1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sống yêu thương... - Tuyển Người hỗ trợ cá nhân (Personal assistant- PA) - "Hội trái tim từ thiện Hà

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi saobien_12, 17/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nhóm TÌNH THÂN HY VỌNG dự định sẽ có một chuyến đi chia sẻ và giúp đỡ trẻ em mồ côi ở TĨNH GIA-THANH HÓA vào hè này. Nếu bạn có sách báo không dùng nữa xin hãy chia sẻ với các em có hoàn cảnh khó khăn qua nhóm. Vui lòng liên hệ: Lê Anh(Học viện KTQS)(0953806616); Hiền(Đại học Phương Đông) 0976236403, Thắng(Đại học Phương Đông)0983534123. Hãy chia sẻ để cuộc sống có thêm nhiều nụ cười.
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Đêm trắng cùng sinh viên tình nguyện
    02-07-2006 23:00:09 GMT +7

    Gần sáng, thí sinh Sử Minh Triển, quê Ninh Thuận, bị liệt 2 chân, được các bạn sinh viên tình nguyện tìm giúp chỗ trọ và đưa về nhà trọ
    Bến xe Miền Đông hầu như không có giờ nghỉ. Những chuyến xe hối hả về bến suốt đêm. Và nhịp độ làm việc của những sinh viên tình nguyện tại bến xe cũng hối hả theo những chuyến xe
    2 giờ sáng 2-7, những thanh niên với màu áo xanh đặc trưng của sinh viên tình nguyện bắt đầu xuất hiện tại khu vực bến đỗ của Bến xe Miền Đông. 40 sinh viên, chia làm 6 chốt chặn rải khắp khu vực bến đỗ. Trong đó có gần 1/3 là nữ.
    Không để thí sinh bơ vơ, ngơ ngác
    Từ một tuần lễ nay, nhóm sinh viên với 150 người phải tăng cường trực ca 3 lúc 2 giờ sáng vì lượng thí sinh đổ về ngày càng nhiều. Khi tất cả đã vào vị trí, những chuyến xe đầu tiên của ca trực đêm bắt đầu đỗ bến. Lúc hành khách xuống xe, cùng với lời mời chào của những bác xe ôm ?ovề đâu cô Hai?? là những lời hỏi thăm của các bạn sinh viên tình nguyện: ?oBạn đi thi ĐH phải không??, ?oBạn có nhà trọ chưa??, ?oBạn có người thân ở TPHCM không??... Cứ 4 hoặc 5 sinh viên chia nhau đón khách ở 1 xe. Nhưng 3 chuyến xe đầu tiên của đêm 2-7 không có hành khách nào là thí sinh đi thi ĐH. Các sinh viên tình nguyện hỏi vui với nhau: ?oSao đêm nay... xui vậy ta??. Rồi chuyến xe thứ tư, thứ năm... tiếp tục đỗ bến. Cuối cùng cũng có thí sinh ?omở hàng?. Đó là thí sinh Đỗ Anh Tuấn từ Phan
    Dễ dàng nhận ra nhất có lẽ là cô sinh viên tình nguyện Phan Thị Anh, năm 2 ngành báo chí Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, giữa đám đông hành khách, các bác tài xe ôm. Vóc dáng nhỏ nhắn nhưng Anh rất hoạt bát. Ngoài trời lạnh, Anh vẫn xông xáo đón hành khách tận cửa xe. Sau những câu chào hỏi lễ phép với phụ huynh là những lời chỉ dẫn tận tình kèm theo câu chúc thí sinh: ?oChúc bạn thi thành công nha!?.

    Rang vô thi tại ĐH Kinh tế TPHCM. Tuấn được các sinh viên tình nguyện tư vấn rất kỹ về lộ trình đến địa điểm thi, phát cuốn cẩm nang với các thông tin về cách tìm chỗ trọ, các tuyến xe buýt.
