1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sống yêu thương... - Tuyển Người hỗ trợ cá nhân (Personal assistant- PA) - "Hội trái tim từ thiện Hà

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi saobien_12, 17/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Vị cứu tinh của học sinh trên sông Đà

    Ông Thu đã cứu nhiều mạng người trên sông.
    Ông Lê Văn Thu giống như một vận động viên đua thuyền với cánh tay cuộn bắp, nước da đỏ au, vạm vỡ. Ông đã cứu hàng chục người bị sông Đà cuốn trôi.
    Sông Đà (Hòa Bình) hàng năm đã dìm không ít người dân xuống đáy. Vào mùa lũ cả trâu bò lợn gà, ruộng nương cũng bị dòng nước nhấn chìm. Người dân hay bị lật thuyền nhất lại là mùa nước cạn. Ốc đảo bản Tháu có đến gần 30 học sinh cấp 1, 2.
    Ông Thu mưu sinh trên lòng hồ sông Đà từ lâu, nghề chính là buôn bán nhỏ và đánh cá. Gần nửa đời người ông Thu lênh đênh trên sông, cứu không biết bao nhiêu vụ đắm thuyền. Ông nhớ không chính xác nhưng cũng được gần 20 vụ lật thuyền, cứu mấy chục người. Những người sống trên lòng hồ sông Đà không ai không biết ông.
    Ông Thu cười giòn khi nói về chuyện cứu người trên sông: ?oCứu người trên sông có khác gì trên cạn đâu. Gặp người ta bị nạn mình biết bơi thì nhảy xuống cứu. Đơn giản thôi?.
    Vụ lật thuyền tháng 9/2007, ông Thu cứu được 4 học sinh. Anh Đình, cảnh sát giao thông đường thủy kể: "Hôm ấy khoảng 7h tối, tiếng kêu cứu lẫn trong tiếng mưa gió ầm ào. Chúng tôi cắt dây ca nô lao về phía có ánh đèn pin loáng nhoáng giữa hồ thì thấy bố con ông Thu đã cứu được 4 cháu đưa lên thuyền. Ông chở các cháu lên bờ rồi nhờ mấy anh công an gọi cha mẹ chúng ra đón về. Sau đó, ông lặng lẽ về thuyền?.
    Cách đây gần một năm, mẹ con chị Hải ở xóm Bích, xã Thái Thịnh bị lũ cuốn gặp ông Thu đang buông lưới quãng sông này. Ông Thu đã bỏ lưới vươn chèo đến phía mẹ con chị Hải.
    Mẹ con chị Hải coi ông như ân nhân và ngày lễ, tết mang tiền, quà đến để cảm ơn. Ông Thu bảo: ?oĐể mẹ con chị Hải vui tôi chỉ nhận hoa quả thắp nén nhang cảm tạ trời đất cho gặp may mắn thôi?.
    Ông lo lắng một ngày nào đó, ông không còn sức để cứu người thì những em nhỏ của bản Tháu đến trường sẽ gian nan. Từ lâu, những học sinh ốc đảo ấy vẫn tự chèo thuyền đi học. Và gần 20 năm qua những người ông cứu chủ yếu là học sinh.
    (Theo An Ninh Thủ Đô)
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Đừng đánh mất một phần cuộc sống


    Hãy dành thời gian cho người thân và cả với bản thân mình vì đó cũng là một phần cuộc sống của bạn. (Ảnh: Út Huệ).
    (Dân trí) - ?oTớ bận lắm!? đã trở thành câu cửa miệng của nhiều bạn trẻ. Vì bận họ không chỉ từ chối gặp gỡ, quan tâm đến người thân, bạn bè mà đang tước đi một phần trong cuộc sống của chính mình?
    Cái ?otôi? bận bịu
    ?oBà nằm viện cả một tuần nay nhưng mình vẫn không tranh thủ được chút thời gian nào ghé qua viện. Mẹ nhắc: ?oCon vào thăm bà đi, bà mong con lắm?, mình ngúng nguẩy: ?oMẹ không biết con bận lắm à??.
    Bạn bè lâu ngày hẹn gặp nhau đi uống cà phê, mình lại phải lắc đầu từ chối: ?oTớ bận quá, không đi được. Tiếc ghê!?. Rồi khi có người bạn bị tai nạn, mọi người rủ nhau vào viện thăm, mình lại là người đứng ?ongoài cuộc?: ?oTớ bận việc mất rồi, cho gửi lời hỏi thăm nó nhé!?.
    Mọi người bàn tán về một bộ phim đang chiếu trên truyền hình và hỏi ý kiến mình. Mình ngu ngơ: ?oMình có thời gian để xem phim đâu?.
    Có cuốn sách hay và bổ ích, bạn bè truyền tay nhau đọc. Qua tay mình, mình tiếc nuối: ?oSách hay lắm à? Nhưng mà tớ có thời gian đâu?.
    Mẹ khuyên: ?oCon hãy tìm một khóa học nào đó về nấu ăn, trang điểm, khiêu vũ? hợp với mình?. Mình trố mắt ngay: ?oMẹ biết con bận thế nào rồi mà??
    Cả năm, ngoài dịp Tết, mình không về thăm nhà một lần nào. Bố gọi điện, nói rất tình cảm: ?oLúc nào rảnh về nhà con nhé! Ở nhà ai cũng nhớ con?. Đáp lại: ?oCon bận quá, bố ạ?.
    Cũng vì bận, mình thất hứa lần này đến lần khác, người này đến người khác. Và khi nhớ ra thì bạn ?ogiảng hòa? bằng một tin nhắn: ?oXin lỗi nhé, tớ bận quá!?.
    Đừng đánh mất một phần cuộc sống của mình
    Công việc của bạn bận rộn? Bạn luôn đứng trước nguy cơ bị sa thải nếu bạn thiếu tập trung? Bạn phải mua được một căn hộ trước ba mươi tuổi?... Chấp nhận với bạn như thế nhưng ngoài công việc thì người thân, bạn bè cũng là một phần trong cuộc sống của bạn. Bạn không được phép tước bỏ.
    Một ý kiến của một ai đó mà chắc chắc nhiều người sẽ rất tâm đắc: Trái tim chúng ta có bốn ngăn, một cho tình yêu, hai cho công việc, ba cho gia đình và bốn cho bạn bè. Vậy cớ gí, bạn lại ?ocắt? đi một ngăn trong trái tim mình. Bạn ?ogác? bạn bè, người thân và cả cuộc sống riêng của mình qua một bên vậy bạn đang sống để làm những gì?

