1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Stuka Pilot-Hans Ulrich Rudel-Huy chương Chữ thập hiệp sĩ với Lá sồi vàng, thanh kiếm và kim cương.

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ChuyenGiaNemDa, 09/11/2021.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.633
    Đã được thích:
    18.483
    Mệnh lệnh đưa xuống yêu cầu phá hủy tất cả những cây cầu bắc ngang sông Oder, làm giảm tốc độ bổ sung người và phương tiện trên bờ tây, mua thêm thời gian cho thiết giáp Đức. Nhưng chúng tôi phản ánh lên cấp trên sự thiếu hợp lí của mệnh lệnh vì cái thứ mà chúng ta gọi là cầu thật ra rất dễ phá nhưng cũng rất dễ xây, bom chỉ tạo được những lỗ thủng nhỏ trên mặt băng phủ ván còn quân địch dễ dàng tạo thành một con đường khác ngay bên cạnh. Nỗ lực này chỉ tốn công sức và bom đạn mà không có tác dụng thực tế, vì thế tôi hạ lệnh tập trung hỏa lực vào các mục tiêu 2 bên bờ và các phương tiện vận tải di chuyển trên mặt sông. Đây là một tính toán đơn giản, mang lại hiệu quả cao nhất. Thực ra nó không phải là điều mới vì tôi đã có quá nhiều kinh nghiệm trong những hoàn cảnh tương tự, trên sông Don, sông Donetz, sông Dniester và vô số con sông Nga khác.

    Và thế là sau vài ngày một viên tướng từ Berlin đến, nói với tôi về những bức không ảnh trinh sát cho thấy vô số cây cầu bắc ngang sông Oder. Ông ta hối thúc:

    - Anh không báo cáo về việc phá hủy những cây cầu này. Anh phải tấn công chúng chứ.

    - “Nói chung là …” - Tôi giải thích với ông ta - “ … không thể gọi đấy là những cây cầu được …”

    Rất khó dùng lời nói để giải thích cho vị tướng đang nhăn nhó kia hiểu nên tôi đành mời ông ta quá bộ leo lên máy bay bay đến thực địa để được tận mắt chứng kiến. Trước ánh mắt soi mói, tò mò pha chút nhạo báng của những sĩ quan cấp dưới trong Không đoàn tôi đang đứng vây quanh, ông ta đành nhận lời sau một chút do dự. Tôi ra lệnh cho cả đơn vị tấn công các đầu cầu như trước, còn bản thân mình chở viên tướng thực hiện một cuộc hành trình ở cao độ thấp từ Schwedt đến Frankfurt – trên – sông – Oder. Tại một số địa điểm quen thuộc, hỏa lực phòng không Nga chào đón người đại diện đến từ Berlin một cách dữ dội, đến mức mà chả mấy chốc viên tướng phải thừa nhận rằng những cây cầu kia đích thực là những con đường, không còn nghi ngờ gì nữa. Trở về căn cứ và hạ cánh xuống sân bay, ông cảm thấy vô cùng hài lòng về bản thân vì có thể hoàn thành bản báo cáo trong điều kiện khó khăn đến thế. Vậy là cái vấn đề lặt vặt này biến mất khỏi bản ghi nhớ hàng ngày cấp trên vẫn gửi cho đơn vị, người ta không còn quấy rầy chúng tôi nữa.

    Vào một đêm nọ Bộ trưởng Speer dựng tôi dậy, giao cho tôi một nhiệm vụ từ Quốc trưởng mà tôi phải lập kế hoạch thực hiện. Ông ta trình bày rất ngắn gọn:

    - Quốc trưởng muốn có một kế hoạch tấn công các con đập của ngành công nghiệp vũ khí ở dãy núi Ural. Điều này sẽ khiến việc sản xuất vũ khí, đặc biệt là xe tăng của Nga gián đoạn trong một năm. Giờ là thời điểm thích hợp. Quốc trưởng nói một cách rõ ràng rằng anh là người tổ chức chiến dịch nhưng sẽ không đích thân thực hiện chúng.