    Đội trưởng Nguyễn Trọng Hoàng, sinh viên Trường ĐH Mở - Bán công TPHCM, giới thiệu với chúng tôi: ?oĐội em chia nhau bố trí từ trong ra ngoài bến xe. Nếu bên trong còn sót thí sinh nào chưa hỏi thì chốt bên ngoài sẽ rà lại lần nữa để bảo đảm không có thí sinh nào không được tư vấn?. Nhiều thí sinh chân ướt chân ráo đến TPHCM, chưa có chỗ trọ, đã được các sinh viên hướng dẫn đến bàn tư vấn với 4 ?otư vấn viên? luôn túc trực để hướng dẫn cụ thể, nhiệt tình.
    Sự lo lắng biến mất
    3 giờ sáng, chuyến xe thứ mười đến từ Hà Nội vào bến. Thí sinh Bùi Quang Tiến, tay xách va li nhỏ tiến đến các bạn sinh viên tình nguyện hỏi tìm chỗ trọ. Thí sinh này được đưa đến bàn tư vấn. Tiến cho biết em thi vào ĐH Kinh tế TPHCM tại điểm thi Trường ĐH Dự bị TPHCM. Các ?otư vấn viên? đã tặng Tiến 1 vé xe buýt và hướng dẫn đến Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên TPHCM để tìm chỗ trọ gần điểm thi. Dù trải qua chặng đường dài với gần 40 giờ ngồi xe nhưng Tiến đã quên đi cơn mệt mỏi và lo lắng khi lần đầu tiên vào TPHCM. Chúng tôi hỏi: ?oKhông có người thân tại TPHCM sao dám một mình vào đây đi thi??. Tiến trả lời: ?oEm nghe đài nói rằng có sinh viên tình nguyện giúp đỡ thí sinh đi thi ĐH. Bước xuống xe, gặp các anh chị, sự lo lắng biến mất!?. Tiến quê Hải Dương nhưng thích thi vào Trường ĐH Kinh tế TPHCM vì theo em môi trường TPHCM hết sức năng động, thích hợp cho người học kinh tế. Gia đình cho Tiến 1,5 triệu đồng để thi ĐH. Riêng tiền vé và ăn dọc đường đã ngốn hết 500.000 đồng.
    Sinh viên tình nguyện Nguyễn Ngọc Sơn tiếp tục đưa đến bàn tư vấn một phụ huynh và thí sinh đến từ Gia Lai. Đó là anh Châu Anh Kỳ đưa con đi thi vào ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, chưa có chỗ trọ và không có người thân nào ở TPHCM cả. ?oHai cha con xuống đây không biết chỗ nào để đi. May mà có các bạn sinh viên tình nguyện hướng dẫn?, anh nói.
    Hằng đêm, đã có trên 500 thí sinh được hỗ trợ, giúp đỡ tìm chỗ trọ, tìm nhà người thân, hỗ trợ vé xe buýt miễn phí...
    Ca ?ođặc biệt?
    3 giờ 30. Trời bắt đầu mưa lất phất. Ai cũng phải thủ nón và áo khoác vì mưa và sương xuống nhưng không một sinh viên tình nguyện nào đêm nay mặc áo khoác ngoài chiếc mũ tình nguyện. Các bạn nói mặc vậy để thí sinh dễ nhận ra. Xe vào bến liên tục, các bạn làm việc không ngơi nghỉ. Gần sáng, đội tình nguyện có thêm một ?oca? đặc biệt. Đó là thí sinh Sử Minh Triển, quê Ninh Thuận, bị tật 2 chân phải ngồi xe lăn vào TP thi ĐH. Thay vì tặng vé xe buýt để Triển tự đến Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên tìm chỗ trọ, các ?otư vấn viên? đã gọi điện về trung tâm tìm chỗ trọ giùm, sau đó đưa Triển đi thẳng từ bến xe về nhà trọ gần điểm thi.