    Những lúc bạn dành thời gian cho người thân, bạn bè và cũng là lúc bạn được phép nói: ?oTôi đang bận?. Bạn phải dành một thời gian nhất định cho những việc này, vì đó là một phần cuộc sống?
    Một cậu sinh viên bốn năm trời học đại học suốt ngày ôm lấy máy tính hoặc mấy quyển sách. Không xem phim, cũng chẳng giao lưu bạn bè, các hoạt đồng tình nguyện lại càng không vì ?obận học??
    Đến khi đi làm lại vùi đầu vào công việc, không có lấy một chút thời gian cho bản thân chứ chưa nói là cho những người xung quanh. Đến khi bạn bè đều đã có mái ấm riêng, mới thấy mình trống trải vì chưa có một người nào bên cạnh?
    ?oMỗi năm tôi chỉ về quê đúng dịp Tết. Nếu bố mẹ ốm, tôi cũng không biết nếu không có người báo tin. Nếu tranh thủ tôi vẫn có thể về nhà vào nhiều dịp nhưng với lý do bận rộn tôi đã cho phép mình ?obỏ qua? hết mọi chuyện, không phải quan tâm đến ai, cả bố mẹ và những người quanh mình. Khi mẹ báo tin bố mất, tôi giật mình thoảng thốt, gần một năm rồi tôi? không gặp bố. Mấy năm vừa qua số lần tôi gặp bố cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay?.
    Tôi đang thờ ơ với người khác và với chính cả bản thân mình? - Kiều Anh, một cô gái 23 tuổi tâm sự.
    Thời gian không thể quay trở lại, bạn không thể giữ lại những thứ đã qua. Vì thế hãy sống thế nào để khi nhìn lại bạn phải nuối tiếc mình đã để trôi qua quá nhiều thứ trong cuộc sống?
    Hoài Nam

