1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Stephen W.Hawking - Lược Sử Thời Gian

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi hoacucvang2110, 05/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoacucvang2110

    hoacucvang2110 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Stephen W.Hawking - Lược Sử Thời Gian

    Tôi mở ra Topic này chỉ để bàn luận về một cuốn sách là cuốn "Lược Sử Thời Gian- Từ vụ nổ lớn đến lỗ đen, Lược sử về một lược sử" của Stephen W.hawking, nếu bạn nào đã từng đọc cuốn sách này và cảm thấy muốn bàn luận thì chúng ta cùng nói chuyện nha! tôi rất muốn hiểu thêm về những gì tôi đã đọc được.



    Buồn như con chuồn chuồn gãy cánh...
  2. hoacucvang2110

    hoacucvang2110 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    ..." Ta là ai? ta đến đây làm gì? Vũ trụ ra đời từ đâu? Nó bắt đầu như thế nào? và tại sao lại như vậy? nó có kết thúc không và kết thúc như thế nào?"....
    Buồn như con chuồn chuồn gãy cánh...
  3. Luu_Ly

    Luu_Ly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2003
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    quyển sách đó dài như vậy, hoacucvang muon thảo luận chút thì nên bắt đầu từ đâu đi chứ. Nếu như bạn muốn hiểu rõ thêm về vấn đề gì, nên viết hẳn ra để mọi người tranh luận. Mà bạn đã đọc quyển "vũ trụ trong hạt dẻ" (tôi không biết tên tiếng việt, chỉ dịch đại thôi ) cũng của Hawking chưa nhỉ? Không hay lắm, đừng đọc chi cho mất thì giờ, toàn những cái đã nói rồi...
    Forget Me Not
  4. nothing_can_let_you_down

    nothing_can_let_you_down Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2003
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Mình có quyển này từ hồi lớp 10, đọc xong 3 lần vẫn chưa hiểu.
    Mới cả người dịch cũng không hay lắm cho nên đọc quyển của tác giả Việt Nam thấy dễ hiểu mà ngôn từ lại giản dị, dễ vào
    Ví dụ như chỗ giải thích về Chúa, cứ thế nào ấy. Tất nhiên là làm gì có Chúa mà ông ấy phải giải thích nhỉ ?
  5. hoacucvang2110