    Tôi chỉ ra cho vị bộ trưởng, kiến trúc sư của nền công nghiệp vũ khí Đức rằng có rất nhiều người có năng lực tốt hơn tôi để hoàn thành nhiệm vụ, cụ thể là ở Bộ tư lệnh Không quân ném bom tầm xa, ở đó có các kĩ năng như điều hướng, thiên văn … cần thiết chứ không như tôi chỉ biết bổ nhào, ném bom và cơ động gấp ở cao độ thấp. Hơn nữa, tôi phải được phép bay và thực hiện nhiệm vụ chứ nếu không thì chỉ huy các phi công bằng cách nào????

    - “Nhưng Quốc trưởng muốn anh đảm trách kế hoạch này”. Speer phản đối.

    Tôi hỏi ông một số vấn đề liên quan đến kĩ thuật, như loại máy bay bay đến được Ural và thứ vũ khí sẽ đem ra sử dụng. Hiện tại ở Đức chỉ có loại máy bay Heinkel 177 là có khả năng, dù vẫn chưa có gì chắc chắn. Còn về bom thì phải có loại tương tự như ngư lôi, nhưng nó vẫn đang trong quá trình thử nghiệm (ND: Loại BT1850 nặng 2.000 kg). Tôi thẳng thừng bác bỏ đề nghị sử dụng bom 1.000 kg của Speer, cho ông xem những bức ảnh chụp ở mặt trận Leningrad, nơi mà những trụ cầu bê tông bắc ngang sông Neva vẫn đứng vững khi quả bom 1.000 kg từ máy bay tôi đánh trúng. Đây là vấn đề mà ông phải giải quyết, cũng như yêu cầu phải được phép tự tay thực hiện chiến dịch của tôi. Không đáp ứng được 2 điều kiện trên thì dù là chỉ thị trực tiếp của Quốc trưởng tôi cũng không thể hoàn thành được vì rõ ràng các kinh nghiệm thực tế của tôi rất xa lạ với loại hình tác chiến hoàn toàn mới mẻ này.

    Rồi tôi tiếp tục ngắm nghía một cách thích thú tập ảnh Speer mang đến. Số lớn trong đó được chụp dưới lòng đất nên không thể là là sản phẩm của không quân trinh sát. Chúng mô tả chi tiết con đập, nhà máy điện và các khu nhà máy sản xuất … đang được xây dựng trong chiến tranh. Làm sao mà ông ta có được nhỉ? Tôi thắc mắc và rồi tâm trí ném tôi quay trở lại khoảng thời gian còn ở Crimea, kết nối các sự kiện với nhau. Hồi đó chúng tôi đóng quân tại Sarabus, sau một ngày hoạt động thường duy trì thể lực bằng cách nâng tạ hoặc ném đĩa, có một chiếc máy bay sơn ngụy trang màu đen thường xuyên sử dụng sân bay của chúng tôi, đón và đưa đi những vị khách bí ẩn, được bảo vệ nghiêm ngặt. Rồi một ngày nọ, một viên phi công trên chiếc máy bay đó tiết lộ rằng đấy là các vị linh mục Nga, đến từ các quốc gia yêu tự do vùng Caucasus. Họ tình nguyện thực hiện các nhiệm vụ quan trọng cho bộ chỉ huy Đức bởi lòng căm thù chủ nghĩa Bolshevism và tin rằng chiến thắng của người Đức là cơ hội duy nhất để mang lại tự do cho dân tộc và tôn giáo của họ. Với bộ râu dài, trang phục linh mục, cùng chất nổ phá hoại hoặc thiết bị chụp ảnh trên người, họ được ném vào hậu tuyến của vùng Caucasus, nơi quân đội Đức đang chiến đấu, để hoạt động với sự giúp đỡ của bạn bè hoặc người quen cùng dân tộc. Tôi có ấn tượng mạnh mẽ với những gì viên phi công mô tả, về cái cách những người đàn ông này không ngần ngại nhảy ra khỏi máy bay lao vào màn đêm bên ngoài, rồi từ đó biến mất vĩnh viễn hoặc vài tháng sau mới quay trở lại, đem theo những tấm ảnh chụp được từ sâu trong lòng nước Nga.