    5 giờ sáng, những chuyến xe buýt màu xanh bắt đầu lăn bánh đưa những thí sinh đến nơi tìm chỗ trọ, đến nhà người thân... Còn 40 bạn sinh viên tình nguyện vẫn tiếp tục công việc cho đến tận 7 giờ sáng.
    HỒNG VÂN
    Được tinhnguyen08 sửa chữa / chuyển vào 00:08 ngày 21/03/2008
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Từ 1/3/2008, diễn đàn ?oNgười tôi cưu mang? sẽ phát 100 suất cháo miễn phí/ buổi cho bệnh nhân nghèo? hàng tuần tại Bệnh Viện Viện Đức, Hà Nội, dự kiến: 4h chiều thứ 7 mỗi tuần, quý vị quan tâm xin liên hệ: Ms Loan: 091.222.96.96, 4h chiều CN mỗi tuần, quý vị quan tâm xin liên hệ: Ms Hồng Lam: 091.33.786.36, Ms Mai Tân : 091.338.1938. Xin cảm ơn!
    http://dd.nguoitoicuumang.com/vsbaiviet.asp?TID=6527&PN=1&TPN=32
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    ĐẠO LÀM NGƯỜI (Lược trích)
    ...
    Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều có một vai trò khác nhau, số phận khác nhau. Có người cao sang quyền quý, có người trung lưu nhàn nhã, có người nghèo khổ khốn cùng. Nhưng dù ở vị trí nào, số phận nào, chúng ta đều là người. Ngay khi đã là một tu sĩ xuất gia đi tìm sự giải thoát, chúng ta vẫn là con người. Cho nên chúng ta phải làm người thật tốt và phải biết thực hiện đạo làm người.
    Có hai điều trong việc tu tập đạo lý làm người:
    - Thứ nhất: hoàn thiện bản thân; tu dưỡng đạo đức nơi chính mình.
    - Thứ hai: có trách nhiệm với những người chung quanh: có bổn phận đem được sự an vui, hạnh phúc đến cho mọi người.
    Suốt năm tháng chúng ta quên đi bổn phận làm người trong cuộc sống và đối với những người chung quanh.
    Nhưng thật ra chính nơi thân phận làm người này, chúng ta thực hiện hoàn hảo đạo làm người; thương yêu và giúp đỡ những người chung quanh, chúng ta sẽ trở nên một người tuyệt vời, một vị Thánh. Vị trí của bậc Thánh không phải là từ bỏ thân phận làm người; đi tìm một giấc mơ hão huyền, một giá trị cao xa nào khác, mà vị trí của Thánh bắt đầu từ thân phận con người.
    Nhưng làm thế nào để thực hiện đạo làm người, trở thành người tốt, người tuyệt vời?
    Là người biết thanh lọc nội tâm, biết kiểm soát tâm và đánh giá chính bản thân mình. Là người luôn biết tự trách mình, tìm lỗi chính mình để sửa sai. Là người xem xét hành vi của mình từng chút một; điều bất thiện dù rất nhỏ cũng tránh, điều thiện dù khó khăn đến thế nào cũng không từ nan, và hiểu rõ ranh giới giữa điều xấu và điều tốt.
    Là người đối với mọi người luôn khoan dung, tử tế một cách sâu sắc, và luôn e ngại sẽ làm người khác bị tổn thương. Tử tế sâu sắc có nghĩa là hiểu thấu, thông cảm và chia sẻ được những nỗi đau của người khác. Là người độ lượng, yêu thương con người mà không so đo hơn thiệt. Dù làm rất nhiều việc thiện, trong lòng không hề có chút ý nghĩ mưu cầu danh lợi phước báo. Chấp nhận những thiệt thòi bản thân để giữ vững đạo lý làm người.
    Đạo Hiếu là đạo làm con đối với cha mẹ. Đạo Từ là đạo cha mẹ đối với con cái. Đạo Đề là đạo anh chị em đối với nhau. Đạo Nghĩa là nghĩa vợ chồng, nghĩa thầy trò, nghĩa bạn bè. Đạo Trung là đạo của người dân, quan đối với vua (ngày xưa). Ngày nay chúng ta có thể hiểu đó là bổn phận của công dân đối với đất nước. Đạo Nhân là đạo của người trên đối với kẻ dưới.
