1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sống yêu thương... - Tuyển Người hỗ trợ cá nhân (Personal assistant- PA) - "Hội trái tim từ thiện Hà

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi saobien_12, 17/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    NỘI DUNG, KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH TỪ THIỆN THƯỜNG NIÊN HỘI NGỘ Y KHOA LẦN III (miền Bắc).
    14h chiều Chủ nhật vừa qua (1/06/2008), ban tổ chức cùng một số thành viên và khách mời đã có buổi họp chính thức đầu tiên để bàn bạc, xây dựng, thống nhất kế hoạch chương trình Hội ngộ Y khoa lần III của diễn đàn ykhoavn.net miền Bắc.
    http://www.ykhoavn.net/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&p=14771#14771
    NỘI DUNG, KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH TỪ THIỆN THƯỜNG NIÊN
    HỘI NGỘ Y KHOA LẦN III (miền Bắc).
    I. Thời gian, đối tượng, địa điểm thực hiện chương trình:
    1. Thời gian (dự kiến): Chủ nhật, ngày 13 tháng 07 năm 2008
    2. Đối tượng của chương trình:
    - Người già trên 55 tuổi và trẻ em dưới 15 tuổi thuộc diện hộ gia đình nghèo của xã Hoàng Văn Thụ.
    - Số lượng: 500 người.
    3. Địa điểm thực hiện chương trình: Xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.
    II. Nội dung chương trình:
    1. Khám bệnh và phát thuốc thông thường cho các đối tượng của chương trình.
    2. Khám Răng hàm mặt và điều trị hàn các răng sâu cho trẻ em bằng kĩ thuật ART.
    3. Tư vấn về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người già và trẻ em, phát quà và tư vấn sử dụng quà.
    III. Nhân lực của chương trình:
    A. Nhóm trực tiếp phụ trách chương trình:
    1.Ban tổ chức:
    ? Võ Duy Thông - Bác sỹ Đại học Y khoa Moscow - Trưởng Ban.
    ? Lê Yến Minh - Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt - Phó ban.
    ? Trần Đức Nghĩa ?" Kỹ sư Xây dựng - Phó ban.
    2.Ban chuyên môn: gồm có tiểu ban Nội khoa, tiểu ban Răng hàm mặt, tiểu ban Tư vấn sức khỏe, do các bác sỹ, thạc sỹ/bác sỹ đảm nhận trách nhiệm trưởng tiểu ban.
    3.Ban tài chính:
    Đoàn Phương Ly - Cử nhân kinh tế - Trưởng ban.
    4.Ban hậu cần:
    Lê Ngọc Anh - Kỹ sư Nông nghiệp - Trưởng ban.
    B. Nhóm thực hiện chương trình:
    ? Các y bác sĩ đang làm việc trong các bệnh viện tại Hà Nội như bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, viện Tim mạch Trung Ương, Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương, ?
    ? Tình nguyện viên là thành viên của diễn đàn ykhoavn.net cùng sinh viên các trường đại học.
    IV. Việc cần làm hiện nay để chuẩn bị cho chương trình:
    1. Về công tác hậu cần: chiều thứ Sáu ngày 06/06/2008, chúng ta sẽ xuống xã Hoàng Văn Thụ để trao đổi, bàn bạc với UBND xã về kế hoạch của chương trình.
    2. Về công tác tình nguyện viên: bắt đầu từ bây giờ các ******** nguyện viên muốn tham gia chương trình Hội ngộ Y khoa lần III (miền Bắc) có thể đăng ký với Ban tổ chức. Dự kiến chúng ta sẽ có 2 buổi gặp mặt tất cả các ******** nguyện viên để bàn bạc về kế hoạch chi tiết của chương trình.
    3. Về công tác tìm kiếm nguồn tài trợ cho chương trình: tất cả các đơn vị, cá nhân có tấm lòng hảo tâm giúp đỡ người nghèo khổ muốn đóng góp với chương trình, Ban tổ chức đều rất hạnh phúc và trân trọng tiếp nhận.
    Ngoài những nội dung trên, buổi họp đã đúc rút được những kinh nghiệm quý báu từ 2 chương trình Hội ngộ Y khoa I và II đã thực hiện trong 2 năm liên tiếp vừa qua 2006 - 2007 và xác định được một số cách thức làm việc mới mẻ để phát triển chương trình ngày càng lớn mạnh hơn, giúp ích được nhiều hơn cho đồng bào chúng ta còn đang ở trong tình trạng đói, nghèo.
    Buổi họp đã kết thúc với tinh thần hăng hái, phấn khởi của các thành viên tham gia.
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Tha thứ mãi mãi
    Lisa ngồi trên sàn với chiếc hộp trước mặt. Cái hộp cũ kĩ đựng 1 tờ giấy kẻ ô vuông. Và đây là câu chuyện đằng sau những ô vuông...
