1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Spam - funny - tào lao ............ Tập II + Tâm sự các Spammer sau khi Mod xuống tay!!

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi mitthoi, 15/06/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Khỉ và mèo[​IMG]
  2. buisonlac

    buisonlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Em chịu thua cái bác DungWind này !!!
  3. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác nhiều nhiều. Nhưng lần sau bác post ở mục spam rồi mát mẻ em kiểu gì cũng được. Đừng post lạc chủ đề.Tội MOP lắm
  4. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Ặc... ặc... dungwind ơi là dungwind, tiếu quá là tiếu đi, dungwind ơi,, ha ha ha hahhhahaha ... chết cười đau lộn cả ruột... !
  5. Firestorm_11

    Firestorm_11 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Bài viết:
    1.470
    Đã được thích:
    0

    ặ thỏ cĂi toppic này lỏưp ra là 'ỏằf chỏằưi nhau hỏÊ moi ngặỏằi
    BỏĂn thÂn mỏn, nhỏằng phĂt ngôn kiỏằfu này rỏƠt dỏằ. làm cho dat_mel khoĂ nick bỏĂn lỏĂi 'ó. BỏĂn lặu ẵ, 'Ây là topic 'ỏằf mỏằi ngặỏằi trao 'ỏằ.i thoỏÊi mĂi tuy vỏưy nó vỏôn cỏĐn có nhỏằng giỏằ>i hỏĂn
    Được dat_mel sửa chữa / chuyển vào 14:41 ngày 02/07/2007
  6. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Nhà cháu thất vọng và thắc mắc !
    Cái "chuyện cũ" ấy nó quá xấu ta tồi tệ đến mức có khả năng ảnh hưởng đến hiện tại sao ? Nhà cháu thì coi nó dư một "chuyện thường ngày ở xóm" mờ thui ! "Ăn không nói có" thì mới đáng ngại, còn sự thật kể cả có đau lòng thì cũng chả nên né tránh nó mần chi. Đàng này, chuyện "nhỏ hơn con thỏ mới sanh" mờ sao Mod. lại "run rẩy" đến vzậy !?!
    Mờ tại sao phải né tránh nó, tại sao không nhìn thẳng vào nó để mờ chấp nhận sự thật. Sống ở đời "đầu đội trời, chân đạp đất"... Mod. cố quên chuyện cũ, dưng người ta có quên không ? "Cây muốn lặng, dưng gió chẳng đừng", níu kéo cũng chỉ có chừng mực thôi ! Mình càng né tránh thì người ta càng lấn lướt ! Và nhà cháu hỏi rằng mục đích chung nhất ở đây là gì ? Và Mod. có "ăn bạc thước" gì ở đây đâu mờ phải hạ nhơn cách của mình vzậy !
    Mod. xử lý cứng rắn cũng tốt, dưng đừng thái quá; nhất là đứng vzô lý. Cũng đừng có quá e ngại sự thật mờ "bôi mặt đá nhau". Nhà cháu thấy rằng cách mần của Mod. cũng gần giống với "Lục địa chìm" rùi đó, kể cả ngôn từ !
    Còn nếu dư Mod. có ý khác thì cứ nói rõ bằng tiếng Việt, nhà cháu "lượn" liền !
  7. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    http://www9.ttvnol.com/uploaded2/dungwind/k****igarbha.jpg
    Nam mô đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát
    Nam mô đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát
    Nam mô đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát
  8. BachNgocTra