    http://dantri.com.vn/nhipsongtre/Dung-danh-mat-mot-phan-cuoc-song/2008/4/226543.vip
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chương trình ?o Hỗ trợ bệnh nhân nghèo tại Hà Nội? Dự kiến 16h thứ 7 ( Tức ngày 12/04/2008) sẽ vào bệnh viên Việt Đức thăm hỏi và tặng quà cho một số trường hợp bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Mọi quan tâm và giúp đỡ xin liên hệ Nguyễn Loan: 0978.056.717
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chuyện ?ohai lúa? làm từ thiện
    Lo cho người nghèo được vài bữa ăn miễn phí đã là quý lắm rồi, đằng này, mấy anh ?ohai lúa? ở thị trấn biên giới Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp làm ruộng, chẳng dư dật gì, mà lại rủ nhau làm từ thiện ròng rã gần 15 năm trời mới là chuyện lạ. Lạ hơn nữa, có gia đình huy động 3 lao động túc trực làm từ thiện thường xuyên, nhưng chưa bao giờ đòi hỏi một đồng thù lao nào. Trên thực tế, đã có rất nhiều cảnh đời éo le được các ?ohai lúa? trong tổ từ thiện này giúp đỡ, vượt qua cơn khốn khổ...
    Ăn cơm nhà, vác tù và... bệnh viện
    4 giờ chiều, đúng giờ chia cơm, có rất nhiều người từ các khoa của Bệnh viện đa khoa khu vực Hồng Ngự, Đồng Tháp đi về nhà bếp của tổ từ thiện nằm ở cuối bệnh viện. Tôi đi theo dòng người để quan sát. Tại chỗ chia cơm, người thì kêu xin cơm, nhóm người khác xin thức ăn. ?oChú ba lấy cho tui 3 suất?. ?oLấy 3 suất mà đựng ở cái tô nhỏ này sao đủ?? - Ông già chia cơm hỏi lại. Ở phía sau, có người phụ nữ vẻ mặt khắc khổ, cố chen lên kêu í ới: ?oÔng Hai ơi! Chiều nay tui có hai đứa con ở dưới quê lên thăm tía nó, cho tui 5 suất?. Ông già chia cơm nhẹ nhàng xúc cho một thau cơm đầy, rồi ghé tai nói với ?ođồng nghiệp? bên cạnh: ?oCho chị này thêm nhiều thức ăn. Đêm, tụi nhỏ nó hổng có tiền đi ăn đêm đâu...?. Nhận được đồ ăn, người phụ nữ bèn bưng ra ghế đá, gọi mấy đứa con lại cùng ăn bữa tối. Lát sau, một đoàn 9 người, ai nấy đều có nước da đen bóng, không nói được tiếng Việt mà chỉ đưa ra mấy ngón tay làm ký hiệu, cần bao nhiêu suất ăn. ?oMấy ổng đó là người Cam-pu-chia, họ cũng vào lấy cơm từ thiện như người Việt mình. Ai thích ăn bao nhiêu cũng được, hổng có giới hạn cấp cơm miễn phí cho bao nhiêu người trong một ngày và thời gian mấy ngày, ăn đến lúc người bệnh xuất viện thì thôi. Có nhiều người ăn thì tăng gạo lên, ít lại giảm xuống, trung bình mỗi ngày tụi tui phải nấu cơm từ 140 - 200kg gạo, tính ra mỗi tháng cũng tốn trên dưới 5 tấn gạo chứ đâu ít. Rồi còn thêm thức ăn, nước uống đều miễn phí tất? - Ông Phạm Hồng Ní, tổ phó, kiêm lái xe của tổ từ thiện - Bệnh viện đa khoa khu vực Hồng Ngự, trao đổi với chúng tôi.
    Theo ông Ní, năm 1994, nhiều anh chị trong tổ từ thiện bây giờ khi đi điều trị ở bệnh viện gặp nhiều chuyện khó ngặt. Cùng chung sự đồng cảm, rút ra từ cuộc đời mỗi người, thế là họ họp nhau lại rồi đứng ra thành lập tổ tự thiện giúp đỡ bệnh nhân nghèo. Lúc đầu, tổ vào ?oxin? bệnh viên đa khoa khu vực Hồng Ngự một góc nhỏ, hàng ngày chỉ nấu nước giúp người bệnh. ?oTưởng mình đã xếp vào hạng nghèo nhất, nhưng khi vào làm ở Bệnh viện thì gặp rất nhiều người còn nghèo khổ hơn mình nhiều. Họ vào viện chữa bệnh mà không có gì ăn. Buổi trưa, tối, mấy anh em trong tổ phục vụ dọn cơm ăn, nhiều người đến xin ăn. Mấy lần tụi tui phải nhịn để nhường cơm cho người nghèo khổ ăn. Từ những hình ảnh đó, anh em trong tổ càng thêm quyết tâm đi vận động nhiều người cùng chung tay làm từ thiện. Người góp củi, người góp gạo, rau, củ quả..., tổ chức thành bếp ăn từ thiện, hàng ngày nấu cơm, nấu cháo, nấu nước... cấp miễn phí, cho bệnh nhân và người nhà của họ? - chị Nguyễn Thị Hoa, thành viên của tổ từ thiện nói về công việc của mình. Chị cho biết: Để có được nguồn lương thực, thực phẩm và tài chính rất lớn phục vụ cho hàng trăm lượt người bệnh, người nhà bệnh nhân mỗi ngày, suốt gần 15 năm qua, những người làm công tác từ thiện ở Bệnh viện đa khoa khu vực Hồng Ngự, phải chạy ngược xuôi đi vận động các tổ chức, cá nhân hảo tâm ủng hộ. Ai khá giả thì đóng nhiều, khó khăn thì đóng ít. Như mấy chị bán hàng xén ở chợ Hồng Ngự, hàng ngày lo dành dụm từng bó rau muống, trái cà chua, miếng đậu phụng... phụ giúp tổ từ thiện. Nhờ vậy, mà suốt thời gian dài, tổ từ thiện chưa một bữa nào tắt bếp.
    Không chỉ phục vụ cơm ngon, canh ngọt tại nhà bếp, tổ từ thiện này còn kiêm luôn việc chăm sóc bệnh nhân gặp hoàn cảnh neo đơn. Ông Phan Văn Dung, thành viên của tổ tâm sự: ?oCó bữa, nửa đêm, trời mưa to, gió lớn, mình đang đắp mền nằm ngủ, nghe điện thoại của bệnh viện gọi vào giúp bệnh nhân không có người nhà đi cùng, mình phải chạy đến chăm người bệnh tại giường, bón cháo, giặt áo quần, giống như phục vụ người nhà của mình vậy. Nhiều khi người bệnh qua đời, không có ai đứng ra lo hậu sự, chúng tôi cũng phải xúm lại lo đám tang, chốn cất tử tế?...
    Xe cứu thương không còi hụ
    Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp suất ăn miễn phí, tổ từ thiện Bệnh viện đa khoa khu vực Hồng Ngự còn kiêm luôn nhiệm vụ đưa đón bệnh nhân đi cấp cứu từ nhà đến bệnh viện hoặc những ca bệnh nặng cần chuyển lên tuyến trên. Nhìn chiếc xe cứu thương do các ?ohai lúa? thiết kế, mới hiểu hết ?ocái tâm? của họ đối với người nghèo lớn đến mức nào. Thùng xe đóng như chiếc xe ba gác, phía trên có trần che nắng, che mưa hẳn hoi. Phía trước là chiếc xe gắn máy cũ rích. ?oXe đã cấp cứu rất nhiều bệnh nhân nhưng chưa có trong danh mục của Bộ Y tế đâu nghen. Thế mà nó đã cứu hổng biết bao nhiêu mạng người rồi đó. Từ các trạm y tế xã gọi lên cần xe cấp cứu ?ochi viện? là tụi tui vọt liền. Đường nhỏ, người đông xe hổng chạy nhanh được, trước đầu xe phải có hai người chạy hai bên kêu la ?odẹp đường? thay cho còi hụ. Loại xe này dễ cơ động, có thể luồn lách vào các ấp sâu, xa trong toàn huyện. Đôi lúc gặp nhiều bệnh nhân nghèo cần cấp cứu cùng một lúc, xe ba gác cũng được ?ođiều? chạy vượt tuyến, đưa bệnh nhân lên bệnh viện tỉnh trên Cao Lãnh? - ông Ní hào hứng với công việc của tổ. ?oỦa, xe cứu thương của bệnh viện đi đâu mà các anh lại ?okiêm? luôn đi cấp cứu đường dài??, tôi tò mò. ?oBệnh viện vẫn có mấy xe cứu thương chuyên nghiệp, nhưng dân nghèo ăn còn chẳng lo được, lấy đâu ra tiền đi xe loại đó? - ông Ní nói với giọng buồn bã.
    Rồi ông kể tiếp: Thấy tổ từ thiện ở Bệnh viện Hồng Ngự hoạt động có hiệu quả, nhưng lại thiếu phương tiện, có mấy doanh nghiệp ở TP Hồ Chí Minh tặng 2 chiếc xe du lịch loại 12 chỗ, phục vụ đưa đón bệnh nhân nghèo khi cần chuyển viện. Thế nhưng, hai chiếc xe nay đã xếp vào hàng ?ođại lão?. Vậy mà hàng tuần nó vẫn ?ocõng? nhiều bệnh nhân đi cấp cứu ở Cao Lãnh và TP Hồ Chí Minh. ?oHổng có xe cũng khổ, mà có xe rồi lại giống như có đứa ?ocon bị tật nguyền?, nó cứ hư hoài. Chuyển bệnh nhân đi cấp cứu mà hổng có tiền đổ xăng, anh em trong tổ lại gom góp tiền túi để mua xăng, chạy dọc đường xe bị banh, cũng hổng có tiền sửa, đành phải ?ocầm? giấy tờ ?oxin? khất nợ. Sửa xe nhiều đến nỗi, bây giờ đi trên đoạn đường từ Hồng Ngự đi TP Hồ Chí Minh các trạm sửa xe đã quen nhẵn mặt của tui rồi, cho nợ vô tư, không phải cầm cố thế chấp gì nữa? - ông Ní cười.
    http://www.bienphong.com.vn//modules.php?name=News&op=viewst&sid=856
  5. snowstormly