    _Các con phải tha thứ cho anh chị em mình bao nhiêu lần? Cô giáo đọc to luôn câu trả lời cho cả lớp nghe:" 70 nhân 7 lần! "
    Lisa kéo tay Brent - em trai cô:
    _ Thế là bao nhiêu lần?
    Brent viết số 490 lên góc vở Lisa. Brent nhỏ bé, vai hẹp, tay ngắn, đeo cặp kính quá khổ và tóc rồi bù. Nhưng năng khiếu âm nhạc của cậu làm banh bè ai cũng fục. Câụ học pianô từ năm lên 4, kèn darinet năm lên 7 và giờ đây cậu đang chinh fumc cây đèn Oboa. Lisa chỉ giỏi hơn em trai mình mỗi 1 thứ: bóng rổ, 2 chị em thường chơi bóng rổ sau giờ học. Brent thấp bé lại yếu, nhưng nó không nỡ từ chối vì đó là thú vui duy nhất của Lisa giữa những bảng điểm chỉ toàn yếu với kém của cô.
    Sau giờ học, 2 chị em lại chạy ra sàn bóng rổ. Khi Lisa tấn công, Brent bị khuỷu tay Lisa huých vào cằm. Lisa dễ dàng ghi điểm. Cô hả hê với bàn thắng cho đến khi nhìn thấy Brent ôm cằm.
    - Em ổn cả chứ? Chị lỡ tay thôi mà!
    - Không sao, em tha lỗi cho chị - Cậu bé cười - Phải tha thú 490 lần và lần này là 1, vậy chỉ còn 489 lần nữa thôi nhé!
    Lisa cười. Nếu nhớ đến những gì Lisa đã làm với Brent thì hẳn 490 lần đã hết từ lâu lắm.
    Hôm sau, 2 chị em chói bắn tàu trên giấy. Sợ thua, Lisa nhìn trộm giấy của Brent và dễ dàng "chiến thắng".
    - Chị ăn gian! - Brent nhìn Lisa nghi ngờ.
    Lisa đỏ mặt:
    - Chị xin lỗi!
    Được rồi, em tha lỗi - Brent cười khẽ - Thế là chỉ cộng 488 lần thôi, phải không?
    Sự độ lượng của Brent làm Lisa cảm động. Tối đó, Lisa kẻ 1 biểu đồ với 490 hình vuông:
    - Chúng ta dùng cái này để theo dõi những lần chị sai & em tha lỗi. Mỗi lần như vậy, chị sẽ gạch chéo 1 ô
    - Miệng nói, tay Lisa đánh dấu 2 ô. Rồi cô bé dán tờ biểu đồ lên tường.
    Lisa có rất nhiều cơ hội đánh dấu vào biểu đồ. Mỗi khii nhận ra mình sai, Lisa xin lỗi rất chân thành. Và cứ thế... Ô thứ 211: Lisa giấu sách Tiếng Anh của Brent & cậu bé bị điểm 0. Ô thứ 394: Lisa làm mất chìa khoá fòng Brent... Ô thứ 417: Lisa dùng thuốc tẩy quá nhiều làm hỏng áo Brent... Ô thứ 489: Lisa mượn xe đạp của Brent & đâm vào gốc cây. Ô 490: Lisa làm vỡ chiếc cốc hình quả dưa mà Brent rất thích.
    - Thế là hết - Lisa tuyên bố - Chị sẽ không có lỗi gì vơi em nữa đâu. Brent chỉ cười :"Phải, phải". Nhưng rồi vẫn có lần thứ 491. Lúc đó Brent là sinh viên trường nhạc & cậu được cử đi biểu diễn tại đại nhạc hội New York . 1 niềm mơ ước thành hiện thực.người ta gọi điện đến thông báo lịch biểu diễn nhưng Brent không có nhà, Lisa nghe điện :" 2h chiều ngày mùng 10 nhé!" Lisa nghĩ mình có thể nhớ được nên cô đã không ghi lại.
    - Brent này, khi nào con biểu diễn? - Mẹ hỏi.
    - Con không biết, họ chưa gọi điện báo ạ! Brent trả lời. Lisa lặng mãi mới lắp bắp:
    - Ôi! .... hôm nay ngày mấy rồi ạ?
    - 12, có chuyện gì thế?
    Lisa, bưng mặt khóc nức lên:
    - Biểu diễn... 2 giờ.... mùng 10.... người ta gọi điện.....tuần trước.... Brent ngồi yên, vẻ mặt nghi ngờ, không dám tin vào nhữnng gì Lisa nói.