    BachNgocTra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    mình post xong thì tìm được Topic cần hỏi rồi . Nhờ Mod xoá dùm nhé !
    Được BachNgocTra sửa chữa / chuyển vào 22:47 ngày 04/07/2007
  9. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Tại sao lại niệm Địa Tạng Vương Bồ tát vậy, dungwind? Đang cần cứu độ hay vớt chúng sinh nào trong cảnh giới của Địa ngục àh?
    Này, tặng Dungwind này! Một chút tấm lòng!
    Địa Tạng (zh. dìcáng o-, sa. kṣitigarbha)
    1. Một vị Bồ Tát chuyên cứu độ sinh linh trong Địa ngục và trẻ con yểu tử. Có khi Địa Tạng cũng là người được xem là chuyên cứu giúp lữ hành phương xa. Đó là vị Bồ Tát duy nhất được diễn tả với bạch hào (lông trắng xoáy nằm giữa hai mắt, sa. ūr?ā) trên trán, một trong ba mươi hai tướng tốt của một vị Phật. Địa Tạng hay cầm Như ý châu (sa. cintāma?i) và Tích trượng có sáu vòng, biểu hiện của sự cứu độ chúng sinh của Bồ Tát trong Lục đạo (sáu đường tái sinh).
    Tại Trung Quốc và các nước Đông nam Á, Địa Tạng được xem là một trong bốn vị Đại Bồ Tát (ba vị khác là Quán Thế Âm, Văn-thù-sư-lợi và Phổ Hiền) chuyên cứu độ những người bị sa vào địa ngục. Trú xứ của Bồ Tát là Cửu Hoa sơn (xem Tứ đại danh sơn) và tương truyền rằng, Địa Tạng đã thật sự hiện thân tại đây vào đời Đường dưới dạng một hoàng tử xứ Triều Tiên. Sau khi chết, nhục thân của vị hoàng tử này không tan rữa và người ta đã xây dựng một ngôi tháp để thờ vị này, một bảo tháp mà ngày nay vẫn còn.
    Trước đây vô lượng kiếp, Địa Tạng là một Bà-la-môn và đã thệ nguyện trước một vị Phật thời đó là sẽ quyết tâm tu luyện đạt Phật quả, nhưng sẽ khước từ Phật quả này khi chưa cứu độ tất cả chúng sinh thoát khỏi Luân hồi. Trong một tiền kiếp, Bồ Tát là một cô bé có một bà mẹ thường hay sát sinh để kiếm sống. Sau khi mẹ qua đời, cô bé này ngồi thiền mãi cho đến khi nghe một giọng nói, khuyên cô nên niệm danh đức Phật. Sau đó, cô nhập định, xuống ngay đến cửa địa ngục. Nơi đây, cô được cho biết rằng, chính vì công phu thiền định và niệm Phật mà cô đã cứu mẹ thoát khỏi địa ngục.
    Nhờ thần thông, Địa Tạng Bồ Tát có thể biến hoá thành nhiều dạng để cứu chúng sinh trong lục độ. Trong một buổi lễ long trọng, thường là ngày thứ 100 sau khi chết, các thân nhân thường thắp hương làm lễ cầu xin Bồ Tát hướng dẫn người chết đến cõi Cực lạc của Phật A-di-đà (sa. amitābha). Sau đó, một trong những thân nhân sẽ niệm một câu thần chú để gọi người chết trở về nghe chính pháp. Lễ này được chấm dứt với sự niệm danh Phật A-di-đà và Bồ Tát Địa Tạng một lần nữa.
  10. cuonphong

    cuonphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Tu Tập, Hành Trì
    Theo Hạnh Nguyện Của Bồ Tát Địa Tạng
    Đọc tụng kinh Địa Tạng, trì niệm danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng, ta phải thấy được hạnh nguyện cao cả của Ngài: "Nếu trong địa ngục còn một chúng sanh bị đau khổ, tôi thề sẽ không thành Phật", để từ đó những người phát tâm Bồ Tát nỗ lực tu tập, hành trì theo hạnh nguyện của Ngài, theo gót chân Ngài, nương theo oai lực của Ngài đi vào chốn địa ngục để cứu vớt những linh hồn bất hạnh hầu đền trả ơn Tam Bảo, ơn cha mẹ, tổ tiên.
    Nhưng địa ngục ở đâu? Có lẽ ta không cần phải tìm địa ngục ở đâu xa, bởi vì địa ngục không nhất thiết là ở thế giới bên kia, địa ngục tồn tại ngay trong kiếp sống này, trên thế giới này; bởi vì nơi nào có ngục tù, có giam cầm, tra tấn, có tiếng rên xiết, thở than là ở đó có địa ngục. Phật giáo là tôn giáo của Từ Bi, ra đời vì những khổ đau của nhân loại, cho nên người Phật tử phải là những nhân tố tích cực có mặt hàng đầu tại những nơi khổ nạn mà chốn ngục tù là một thí dụ điễn hình. Chưa hết, còn bao nhiêu oan hồn vất vưởng, nạn nhân của những cuộc chiến kinh hoàng, những phòng hơi ngạt, những trại tập trung, những trại cải tạo, trên Biển Đông, trong những ngục tù oan khuất... đang cần được siêu độ. Đọc tụng kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, trì niệm danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng, được phần công đức nào ta nên hồi hướng đến những chúng sanh bất hạnh này và nguyện cầu cho linh hồn họï mau chóng siêu thoát.
    Địa ngục cũng có thể ở chung quanh ta, đó là môi trường không thoải mái mà ta phải sống hoặc làm việc. Đó là những người sống bên cạnh ta, là bạn đồng sở, hàng xóm láng giềng, thậm chí ngay cả cha mẹ, vợ chồng, anh em, con cái... những người ta không thích nhưng do nghiệp duyên ta phải gần gũi, chung đụng mà đôi khi họ đã tỏ ra rất độc ác, biến đời sống ta thành cõi địa ngục. Jean Paul Sartre, một triết gia nỗi tiếng của Pháp đã từng nói "L?Tenfer c?Test les autres" -Địa ngục tức là những người chung quanh- cũng trong ý nghĩa này. Địa ngục cũng ở ngay chính trong ta, đó là tham lam, giận dữ, hận thù, đố kỵ, si mê, mù quáng... đã hàng ngày không ngớt xâu xé ta, biến ta thành những con người ngập chìm trong vô minh tăm tối, bị chế ngự bởi những thú tính thấp hèn. Tu theo hạnh nguyện của Bồ Tát Địa Tạng vì thế cũng có nghĩa là thể hiện những hành động tích cực biến cải chính con người ta, môi trường sống chung quanh ta từ địa ngục trở thành Tịnh Độ.
    Từ những công hạnh và nỗ lực tu tập này, người Phật tử thực hành Bồ tát đạo, khi giã từ cõi thế lập tức phát khởi tâm đại từ bi, dâng lời phát nguyện xin bước theo Bồ Tát Địa Tạng đi về chốn địa ngục để lập thêm công đức, cho đến khi nào Đức Phật Di Lặc chuẩn bị ra đời, ta lại xin được trở về cõi Trời Đâu suất, tiếp tục tu học để cùng với Phật Di Lặc trở lại cõi thế trong hội Long Hoa, xây dựng một cõi Tịnh độ mới cho nhân loại. Chắc chắn Ngài sẽ tiếp nhận ta.
    Hình ảnh của Bồ Tát Địa Tạng với khuôn mặt đôn hậu, từ ái, đầu đội mũ tỳ lư, tay cầm tích trượng là một hình ảnh luôn tỏa sáng trong tâm khảm của những người con Phật, đặc biệt là trong mùa Vu Lan báo hiếu. Chiếc thiền trượng của Bồ Tátù Địa Tạng đã, đang và sẽ gỏ mãi vào cánh cửa địa ngục. Năng lực của tâm đại bi sẽ làm mở tung tất cả những cánh cửa hắc ám, làm tan rả những xiềng xích trói buộc, giải cứu tất cả những ai còn bị đọa đày trong cõi vô minh, tù ngục đểø từ đó những hạt giống bồ đề, những hạt giống thương yêu sẽ nẩy mầm mạnh mẽ trong những linh hồn đau khổ của anh, của chị, của chúng ta, của tất cả những thân bằng quyến thuộc, đang sống hay đã qua đời... Đó chính là thông điệp của Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện.
    Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát.
    Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này