    Có lẽ họ hoặc những người như họ chính là tác giả của các bức ảnh chụp khu công nghiệp nằm sâu trong dãy núi Ural kia.

    Sau một số nhận xét chung chung về tình hình chiến sự trong đó Speer bày tỏ niềm tin hoàn toàn dành cho Quốc trưởng, ông ta rời đi vào lúc rạng sáng, hứa sẽ gửi thêm cho tôi những chi tiết về kế hoạch tấn công vào Urals. Nhưng chuyện đó không bao giờ xảy ra bởi chỉ vài ngày sau là đến ngày mùng 9 tháng Hai năm 1945, sự kiện khiến mọi thứ liên quan đến cuộc đời tôi đều thay đổi.

    Cuối cùng kế hoạch trên được chuyển giao cho người khác nhưng dòng thác chiến tranh ập đến cuốn phăng đi tất cả, sau cùng chả ai còn nhớ đến nó nữa.


    17. Những tháng cuối cùng vật lộn với số phận


    Sáng sớm ngày 9 tháng Hai năm 1945, điện thoại từ bộ chỉ huy thông báo đêm qua người Nga đã vượt sông Oder tại Lebus, phía bắc của Frankfurt, mang theo cả xe tăng. Đấy là khu vực không có sự hiện diện của quân đội Đức, phải mất nhiều thời gian để thiết giáp và pháo chống tăng cơ động đến kịp. Trong lúc đó xe tăng Nga có thể tiến thẳng về thủ đô hoặc ít ra là cắt đứt đường sắt và đường cao tốc từ Berlin đến Frankfurt, 2 tuyến tiếp vận quan trọng cho mặt trận sông Oder.

    Chúng tôi bay đến đó để xác minh tình hình thực tế. Từ xa tôi đã được đón tiếp bởi một màn hỏa lực đối không dữ dội nhưng vẫn kịp quan sát được chiếc cầu phao bắc ngang sông. Người Nga chắc chắn đã có kế hoạch đối phó với chúng tôi. Một phi đoàn của tôi tách ra, tấn công vào chiếc cầu, biết rằng kết quả tích cực thu được sẽ không tồn tại lâu vì đối phương có thừa người và phương tiện cho việc sửa chữa. Tôi bay ở độ cao thấp, cùng với phi đội chống tăng sục sạo các khoảnh đất trên bờ tây sông Oder, tìm kiếm những chiếc xe tăng Nga. Chỉ một lúc sau những vết xích in hằn trên mặt băng tuyết xuất hiện. Đó là xích xe tăng hay xích các loại phương tiện khác, hay là xích của pháo phòng không di động? Tôi xuống thấp hơn nữa để tìm kiếm một sự khẳng định. Chúng kia rồi, tất cả được ngụy trang một cách cẩn thận, nép mình theo những nếp gấp của địa hình dọc con sông, một số đã đến được rìa phía bắc của ngôi làng ở Lebus.