    - Có nghĩa là... buổi biểu diễn đã qua rồi??? - Brent hỏi. Lisa gật đầu. Brent ra khỏi phòng, không nói thêm lời nào. Lisa về phòng, ngậm ngùi khóc. Cô đã huỷ hoại giấc mơ của em cô, làm cả gia đình thất vọng. Rồi cô thu xếp đồ đạc, lén bỏ nhà đi ngay đêm hôm đó, để lại 1 mảnh giấy dặn mọi ng yên tâm.
    Lisa đến Boston & thuê nhà sống ở ngay đó. Cha mẹ nhiều lần viết thư khuyên nhủ nhưng Lisa khong trả lời: " Mình đã làm hại Brent, mình sẽ không bao giờ về nữa". Đó là ý nghĩ trẻ con của cô gái 19 tuổi.
    Rất lâu sau, có lần gặp lại ng láng giềng cũ: bà Nelson.
    _Tôi rất tiếc về chuyện của Brent... _ Bà ta mở lời.
    Lisa ngạc nhiên:
    _Sao ạ?
    Bà Nelson nhanh chóng hiểu rằng Lisa không biết gì. Bà kể cho cô nghe tất cả: xe chạy với tốc độ quá cao, Brent đi cấp cứu, các bác sĩ tận tâm nhưng Brent không qua khỏi. Ngay trưa hôm đó, Lisa quay về nhà.
    Cô ngồi lặng yên trước chiếc hộp. Cô không thấy tờ biểu đồ ngày xưa kín đặc các gạch chéo mà lại có 1 tờ giấy lớn:" Lisa yêu quý, Em không muốn đếm những lần mình tha thứ, nhưng chị lại cứ muốn làm điều đó. Nếu chị muốn tiếp tục đếm, hãy dùng tấm bản đồ mới em làm cho chị. Yêu thương,Brent "
    Mặt sau là 1 tờ biểu đồ giống như Lisa đã làm hối bé, với rất nhiều ô vuông. Nhưng chỉ có 1 ô vuông đầu tiên có đánh dấu & bên cạnh là dòng chú thích bằng bút đỏ : " Lần thứ 491: Tha thứ, mãi mãi! "
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nghệ An: Góp tiền ?ocứu đói? học sinh nghèo bỏ học
    ?oNóng ruột? với tình trạng học sinh ở vùng rẻo cao miền núi, vùng sâu, vùng xa bỏ học ồ ạt do nghèo, đói? nhiều giáo viên ở phòng Giáo dục huyện Quỳ Châu (Nghệ An) nảy sinh sáng kiến quyên góp tiền giúp học sinh nghèo.
    Nhờ có những bữa cơm ?otừ thiện? như thế này nên số lượng học sinh (HS) bỏ học ở đây giảm hẳn?
    ?oThưa cô, em đói!?
    Bản Thung Khạng (xã Châu Bình 2) mùa ngược nắng. Những cung đường xa tít tắp. Dưới thung lũng đỉnh núi Pù Khạng, các lớp học ở điểm lẻ nơi đây rôm rả tiếng học bài. Trên dãy bàn lớp 1C, khuôn mặt HS hốc hác, quần áo nhếch nhác, mồ hôi ướt dầm, ngước nhìn khách. Trong lớp học số lượng HS chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Hoa đôi mắt buồn xo cho biết như thế này là còn may mắn lắm. Cô Hoa nhớ lại cảnh HS đến trường, mắt đẫm lệ: ?oNhững ngày đầu mới lên cuộc sống vô cùng khó khăn, phức tạp. Trường lớp ở đây đều tranh tre nứa lá, nền đất nham nhở. Vách tường đất hở toang hoác. HS đến trường bữa no, bữa đói. Có hôm, trong giờ học, HS đói quá, lả đi, giáo viên hốt hoảng đôn đáo gọi bác sĩ nhưng em này mắt nhắm, khuôn mặt lịm dần, giọng thều thào: Thưa cô, em đói!?. Nhiều giáo viên từng có thâm niên công tác ở đây như cô Lê, cô Oanh, cô Chiến? bảo rằng, những trường hợp như vậy ở điểm lẻ này nhiều như chuyện thường ngày ở huyện.
    Theo chân của trường đến vào tận bản, cảnh tượng nơi đây hoang vắng lạ thường, san sát là những mái nhà tạm bợ. Thấp thoáng phía đỉnh đồi Pù Khạng là những căn nhà của đồng bào Thái, Thanh nằm tựa vào vách núi. Dân bản Thung Khạng đa phần là đồng bào các dân tộc, cuộc sống khó khăn, cái đói luôn rình rập nên các em ở đây được đến trường là một kỳ tích đối với các bậc phụ huynh. Chính vì vậy, việc vận động con cái đến trường của phòng Giáo dục, các giáo viên ?ocắm? bản là rất khó khăn. Ở bản Thung Khạng, nhiều HS từng bỏ học hồn nhiên: ?oTa học rồi cũng đâu có no được cái bụng. Không có chữ cũng chẳng sao, không có cái ăn mới chết??. Cô giáo Cao Thị Dung - Hiệu trưởng trường THCS Châu Bình 2 nhẩm tính tại xã đã có 4 điểm lẻ: Độ 2, Độ 3, Bình Quang và Thung Khạng. Trường có trên 30 giáo viên thì có gần 20 giáo viên ?ocắm? ở các bản sâu như Phà Hốc, bản Tạt? Sống ở đây mới thấy được nỗi khổ của giáo viên vùng cao.
