1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Stalingrad - Anthony Beevor

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 01/07/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Chữ "brigadyi" trong tiếng Nga lúc này để chỉ 1 đội lao động, quân số 3-400 người bác Tieu ợ. (tổ chức xuất phát từ hệ thống Gulag) Nếu dịch là quân đoàn lao động thì e chưa chính xác lắm.
  2. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Không phải cụ ơi, nguyên tác là: Several thousand civilians were draft into construction corps over 100,000 strong, repairing roads.....(xem trang 225 dòng thứ 2 từ dưới lên) nên em nghĩ là em dịch đúng.
  3. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Việc bảo mật ở phía Soviet diễn ra tốt đẹp hơn dự kiến, dù một số tù binh Hồng quân và lính đảo ngũ nằm trong tay quân Đức. Trong mùa hè 1942, tình báo Đức đã thất bại không nhận ra việc thành lập 5 tập đoàn quân xe tăng mới (thật ra mỗi tập đoàn chỉ tương đương một quân đoàn xe tăng Đức) và 15 quân đoàn xe tăng (mỗi quân đoàn tương đương một sư đoàn tăng Đức mạnh). Đến thời điểm bùng nổ, bên Hồng quân càng quan tâm hơn đến maskirovka, một thuật ngữ bao gồm việc đánh lừa, ngụy trang, và hoạt động bảo mật bằng cách giảm tối đa lượng thông tin điện đài. Mệnh lệnh được chuyển từ người sang người và không được viết ra. Các biện pháp đánh lừa còn bao gồm cả việc tăng cường hoạt động quanh Moscow. Phía Đức nhận định rằng vòng cung Rzhev là khu vực thích hợp nhất cho một cuộc tấn công phía Sô viết trong tháng 11. Trong khi đó ở phía nam, các sư đoàn tiền duyên dọc theo các địa đoạn sống còn của chiến dịch Sao Thổ lại được lệnh thiết lập trận địa phòng ngự, đó chỉ là để cho không thám Đức nhận thấy, và phương diện quân Voronezh, vốn chả dính dáng gì, lại được lệnh chuẩn bị phương tiện công binh, thuyền bè như thể để tấn công.
    Hoạt động quân sự ở các khu vực khác được che dấu bởi việc xây dựng tuyến phòng thủ, cho phía đối phương có ấn tượng về kế hoạch của một cuộc tấn công. Các đơn vị tham gia chiến dịch Sao Thổ, hành quân tiếp cận vị trí trong đêm, ẩn nấp vào ban ngày, đó là một nhiệm vụ khó khăn trên thảo nguyên trống trải, nhưng kỹ thuật ngụy trang của Hồng quân hữu hiệu đáng ngạc nhiên. Không ít hơn 17 cầu giả được bắt qua sông Đôn để thu hút sự chú ý của không quân Đức khỏi 5 chiếc cầu thật, mà trên đó tập đoàn quân xe tăng 5, quân đoàn xe tăng 4, hai quân đoàn kỵ binh và nhiều sư đoàn bộ binh vượt sông.
    Phía nam Stalingrad, quân đoàn cơ giới 13, 4, quân đoàn kỵ binh 4 và các đơn vị hỗ trợ - tổng cộng hơn 160,000 người, 430 xe tăng, 550 đại bác, 14000 xe cộ và hơn 10000 ngựa ?" được đưa qua sông Volga ở phía hạ lưu thành từng đợt trong đêm, đó là một công việc khó khăn và nguy hiểm với băng trôi dọc xuống dòng sông. Họ phải ngụy trang trước bình minh. Phía Hồng quân dĩ nhiên không thể che dấu toàn vẹn cho chiến dịch sắp đến, nhưng, như một sử gia đã nói, là ?okỳ công nhất là dấu được mức độ của cuộc tấn công?.