    Tất cả khoảng 10-15 chiếc xe tăng. Cùng lúc đó, một cái gì đó đập mạnh vào cánh máy bay tôi, kèm theo một tia chớp lóe sáng của đạn phòng không. Tôi tiếp tục bay thấp, liếc nhìn mặt đất bùng nổ bởi những chớp lửa đầu nòng, có tầm 6 – 8 khẩu đội pháo đang bảo vệ dọc đoạn sông. Bọn họ có lẽ là những xạ thủ lão luyện, có nhiều kinh nghiệm đối phó với máy bay cường kích. Chúng không sử dụng đạn vạch đường để tránh tiết lộ vị trí, khiến chúng tôi chỉ biết mình là mục tiêu sau khi máy bay rung chuyển vì những viên đạn xuyên vào. Chúng cũng ngừng bắn khi máy bay leo cao, khiến phi công mất dấu, không thể tấn công bằng bom. Phải bay thật thấp, ngay sát trên đầu các mục tiêu mới có thể nhìn thấy những đốm lửa đầu nòng li ti giống như ánh chớp của một chiếc đèn pin bỏ túi. Tôi thận trọng tính toán, địa hình xung quanh quá bằng phẳng, không có cây cao, không có tòa nhà, rất khó để bất ngờ bay thấp tấn công vào xe tăng Nga đang được địa hình che chở. Có những quy tắc căn bản trong chiến tranh được đúc kết bằng máu, một trong số chúng là không được lao vào húc bừa rồi trông chờ vào vận may là đạn sẽ chừa mình ra. Tôi không bao giờ làm thế, nếu không thì đã tan xác hàng chục lần rồi. Nhưng đây là một trường hợp ngoại lệ hiếm hoi, chúng tôi đang ở cách thủ đô 50 dặm, xung quanh không có một người lính Đức, ngoài việc phải mạo hiểm ra thì không còn cách nào khác. Phải liều thôi!

    Tôi ra lệnh cho các phi công khác – một số vẫn còn là “lính mới” - ở lại trên không trung rồi sà xuống thấp, đem thân mình ra làm con chim mồi. Phó mặc cho số phận, tôi cơ động một cách điên cuồng, dưới đất hỏa lực đối không Nga tập trung hết vào máy bay tôi còn trên trời thì hỏa lực từ đồng đội nhằm hết vào các khẩu đội phòng không địch. Đây là cuộc thi gan xem kẻ nào chịu đựng giỏi hơn. Rốt cuộc tôi là người chiến thắng. Sau khi xả hết đạn và thiêu cháy 4 trong số những chiếc IS và T-34 nằm trên mặt đất, chúng tôi quay trở về. Trong lúc chờ đợi tái nạp nhiên liệu và đạn dược, tôi báo cáo tình hình lên cấp trên, nhấn mạnh sự nguy hiểm mà cả đơn vị đang lao vào, rằng tấn công đường không vào một ổ phòng thủ cố định, với pháo phòng không nhiều tầng và dày đặc như thế sẽ là tự sát, rằng tốt hơn cả là chúng tôi nên tiến công địch trong hành tiến, khi mà cái ô phòng không không che kín được cho các xe tăng dưới mặt đất. Nhưng chúng tôi không thể đợi đến lúc chúng tập trung đủ lực lượng và phát động tấn công, bởi Berlin đã ở ngay sau lưng.

    Máy bay ném bom hạng nặng Heinkel 177 của Luftwaffe

    [​IMG]

    [​IMG]


    Trong tình trạng thiếu máy bay tiếp tế cho Stalingrad, Heinkel 177 bị Luftwaffe chuyển sang làm nhiệm vụ vận tải. Sân bay Stanlingrad 1942.

    [​IMG]

    Ảnh chụp Heinkel 177 từ gun camera trên P-51 Mustang của Mĩ. Năm 1945

    [​IMG]
    kuyomukotohoMuahoaLekima thích bài này.
  2. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.633
    Đã được thích:
    18.483
    Mất 2 lần đổi máy bay vì những thiệt hại do đạn pháo nhưng đến phi vụ thứ 4 thì tôi đã có trong túi mình 12 xe tăng Nga. Còn lại một chiếc IS đang bốc khói mù mịt nhưng nhất quyết không chịu thè ra cái lưỡi đỏ. Mạch máu thái dương tôi đập thình thịch, biết rằng mình đang trêu đùa với số phận nhưng chiếc xe tăng này phải bốc cháy. Tôi đưa máy bay lên độ cao 700m và bổ nhào xuống con quái vật 60 tấn một lần nữa. Nó vẫn không chịu nổ tung. Tôi phát khùng lên. Không được! Tao sẽ phải đè bẹp mày.