    Mỗi giáo viên trích 15.000 đồng mua gạo cho HS
    Năm học 2006-2007, bước sang năm học 2008-2009, huyện Quỳ Châu cũng rơi vào tình trạng chung là tình trạng HS bỏ học hàng loạt. Nhiều thầy cô lại phải vượt núi đến từng nhà để tuyên truyền vận động các em đến trường học chữ. Một số HS quay trở lại lớp chỉ được dăm bữa nửa tháng lại tiếp tục bỏ, thậm chí có trường hợp giáo viên đến nhà vận động thì HS kiên quyết: ?oTa đã bảo không đi rồi mà, học chữ có làm được cái gì đâu?!?. Giáo viên lại cặn kẽ giải thích, thậm chí dở chiêu ?odoạ nạt? bằng biện pháp mời cán bộ xã đến vận động và lập biên bản. Nhiều phụ huynh thấy sợ, thúc ép con đến trường.
    Cô giáo Võ Thị Lộc - Trưởng phòng Giáo dục huyện Quỳ Châu cho biết: ?oThấy các em đi học, mùa rét thì co ro trong tấm áo rách, đến trường bụng đói nên khi phòng đưa ra chủ trương vận động giáo viên mỗi tháng trích 15.000 đồng tiền lương mua gạo giúp các em cải thiện bữa ăn trưa, ai cũng đồng thuận?. Phong trào được phát động hầu hết tại tất cả các trường học, các điểm lẻ trên địa bàn huyện. Tại điểm lẻ Thung Khạng, ngoài nhiệm vụ mỗi giờ lên lớp, các giáo viên tại tất cả các điểm lẻ còn được quán triệt thêm nhiệm vụ mỗi buổi sáng đến trường giáo viên chủ nhiệm đều phải mang thêm cơm đế ?ocứu đói? giúp HS.
    Buổi trưa, tới giờ nấu ăn chúng tôi chứng kiến cảnh nhiều HS của điểm lẻ tụ họp quanh bếp củi tự tạo hì hục nấu cơm. Bữa cơm thật đạm bạc chỉ có món rau rừng do các em tự hái, một ít thức ăn khô do các cô mua. Em Lương Thị Ngọc, HS lớp 5E sau thời gian bỏ học vì đói, giờ quay trở lại trường phấn khởi: ?oMay có các cô giúp đỡ nên em không còn sợ đói nữa?. Điều dễ nhận thấy mà các giáo viên này khẳng định là từ đợt sau tết, nhờ có những bữa cơm ?otừ thiện? như thế này nên số lượng HS bỏ học ở đây giảm hẳn, nhiều em đến trường không còn cảnh nơm nớp lo sợ cái đói rình rập. Con em giờ đã được đến trường học cái chữ, nhưng vẫn còn chông chênh lắm?
    Theo Giáo dục & Thời đại
    Nếu quý vị muốn tìm hiểu thêm các chương trình "Bữa ăn miễn phí cho trẻ vùng cao", xin liên hệ: Ms Thảo 0983.04.03.05, Hoàng Hà 0974.931914, xin cảm ơn!
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Cái quý nhất của con người là đời sống. Nhưng ai cũng chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những tháng năm sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện, đớn hèn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay, có thể nói lên được rằng: tất cả sức ta, tất cả đời ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời: sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người (N. Ostrovski) (khỏi sinh, lão , bệnh,tử) Nhiều người dùng nửa đầu của cuộc đời để làm cho nửa sau trở thành thảm hại và thấp hèn (La Bruyère
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chúng ta ai cũng hiểu rằng sức khoẻ là vốn quý và với bệnh tật thì ai cũng sợ. Thế nhưng có một ý thức đúng đắn trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ phòng ngừa bệnh tật thì chẳng được mấy người. Hầu hết đều ỷ lại vào thầy thuốc, vào cơ quan y tế để giải quyết sự đã rồi. Cuộc sống đời thường ngưòi ta coi trọng của cải vật chất, đôi lúc xả thân vì nó mà không cần đắn đo tính đến hậu hoạ thua thiệt cho sức khoẻ sau này. Một tính cố hữu là hay bảo lưu duy giữ nhớ dai những buồn tủi, hờn giận, lo âu, uất ức trong mình, thích phàn nàn, kể lể những khó khăn khổ ải về vật chất cũng như tinh thần và thích được người đời tỏ lời thương hại. Lẽ ra bản thân phải vội vã loại trừ nó, đẩy nó về dĩ vãng và lẽ ra cộng đồng phải có quan điểm khống chế, giải toả về những vấn đề phiền muộn, không nên coi đó là một dịp để biểu hiện "tình cảm và lòng tốt" để rồi phát sinh ra tư tưởng thổi phồng buồn khổ, đau ốm để được đón nhận sự quan tâm, thật vô lý và vô cùng tai hại!