    Ngoài những vấn đề đã nêu ra, chúng ta cũng cần hiểu thêm việc giúp đỡ cho những người nghèo khổ, chúng ta không nên chỉ giúp họ bằng vật chất mà cả bằng tinh thần. Chúng ta biết tu dưỡng giá trị tinh thần, tu dưỡng đạo lý tâm linh. Cho nên khi chúng ta đem lợi ích vật chất đến cho mọi người, chúng ta cần đem theo lợi ích tinh thần, đó là giá trị cao cả trong đời sống con người.
    ... Khi chúng ta tu tập thật tốt, thật hoàn hảo, chúng ta sẽ trở thành Thánh, thành những con người tuyệt vời, những con người thánh thiện trong đạo làm người.
    TCQ
  5. Gaixinhxitin

    Gaixinhxitin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Sao không kể những hoạt động mà nhóm Tình nguyện đã làm nhỉ
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    A Man and His Dog !
    A man and his dog were walking along a road. The man was enjoying the scenery, when it suddenly occurred to him that he was dead. He remembered dying, and that his faithful dog had been dead for many years. He wondered where the road was leading them. After a while, they came to a high, white stone wall along one side of the road. It looked like fine marble. As he reached the wall, he saw a magnificent gate in the arch, and the street that led to the gate made from pure gold. He and the dog walked toward the gate, and as he got closer, he saw a man at a desk to one side.
    When he was close enough, he called out, "Excuse me, where are we?"
    "This is heaven, sir," the man answered.
    "Wow! Would you happen to have some water? We have traveled far," the man said.
    "Of course, sir. Come right in, and I''ll have some ice water brought right up."
    The man gestured, and the gate began to open.
    "Can my friend," gesturing toward his dog, "come in, too?" the traveler asked.
    "I''m sorry, sir, but we don''t accept pets."
    The man thought a moment, remembering all the years this dog remained loyal to him and then turned back toward the road and continued the way he had been going. After another long walk he came to a plain dirt road, which led through a farm gate that looked as if it had never been closed. There was no fence. As he approached the gate, he saw a man inside, leaning against a tree and reading a book.
    "Excuse me!" he called to the reader. "Do you have any water? We have traveled far."
    "Yes, sure, there''s a faucet over there." The man pointed to a place that couldn''t be seen from outside the gate. "Come on in and help yourself."
    "How about my friend here?" the traveler gestured to his dog.
    "There should be a bowl by the faucet; he is welcome to share."
    They went through the gate, and sure enough, there was an old-fashioned faucet with a bowl beside it. The traveler filled the bowl and took a long drink himself, then he gave some to the dog. When they were full, he and the dog walked back toward the man who was standing by the tree waiting for them.
    "What do you call this place?" the traveler asked.
    "This is heaven," was the answer.
    "Well, that''s confusing," the traveler said. "The man down the road said that was heaven, too."
    "Oh, you mean the place with the gold street and pearly gates? Nope. That''s hell."
    "Doesn''t it make you mad for them to use your name like that?"
    "No. We''re just happy that they screen out the folks who''d leave their best friends behind in exchange for material things."
    Author Unknown
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nhom CTXH ALPHA
    Nhom dang trien khai chuong trinh Thu vien mini cho tre em thiet thoi va Du an Khuyen hoc.
    Hien nay, moi chuong trinh Nhom can tuyen them 2 TNV. Cu the ve thoi gian va cach thuc se duoc ban bac khi ban gap nguoi phu trach chuong trinh. Tuy nhien, yeu cau chung la:
    - Ban co the danh thoi gian 1 - 2 buoi trong 1 thang de tham gia truc tiep vao Chuong trinh (den tham tre, tong hop lai tu sach, khao sat doi tuong quan tam, ...)
