1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sovremenny Class (Type 956) Destroyer Russia và Arleigh Burke Class (Aegis), Guided Missile Destroye

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi khesanh1968, 24/03/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SSX109

    SSX109 Guest

    Tầm bắn chẳng là cái quái gì với các loại vật thể bay thấp.
    Vậy các prô cho hỏi:
    * SM-2 tầm tối thiểu là bao nhiêu?
    * SM-2 đã thử với thể loại chống tàu bay thấp bao giờ chưa?
  2. bambo_layo

    bambo_layo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    0
    ......................
    Khi lên diễn đàn, mong các bác bỏ qua hết cái ý thức hệ trong đầu, để cho trong lòng thanh thản thì mới biết phân biệt đúng sai. Nếu vì tự ái cá nhân, cố tình đưa thông tin sai lệch khiến cho giới trẻ VN là các độc giả trong diễn đàn có cái nhìn méo mó về thực tế thì rất không tốt.
    - Để trả lời cho bác này, (dù rất chán phải vì lý do nói trên) thì xin trả lời ngắn gon là CÓ. SM-2MR các phiên bản đều có khả năng đánh các mục tiêu bay thấp, và các phiên bản càng về sau thì càng được nâng cấp hoàn thiện. Tầm bắn của SM2 là từ 70-150km với tốc độ M3.5. Hải quân Mỹ không mộng mơ có thứ vũ khí nào "vô địch" cả. Họ tối ưu hoá từng khu vực phòng không, chia ra là siêu xa (đánh tên lửa đạn đạo) thì dùng SM3, đánh các mục tiêu trong khí quyển tầm xa thì dùng SM2, tầm trung (trong vòng 50km) là tên lửa ESSM, qua nữa mà chưa bắn hạ được thì là tầm gần CIW (tên lửa nhỏ, pháo đa nòng tốc độ cao), nhiễu điện tử. Trong đó ưu tiên và cơ hội tiêu diệt cao nhất vẫn là ở tầm xa. Để tên lửa đối phương vào gần tí nào thì càng nguy hiểm tí đó. Không như bác chủ topic tuyên bố xanh rờn rằng cần mỗi cái hệ thống Shtil tầm 25km là khoẻ re rồi.
    Bác có hỏi thì cũng phải có tâm 1 chút, ko phải hỏi kiểu chọc ngoáy vậy.
    Được bambo_layo sửa chữa / chuyển vào 18:07 ngày 24/03/2010
  3. khoandonghoa

    khoandonghoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2009
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Thank you, bác viết quá hay, khâm phục khâm phục.
  4. nobita1102

    nobita1102 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    5.394
    Đã được thích:
    655
    Thưa bác bambo : SA-N-7 là phiên bản hải quân của Buk chứ không phải Tor ạ
    Yahkont và Moskit tương đương nhau ở điểm nào ạ, tốc độ hay đầu nổ hay hành trình.
    S300 V là phiên bản dành cho lục quân trên xe bánh xích, chắc tàu TQ nó ko chở nổi cái xe đó nên không mua nữa ạ. Còn con Pie đệ nhất thì nó xài S300 F.
    Dĩ nhiên là thằng nào khi đặt hàng cũng phải đòi thế này thế nọ, không lẽ lại bảo mày chế cho tao cái đồ để tao đánh thua thằng a thằng b, chế khiên để chống giáo nhưng chống được hay không thì còn nhiều yếu tố lắm ạ. Nga chế đồ làm sao phải ăn dc Mỹ, Mỹ chế đồ làm sao thắng dc Nga, vấn đề lúc lúc chiến nhau thật thằng nào ăn thôi
    Trình độ của em có hạn, không dám nhiều lời, xin hết
  5. bambo_layo

    bambo_layo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    0
    ..........................
    Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi.
    Thứ nhất SA-N-7 phát triển từ hệ thống TOR-M1 (theo tài liệu Nga). Tiếng Anh thì viết là TOR , nguyên theo tiếng Nga thì viết là BUK vì bảng chữ cái khác nhau.
    - Cái ví dụ về Yakhont với Moskit (lắp trên Gepard) là mình ví dụ hóm 1 tẹo. Trên thực tế thì Yakhont có đầu đạn 250Kg, tầm bắn từ 120-300km, được cho là tương đương (hoặc thay thế ) tên lửa Moskit.
    - Về tên gọi của S300 hải quân, mình đã viết nhầm, bạn đã đính chính lại cho mình đúng, xin cảm ơn. Cùng trên nền tảng s300 có rất nhiều biến thể với đuôi đi theo khác nhau. Có lẽ gọi theo tên Nato đỡ nhầm hơn, đó là SA-N-6.
    - Đúng là khi lâm trận thực sự, người ta phải tính đến chiến thuật cụ thể, phối hợp tác chiến...chứ không phải đánh nhau theo kiểu gà chọi, mang 1 ra chọi 1 xem ai thắng.
    - Hiệu quả của máy bay mang tên lửa diệt hạm đối với tàu chiến thì đã được chứng minh, gần nhất là trận chiến Fakland giữa Anh và Achentina. Gần đây nhất thì cả tàu ngầm nữa, cũng ngại máy bay chuyên diệt ngầm. Tàu chiến dù có phòng không mạnh cỡ nào cũng chỉ nằm ở phía bị động so với máy bay, và hiệu quả kinh tế cũng chênh lệch rất nhiều. (Cái tàu tiếc hơn cái máy bay). Vì lý do trên, nếu không quân không làm chủ bầu trời, phòng không trên tàu đơn giản thì dù tầu có to đến mấy, tên lửa diệt hạm có mạnh đến mấy cũng không còn ý nghĩa. Phải sống sót thì mới tính chuyện trả thù được.
  6. linhthuydanhbo