    snowstormly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2007
    Bài viết:
    475
    Đã được thích:
    2
    Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi áng chừng đi làm thuê, hạch sách:
    - Vé tàu!
    Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra.
    Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc:
    - Đây là vé trẻ em.
    Người đàn ông đứng tuổi đỏ bằng mặt, nhỏ nhẹ đáp:
    -Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao?
    Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi:
    -Anh là người tàn tật?
    -Vâng, tôi là người tàn tật.
    -Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.
    Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp:
    -Tôi... không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em
    Cô soát vé cười gằn:
    -Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật?
    Người đàn ông đứng tuổi im lặng, khe khẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên - Anh chỉ còn một nửa bàn chân.
    Cô soát vé liếc nhìn, bảo:
    - Tôi cần xem chừng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ "Giấy chứng nhận tàn tật", có đóng con dấu bằng thép của Hội người tàn tật!
    Người đàn ông đứng tuổi có khuôn mặt quả dưa đắng, giải thích:
    - Tôi không có hộ khẩu của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra sự cố ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định...
    Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình.
    Người đàn ông đứng tuổi một lần nữa trình bày với trưởng tàu, mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật ...
    Trưởng tàu cũng hỏi:
    - Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu?
    Người đàn ông đứng tuổi trả lời anh không có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó anh cho Trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình.
    Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói:
    - Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.
    Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có bốn đồng, hoàn toàn không đủ mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc:
    - Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, tha cho tôi.
    Trưởng tàu nói kiên quyết:
    - Không được.
    Thừa dịp, cô soát vé nói với Trưởng tàu:
    - Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.
    Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý:
    - Cũng được.
    Một đồng chí lão thành ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi:
    - Anh có phải đàn ông không?
    Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại:
    - Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không?
    - Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không?
    - Đương nhiên tôi là đàn ông!
    - Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông? Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem?
    Mọi người chung quanh cười rộ lên.
    Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói:
    - Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả?
    Đồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói:
    - Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông không phải đàn ông.
    Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao.
    Cô soát vé đứng ra giải vây cho Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành:
    - Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.
    Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng:
    - Cô hoàn toàn không phải người!
    Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé:
    - Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì?
    Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói:
    - Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận "người" của cô ra xem nào...
    Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa.
    Chỉ có một người không cười. Đó là người đàn ông trung niên bị cụt chân. Anh cứ nhìn chân chân vào mọi thứ trước mặt. Không biết tự bao giờ, mắt anh đẫm lệ, không rõ anh tủi thân, xúc động, hay thù hận...
    Bombk.
    HÃY SỐNG YÊU THƯƠNG!!!
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Không thể đóng cửa

    Mùa đông ở New York thường phủ đầy tuyết trắng. Tuyết rơi lớp lớp dày, trời lạnh đến nỗi cả hơi thở dường như đông đặc lại. Mới buổi tối hôm trước trời vẫn còn trong trẻo, qua hôm sau, vừa vén màn cửa sổ đã thấy sân vườn ngập đầy trong tuyết, thậm chí còn không thể đẩy nổi cánh cửa ra được.
    Cái rét buốt xuyên qua da thịt, cả thân người lạnh cóng. Nhiều cửa hàng, công ty hay các cơ quan đều cửa đóng then cài, tạm ngưng hoạt động trong mùa tuyết. Các trường học cũng rục rịch ra thông báo tạm thời đóng cửa.
    Những sự kiện như thế đã trở thành thông lệ trên xử sở này. Chính vì thế, mọi người ai nấy đều cảm thấy thật khó hiểu với trường tiểu học công lập lạ đời nọ, vẫn hoạt động suốt cả mùa đông. Mặc dù ngoài trời tuyết rơi dày đặc đến độ không thể nhấc chân lên được, nhưng cổng trường vẫn mở, học sinh vẫn đến lớp như thường lệ.
    Ngày ngày, người ta luôn thấy chiếc xe buýt màu vàng đưa đón học sinh của trường lầm lũi lăn từng bước nặng nề trên con đường đầy tuyết. Còn các thầy cô thì sao? Dù trời rét cắt da cũng phải trở dậy từ sáng sớm, miệng thở ra khói, tay run run lau chùi bụi tuyết bám quanh xe, sau đó chầm chậm vượt tuyết dày lái xe đến trường.
    Trong vòng vài năm qua, trường tiểu học này chỉ vài lần tạm đóng cửa khi mưa tuyết khắc nghiệt quá mà thôi. Còn bình thường thì trường vẫn hoạt động suốt đông. Thật khó hiểu! Cái lạnh còn ngăn người lớn bước chân đến công sở, sao lại bắt trẻ con phải đến trường? Thầy cô nào dạy ở trường đó cũng thật vất vả, phải đội mưa đội tuyết lên lớp.
    Sinh hoạt khác người ấy của nhà trường ban đầu cũng khiến nhiều phụ huynh phẫn nộ. Họ liên tục gọi điện đến văn phòng ?omắng vốn?, rằng mưa tuyết ngập đường, trời lạnh căm căm như thế sao còn bắt con em họ khổ sở đến trường?
    Lạ thay! Ai gọi điện đến trường cũng đều có trình tự phản ứng giống nhau: đầu dây bên kia vừa nhấc máy là họ đã hậm hực trách mắng, sau đó lại luôn miệng xin lỗi không thôi, cuối cùng thì mỉm cười gác máy. Có phép màu hóa giải cơn thịnh nộ của họ ư? ?oPhép màu? đó chính là những lời giải thích nhẹ nhàng cặn kẽ từ phía nhà trường.
    Chả là, ở New York này tuy có rất nhiều triệu phú, nhưng cũng không ít gia đình nghèo túng. Những ngày mưa tuyết, người ta phải nghỉ làm, thu nhập cắt giảm. Nhà ai khó khăn thì không dám mở cả lò sưởi vào ban ngày, bữa ăn trưa cũng chẳng có. Trẻ con các nhà ấy chỉ sống nhờ vào bữa cơm miễn phí ở nhà trường. (Thậm chí có giáo viên còn chở vài em về nhà mình ăn tối). Nhà trường đóng cửa một ngày, đồng nghĩa với con em nhà nghèo sẽ chịu đói, chịu lạnh một ngày. Đấy là lý do khiến giáo viên nhà trường thà chịu vất vả phần mình, quyết không để lớp học phải đóng cửa.
    Có phụ huynh lại nhanh trí đưa ra kiến nghị: hay cứ cho phép con cái các gia đình khá giả ở nhà, còn những đứa trẻ nghèo vẫn đến trường để được sưởi ấm và dùng cơm trưa? Phía nhà trường cũng bày tỏ rõ ràng quan điểm của mình:
    Chúng tôi không cam tâm để các em con nhà nghèo khó nhận thấy rằng chúng nó đang sống dựa vào nguồn cứu tế, vì nguyên tắc cao nhất của việc ?ocho? chính là tôn trọng người nhận.
    Một ngôi trường như thế không chỉ là cung điện cao ngất của trí tuệ, mà còn được xây dựng bằng những tấm lòng nhân đạo cao cả.
    Theo huongnghiep