    - Ban co the hoat dong chu dong va doc lap.
    - Ban yeu thich cong viec xa hoi va tre em.
    Tham gia cong viec nay, Ban co the gan gui va truc tiep giup do mot cach cu the hon cho cac tre em ngheo.
    Rat hy vong nhan duoc su quan tam va tham gia cua cac ban.
    De dang ky xin gui thong tin ve dia chi email nay:
    Ho va ten: ; Gioi tinh: Nam/Nu
    Nam sinh:
    Nghe nghiep
    Dia chi lien lac
    Dien thoai va email
    Ban muon tham gia lam TNV cho - Du an khuyen hoc
    - hay Chuong trinh Thu vien Mini.
    Nhom CTXH ALPHA se lien lac ngay khi co Ban dang ky.

    Tran trong cam on.

    Nhom CTXH ALPHA
    http://alphagroupvn.com/default.asp
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Những người mang lại niềm tin

    Kỹ sư Dirk Roosingh trong xưởng sản xuất dụng cụ của Trung tâm chỉnh hình Bệnh viện Bạch Mai ?" Hà Nội.
    Kỹ sư Dirk Roosingh gặp gỡ các em thanh thiếu niên ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam nhận được tài trợ từ Quỹ ?oHỗ trợ bệnh
    nhân Việt Nam?.
    Hai ông Leo van Wittene
    và Dirk Roosingh chụp
    ảnh kỷ niệm với các em
    được nhận tài trợ phẫu
    thuật năm 2005.

    Dirk Roosingh và Leo van Wittene, những người Hà Lan không ngần ngại tuổi tác và sức lực, hàng năm đến với Việt Nam để hỗ trợ cho nhiều em nhỏ và thanh thiếu niên nghèo bị khuyết tật vận động bẩm sinh. hai ông đã lập Quỹ ?oHỗ trợ bệnh nhân Việt Nam? nhằm vận động giúp đỡ các em lâu dài.
    Năm 1993, kỹ sư dệt may Dirk về hưu và ông quyết định đến Việt Nam du lịch. Cũng tại nơi thật đẹp và lãng mạn giữa lòng thủ đô Hà Nội (hồ Hoàn Kiếm), ông đã gặp cậu bé bán dạo, bị cụt một tay. Thương cảnh ngộ, sau đó, Dirk đã giúp đỡ kinh phí để cậu học tiếng Anh và nhận làm con nuôi. Trong một lần gặp những những bệnh nhân bị khoèo chân tay trong xưởng chỉnh hình Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội nhưng gặp khó khăn về kinh phí, Dirk nghĩ, mình phải làm được điều gì đó để giúp đỡ những em nhỏ này. Ông đem ý định đó bày tỏ với những bạn bè ở Đức (nơi ông sinh sống) và nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình từ phía họ. Quỹ ?oHỗ trợ bệnh nhân Việt Nam? ra đời với số tiền được quyên góp từ những người Đức và một số Việt kiều sống tại Đức. Sau này, ngoài số tiền của các cá nhân ủng hộ, những thành viên của Quỹ tổ chức các cuộc triễn lãm tranh tại Đức để kiếm tiền gây quỹ. Họ cũng đã mang các tác phẩm của một số hoạ sỹ Việt Nam sang Đức để triển lãm và trích một phần tiền thu được cho Quỹ. Hơn 3 năm qua, Quỹ (45 thành viên) đã phối hợp chặt chẽ với Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVAF) hỗ trợ cho 50 bệnh nhân bị khuyết tật vận động bẩm sinh được phẫu thuật chỉnh hình với số tiền hàng chục nghìn USD mỗi năm. Ngoài hỗ trợ những bệnh nhân bị khuyết tật vận động bẩm sinh, họ còn giúp đỡ một số bệnh nhân mắc các bệnh khác như: bệnh máu trắng, bệnh bị teo cơ... ở một số tỉnh miền Bắc.