    Tôi thường leo đến độ cao 700m trước khi tấn công vì độ cao này nằm ngoài tầm bắn chính xác của phòng không địch, sau đó bổ nhào xuống ở một góc rất lớn, trong thời gian đó vẫn tiếp tục cơ động ngang. Ở một khoảng cách thích hợp, tôi sẽ kéo thẳng máy bay lại trong 1 giây để khai hỏa rồi lại tiếp tục lao xuống cho đến điểm thoát li phóng ra xa. Nếu muốn giữ máy bay ổn định để bắn chính xác hơn thì thời gian kéo thẳng máy bay lên phải kéo dài hơn nhưng làm thế chả khác nào tự sát trước các họng súng phòng không đang chĩa vào người. Tôi chỉ còn cách trông đợi vào kinh nghiệm lâu năm cùng sự bình tĩnh của bản thân trong 1 giây đồng hồ quý giá để bắn viên đạn 37mm vào đúng bộ phận dễ tổn thương nhất trên chiếc xe tăng. Tất nhiên những cuộc tấn công kiểu này không dành cho các phi công khác, họ cần phải tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn để làm chủ một loạt các thao tác phức tạp như vậy.

    Giờ đây chỉ còn tôi đối diện với chiếc xe tăng IS bướng bỉnh nhất định không chịu bốc cháy. Đèn đỏ trên công tắc vũ khí nhấp nháy. Tệ thật! Điều đó có nghĩa là một khẩu pháo bị kẹt, khẩu bên kia chỉ còn lại 1 viên đạn. Tôi leo cao một lần nữa. Thật điên rồ khi mạo hiểm tất cả mọi thứ chỉ vì một phát đạn. Không phải thế! Chả phải tôi đã nhiều lần tiêu diệt một chiếc xe tăng chỉ với một viên đạn duy nhất đấy sao?

    Thời gian trôi qua thật chậm chạp, chiếc Ju 87 nặng nề bò lên độ cao 700m. Quá lâu! Tâm trí tôi bắt đầu cân nhắc giữa lợi và hại. Cái Tôi (Ego) trong tôi thầm thì rằng nếu chỉ vì chiếc xe tăng thứ 13 chưa bốc cháy thì tôi không cần phải đánh lừa bản thân về tinh thần trách nhiệm trong việc bắn thêm một phát đạn, chỉ cần bay về nhà, tái nạp vũ khí rồi quay trở lại đây một lần nữa. Nhưng một tiếng nói khác gay gắt đáp trả:

    - Đừng vớ vẩn! Đây là viên đạn ngăn chặn thêm một chiếc xe tăng lăn bánh trên nước Đức.

    - Ngăn chặn thêm một chiếc xe tăng lăn bánh trên nước Đức? Nghe khoa trương quá! Dù viên đạn này có trúng hay trượt thì đã và sẽ có rất nhiều xe tăng Nga lăn bánh trên nước Đức. Thế nên đừng có điên rồ lao xuống thấp chỉ vì một phát đạn. Đừng thần kinh như thế!

    - Mày nói thế chỉ bởi vì đây là chiếc xe tăng thứ 13. Đồ mê tín ngu ngốc thảm hại. Chỉ còn 1 viên đạn nữa thôi. Đừng do dự nữa! Làm nhanh lên!