    linhthuydanhbo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2006
    Bài viết:
    2.045
    Đã được thích:
    4
    Bác viết hay đấy, thank bác! Làm ly cho mát! Nóng wá làm ly nữa!
  7. denhaconha

    denhaconha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2008
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    1
    Biết ngay mà
    Ai bảo bác chủ topic dành những lẽ cảm động về hệ thống vũ khí của Nga mà không nghĩ đến anh cầy hoa to vật vã, mà sự thật thì anh ấy vẫn kiểm soát các đại dương đấy. Các bác tính thế nào thì tính chứ em làm kinh tế em chỉ biết sơ sơ về vũ khí nhưng mà hiệu quả cuối cùng thì vẫn là anh Mẽo.
  8. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Bác bambo_layo cho hỏi là AEGIS bắt mục tiêu sát mặt biển, dưới đường chân trời bằng bước sóng băng nào ạ?
    SM-2 đánh mặt biển ở chế độ bám IR, semi-active hay active radar?
    SM-2 đánh mục tiêu dưới (khuất) đường chân trời được không?
    Mong bác giảng giải ạ!
  9. SSX109

    SSX109 Guest

    Hai câu hỏi đều mang tính kỹ thuật và phù hợp với box kỹ thuật chả có tý ý thức hệ nèo.
    Sở dĩ hỏi vậy là vì ở cái xứ nói phét đến tởm lợm này không có cái gì là thật. Bạn hiền biết cái gọi là FCS chứ? Quả xe tăng hình thoi đâu rồi? Súng Ray-Gun bắn sơ tốc M100 đặt ở Alaska câu đến tận điện Kremli đâu? Cái thực tại ảo phi công soi thấy lông chym tên khủng bố đâu rồi?
    Câu 1: SM2 tầm 70-150km nghĩa là tầm tối thiểu 70km! So sánh với thể loại S-300 tầm 5km (tối thiểu), trần tối thiểu 25m! Đây là bằng chứng SM2 không thể chống vật bay thấp.
    Tại sao tối thiểu của SM2 lại quá cao như vậy? Vậy làm sao bắn loại chống tàu bay thấp mà khi phát hiện chỉ còn tầm 20km.
    Bài học thì có quá nhiều. Anh Quốc chết vì ngu ở trận Malvinas kia.
    Câu 2: Bạn hiền lạc đề. Nói luôn là SM2 chưa bao giờ thử với tên lửa chống tàu siêu âm bay thấp. Ngay cả với máy bay, tên lửa có cánh, xác xuất trúng đích cũng chỉ trên 50%.
    Đơn giản Mỹ lấy cái gì để thử, lạy Nga mua Moskit chăng?
    Ý kiến Mỹ không có cái gì chống tên lửa chống tàu là của chính người Mỹ chứ không phải Nga. Tỷ dụ ông Richard Fisher, quan chức lớn quĩ Jamestown: "Tên lửa chống tàu Moskit có lẽ là tên lửa nguy hiểm nhất trên thế giới."