  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Trái tim đường phố
    TT - Từ nhỏ chị đã lay lắt giữa hè phố. Nhờ những đồng tiền lẻ kiếm được, chị dần dần lo được cuộc sống cho mình. Và như mắc nợ với nơi đã cưu mang, bảo bọc cuộc đời mình, chị đã mang những số phận lề đường về chăm sóc, lo toan.
    Gia đình chị Phùng Thị Huệ nghèo, nghèo lắm! Chị nhớ lại: ?oNhà tôi đến 13 anh chị em, cả thời thơ ấu của tôi chưa biết một bữa ăn ngon là gì?. Từ nhỏ, chị đã phải ra ngồi ở góc chợ Vĩnh Thọ (Nha Trang) bán từng bịch trà đá để mưu sinh. Chị kể: ?oThân gái, lại còn nhỏ nên tôi đâu có giành khách với người ta, hết người này bắt nạt lại đến người kia bắt nạt. Nhiều hôm đi bán về mà áo quần rách tả tơi, mặt mày xây xước do đám bán trà đá lớn tuổi đánh đập, xua đuổi. Những lúc gặp trời mưa, tiền bán nước không đủ trả tiền đá, tiền trà nên chỉ còn cách là đi gom rác, rửa chén thuê quanh chợ mong kiếm chút cơm thừa canh cặn?.
    Đến những năm học cấp II, chị Huệ chuyển về ngồi ở góc chợ Đầm bán từng ly nước mía để có tiền đến trường. Chúng bạn biết chuyện, có người thông cảm, nhưng cũng nhiều lần chị đã phải khóc trước những lời khinh miệt của bè bạn. Chị tâm sự: ?oLớn rồi nhưng tôi chỉ có mỗi hai bộ đồ, một bộ để đi học, một bộ để đi bán nước mía. Hôm nào trời mưa, áo không kịp khô tôi lại phải mặc bộ đồ nhàu nát để vô lớp.
    Thấy chúng bạn quần áo tươm tất nhiều khi tôi không kìm được những giọt nước mắt tủi thân. Trưa đi học về ăn qua quýt cho xong chuyện là phải ra ngồi ở góc chợ đến tối mịt mới về. Nhiều bữa đói đến lả người nhưng tôi chỉ dám gặm một khúc mía sâu cầm hơi, còn khúc nào tốt thì dành ép nước để bán kiếm tiền phụ mẹ mua gạo lo bữa cho cả gia đình?. Màn đêm buông xuống, khi bè bạn cùng trang lứa đang say sưa bên trang sách thì chị vẫn còn ở vỉa hè với vác mía to nặng trên vai sau một ngày mưu sinh.