    Theo Y học Phương Đông, rất nhiều bệnh phát sinh từ tình trí thái quá. Chẳng hạn như:
    -Buồn tủi quá mức làm tổn hại và sinh bệnh cho phổi
    -Ghen ghét hờn giận quá mức làm tổn hại và sinh bệnh cho gan
    -Lo lắng quá nỗi, làm tổn hại và sinh bệnh cho tuỵ (lá lách)
    -Sợ hãi quá nỗi làm tổn hại và sinh bệnh cho thận
    -Vui quá nỗi làm tổn hại và sinh bệnh cho tim
    Người xưa có câu: Bệnh từ miện vào, hoạ từ miệng ra". Nhiều người tỏ ra phóng túng, rất dễ dàng chi hàng triệu đồng cho những cuộc nhậu nhẹt trác táng để huỷ hoại sức khoẻ, để chuốc lấy bệnh tật. Nhưng khi phải chi phí cho việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ thì lại đăn đo, ti tiện. Tiền bạc dành cho việc chăm sóc bảo vệ sức khoẻ thường là khoản dư thừa. Thời gian dành cho việc chăm sóc bảo vệ sức khoẻ chỉ khi nhàn rỗi. Có nhiều người chợt tỉnh, nghĩ tới sinh lực của mình thì đã quá muộn màng!
    (NHK)
    Được tinhnguyen08 sửa chữa / chuyển vào 20:51 ngày 14/06/2008
    Được tinhnguyen08 sửa chữa / chuyển vào 20:54 ngày 14/06/2008
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Hiện tại kho quần áo tại chùa Thanh Nhàn (Ngõ 318 Đê La Thành, Hà Nội) đang có rất nhiều quần áo... từ thiện cần soạn để giải phóng trước ngày thứ 4, 18/6/2008, rất mong các bạn sắp xếp được thời gian có thể qua chùa để soạn quần áo... ủng hộ đồng bào vào các buổi sáng, hay tối (buổi chiều có thể hơi nóng nực), chi tiết xin liên hệ Ms Thảo 0983.040305, tks, good luck!
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Vườn hoa của người khiếm thị
    Tại một khu vườn rộng lớn, nơi có 1 người đàn ông mù sống trong một căn nhà nhỏ. Ông dành hết thời gian và tâm huyết của mình để chăm sóc khu vườn. Cho dù không thể nhìn thấy, nhưng khu vườn luôn được chăm sóc cẩn thận. Quanh năm, cả khu vườn luôn rực rỡ sắc màu của cỏ cây hoa lá.
    Vào một ngày kia, một người khách qua đường đã không thể cưỡng lại được vẻ đẹp của khu vườn, ngắm nhìn nó với sự bao sự ngạc nhiên và thích thú. Người khách qua đường đã hỏi người đàn ông mù: ?otại sao ông lại làm việc này khi mà ông không thể thấy được vẻ đẹp của những bông hoa kia?.
    Người đàn ông mù đã cười và nói rằng: có 4 lý do để tôi chăm sóc khu vườn này
    - Thứ 1: tôi yêu thích nghề làm vườn.
    - Thứ 2: Tuy tôi không thể nhìn thấy nhưng tôi có thể vuốt ve và cảm nhận chúng
    - Thứ 3: Tôi có thể ngửi thấy mùi hương của chúng.
    - Và lý do cuối cùng đó là: tôi làm vì ông.
    - Vì tôi? tại sao lại là vì tôi khi mà ông thậm chí còn không biết tôi là ai. Người khách qua đường ngạc nhiên.
    Ông nói đúng, chúng ta là những người xa lạ. Nhưng tôi biết chắc chắn rằng có những người như ông, khi đi ngang qua khu vườn này và bị vẻ đẹp của nó làm say mê... Và cuối cùng tôi được nói chuyện với ông đấy!
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Những bạn trẻ mê làm việc thiện

    (Dân trí) - Làm từ thiện thường được gắn với hình ảnh những chương trình tổ chức quy mô, các ?oMạnh Thường Quân? là ông chủ doanh nghiệp lớn. Nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều bạn trẻ 8x, 9x nhiệt tình làm công việc này một cách tự nguyện và lặng lẽ.