    Đầu mùa thu năm 1942, đa số tướng lĩnh Đức - dù không chia sẽ với Hitler niềm tin rằng Hồng quân đã bị kết liễu - cũng tin rằng họ đã gần như kiệt quệ. Nhưng trái lại, các sỹ quan tham mưu có xu hướng hoài nghi. Khi đại úy Winrich, một sỹ quan thành tích cao từ quân đoàn Châu phi gia nhập vào sở chỉ huy tập đoàn quân 6, trung tá Niemeyer, trưởng ban tình báo, chào mừng anh với những đánh giá ảm đạm hơn mong đợi ?oBạn mến,? ông ta nói ?ođến mà xem bản đồ tình huống này. Nhìn vào các điểm đánh dấu đỏ ấy. Quân Nga bắt đầu tập trung ở phía bắc tại đây, và phía nam tại đây? Niemeyer cảm thấy các sỹ quan cao cấp, dù quan ngại đến mối đe dọa với tuyến thông tin liên lạc của họ, mà không nhận ra sự nguy hiểm của một trận hợp vây nghiêm trọng.
    Tướng Paulus và tướng Schmidt có xem tất cả các báo của của Niemeyer nhưng cho rằng ông ta đã phóng đại. Cả hai vị tướng tin là sẽ có các cuộc tấn công lớn với pháo binh và xe tăng, nhưng không nghĩ đến một trận đánh thọc sâu về phía hậu phương, sử dụng đúng chiến thuật Schwerpunk của Đức. (Sau sự kiện này, tướng Paulus dường như bị rơi vào một sai lầm rất người là ông tự thuyết phục rằng mình đã nhận thấy tất cả mối nguy hiểm. Nhưng tướng Schmidt thì thẳng thắn thừa nhận rằng họ đã nhận định sai nghiêm trọng về kẻ thù). Mặt khác, tướng Hoth, có lẽ có cái nhìn rõ hơn về mối đe dọa của một cuộc tấn công từ phía nam Stalingrad.
     
  4. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Tất cả các vị tướng khi về Đức họp đều bị thuyết phục rằng Liên Xô không có khả năng mở hai chiến dịch, và đánh giá của đại tá Gehlen, dù thận trọng bóng gió tất cả các tình huống có thể, tiếp tục chỉ ra rằng đánh vào cụm tập đoàn quân Trung tâm là vị trí thích hợp nhất cho trận tấn công chính trong mùa đông (của phía Nga). Tổ chức của ông ta đã thất bại trong việc nhận ra sự hiện diện của tập đoàn quân xe tăng 5 thuộc phương diện quân sông Đôn đối diện với quân Rumani. Chỉ có một dấu hiệu ngăn chặn ngắn trước khi trận công kích diễn ra.
    Khía cạnh ấn tượng nhất lúc đó là vấn đề do tướng Paulus và tướng Schmidt đưa ra, rằng, mỗi khi tập đoàn quân 6 gửi về phía sau các báo cáo của họ, thì có nghĩa là sẽ không làm gì thêm nếu những mối đe dọa đó không nằm trong phạm vi trách nhiệm của họ. Tính thụ động này hoàn toàn đi ngược với truyền thống quân sự Phổ, vốn cho rằng việc chần chừ đợi lệnh và không chịu tự suy nghĩ là không thể chấp nhận với một vị tư lệnh. Còn Hitler, dĩ nhiên, đã khoa trương lên để dẹp tan kiểu độc lập đó trong các tướng lãnh của ông, và Palus, vốn bẩm sinh là một sỹ quan tham mưu hơn là một tư lệnh chiến trường, đã tán thành.
    Sau này, tướng Paulus thường bị đổ lỗi là không tuân theo lệnh của Hitler, khi viễn cảnh của một thảm họa đã quá rõ ràng, nhưng thật ra, sai lầm chính yếu của ông ở cương vị tư lệnh chính là việc thiếu chuẩn bị để đối mặt với nguy cơ. Đây là tập đoàn quân của chính ông, đối tượng bị đe dọa. Lý ra, những gì cần làm, là ông phải rút phần lớn lực lượng thiết giáp của mình ra khỏi các trận đánh tiêu hao trong thành phổ và tổ chức thành một lực lượng cơ giới mạnh sẵn sàng phản ứng nhanh. Đồ quân dụng, đạn dược cũng nên được tái phối trí lại để xe pháo có thể sẵn sàng lên đường sau một báo động ngắn. Công tác chuẩn bị tương đối nhỏ này ?" và việc không tuân theo Quốc trưởng ?" có thể giúp cho tập đoàn quân 6 có được khả năng phòng thủ hữu hiệu trong thời khắc nguy ngập.