    ?oKhông giúp là có tội?
    Cố vượt qua khổ cực để có cái chữ vào đời. Chị thi đậu vào trường sơ cấp y tế. Những ngày tiếp theo của chị vẫn là sáng vào trường, chiều ra góc chợ cùng xe nước mía. Chị lập gia đình, gia tài vẫn là hai bàn tay trắng. Với đồng lương của ngành y tế thời đó, cuộc sống của chị cũng chẳng thể khấm khá hơn. Lại thêm con cái ra đời, đôi vợ chồng trẻ nhiều khi tưởng chừng đã không thể vượt qua nổi buổi cơ hàn. Sẵn có nghề cũ, sáng vào cơ quan, tối chị lại treo đèn ngồi ở góc phố bán nước mía nuôi con. Suốt một thời gian dài, xe nước mía đã nuôi sống cả gia đình chị.
    Cuối năm 1992, chị Huệ dành dụm được chút vốn mở một bàn vé số nơi vỉa hè trước nhà. Chị kể: ?oMình ngồi bán đã thấy may mắn lắm rồi, cứ thấy thân phận bọn trẻ bán vé số dạo sao khổ quá. Ngày mưa cũng như ngày rét, chỉ có vỉa hè, gốc cây làm chỗ trú thân mà nhiều đứa đâu có vốn mà bán, đi vay mượn, lãi cắt cổ, bán được vé nào, chủ nợ thu lãi hết đồng đó?.
    Không cầm lòng, chị kêu chúng về nhà và đưa vé số cho đi bán, cho dù có người biết chuyện đã khuyên ngăn: ?oĐưa vé số cho đám bụi đời đi bán thì có ngày ôm nợ vào thân!?. Trong số năm đứa trẻ lang thang đầu tiên mà chị cưu mang đã có vài đứa lấy vé số bán xong rồi ôm tiền bỏ đi. Đến khi tìm được, chị lại dỗ dành khuyên răn chúng như một người mẹ.
    Sau bao năm ?olàm chủ? bàn vé số, đến năm 1997, chị chắt bóp để ?onâng cấp? lên đại lý vé số. Số tiền dành dụm được bao lâu đáng lẽ để lo cho thân mình sau bao năm lao khổ, chị lại bỏ ra đi thuê một căn nhà ba tầng khang trang làm nơi ở cho những người không quen biết. Không chỉ bọn trẻ lang thang mà còn là những bà cụ già ốm yếu, tật nguyền, những phụ nữ tha phương cầu thực với con mọn trên tay. Chẳng phân biệt chủ khách, gia đình chị cùng sống chung với họ, ăn cùng mâm như một đại gia đình. Ai đến chị cũng đều vui vẻ nhận lời, miễn là người đó chí thú làm ăn. Cũng chẳng cần tiền thế chân, tất cả đều được phát vé số đi bán mỗi ngày.
    Biết chuyện, một vị giám đốc công ty xổ số đã gọi chị lên và quát: ?oTụi tui tiền tỉ đây mà chưa dám mạo hiểm như cô, nếu cô còn làm theo cách này thì chúng tôi sẽ không cho cô làm đại lý nữa, có ngày đi tù cả đám!?. Chị từ tốn đáp: ?oMình có khả năng mà không giúp là có tội. Họ từ quê ra, nghèo rớt mồng tơi thì lấy đâu ra vài trăm ngàn để thế chân, thế chấp, chỗ đâu ngả lưng khi đêm về. Tôi đã từng lăn lóc trên hè phố nên quá hiểu cái khổ của người nghèo?.
    Trả nợ vỉa hè
    Có những lúc căn nhà ấy là nơi nương tựa của gần 500 cảnh đời khốn khó. Chị sắm cho họ từng cái mền, từng chiếc chiếu nhưng chưa bao giờ chị lấy một đồng tiền nhà. Ngày hai bữa ăn, mỗi bữa chị lấy 3.000 đồng, chị luôn bù thêm để bữa ăn của họ có chút cá chút thịt. Suốt 10 năm qua, ngày nào chị Huệ cũng thức dậy từ 3 giờ sáng để ra chợ lo cái ăn cho cả trăm con người trong ?ogia đình vé số?, rồi tất bật với việc phân chia vé số.
    13% hoa hồng từ công ty xổ số, chị để cho người bán hưởng 12%; 1% còn lại để chi tiền điện nước, chi phí sinh hoạt chung cho ?ođại gia đình?. Bà cụ Nhung, người đã nương tựa trong nhà chị suốt mười năm qua, cho biết: ?oCoi vậy chứ chị Huệ nguyên tắc lắm, chưa bao giờ chị cho trẻ con đi bán cả, đứa nào vô đây thì chị nuôi ăn rồi tìm cách liên lạc người nhà vô rước về.
    Nhiều người muốn về quê, chị cho tiền xe để về. Ai đau ốm thì chị nuôi cơm, ai vô viện thì chị lo tiền thuốc thang, viện phí. Mới đây, có bà cụ bệnh sắp chết nhưng nằng nặc không chịu về quê, đòi được chết trong nhà chị. Bà cụ ấy nói rằng cả cuộc đời chỉ có chị Huệ là thương bà nhất, không ngờ trên đường đời lang thang khất thực lại gặp một trái tim nhân hậu đến thế?.
    Chị Huệ nói: ?oĐó là cách tôi trả nợ đời, trả nợ hè phố, nơi đã dạy tôi khôn lớn?.
    THẾ ANH
    http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=204205&ChannelID=89
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Sứ giả của lòng nhân ái
    Hàng nghìn cá nhân và các gia đình nghèo khó ở hơn 40 quốc gia đã được giúp đỡ hiệu quả bởi Dự án 100 người bạn. Dự án này được triển khai trong những lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, thiết bị y tế, thực phẩm, quần áo, chăn ấm?; đôi khi còn cung cấp cả thiết bị vật chất như máy khâu hoặc hàng hóa cho cửa hàng, để giúp các gia đình tìm kế sinh nhai. Người triển khai và điều hành dự án này, ông Marc Gold, đã bắt đầu công việc từ 18 năm nay?
    Ngay từ thuở nhỏ, cậu bé Marc Gold rất thích tìm hiểu về các vùng đất lạ khi được người cha khuyến khích đọc tạp chí Địa lý Quốc gia. Đặc biệt, châu Á lại là điểm đến thu hút cậu bé Gold nhất với ước mơ được đặt chân đến dãy Himalaya ?" mái nhà của thế giới. Marc Gold kể lại với phóng viên về giấc mơ thuở bé của ông, đó là được đứng trên đỉnh Everest, nhìn xuống đất nước Ấn Độ, đất nước mà ông đã say mê tìm hiểu với nền văn hóa và lịch sử lâu đời. Đến năm 1989, Marc Gold mới có điều kiện thực hiện chuyến đi đầu tiên của ông đến Ấn Độ. Gold đã được tận mắt chứng kiến phần nào cảnh nghèo đói ở đất nước này, đó là điều khiến ông cảm thấy đau lòng. Trong những ngày đi khám phá dãy Himalaya và tìm hiểu đời sống người dân ở đây, Marc Gold đã gặp một người đàn bà Tây Tạng bị viêm tai, một chứng viêm nhiễm thông thường nhưng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị. Vì gia đình bà ta rất nghèo, Gold đã vui vẻ giúp đỡ, ông chỉ mất 1 đô la để mua thuốc kháng sinh cứu sống người phụ nữ, và chỉ với 30 đô la, ông đã mua được một chiếc máy trợ thính cho bà.
    Sau khi trở về nhà, Gold nhận thấy ông có thể thay đổi một cách tích cực cuộc sống của người nghèo chỉ với một số tiền ít ỏi. Số tiền này có thể rất nhỏ, dễ kiếm với người bình thường, nhưng với các gia đình khó khăn thì đôi khi lại là cả một gia tài. Marc Gold bắt đầu dự án nhân đạo của mình bằng cách gửi thư kêu gọi quyên góp tới 100 người bạn của ông. ?oTôi có một cái mồm to, và tôi biết rất nhiều người? Gold hóm hỉnh nhớ lại, ?oTôi gửi thư đến các đồng nghiệp, bạn bè, người quen, họ hàng, thậm chí cả cho người bồi bàn ở quán ăn tôi yêu thích... Tất cả những gì tôi cần là một số tiền nhỏ, thậm chí 1 đô la cũng được, để giúp đỡ người nghèo.? Đồng thời, bạn bè của ông cũng gửi thư kêu gọi tới các người quen của họ, và đến năm 1992, số tiền quyên góp được là 2.200 đô-la. Marc Gold lại lên đường sang Ấn Độ, ông đến các trung tâm của Mẹ Teresa cùng các trại trẻ, cung cấp tiền tài trợ cho y tế cơ bản dành cho trẻ em nghèo, và trực tiếp đưa tiền giúp đỡ những hộ gia đình khó khăn mà ông gặp. Gold cũng luôn khuyến khích các gia đình nghèo được ông giúp đỡ nếu đã có điều kiện sống khá hơn thì nên giúp những người nghèo khác, thực hiện ?ođáp đền tiếp nối? để xã hội tốt đẹp hơn. Tính đến nay, Marc Gold đã đến đất nước của đạo Hindu tám lần, với bầu nhiệt huyết và những công việc không thay đổi trong suốt gần 20 năm qua.
    Sau 18 năm gây dựng và phát triển, dự án 100 người bạn nay đã trở thành một tổ chức nhân đạo phi lợi nhuận. Từ những số tiền quyên góp ít ỏi ban đầu, tính đến thời điểm này Marc Gold kêu gọi được 80.000 đô-la, và còn hứa hẹn nhiều hơn nữa cho năm 2007. Số tiền này được hoạch định chi tiết, khoảng 85 đến 90% sẽ được đưa trực tiếp đến tay người nghèo, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; còn lại sẽ tài trợ cho các cơ sở y tế, giáo dục, hướng nghiệp, cứu hộ khẩn cấp và trang trải chi phí các chuyến đi. Cùng với dự án nhân đạo của mình, Marc Gold đã đặt chân đến hơn 40 quốc gia trên thế giới, chủ yếu ở châu Á và châu Phi như Thái Lan, Campuchia, Nêpan, Việt Nam, Indonesia, Trung Quốc, Nam Phi, Sri Lanka, Uganđa, Thổ Nhĩ Kỳ... Ông già Gold phúc hậu từng đi qua nhiều khu ổ chuột, nhà tù, bệnh viện, làng mạc, những khu vực chịu thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, động đất, sóng thần... ở đâu ông cũng được người địa phương giúp đỡ hết sức nhiệt tình.
    ?oVị sứ giả của lòng nhân ái?, đó là cái tên trìu mến mà bạn bè cũng như những người hàm ơn Marc Gold đặt cho ông. Chúng ta hãy cùng nghe nhận xét của một nhà hảo tâm đóng góp cho dự án 100 người bạn về Gold: ?oÔng ấy đại diện cho những gì tốt đẹp nhất của nước Mỹ và người Mỹ trên thế giới này. Chúng tôi hoàn toàn yên tâm khi đóng góp tiền cho Gold, tất cả mọi thứ thật minh bạch, không cần người trung gian, không cần tổ chức điều hành cồng kềnh, Marc Gold tự mình làm tất cả mọi việc. Chính vì vậy đôi lúc chúng tôi nghĩ ông ấy như một vị thánh. Nhưng đối với Gold những việc đó thật đơn giản, vì ông muốn làm những điều tốt đẹp, vì ông quan tâm đến mọi người?.
    Nguyễn Đức Duy
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Tôn trọng người khác không chỉ là đức độ
    Vào một mùa thu, sau khi Ajian tốt nghiệp đại học, cô đệ đơn xin việc làm quảng cáo tại nước ngoài với một công ty quốc tế. Sau mấy lần thử thách, cô ta tự biết rằng mình không giỏi như những người xin việc khác và cảm thấy khó xin được công việc này. Sau lần thử thách cuối cùng, cô ta bước ra khỏi toà nhà sang trọng của công ty đó cùng với các bạn xin việc khác và đi bộ trên một con đường nhỏ dưới ánh nắng chói chang. Các bạn xin việc khác rất vui vẻ, nhưng cô ta đi một mình sau mọi người và cảm thấy rất buồn chán.
    Đi bộ được một đọan ngắn, thì có một người ăn mày đang đi trên đường đưa tay ra xin tiền từ các bạn này.
    ?oCút đi. Đừng đến đây và làm rầy cuộc vui này? một số bạn bực mình nói. ?oTránh xa ra, tôi không có tiền đâu? một người gắt gỏng nói. ?oDường như đây là cách dễ nhất để làm tiền!? , một ngươì khác mỉa mai. Một số người quay mặt và tránh đi chỗ khác. Với lòng từ bi, một số ném vài đồng trên đường rồi bỏ đi.
    Không cần biết họ nói và làm những gì, nét mặt của người ăn xin vẫn bình lặng.
    Dừng lại trước mặt người ăn mày, Ajian vui vẻ mỉm cười đưa tay vào tuí xách toan lấy tiền. Nhưng cô ta thấy mắc cỡ vì đã bỏ quên cái ví ở nhà nên không tìm ra được một xu.
    Cảm thấy có lỗi, cô ta nắm lấy tay người ăn mày và nói với vẻ có lỗi: ?oThưa ông, tôi xin lỗi. Tôi quên mang theo ví và không có tiền ở đây?.
    ?oKhông sao, cô, tôi xin biết ơn suốt đời. Những gì cô cho tôi còn quý hơn tiền bạc. Cô là người đầu tiên tôn trọng tôi?. Ngay lúc này, người ăn mày ứa nước mắt.
    Một tuần sau đó, cô ta nhận được thư báo tuyển dụng từ công ty lớn đó. Đó là một công việc mà cô ta luôn luôn mơ ước.
    Nhân có giờ họp riêng, cô ta bèn hỏi người phỏng vấn cô tại sao cô được chọn vì cô ta không phải là người giỏi nhất trong số các người xin việc. Người phỏng vấn trả lời ?oCô là người tốt nhất cho công việc quảng cáo. Cô có thể là người không giỏi về những công việc khác, nhưng điều quan trọng nhất cho việc làm này là sự kính trọng người khác. Cô biết kính trọng người khác, không cần biết là địa vị của họ thấp kém đến đâu, và cô vẫn xem họ bình đẳng với cô. Kính trọng người khác trong tim mình còn hơn là đức độ.
    Thật ra, màn dựng cảnh người ăn mày trên con đường nhỏ là được dàn dựng bởi công ty này.
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Sinh viên Huế mồ hôi ướt đẫm bằng đại học