    Tại Trung tâm chỉnh hình Bệnh viện Bạch Mai thật vui bởi tiếng cười nói to, nhỏ của những người không hiểu tiếng nhau. Dirk Roosingh và Leo van Wittene cứ đi đi lại lại, hết thăm hỏi, ngắm nghía chân cẳng những đứa trẻ. ?oTuyệt vời quá! Trước khi được phẫu thuật chỉnh hình, các em đi lại rất khó khăn. Đó là rào cản lớn cho việc các em tham gia học tập và làm việc? Dirk nói. Và tôi hiểu, họ đã làm được những việc rất hữu ích. Cái được ở đây
    Ông Leo van Wittene ký tên mình lên phần chân đã được phẫu thuật chỉnh hình của em Lầu Thị My (14 tuổi), dân tộc Mông, tỉnh Cao Bằng.
    không chỉ là đem lại cho những em nhỏ nghèo bị khuyết tật vận động bẩm sinh đi lại dễ dàng hơn mà còn đem lại cho các em niềm tin trong cuộc sống, ước vọng vươn tới tương lai. Trước khi được phẫu thuật và điều trị, Nguyễn Thị Hường ở xã Cộng Hoà, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình bị liệt nửa người nhưng em vẫn cố gắng làm may, mặc dù vận động rất khó khăn. ?oEm sẽ làm ra được nhiều sản phẩm hơn và điều đó đồng nghĩa với sự chuẩn bị cho một tương lai nhiều hứa hẹn hơn?, Hường cười và nói lời cảm ơn tới những thành viên của Quỹ đã giúp đỡ em có được ngày hôm nay.
    ?oChúng tôi rất xúc động trước hoàn cảnh của các em. Có nhiều em, nếu được chữa trị sớm hơn thì có lẽ các em đã khác chứ không phải khó khăn như sau này. Mỗi lần nhìn thấy các em nhỏ sau phẫu thuật đi lại tốt hơn là chúng tôi nghĩ tới tương lai sẽ tốt đẹp hơn với chúng. Chuyện lập gia đình chẳng hạn?, Leo tâm sự.
    Bài: Vương Mơ - Ảnh: Trọng Chính
    http://vietnam.vnanet.vn/Internet/DesktopModules/BaoAnh/Print/Print.aspx?ID_Cat=3&ID_NEWS=4022&language=vi-VN&number=6&year=2006

  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Tình nguyện tuổi 78
    Ông Trưởng phòng giáo dục huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, ngạc nhiên khi tiếp một cụ già đến... xin việc. Cụ là Nguyễn Thế Thành, 78 tuổi, mới chuyển từ Hà Nội về ở cùng con cháu tại xã Tiền Châu.
    Việc cụ muốn xin là giúp học sinh tiểu học yêu môn toán, nâng cao kỹ năng, trình độ giải toán. Ngoài ra, nếu việc gì cần sử dụng tiếng Pháp, cụ xin sẵn sàng phục vụ. Thù lao ư? 1 triệu đồng/năm trở lên, nhưng là... tiền túi của cụ "thù lao" cho học sinh giỏi toán.
    Chuyện cụ đến xin việc xảy ra cách đây gần 2 năm. Lúc ấy, huyện Mê Linh dự định thành lập các Câu lạc bộ Toán tuổi thơ. Ông Trưởng phòng giáo dục liền mời 3 hiệu trưởng lên gặp cụ Thành và 3 câu lạc bộ được thành lập tại 3 trường Trưng Nhị, Lưu Quý An, Tiền Châu. Giờ đây, mỗi câu lạc bộ có 30 học sinh tiểu học yêu toán, có khả năng học toán tốt. Ngoài những giờ giảng bài chính khoá, các em được thày, cô giáo bồi dưỡng riêng, được cụ Thành đỡ đầu bằng cách trực tiếp giới thiệu những bài toán hay, cách giải độc đáo, thông minh, phương pháp tìm hiểu, phân tích đề, phân loại các dạng đề toán và cách giải.