    Hitler đã ra lệnh trong một chỉ thị Quốc trưởng đề ngày 30 tháng 6 rằng các đơn vị không nên liên lạc với những lực lượng đồng minh. Tuy nhiên, tướng Schmidt đã bị các thành viên ban tham mưu (của tập đoàn quân 6 ?" ND) thuyết phục bỏ qua lệnh đó. Một sỹ quan cùng với một máy truyền tin không dây của tập đoàn quân 6 được đưa tới chỗ của quân Rumani ở hướng Tây ?" Bắc. Đó chính là trung úy Gerhard Stock, người từng nhận được huy chương vàng môn ném lao trong kỳ Olympic Berlin 1936. Và tướng Strecker cũng sắp xếp để đưa một sỹ quan liên lạc từ quân đoàn XI.
    Những tín hiệu cảnh báo đầu tiên đến từ cánh sông Đôn khoản vào cuối tháng 10. Tướng Dumitrescu, tư lệnh tập đoàn quân Rumani số 3, đã tranh luận khá dài rằng địa đoạn của ông chỉ có thể phòng thủ được nếu họ có được toàn vẹn bờ sông, và khi đó sông Đôn sẽ là chướng ngại vật chống tăng chính của họ. Dumitrestcu cũng đề nghị chiếm phần bờ sông còn lại ở phía Nam vào cuối tháng Chín, nhưng cụm tập đoàn quân B, trong khi chấp nhận đề xuất của ông ta, lại giải thích rằng tất cả các đơn vị trù bị phải được tập trung vào Stalingrad, nên việc chiếm đó vẫn chỉ là sắp thực hiện.
    Rồi một khi quân Rumina bắt đầu nhận ra phía địch đang tăng cường, họ bắt đầu thêm lo ngại. Mỗi sư đoàn của họ, chỉ có bảy tiểu đoàn mạnh, phải trải ra trên một tuyến dài mười hai dặm. Điểm yếu chí mạng của họ là thiếu các vũ khí chống tăng hữu hiệu. Họ chỉ có vài khẩu pháo chống tăng loại 37mm Pak do ngựa kéo, mà quân Nga gán cho cái hỗn danh là ?ongười gõ cửa? bởi đạn của nó không thể xuyên nổi lớp giáp của T-34. Các khẩu đội đại bác của Rumani cũng thiếu đạn vì ưu tiên chính là dành cho tập đoàn quân 6.
    Ban tham mưu của Dumitrescu đã báo cáo các mối quan ngại của họ lên sở chỉ huy cụm tập đoàn quân vào ngày 29 tháng Mười, và nguyên soái Antonescu cũng vạch ra cho Hitler lưu ý đến tình trạng nguy hiểm mà quân ông ta đang đối mặt, nhưng Hiter, khi đó vẫn mong đợi tin tức của việc chiếm toàn bộ Stalingrad chỉ trong vài ngày nữa, và vì có những sự kiện quan trọng khác nên quên lãng mất. Cuộc lui binh của tướng Rommel sau trận El Alamein nhanh chóng theo sau là báo động về hạm đội Anglo-Mỹ trực chỉ đến Bắc Phi. Rồi cuộc đổ bộ của chiến dịch Ngọn đuốc hướng sự chú ý của ông ta vào nước Pháp. Thế là việc các lực lượng Đức tiến vào vùng chưa bị chiếm đóng của Pháp trong ngày 11 tháng Mười đã diễn ra cũng lúc với đợt tấn công sau cùng của Paulus vào Stalingrad.