    "Moskit kết hợp vận tốc M2,5 với kiểu bay thấp để cơ động xâm nhập qua hệ thống phòng thủ. Sau khi phát hiện ra Moskit, Phalanx chỉ có 2,5s để tính toán và chuẩn bị bắn-không đủ thời gian trước cú va chạm tàn phá của đầu đạn 350kg."
    Chính Mỹ tự chứng minh là tàu chiến Aegis lộ điểm yếu trước Moskit. Hệ thống Aegis đã thất bại tự bảo vệ mình trong các cuộc thử nghiệm chống tên lửa bay siêu âm. Đó là tên lửa bia bay Vandal có tốc độ M1,5. Bia bay đã chọc thủng và đánh bại Aegis. Nó đâm thẳng vào mục tiêu tàu giả.
    Tên lửa Mỹ mô phỏng Moskit gần giống nhất là Sea Snake nhưng thất bại và bị huỷ bỏ năm 1999. Chương trình nghiên cứu chống tên lửa chống tàu Super-Sonic Sea Skimming Target thì 8 năm hao tốn tiền của ngâm cứu mà chẳng đưa ra được đáp án nào. Thế là hệ thống Aegis vốn được quảng cáo là ngăn chặn tất cả những cái gì biết bay từ máy bay tên lửa, đạn đạo, chống tàu cho đến chim chóc ruồi muỗi.
    Nhưng không có gì để thử Aegis.
    Và tất nhiên khi không có gì thử Aegis và các hệ tên lửa thì đành đi mua của Nga. Bản ghi nhớ của hãng Logicon nơi chịu trách nhiệm thử nghiệm Aegis có ghi: sau khi bỏ Sea Snake, HQ Mỹ quay sang mua bia bay Nga từ hãng Zvezda. Nga bây giờ là nguồn duy nhất cung cấp UAV bay siêu âm cho Mỹ. Hải Quân Mỹ và cả hệ thống Aegis bây giờ hoàn toàn phụ thuộc vào Nga để thử nghiệm. Trong một bản ghi có viết, HQ Mỹ đã lập kế hoạch mua thêm 37 bia bay UAV MA-31 từ Nga.
    UAV bia bay Zvezda MA-31 giả làm Moskit
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhưng MA-31 có khiếm khuyết. Loại bia bay nặng gần 500kg này không thể nào mô phỏng giống Moskit nặng hàng tấn. Không những thế, nó lại không có hệ thống điện tử Nga mà được lắp đồ điện tử Mỹ để "tạo thuận lợi" cho Aegis và tên lửa. Khi vụ việc mua UAV Nga bị vỡ lở. Để lấp liếm, HQ Mỹ lý luận rằng, họ có chương trình mua Moskit từ Mat-xcơ-va.
    Trước cái tin Nga bán Moskit cho TQ và cái tin Mỹ không thể làm tên lửa chống tàu siêu âm và phải mua tên lửa chống tàu nguy hiểm nhất thế giới từ đối thủ tiềm tàng nhất thế giới, các ông nghị Mỹ đùng đùng nổi giận. Họ đòi Hải Quân Mỹ ra điều trần để làm cho rõ.
    Al Santoli, cố vấn an ninh quốc gia cho một ông nghị bang Cali phát biểu: Bọn Nga sẽ không đời nào bán Moskit cho bất cứ ai, kể cả chúng ta. CQ Clinton phải chịu trách nhiệm về sai lầm huỷ bỏ Sea Snake này. Chúng ta biết về Moskit đã hàng năm. Chúng ta phải và sẽ phải phát triển phương tiện chống trả trước nó.
    Nói về việc Mat-xcơ-va bán Moskit cho Bắc Kinh, Santoni nói, đã đề xuất một nghị quyết đình chỉ cho Nga vay tiền trừ khi Nga chấm dứt bán Moskit cho TQ. Moskit phá hoại ghê gớm quan hệ Nga-Mỹ. Ngay cả khi TQ và Hoa Kỳ là đối tác chiến lược thì tên lửa này vẫn tiếp tục là mối đe doạ.
    Quay trở lại chuyện tầm tối thiểu SM2 70km không thể đánh chặn Moskit hãy nhìn cái biểu đồ sau, tất nhiên nó là biểu đồ của S-300. Aegis thì khác về số liệu độ cao, con số cụ thể có thể khác nhưng ra đa Aegis thì cũng tương tự, trừ khi nó là ra đa của siêu nhân. Hãy tra xem ở 70km nó gặp cái đường cong đáy Radar Horizon bao nhiêu. À tại 70km nó phát hiện vật thể bay không thấp quá 160m. Tất nhiên S-300 cũng yếu với các thể loại bay thấp, nhưng người ta khuyến cáo cho S-300 đi cùng các hệ tầm ngắn khác.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tất nhiên, ở cái xứ toàn dân ăn cám, đầy rẫy chỗ ca SM2, Sea Sparrow như thần, chống tên lửa chống tàu như trong phim Hô-ly-út.
    Và trừ trong phim, toàn bộ tàu chiến Mỹ bị bỏ ngỏ không có phương sách gì chống tên lửa chống tàu. Bất kể Aegis hay không Aegis, SM2 hay SM ba vạn chín nghìn hay bất cứ tên lửa nào.
    Tất nhiên các chiến sĩ Mỹ vẫn hiên ngang cưỡi những cỗ quan tài di động nổi lều phều xông trận. Họ thật dũng cảm.
    Dũng cảm là đặc trưng của liệt não. Các liệt não lừa nhau xông vào chỗ chết là chuyện thường.
    Được SSX109 sửa chữa / chuyển vào 21:30 ngày 24/03/2010
  10. gabeo2010

    gabeo2010 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/04/2009
    Bài viết:
    2.616
    Đã được thích:
    8
    Thôi em xin bác, cứ chỉ hươu bảo ngựa thế thì tranh luận thế nào, Buk là Buk, Tor là Tor; lại còn Anh với chả Nga, cứ như thật.
    Còn topic này giả thiết kiểu một hạm đấu một hạm giữa biển khơi hơi khó xảy ra.
    Tàu đã ra khơi thì phải đi thành hạm đội, đến đánh tàu Maddox còn đi hai ba cái, huống chi cả cái khu trục hạm.
    Trừ phi đang đi tham quan hữu nghị nước nào trên đường về bị đối phương nấp chân đảo xông ra- một trường hợp chưa tiền lệ.

Chia sẻ trang này