    Do say mê nghiên cứu, lại có ngoại ngữ nên cụ Thành đã tham khảo nhiều bài toán bậc tiểu học của một số nước rồi so sánh, đối chiếu với các bài do Tạp chí Toán tuổi thơ, sau đó chọn ra những đề hay, thay đổi một số chi tiết cho phù hợp với trình độ các cháu. Cụ trực tiếp soạn những bài toán vui, toán đố, thu hút nhiều học sinh tham gia. Những đề toán này đều được công nhận là hay, có sức cuốn hút với người giải, hợp với khả năng của các em.
    Là cộng tác viên của Tạp chí Toán tuổi thơ, báo đối ngoại Le Currier du Vietnam, cụ Thành còn là Phó chủ tịch Hội những người bạn Pháp ngữ Hà Nội nên được biếu nhiều tài liệu. Những vốn tri thức quý giá này cụ đều đem tặng lại các câu lạc bộ. Đều đặn mỗi tháng một lần, cụ có mặt ở các câu lạc bộ, tổ chức cuộc thi kiểu "Đường lên đỉnh Olympia", nhưng cài nội dung toán học hoặc thi giải toán nhanh. Giải thưởng của các em đều do cụ lấy từ tiền mừng thọ, tiền chúc Tết, tiền con cháu biếu, hoặc nhuận bút các ấn phẩm mà cụ Thành tham gia.
    Năm 2005, cụ Thành tròn 80 tuổi, nhưng vẫn minh mẫn, ham mê công việc "tình nguyện". Cụ tâm sự: "Người ta có trăm nghìn cách hưởng tuổi già, nhưng tôi chọn cách nghỉ mà làm như hiện nay. Với tôi, vui nhất là thấy lớp lớp tuổi thơ ngày càng hơn cha, hơn ông, vừa được chăm sóc tốt hơn, vừa tài giỏi hơn".
    (Theo TTXVN)

  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Ngày hôm nay,tôi sẽ tự lắng lòng mình và cố gắng trầm tĩnh hơn.Tôi sẽ học cách kiểm soát những cảm xúc và suy nghĩ của mình.
    Ngày hôm nay,tôi sẽ học cách tha thứ những gì người khác đã gây ra cho tôi,bởi tôi luôn nhìn vào hướng tốt và tin vào sự công bằng của cuộc sống.
    Ngày hôm nay,tôi sẽ cẩn trọng hơn với từng lời nói của mình.Tôi sẽ lựa chọn ngôn từ và diễn đạt chúng một cách có suy nghĩ và chân thành nhất.
    Ngày hôm nay,tôi sẽ tìm cách sẻ chia với những người bạn quanh tôi khi cần thiết,bởi tôi biết điều quý nhất đối với con người là sự quan tâm lẫn nhau.
    Ngày hôm nay,trong cách ứng xử,tôi sẽ đặt mình vào vị trí của người đối diện để lắng nghe những cảm xúc của họ,để hiểu rằng những điều làm tôi tổn thương cũng có thể làm tổn thương đến họ.
    Ngày hôm nay,tôi sẽ an ủi và động viên những ai đang nản lòng.Một cái siết tay,một nụ cười,một lời nói của tôi có thể tiếp thêm sức mạnh để họ vững tin bước tiếp.
    Ngày hôm nay,tôi sẽ dành một chút thời gian để quan tâm đến bản thân mình.Tôi cảm ơn cuộc sống và mọi người đã cùng tôi sẻ chia những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống này.
    Ngày hôm nay,tôi sẽ bỏ lại phía sau mọi lo âu,cay dắng và thất bại,khởi đầu một ngày mới với một trái tim yêu thương và hồn nhiên nhất.Tôi sẽ sống với những khát khao,mơ ước mà mình luôn ấp ủ.
    Và hôm nay,tôi cảm nhận được hạnh phúc và sức sống mới-bất kể ngày hôm qua như thế nào.Bạn cũng vậy nhé!

Chia sẻ trang này