trong cơn mê.

    Có lẽ trong đời con sẽ nhớ mãi cái cảnh lóc cóc đi sau chồng, cố gắng theo kịp trong cái đau quằn quại đó, con mới hiểu sao mình sợ sự vô tâm đến nhường nào. Đã có cả mấy tháng trời con sống bằng nước và không khí đúng nghĩa, theo cách điều trị bệnh của con.

    Còn nhớ, khi ấy rất nhiều bệnh nhân cứ bảo đến xem cô gái giống diễn viên sắp phải lìa đời. Lạ thật, khi ốm gầy mất hơn 10 kg, không trang điểm nhưng ai đến cũng bảo con xinh lắm, môi má hồng lên và mắt lấp lánh. Nhiều người đến bệnh viện thăm còn bảo trông con giống như Lâm Đại Ngọc trong phim Hồng Lâu Mộng, một lời khen có thể rất vô tình, nhưng quá đỗi vô tâm khi sự sống của con đang giành giật từng ngày.

    Thế mà con vẫn sống với nỗ lực không ngừng và đã chiến thắng bệnh tật. Nghĩ đến những ngày đó, bất cứ lúc nào cũng cảm thấy rùng mình. Mẹ à, con gái mẹ thật lì lợm đúng không? Đau mà không kêu, không rên, không khóc. Bác sĩ bảo cô bệnh nhân này khiếp thật, chứ nhiều đàn ông gào thét, đập phá vì đau.

    Con đau lắm mẹ ạ! Mỗi khi úp mặt vào tường để xoay lưng về phía mẹ, thể nào mẹ cũng chạm vào tay con, cái cảm giác lạnh buốt như băng giá và áo con đang mặc ướt đẫm mồ hôi, là lúc mẹ biết con đang bị cơn đau hành hạ. Nhớ cảm giác thèm một ước mơ bé nhỏ, xin cơn đau tạm dừng chỉ 30 phút thôi, để con còn có cảm giác cơ thể bình thường, được chợp mắt đi một chút. Thế đã thấy viên mãn rồi.

    Khi nằm trên giường bệnh, đối diện với cái chết, con lại không hề sợ. Ý nghĩ rất nhởn nhơ, vì chỉ như là giấc ngủ thôi. Giấc ngủ không tỉnh dậy và không đau đớn, còn nhẹ nhàng hơn khi tỉnh dậy lại bị đau. Cái chết không làm con sợ hãi, mà chỉ luyến tiếc cuộc đời, khi còn biết bao điều dang dở, biết bao dự định chưa làm, khi còn thấy giọt nước mắt trên khuôn mặt héo gầy của mẹ. Hình ảnh hai bé con với gương mặt đẹp như hoa đang mỉm cười. Con không thể chết được!

    Con gái mẹ được lớn lên trong gia đình yên ấm, được trang bị hành trang bước vào đời trên nền tảng đạo đức và nhân cách. Con còn là đứa con gái yếu đuối và ủy mị nữa, thế mà lại lì lợm quá mẹ nhỉ? Khi nằm trên giường bệnh, khoảng cách mong manh giữa sự sống và cái chết, con mới nhận ra: tiền tài, địa vị, danh vọng, bon chen thật vô nghĩa. Cuộc đời thật ngắn ngủi, hãy quý trọng từng phút giây để mang niềm vui hạnh phúc đến cho nhau. Hãy sống để mà biết giá trị của bản thân và giá trị của cuộc sống.

    Sau này mọi người thấy con đanh đá, ghê gớm ra nhiều cũng sẽ chẳng biết vì sao. Mẹ đừng lo con gái mẹ thay đổi và “xấu xí nhé, đó chỉ là vỏ bọc bên ngoài của con thôi. Một thứ vỏ bọc bất đắc dĩ khi xung quanh là những toan tính và búa rìu bủa vây. Con vẫn mong có một ngày được trút bỏ những thứ giả tạo đó, để con gái trở về đúng nghĩa với mẹ thôi. Con đang có nhiều cơ hội được hạnh phúc, nhưng phải nỗ lực và quyết tâm giữ hạnh phúc cho mình.

    Đôi khi quyết tâm của mình dâng cao nhất, thì bỗng tan theo tiếng cười giòn tan và ánh mắt long lanh của con thơ. Thấy tất cả bình yên, dù trong lòng nổi sóng, những cơn sóng vẫn chưa thôi ngừng nghỉ và mãi dâng trào.