    Sau đó cảnh báo về một trận tấn công phía Sô viết vào vòng cung bắt đầu dồn dập. Sỹ quan liên lạc báo cáo trong ngày 7 tháng 11 rằng ?otập đoàn quân Rumani 3 đợi một trận tấn công mạnh với xe tăng của quân địch trong ngày 8 tháng 11 ở khu vực Kletskaya ?" Raspopinskaya?. Vấn đề duy nhất là quân Rumani tiếp tục báo động tấn công từ quân Nga trong 24 giờ tiếp sau nữa, và khi không có gì xảy ra, nhất là sau ngày kỷ niệm cách mạng tháng Mười hoàn toàn yên tĩnh, việc đó trở thành câu chuyện nhát ma của trẻ con (nguyên văn là trẻ khóc sói).
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Hêh vấn đề brigadyi, korpus và batalonyi bữa nào bác Tieu với em bàn riêng nhé.
    @Seo: chuyện quân D(ức chủ quan là điều không bàn cãi, nhưng đánh trận thắng làm vua thua làm giặc. Có nhiều trận bên thắng hành xử thoạt đầu sai lè lè ra đấy mà sau lại thắng. Hồi đầu năm 42 cũng chính nhờ quân Đức nghe lệnh Hitler cố thủ ở khu trung tâm, sau khi thua nặng nề trận Maskva, mà có được chiến cục 1942 nghiêng ngược trở về phe Đức. Tướng lĩnh D(ức dù sao qua tiến trình lịch sử cũng quen với những quyết định của Hitler rồi, cho tới trước Stalingrad thì HItler vẫn luôn đúng. Thế cho nên ở cấp Tập đoàn quân mà trách Paulus lúc đó cứng nhắc không chuẩn bị thì cũng hơi quá. Lỗi tập thể, lỗi hệ thống thôi.
  6. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Tướng von Richthofen, mặt khác, lại được thuyết phục nhiều thêm bởi bằng cớ có được từ các phi đoàn trinh sát của mình. Ngay trong đợt tấn công của tướng Paulus vào ngày 11 tháng 11, ông vẫn dành ra một bộ phận của quân đoàn không quân VIII để tấn công quân Nga tập trung đối diện với tập đoàn quân Rumani 3. Ngày hôm sau, ông viết vào nhật ký: ?o Trên sông Đôn, quân Nga cương quyết vận chuyển những thứ chuẩn bị cho một trận tấn công vào quân Rumani. Quân đoàn không quân VIII, cả không đoàn Bốn cùng lực lượng không quân Rumani tiếp tục công kích chúng. Quân dự bị của chúng hiện đã được tập trung lại. Rồi tôi e là sẽ có tiến công!?
    Ngày 14 tháng 11, ông ghi lại: ?oThời tiết đang tệ dần đều, sương mù làm đóng băng trên cánh phi cơ cùng những cơn mưa bão lạnh buốt. Mặt trận Stalingrad yên tĩnh. Máy bay ném bom của chúng ta đã công kích thành công tuyến đường sắt Đông Stalingrad, làm đứt tuyến viện binh và hậu cần địch. Tiêm kích và cường kích ta tập trung chia cắt tuyến hành quân tiếp cận sông Đôn của quân Nga.?
    Việc không quân Đức quét sâu vào hậu phương quân Nga đã phát hiện ra một phần tập đoàn quân xe tăng 5 đang vượt sông Đôn và suýt gây ra được hai ca thương vong nghiêm trọng. Máy bay Đức làm Khrushchev và Yeremenko sửng sốt tại Svetly-Yar, khi họ đang tiếp một phái đoàn đến từ Uzbekistan mang theo 37 toa xe quà tặng cho những người phòng thủ Stalingrad gồm rượu, thuốc lá, dưa khô, gạo, lê, táo và thịt.