    Cưu mang những mảnh đời bất hạnh
    Thích trẻ con ngay từ khi còn bé, Bảo Châu đã chọn vào học ngành Bác sĩ chuyên khoa nhi, thay vì vào Đại học Kinh tế như bố mẹ khuyên bảo. Ra trường Châu được nhận về làm ở một bệnh viên nhi tại Hà Nội.
    Thế nhưng, cuộc sống không như những gì cô tưởng tượng. Châu thường xuyên tiếp xúc với những đứa trẻ mới chào đời mà đã mắc phải những căn bệnh quái ác. Hằng ngày nghe những câu nói từ các em nhỏ ?ocon muốn được đi học như các bạn?, ?ocon thích thả diều, cô ơi? làm Châu không khỏi xót xa. Đôi mắt van lơn của những đứa trẻ khiến Châu như cảm thấy mình là người có lỗi. Sự tận tình chăm sóc, dỗ dành của Châu cũng không làm giảm bớt được những cơn đau bệnh tật hành hạ trên cơ thể các em. Điều mà Châu đau lòng nhất là hoàn cảnh của các bé vô cùng khó khăn. Bố mẹ các em quanh năm làm ruộng, chỉ biết ngày ngày đổ mồ hôi kiếm đủ bữa ăn cho gia đình, làm sao lo nổi tiền chữa bệnh cho con.
    ?oNhiều khi chỉ là những khoản tiền nhỏ ở những người có cuộc sống đầy đủ hay người giàu nhịn tiêu một bữa là có thể cứu sống được các em? - Bảo Châu tâm sự. Cũng chính từ suy nghĩ trên mà Châu nghĩ ra cách kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng. Mỗi cháu bé được Châu viết riêng một hồ sơ bệnh án cùng lý lịch hoàn cảnh gia đình rồi gửi đến những ?otấm lòng nhân ái? khắp thành phố. Từ các giám đốc doanh nghiệp, chủ nhà hàng lớn hoặc những tờ báo trung ương đều được Châu tìm đến với mong muốn sẽ nhận được hỗ trợ, chia sẻ.

    Những em bé đáng thương khiến Châu không khỏi suy nghĩ phải làm gì cho các em bớt khổ?
    Tốt nghiệp đại học báo chí, cũng như nhiều bạn cũng lớp, Ngọc xin làm cộng tác viên ở một tờ báo địa phương. Trong khi bạn bè thích ?onhảy? vào những đề tài phóng sự xã hội hấp dẫn để được nhiều người biết đến thì Ngọc lại âm thầm đi con đường riêng: viết về những con người cùng khổ.
    Mỗi bài viết của Ngọc đăng trên báo là một mảnh đời, một số phận trớ trêu. Những người nghèo khổ, mang trong mình bệnh tật đau đớn và cả những ước mơ? đó là điều mà Ngọc muốn chia sẻ với cộng đồng. Sau những bài báo được đăng, Ngọc nhận luôn công việc nhận đóng góp từ các nhà hảo tâm gửi đến tận tay cho ?onhân vật? của mình.
    Không chỉ dừng lại ở đó, Ngọc còn vào bệnh viện làm công tác chăm nom y như người nhà bệnh nhân đối với những người neo đơn, không họ hàng thân thích. Đóng tiền viện phí, nộp tiền xét nghiệm máu, mua đơn thuốc? mọi công việc lo cho người bệnh Ngọc đều cáng đáng mà không hề đắn đo, suy nghĩ. ?oNhiều khi về đến nhà mệt rã rời, nhưng cứ nghĩ đến những người còn đang nằm chờ chết thì chút sức lực của mình có thể giúp họ bớt đau đớn là mình lại gượng dậy được. Bạn bè ai cũng bảo mình ?ođiên?, không dưng cứ ?oôm? lấy việc của thiên hạ, nhưng mình thì thấy vui khi làm được một điều gì đó có ích, chỉ đơn giản vậy thôi? - Ngọc chia sẻ những suy nghĩ về những gì đang làm.
    ?oHiệp sĩ? bất đắc dĩ
    Người thành phố hay có sở thích câu cá, nuôi chim cảnh, nhưng Đức Hoàng thì ngược lại. Anh thích được? giải thoát cho chúng. Không phải như những ông chủ, bà chủ lắm tiền thường lên chùa mua chim sẻ, chim sắt, chim én phóng sinh lấy đức, Hoàng thích thả chim cảnh. Chim cảnh là loại chim khá đắt tiền mà nhiều gia đình thành phố giàu có thích nuôi như họa mi, khướu, chích chòe, chào mào, đôi khi là cả diều hâu, đại bàng cũng góp mặt.