    Trời tối như mục Thể vẫn lầm lũi làm việc.
    (Dân trí) - Vào giảng đường đa số sinh viên được gia đình chu cấp ăn học. Thế nhưng để thực hiện được ước mơ của mình có không ít sinh viên phải gồng mình để chống chọi lại cuộc sống khắc nghiệt. Họ là những tấm gương tiêu biểu của tuổi trẻ vùng đất Cố Đô.
    Qúa trưa trời nắng như đổ lửa cậu sinh viên nghèo cao chưa đầy 1m55, gương mặt từng trải, mồ hôi lấm tấm từ từ thả vòng xe quay nhanh xuống dốc Trần Phú. Đó là cậu sinh viên Trần Văn Thể sinh viên k3 khoa sử trường ĐHDL Phú Xuân. Sinh ra trong một gia đình đặc biệt trên mảnh đất cói xứ Thanh có 6 anh chị em và cả bố, mẹ đều là thương binh hạng 1/4. Thể đã sớm lao vào cuộc sống đời thường để học và để phụ giúp bố mẹ. Đôi vai gầy của Thể hiện tại đang gánh trên vai cha mẹ, em trai học phổ thông và người anh khuyết tật học cao đẳng.

    Thể sinh ra trên mảnh đất cói xứ Thanh. Cuộc sống gia đình hết sức khó khăn, tất cả đều sống dựa vào cói. Bốn anh chị đầu của Thể đều đã lập gia đình, trong ngôi nhà nhỏ chỉ còn cha mẹ, em trai và người anh giáp Thể.