    Phản ứng trước mối đe dọa của các cấp ?" từ Tổng hành dinh Quốc trưởng, cụm tập đoàn quân B đến sở chỉ huy tập đoàn quân 6 ?" là rất rất nhỏ, rất muộn. Ảo tưởng của Hitler cũng góp một phần. Ông tự vệ bằng cách ra lệnh tăng cường cho quân Rumani bằng các đơn vị Đức và những bãi mìn, nhưng ông không chịu chấp nhận rằng không còn nguồn lực cũng như các đơn vị nào có thể.
    Tất cả những gì có thể tăng cường cho mối đe dọa ở cánh bắc là quân đoàn xe tăng XXXXVIII, tư lệnh là trung tướng Ferdinand Heim, cựu tham mưu trưởng của Paulus. Trên giấy, quân đoàn này xuất hiện với đầy đủ sức mạnh, với sư đoàn tăng số 14, sư đoàn tăng số 22 và sư đoàn tăng Rumani số 1, cùng với một tiểu đoàn chống tăng, một tiểu đoàn pháo binh cơ giới, nhưng thực tế cho thấy nó không oai vệ như vậy. Cả quân đoàn xe tăng này có không quá một trăm chiếc xe tăng hiện đại hoạt động được, tính cho cả ba sư đoàn.
    Sư đoàn xe tăng 14, bị tiêu hao khi đánh Stalingrad và chưa có một cơ hội nào để tái trang bị. Sư đoàn Rumani phối thuộc thì được trang bị xe tăng hạng nhẹ Skoda của Tiệp khắc, mà loại này thì không có một cơ may nào khi đối diện với T-34. Sư đoàn xe tăng 22, là một đơn vị dự bị, thiếu nhiên liệu và trong suốt thời gian nằm bất động, chuột đã tìm đường di cư vào các thân xe. Chúng gặm nát dây cáp điện và không được thay thế kịp thời ngay lập tức. Trong khi đó, các trung đoàn của sư này tiếp tục bị chia ra, gửi đến chỗ này, nơi kia khi đáp ứng cho lời kêu gào giúp đỡ của các đơn vị Rumani. Để làm cho quân Rumani bình tĩnh, các phân đội nhỏ đôi chiếc xe tăng, vài cặp đại bác được đưa đi ?osăn ngỗng trời? từ khu vực này sang khu vực khác. Trợ lý không quân Quốc trưởng, Nicolaus Below, phàn nàn rằng: ?oHitler không được thông tin về tình hình chất lượng của quân đoàn tăng này?, nhưng ngay cả khi điều này là sự thật, thì ông ta sẽ chính là người gây áp lực lên ban tham mưu của mình chống lại cái sự thật không thoải mái này.
    Ở nam Stalingrad, chỉ có một đơn vị dự bị duy nhất phía sau quân đoàn Rumani VI là sư đoàn bộ binh mô tô hóa số 29, nhưng vào ngày 10 tháng 11, nó ?onhận được mật mã ?~Hubertusjagd?T, và phải đi chuyển trong thời gian ngắn nhất đến Perelazovsky ở khu vực của tập đoàn quân Rumani 3?. Perelazovsky là điểm trung tâm của quân đoàn xe tăng XXXXVIII. Mặc cho cảnh báo của tướng Hoth, mối đe dọa ở sườn phía nam đã không được coi trọng.
  7. Tank

    Tank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2003
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Tôi chán vào TTVNOL để cãi nhau hay xem những bài cãi nhau rồi. Tuy vậy đọc những bài dịch của *******c, TNL hay bác sẹo vẫn là những niền vui trong ngày. Dạo này bác TNL chịu khó post bài hơn hẳn xưa nên tôi được "tự sướng" khá liên tục. Cảm ơn các bác.
    Xem ảnh của bác TrymAi có nói về tòa nhà Pavlov. Hơi ngạc nhiên và tò mò, tôi vào tìm hiểu trên Wiki và nhân tiện lược dịch luôn, góp vui với các bác:

    Tòa nhà Pavlop
    Đây là một tòa nhà 4 tầng, nằm ở trung tâm thành phố Stalingrad, nằm dọc theo bờ sông Volga và nhìn ra quảng trường "Mùng 9 tháng một", đặt tên theo sự kiện Ngày chủ nhật đẫm máu 1905.