    Chúng được các cửa hàng chim cảnh bày bán nhan nhản. Hàng tháng, Hoàng thường ?ođập om? lấy ra một số tiền lương dành dụm được để đi mua chim cảnh rồi về? thả. ?oNhững con chim cảnh đều là chim rừng quý hiếm, nếu người thành phố ai cũng thích nuôi thì chả mấy chốc chim chóc sẽ bị tận diệt? - Hoàng lo lắng.

    Chim chóc được bày bán trên phố Tăng Bạt Hổ
    Một mình trên chiếc xe cũ, chủ nhật cuối tháng Hoàng đạp xe lên các cánh rừng để thả chim. ?oNếu bạn bị nhốt trong nhà một tuần, thậm chí một tháng không ra khỏi cửa, bạn sẽ hiểu được thế nào là tự do của những chú chim khi bay ra khỏi ***g?, cậu mỉm cười khi nói đến cảnh thả chim vảo rừng.
    Có lần, trông thấy một cửa hàng bày bán một con diều hâu mẹ bị thương ở cánh với một con diều hâu con mới lớn. Giá ?otự do? cho 2 con chim lên tới vài triệu. Vậy là Hoàng lo lắng mất ăn mất ngủ lo cho đủ tiền mong chuộc kịp để phóng thích cho 2 mẹ con nhà chim.
    Không chỉ thả chim, Hoàng còn thường đi thả cá ở sông. Khi còn nhỏ khi, mỗi lần ông bà nội ra các con sông lớn thả cá vào ngày rằm hay dắt cậu đi theo nên giờ cậu cũng ?onhiễm? luôn thói quen này. Hoàng mua cá giống ở chợ hoặc ở các cửa hàng, lúc thì ra hồ Tây, hồ Gươm, lúc về tận sông Hồng để thả...
    Sông Lam
    http://dantri.com.vn/nhipsongtre/hung-ban-tre-me-lam-viec-thien/2008/6/237682.vip
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Những bạn trẻ mê làm việc thiện
    http://dantri.com.vn/nhipsongtre/hung-ban-tre-me-lam-viec-thien/2008/6/237682.vip
    (Dân trí) - Làm từ thiện thường được gắn với hình ảnh những chương trình tổ chức quy mô, các ?oMạnh Thường Quân? là ông chủ doanh nghiệp lớn. Nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều bạn trẻ 8x, 9x nhiệt tình làm công việc này một cách tự nguyện và lặng lẽ.
    Cưu mang những mảnh đời bất hạnh
    Thích trẻ con ngay từ khi còn bé, Bảo Châu đã chọn vào học ngành Bác sĩ chuyên khoa nhi, thay vì vào Đại học Kinh tế như bố mẹ khuyên bảo. Ra trường Châu được nhận về làm ở một bệnh viên nhi tại Hà Nội.
    Thế nhưng, cuộc sống không như những gì cô tưởng tượng. Châu thường xuyên tiếp xúc với những đứa trẻ mới chào đời mà đã mắc phải những căn bệnh quái ác. Hằng ngày nghe những câu nói từ các em nhỏ ?ocon muốn được đi học như các bạn?, ?ocon thích thả diều, cô ơi? làm Châu không khỏi xót xa. Đôi mắt van lơn của những đứa trẻ khiến Châu như cảm thấy mình là người có lỗi. Sự tận tình chăm sóc, dỗ dành của Châu cũng không làm giảm bớt được những cơn đau bệnh tật hành hạ trên cơ thể các em. Điều mà Châu đau lòng nhất là hoàn cảnh của các bé vô cùng khó khăn. Bố mẹ các em quanh năm làm ruộng, chỉ biết ngày ngày đổ mồ hôi kiếm đủ bữa ăn cho gia đình, làm sao lo nổi tiền chữa bệnh cho con.
    ?oNhiều khi chỉ là những khoản tiền nhỏ ở những người có cuộc sống đầy đủ hay người giàu nhịn tiêu một bữa là có thể cứu sống được các em? - Bảo Châu tâm sự. Cũng chính từ suy nghĩ trên mà Châu nghĩ ra cách kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng. Mỗi cháu bé được Châu viết riêng một hồ sơ bệnh án cùng lý lịch hoàn cảnh gia đình rồi gửi đến những ?otấm lòng nhân ái? khắp thành phố. Từ các giám đốc doanh nghiệp, chủ nhà hàng lớn hoặc những tờ báo trung ương đều được Châu tìm đến với mong muốn sẽ nhận được hỗ trợ, chia sẻ.

    Những em bé đáng thương khiến Châu không khỏi suy nghĩ phải làm gì cho các em bớt khổ?