    Tuổi thơ của Thể lớn lên trên cánh đồng cói, trên những bờ đê mò mẫm bắt ốc, bắt cua. Thấu hiểu được cái nghèo đói Thể chăm chỉ học tập, phụ giúp cha mẹ việc nhà, việc đồng áng.

    Tốt nghiệp phổ thông Thể không may mắn như bạn bè cùng trang lứa thi đậu vào trường công lập. Thể quyết định nộp hồ sơ vào trường ĐHDL Phú Xuân, dẫu biết rằng khoản học phí mà cậu phải gánh vác là một chuyện không đơn giản. Thế nhưng ý chí ham học hỏi của Thể đã vượt lên tất cả. Vào giảng đường rồi cuộc sống của Thể bước sang trang mới, vui buồn, nghiệt ngã hơn rất nhiều.

    Những ngày đầu năm một Thể ở cùng hai người bạn đồng hương trong một căn phòng trên đường Ngự Bình với giá 250.000đ/tháng. Lang thang tìm kiếm việc làm ngay từ những ngày đầu bước chân vào Cố Đô thế nhưng công việc chính nơi đây cũng chỉ là bán cà phê, đi gia sư. Bán cà phê thì bị quản lí về thời gian mà Thể còn đi học với lại lương một tháng cũng chỉ từ 200.000 đến 300.000đ. Đi gia sư thì phải tìm mối và chờ đợi nhưng biết chờ đến bao giờ. Thể quyết định đi bán báo.

    Sáng sáng khi hai bạn còn ngủ thì Thể đã thức giấc khoác bộ quần áo cũ lên người rồi tức tốc đến đại lí để mua báo đi bán. Qúa trưa cậu lại vội vàng chạy về lùa vội bát cơm rồi cắp cặp lên cổ chạy cho kịp tới lớp. Rồi may mắn cũng đến, trong một lần tình cờ đi bán báo ở một quán cà phê có một người khách lạ chăm chú nhìn Thể rồi hỏi thăm về cậu, đó cũng là người đã tạo công ăn việc làm cho Thể bây giờ.

    Những ngày đầu tháng 8 năm 2006 công ty Massage Sunrise gấp rút chuẩn bị khánh thành và đưa vào hoạt động. Vậy là tháng 9 Thể đã được nhận vào làm với mức lương cơ bản là 700000/tháng, công việc chính là trông xe, bảo vệ. Một số tiền không nhỏ và một công việc mơ ước của biết bao sinh viên.

    Khi đồng lương đã ổn định Thể khuyên anh trai là Trần Ngọc Thế thi vào trường CĐ CN Huế hệ trung cấp điện. Anh Thể đậu và... hai anh em cậu sinh viên nghèo bắt đầu dìu dắt nhau đi trong gian khó để lập nghiệp.

    Anh Thể không may mắn khi bị di chứng của chất độc màu da cam, một chân anh bị teo nên đi lại rất bất tiện. Vốn bản tính hiền lành và thật thà hai anh em Thể được mọi người trong công ty hết sức yêu mến. giám đốc công ty đã tạo điều kện cho hai anh em Thể được học. Anh Thế cũng được nhận về làm tại đây nhưng do sức khỏe yếu nên anh được bố trí làm ở bộ phận hướng dẫn khách.




    Thể dắt xe cho khách

    Giờ thì cuộc sống của Thể và Thế đã ổn định, hết hợp đồng làm việc (một năm) hai anh em được kí hợp đồng khác nên ngoài số tiền dành dụm chi tiêu trong này hai anh em còn chắt chiu gửi về cho cha mẹ ở quê nuôi em út học 12.

    Khi hỏi về dự định trong tương lai của Thể, Thể chỉ cười và nói ?omình có một ước muốn là năm nay em mình sẽ đậu đại học và... khi ra trường nếu chưa có việc làm mình sẽ vẫn làm ở đây để nuôi em ăn học?.

    Cũng như Thể, Đinh Tiến Giang sinh viên năm thứ ba báo chí ĐHKH Huế cũng rơi vào hoàn cảnh sống khá khó khăn. Giang sinh ra trong gia đình có 3 anh chị em trên mảnh đất Nghi Xuân - Hà Tĩnh. Mới 22 tuổi nhưng trông Giang rất trải đời và chịu nhiều khổ cực. Thủa nhỏ do gia đình không đủ khả năng chăm sóc nên Giang được người chú ruột nhận nuôi. Hết cấp 1 gia đình người chú gửi Giang về lại cho bố mẹ.

    Trong mái nhà tranh, cơm không đủ ăn thế nhưng ba anh em Giang đều ham học và học rất giỏi. Ngay từ những ngày tuổi mới 13 Giang đã phải một buổi đi học một buổi đi phụ hồ với những người hàng xóm để có tiền đỡ đần mẹ cha. Học xong phổ thông do điều kiền kinh tế gia đình nên không thể thi vào đại học. Vậy là cậu quyết định khăn gói lên đường vào Nam làm thuê tích góp tiền để sau này thi vào đại học.

    Ba năm sau, khi đã có một khoản tiền kha khá Giang dự thi vào nghành báo chí khoa ngữ văn trường ĐHKH Huế, ước mơ vào đại học đã trở thành sự thật.

    Thế nhưng cùng với Giang người em gái của cậu cũng đậu vào trường Cao đẳng Vinh. Để có tiền cho hai anh em theo học Giang lại tiếp tục vừa học vừa đi làm từ phụ hồ, bốc vác, cho tới đào đường. Thời buổi khó khăn đồng tiền kiếm được không đủ để sinh hoạt lại là sinh viên năm cuối của ngành báo chí Giang quyết định viết báo vừa để nâng cao kiến thức vừa để có đồng ra đồng vào. Trung bình một tháng thu nhập của Giang từ tiền viết báo hơn 1 triệu đồng. Thời gian qua Giang cũng đã ba lần nhận giải thưởng của cuộc thi viết ?oTìm hiểu tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh?.

    Giang chia sẻ: "Gia đình mình khó khăn nên phải chịu khổ thôi, đi làm riết từ nhỏ nhưng chẳng đủ lại sắp ra trường rồi mình quyết định viết báo với mong muốn giúp ích cho đời?.

    Nguyễn Thị Hồng
    (Lớp báo chí k29 trường ĐHKH Huế)

Chia sẻ trang này