    Vào tháng 9 năm 1942, tòa nhà bị quân Đức tấn công và một trung đội của sư đoàn bộ binh số 13 được lệnh chiếm lại và bảo vệ toà nhà. Trung đội này được chỉ huy bởi thượng sĩ (junior sgt) Yakov Pavlov sau khi tất cả các sĩ quan chỉ huy trung đội đã bị thương hoặc bị giết. Cuộc tấn công chiến lại toàn nhà đã thành công mặc dù khá đẫm máu, chỉ có 4 người trên tổng số 30 người của trung đội còn sống sau cuộc tấn công này.
    Sau vài ngày lực lượng và đồ tiếp viện đến giúp cho quân số tăng lên đến 25 người cùng với các vũ khí phòng thủ như súng máy, súng trường chống tăng và súng cối. Nhằm thực hiện lệnh của Stalin "không lùi một bước", thượng sĩ Pavlov được lệnh củng cố tòa nhà và bảo vệ nó cho đến viên đạn cuối cùng và người cuối cùng. Tận tâm thực hiện, Pavlov đã cho quây tòa nhà bằng 4 lớp dây thép gai và mìn, đặt súng máy tại mọi cửa sổ nhìn ra quảng trường. Ngay khi bắt đầu phòng thủ tòa nhà, Pavlov đã phát hiện ra súng trường chống tăng PTRS-41 mà ông đặt trên mái nhà là rất hiệu quả để phục kích những chiếc tăng Đức, một khi các tăng này đến gần tòa nhà trong khoảng 25 mét, khi đó tháp súng với lớp giáp mỏng sẽ phơi ra dưới họng súng chống tăng đặt ở trên nóc, mà chúng lại không thể ngóc pháo lên đủ cao để trả miếng. Pavlov đã báo cáo rằng với chiến thuật này riêng ông đã hạ cả một tá tăng.
    Để cải thiện việc giao thông trong nội bộ, họ đã đục lỗ ở tường, tầng và đào hào đến vị trí quân Sô viết ở bên ngoài. Nguồn tiếp tế đến nhờ các hào này hoặc nhờ các tầu băng qua sông, mặc cho quân Đức thả bom hoặc bắn pháo. Tuy vậy lương thực và nước thường bị thiếu. Không có giường, binh lính phải cố ngủ trên các mớ rẻ rách, trong khi bên ngoài quân Đức thường thả bom hoặc bắn cả ngày lẫn đêm.
    Quân Đức tấn công tòa nhà vài lần một ngày. Mỗi lần bộ binh hoặc tăng Đức cố gắng băng qua quảng trường và đến gần tòa nhà, người của Pavlov lại gìm chúng xuống với súng máy và súng trường chống tăng bắn từ tầng hầm, từ các cửa sổ và mái nhà, bẻ gẫy các cuộc tấn công và buộc lính Đức thoái lui. Cho đến giữa tháng 11, người của Pavlov báo cáo rằng họ phải lợi dụng các khoảng lặng để chạy ra ngoài phá bỏ các đống xác chết chồng chất của quân Đức để ngăn chúng dùng làm vật che trở cho các đợt tấn công tới.
    Những người bảo vệ tòa nhà và cả một số dân thường vẫn sống tại đây đã bảo vệ được tòa nhà qua các cuộc chiến liên tục từ 23 tháng 9 cho đến 25 tháng 11 năm 1942, cho đến khi họ được giải phóng nhờ cuộc phản công của lực lượng Sô Viết.