    Tốt nghiệp đại học báo chí, cũng như nhiều bạn cũng lớp, Ngọc xin làm cộng tác viên ở một tờ báo địa phương. Trong khi bạn bè thích ?onhảy? vào những đề tài phóng sự xã hội hấp dẫn để được nhiều người biết đến thì Ngọc lại âm thầm đi con đường riêng: viết về những con người cùng khổ.
    Mỗi bài viết của Ngọc đăng trên báo là một mảnh đời, một số phận trớ trêu. Những người nghèo khổ, mang trong mình bệnh tật đau đớn và cả những ước mơ? đó là điều mà Ngọc muốn chia sẻ với cộng đồng. Sau những bài báo được đăng, Ngọc nhận luôn công việc nhận đóng góp từ các nhà hảo tâm gửi đến tận tay cho ?onhân vật? của mình.
    Không chỉ dừng lại ở đó, Ngọc còn vào bệnh viện làm công tác chăm nom y như người nhà bệnh nhân đối với những người neo đơn, không họ hàng thân thích. Đóng tiền viện phí, nộp tiền xét nghiệm máu, mua đơn thuốc? mọi công việc lo cho người bệnh Ngọc đều cáng đáng mà không hề đắn đo, suy nghĩ. ?oNhiều khi về đến nhà mệt rã rời, nhưng cứ nghĩ đến những người còn đang nằm chờ chết thì chút sức lực của mình có thể giúp họ bớt đau đớn là mình lại gượng dậy được. Bạn bè ai cũng bảo mình ?ođiên?, không dưng cứ ?oôm? lấy việc của thiên hạ, nhưng mình thì thấy vui khi làm được một điều gì đó có ích, chỉ đơn giản vậy thôi? - Ngọc chia sẻ những suy nghĩ về những gì đang làm.
    ?oHiệp sĩ? bất đắc dĩ
    Người thành phố hay có sở thích câu cá, nuôi chim cảnh, nhưng Đức Hoàng thì ngược lại. Anh thích được? giải thoát cho chúng. Không phải như những ông chủ, bà chủ lắm tiền thường lên chùa mua chim sẻ, chim sắt, chim én phóng sinh lấy đức, Hoàng thích thả chim cảnh. Chim cảnh là loại chim khá đắt tiền mà nhiều gia đình thành phố giàu có thích nuôi như họa mi, khướu, chích chòe, chào mào, đôi khi là cả diều hâu, đại bàng cũng góp mặt.
    Chúng được các cửa hàng chim cảnh bày bán nhan nhản. Hàng tháng, Hoàng thường ?ođập om? lấy ra một số tiền lương dành dụm được để đi mua chim cảnh rồi về? thả. ?oNhững con chim cảnh đều là chim rừng quý hiếm, nếu người thành phố ai cũng thích nuôi thì chả mấy chốc chim chóc sẽ bị tận diệt? - Hoàng lo lắng.

    Chim chóc được bày bán trên phố Tăng Bạt Hổ
    Một mình trên chiếc xe cũ, chủ nhật cuối tháng Hoàng đạp xe lên các cánh rừng để thả chim. ?oNếu bạn bị nhốt trong nhà một tuần, thậm chí một tháng không ra khỏi cửa, bạn sẽ hiểu được thế nào là tự do của những chú chim khi bay ra khỏi ***g?, cậu mỉm cười khi nói đến cảnh thả chim vảo rừng.
    Có lần, trông thấy một cửa hàng bày bán một con diều hâu mẹ bị thương ở cánh với một con diều hâu con mới lớn. Giá ?otự do? cho 2 con chim lên tới vài triệu. Vậy là Hoàng lo lắng mất ăn mất ngủ lo cho đủ tiền mong chuộc kịp để phóng thích cho 2 mẹ con nhà chim.
    Không chỉ thả chim, Hoàng còn thường đi thả cá ở sông. Khi còn nhỏ khi, mỗi lần ông bà nội ra các con sông lớn thả cá vào ngày rằm hay dắt cậu đi theo nên giờ cậu cũng ?onhiễm? luôn thói quen này. Hoàng mua cá giống ở chợ hoặc ở các cửa hàng, lúc thì ra hồ Tây, hồ Gươm, lúc về tận sông Hồng để thả...
    Sông Lam

  10. applennpc

    applennpc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2007
    Bài viết:
    1.576
    Đã được thích:
    0
    Từ trước đến jo, mình luôn là người sống yêu thương người khác, ko làm điều j xấu với ai cả . Nhưng mà thấy nhiều người xấu thật đấy . người ta lạm dụng lòng tốt của người khác để xin xỏ, lừa đảo rồi bao nhiêu thứ khác nữa ,. thất vọng lắm , cũng cố gắng ko làm điều j xấu dù chưa làm được điều j thực sự tốt , hix .

Chia sẻ trang này