    Thương
    (Vnexpress)
  8. tienkhaihoan

    tienkhaihoan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/11/2012
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Không ai biết rằng, để có được quyết định đó Hương đã phải khóc nhiều đêm. Hương không trách bố mẹ, trái lại Hương hiểu và càng thương bố mẹ hơn. Hương chỉ thấy buồn cho mình, buồn cho các bạn có hoàn cảnh giống Hương và cô ước giá như quê mình đừng quá nghèo, để Hương và các bạn có điều kiện được theo đuổi ước mơ của mình, để những người cha, người mẹ không phải dằn vặt khi buộc con cái phải từ bỏ niềm đam mê chính đáng là được học hành.
    ________________
    cho thue can ho my phuc |
    ban dat nen my phuoc 3 | Dat Dong nai | ban dat o bien hoa | ban can ho
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    1.Nhằm gìn giữ và bảo tồn những nét đẹp truyền thống của cha ông, giúp thế hệ trẻ tiếp cận và hiểu đúng về văn hóa dân tộc, Nhóm Ngàn việc thiện tổ chức dọn dẹp, sắp xếp, …chùa vào các ngày trước và sau những ngày tuần, lễ. Cụ thể nhóm thực hiện giúp Thư Viện Chùa Quán Sứ, 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội vào thứ 7, Chủ nhật tuần 11/5/2013, Chi tiết xin liên hệ
    Ms Lê Huế
    ĐT: 01649557760
    Mail: Huele91tma@gmail.com
    2.Nhóm Ngàn việc thiện xin thông báo lịch phóng sinh tiếp theo được tổ chức vào lúc 8h45, Thứ 7 ngày 25/05/2013, tại Hồ trong Đền Voi Phục (phố Kim Mã xuôi hướng Cầu Giấy về phía cuối hồ Thủ Lệ, lối rẽ vào có cây đa). Chi tiết xin liên hệ:
    Ms Nguyễn Hằng, 0979812408, hangnguyenthuy@gmail.com
    Mọi đóng góp quỹ phóng sinh xin gửi về:
    Chủ TK Nguyễn Thúy Hằng
    STK: 0451000229087, ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công
    Kính mời mọi người tham dự!
    3.Chương trình thăm và hỗ trợ bệnh nhân nghèo hàng tháng
    Chương trình sẽ đi thăm và tặng quà bệnh nhân nghèo viện K Quán Sứ thứ 7 ngày 25/5/2013
    Quý vị ủng hộ nhân lực tài chính
    xin liên hệ
    Ms Cao Hải Yến: 0983 65 68 79.
    YM: caohaiyen@yahoo.com .
    Mr Trần Anh Tuấn 0903449950
    YM: forever1082@yahoo.com.vn
    Số TK: 1382 059 22 13016 Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hà Thành
    Chủ TK: Cao Thị Hải Yến
    Xin cảm ơn quý vị!
    Xin quý vị thông tin cho những người quan tâm!
    Kính chúc quý vị an lạc!
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Kính gửi những tấm lòng nhân ái!
    Mỗi chúng ta tuy có thể khác nhau về tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh,…nhưng máu chúng ta đều đỏ, nước mắt chúng ta đều mặn, chúng ta đều ấm lòng mỗi khi được người khác quan tâm, xót xa khi khi người thân đau yếu.
    Nếu chúng ta mạnh khỏe, chúng ta có cả ngàn ước mơ, nhưng nếu chúng ta đau ốm, chúng ta chỉ có một ước mơ là được mạnh khỏe.
    Với ước nguyện lan tỏa niềm tin yêu giữa giông bão cuộc đời, giúp những người bệnh nhanh chóng phục hồi để trở lại cuộc sống thường ngày, đem niềm vui đến cho bản thân, gia đình, cộng đồng. Nhóm Ngàn việc thiện muốn góp phần bé nhỏ giúp xã hội luôn có những người khỏe mạnh cả thể chất, tinh thần; chúng tôi mong được đồng hành cùng quý vị trong chương trình “Người thân yêu”.
    Nhà tài trợ chính là những “Người thân yêu” sẽ đều đặn đóng góp tùytâm, mức gợi ý là 200.000VND/tháng, để hỗ trợ cho một số bệnh nhân có hoàn cảnh vô cùng khó khăn tại bệnh viện Việt Đức (và/hoặc ) bệnh viện Bạch Mai, Bệnh Viện K Quán Sứ, Hà Nội.
    Mọi đóng góp sẽ được cập nhật trên website, qua email, và trực tiếp cho các nhà tài trợ!
    Chi tiết xin liên hệ:
    1. Ms Cao Thị Hải Yến
    ĐT: 0983 65 68 79
    YM: caohaiyen@yahoo.com
    2. Trần Anh Tuấn
    ĐT: 0903449950
    YM: forever1082@yahoo.com.vn
    3. Ms Nguyễn Thúy Hằng
    ĐT: 0979812408
    Mail:hangnguyenthuy@gmail.com
    4. Ms Nguyễn Thị Loan
    ĐT: 0978056717
    YM: loanntmaxan@yahoo.com
    Số TK: 1382 059 22 13016 Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hà Thành
    Chủ TK: Cao Thị Hải Yến
    Khi gửi tiền vào tài khoản, mong quý vị thông tin rõ tên, địa chỉ, điện thoại vào mail: caohaiyen@yahoo.com để chúng tôi tiện cập nhật
    thông tin.
    Xin cảm ơn những tấm lòng!
    >>Báo cáo Thu – Chi<<
    http://thientam.freevnn.com

Chia sẻ trang này