    Biểu tượng
    Tòa nhà Pavlov đã trở thành biểu tượng ngoan cường của LX trong trận chiến Stalingrad và cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Nó nổi tiếng vị lực lượng Đức vốn trước đó có thể chiếm các thành phố và các quốc gia chỉ trong một vài tuần lễ. Cho đến khi đến đây họ thậm chí không chiếm nổi chỉ một tòa nhà vốn đã bị sập, cháy một nửa, được bảo vệ trong phần lớn thời gian chỉ là một nhúm quân với thời gian tìm cách chiếm là hai tháng. Tòa nhà này được quân được quân Đức đánh dấu trên bản đồ của chúng là "pháo đài".
    Tướng Chuikov, người lãnh đạo cuộc bảo vệ Stalingrad nói rằng đã được nghe so sánh rằng quân của Pavlov thậm chí đã giết nhiều quân Đức hơn tổng số quân Đức đã chết khi công phá Paris.
    Tòa nhà Pavlov đã được xây dựng lại sau chiến tranh và vẫn dùng làm nhà chung cư cho đến ngày nay. Trước tòa nhà là tượng đài kỷ niệm xây bằng gạch của chính nó.
    Được tank sửa chữa / chuyển vào 14:57 ngày 08/10/2009
  8. 272chip272

    272chip272 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2007
    Bài viết:
    1.717
    Đã được thích:
    3
    Bác Tiêu ơi, em có mấy thiển ý này muốn trình bầy không biết bác nghĩ sao.
    Trong ngôn ngữ của Việt Nam mình, thường người ta hay sử dụng từ Hán Việt cho dễ, mà cũng là thói quen (vì thói quen mà thấy dễ). Nhưng, nếu dùng từ Hán Việt em thấy không sát nghĩa lắm. Ví dụ như, mấy ông VNCH ngày xưa cứ chơi những từ kiểu như:
    - Công vụ lệnh = Giấy công tác, giấy đi đường.
    - Bích kích pháo.
    - ...
    Cách dùng đó khi bác dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt rất dễ vấp phải bởi vì trong tiếng Anh cũng như tiếng Hán, tính từ đứng trước danh từ. Trong khi đó tiếng thuần Việt thì tính từ phải đứng sau danh từ.
    Nói dài dòng thế là bởi em thấy bác dùng từ như: Đơn vị bộ binh mô tô hoá (chắc là từ Infantry Motorized). Theo em, từ này bác cứ dịch đơn giản là: Đơn vị bộ binh cơ giới, thế là ổn. Nghĩa là đơn vị bộ binh, được sự hỗ trợ của cơ giới trong di chuyển nhưng khi chiến đấu thì ít được hỗ trợ của cơ giới hơn. Đơn vị này khác với đơn vị các Kỵ binh cơ giới, xuất thân là các đơn vị kỵ binh (cưỡi ngựa) thời xưa, nay là cưỡi tăng thiết giáp. Được yểm trợ nhiều hơn khi chiến đấu bởi cơ giới, như tăng, thiết giáp hay là trực thăng UH-1 (của Mỹ ở VNW).
    Một số ý như thế mong bác xem xét. Đúng sai đến đâu bác cho em biết.
  9. TimeBreak

    TimeBreak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    9
    Nếu chỉ nói bộ binh cơ giới, bao hàm rất rộng : Bộ binh được vận chuyển bằng xe cơ giới ( xe tải, xe thiết giáp ), bộ binh tùng thiết .. v...v..
    Nhưng " bộ binh mô tô hoá" bao hàm một đối tượng hẹp hơn, và cũng là một trong những hình ảnh đặc thù cho lính Nazi và lính Hồng quân trong giai đoạn chiến tranh WWII nầy : Các đơn vị lính sử dụng xe mô tô ba bánh / sider car - trang bị súng máy!
    Bạn 272chip tham khảo thêm xem
  10. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Motorized là "cơ giới hóa" các bác ợ. Mechanized mới là cơ giới.
    Mechanized là bọn cưỡi thiết giáp các loại. Trong WW2 thì riêng Nga không có đám này mà chỉ có bọn cưỡi tăng (tự nhiên quên mất tên) và motorized là bọn ngồi xe tải.
    được chiangshan sửa chữa / chuyển vào 19:10 ngày 08/10/2009

Chia sẻ trang này