    hoacucvang2110 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    mình cũng chưa đưa ra vấn đề gì là vì chưa biết mức độ mọi người hứng thú và hiểu biết đến đâu.
    Bạn nothing_can... nếu bạn đọc 3 lần vẫn chưa hiểu thì hơi bị lạ, chắc bạn phóng đại thui phải k?
    tớ thấy nó rất hay, có thể dịch chưa thật hay..nhưng mà đã là rất hay so với nhiều quển sách khác rồi...
    Ví dụ như chỗ giải thích về Chúa, cứ thế nào ấy. Tất nhiên là làm gì có Chúa mà ông ấy phải giải thích nhỉ ?
    tác giả k có ý định giải thích sâu về Chúa, nhưng bắt buộc phải nói qua, nếu có thể bạn nên tìm đọc thêm trong cuốn " Thế giới của Sophie" sẽ hiểu rõ hơn về Chúa. bạn nói rằng làm gì có chúa thì tôi nghĩ bạn sai rồi đó....từ từ tôi sẽ giải thích!
    hẹn sau nha!
    Buồn như con chuồn chuồn gãy cánh...
  6. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ, quyển Lược sử thời gian là một tác phẩm lớn. Lớn không phải ở tính triết học cao siêu (ví dụ, về Chúa ..) hoặc đưa ra được điều gì hay và mới trong Vật lý. Đây không phải là một cuốn sách dạng nghiên cứu vấn đề mới hoặc phân tích chuyên sâu. Nó là một cuốn sách phổ biến kiến thức với mục tiêu là đưa đến cho các độc giả lời giải thích đơn giản hoá tối đa, dễ hiểu, dễ tiếp thu về các vấn đề quan trọng nhất của VL hiện đại. Tác giả nói là cứ một phương trình đưa vào sẽ làm lượng độc giả giảm đi một nửa, nên LSTG chỉ có một phương trình duy nhất là E=mc2, nhưng tớ nghĩ cái phương trình nổi tiếng này cho thêm vào chỉ làm tăng lượng độc giả chứ không có giảm. Cách viết của Hawking mạch lạc và hấp dẫn, người đọc không hiểu nhiều thì hiểu ít, đọc như nghe kể chuyện, không hề có cảm giác đau đầu nhức óc như đọc các sách giáo khoa vật lý. Mà các chuyện ông ấy kể là gì Là big bang, là thuyết tương đối, vật lý lượng tử, và lỗ đen ! Diễn đạt những vấn đề phức tạp nhất cho những người đọc bình thường nhất, thậm chí chưa có kiến thức vật lý cơ bản có thể hiểu được, theo tớ, cái lớn của LSTG là ở chỗ đó.
    Hà, nhưng cũng không phải không có chỗ dở, LSTG còn đỡ, dạo sau này Hawking hay nói đến "Chúa" quá, có lẽ không cần thiết lắm ...
    memory
    the scourge of the unhappy
    gives life to the very stones of the past
    and even into the poison drunk in old days pours drops of honey
  7. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    cuốn ấy dễ đọc hơn cuốn 3 phút đầu tiên chứ ạ. em thấy hay lắm chứ ạ,tuy chưa đọc hết nhưng mà em đọc nhiều phần thấy rất hay đấy chứ ạ. tác giả cố ý không đưa nhiều công thức toán vào để cho mọi người có thể dễ hiểu hơn,khôngbị khớp bởi các công thức phức tạp.
    Câu lạc bộ Thiên Văn Học
  8. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    Bạn ơi quyển sách đó tên là "Vũ trụ trong chiếc thuyề nhỏ"
    Hiện quyển sách này chưa được dịch ra tiếng Việt. Nội dung của nó cũng hay chứ,nói về vũ trụ hệ toạ độ 11 chiều,thuyết String,hiện tượng linh cảm.....
    Love Of My Life
    Don't be afraid of the dark. At the end of a storm is a golden sky.
  9. hoacucvang2110

    hoacucvang2110 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Nói về các cuốn sách thì rất nhiều, tiện thể cũng nói thêm nếu các bạn muốn đọc một cuốn sách có nhiều công thức thì cuốn "Thiên Văn Vật lý" của nhóm năm tác giả ( ba người Việt) nhà xuất bản giáo dục...tôi thấy rất hay..nhưng yêu cầu phải có kiến thức cơ bản tốt ! tiện lợi cho những ai muốn rèn luyện tiếng anh Astrophysics.....
    Buồn như con chuồn chuồn gãy cánh...
  10. hoacucvang2110

    hoacucvang2110 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    " Một nhà khoa học nổi tiếng một lần đọc trước công chúng một bài giảng về thiên văn học. Ông đã mô tả trái đất tự quay quanh mặt trời như thế nào, mặt trời lại quay quanh tâm của một quần thể các vì sao- mà người ta gọi là thiên hà - ra sao. khi bài giảng kết thúc, một bà già bé nhỏ ngồi ở cuối phòng đứng dậy và nói " Anh nói với chúng tôi chuyện nhảm nhí gì vậy? thế giới thực tế chỉ là một cái đĩa phẳng tựa trên lưng một con rùa khổng lồ mà thôi". nhà khoa học mỉm một nụ cười hạ cố trước khi trả lời :" Thế vậy con rùa ấy tựa lên cái gì ?", " anh thông minh lắm anh bạn trẻ ạ",bà già đó nói, " những con rùa cứ xếp chồng lên nhau mãi xuống dưới, chứ còn sao nữa." . Nhiều người chắc rằng bức tranh về vũ trụ của chúng ta gồm những con rùa chồng lên nhau là khá nực cười nhưng tại sao chúng ta lại nghĩ rằng chúng ta hiểu biết hơn bà già nhỏ bé kia?...."
    Buồn như con chuồn chuồn gãy cánh...

Chia sẻ trang này