    Tôi lao thẳng xuống từ độ cao 700m. Giữ tâm trí thật tập trung vào đường bay - xoay vòng theo trục đứng và cơ động ngang - một lần nữa các loạt đạn lại bắn xối xả vào tôi – giờ là lúc kéo thẳng – Bắn – chiếc tăng Nga bùng cháy – tôi lướt theo phương ngang ở độ cao rất thấp ngay trên đầu chiếc tăng, lòng tràn đầy hân hoan – máy bay tôi vẫn xoáy tròn khi thoát li ra xa và chuẩn bị leo cao trở lại. Đúng vào thời điểm đấy một tiếng động chát chúa vang lên từ phía động cơ rồi một mảnh thép bỏng cháy xuyên vào chân phải tôi. Bầu trời tối sầm lại, tôi choáng váng, thở gấp. Không được dừng lại! Phải tiếp tục bay! Không được ngất! Ngất là chết! Nghiến chặt 2 hàm răng, tôi cố gắng kiểm soát cơn đau, cố gắng tập trung tinh thần vào một điểm. Cơn đau như những đợt sóng thủy triều từ chân lan ra khắp cơ thể tôi.

    - Ernst! Chân tôi mất tiêu rồi.

    - Không! Chân Ngài vẫn còn đấy. Chân mà mất thì không còn nói được nữa đâu. Nhưng cánh trái máy bay đang cháy. Ngài phải hạ cánh ngay. Chúng ta trúng 2 phát đạn phòng không 40mm.

    Cảnh vật xung quanh tôi dần dần chìm vào bóng tối. Tôi không còn nhìn thấy gì nữa. Tôi nói với Gadermann:

    - Chỉ cho tôi địa điểm có thể hạ cánh. Nhớ lôi tôi ra ngoài, đừng để lửa thiêu sống đấy.

    Giờ không còn quan sát được xung quanh, tôi chỉ còn biết lái theo bản năng. Tôi mơ hồ nhớ rằng mình đã tấn công đối phương theo hướng nam – bắc rồi lượn trái để thoát li. Vậy hướng đúng về nhà phải là hướng tây. Tôi cứ bay như thế trong vòng vài phút, không hề bận tâm đến chuyện cánh trái máy bay vẫn còn sử dụng được. Trên thực tế tôi đang bay theo hướng bắc – tây bắc gần như song song với phòng tuyến Nga. Đột nhiên tiếng hét của Gadermann vang lên trong mạng thông tin nội bộ:

    - Kéo lên! Kéo lên!

    Tôi lật đật kéo cần lái vào lòng. Một làn sương mù từ từ dâng lên bao bọc tôi vào bên trong nó. Tôi chìm vào cơn mê một cách khoan khoái lạ thường.

    - Kéo lên! Kéo lên!

    Tiếng hét của Gadermann lôi tuột tôi quay trở lại thực tại. Đây là tỉnh hay mơ? Tôi máy móc cử động cánh tay, ao ước cơn nhức nhối dữ dội ở chân biến mất, khát khao được nằm xuống, duỗi người và chìm vào khoảng không gian xám xịt êm ái bập bềnh trước mắt.

    - Kéo lên! Kéo lên!

    Tôi choàng tỉnh, giật và xoắn mạnh cần lái về phía sau, nhưng nhanh chóng nhận ra mục đích tiếng hét của Gadermann. Tôi biết mình phải làm gì vào lúc này.

    - “Địa hình ở đây thế nào?”. Tôi nói vào hệ thống liên lạc nội bộ

    - Tệ, tệ lắm. Trông như cái bánh gừng ấy (ND: so sánh tương đương thì bề mặt địa hình giống cái bánh đa vừng của mình)

    Nhưng tôi phải hạ cánh. Tôi phải được chăm sóc y tế, bằng không những vết thương này sẽ giết tôi mất. Tôi đá vào bàn đạp máy bay bằng chân trái rồi bật rít lên vì đau đớn. Ôi lạy chúa! Tôi bị thương ở chân phải cơ mà. Kéo sang phải, tôi đưa mũi máy bay hướng lên cao rồi hạ xuống, trượt nhẹ nhàng phần bụng máy bay xuống mặt đất. Bằng cách này bộ phận hạ càng tự động sẽ không nhả ra, bởi với địa hình không bằng phẳng việc hạ cánh bằng bánh lăn chắc chắn sẽ khiến máy bay bị lật. Cuối cùng máy bay tôi va đập mạnh rất mạnh, trượt đi trong một vài giây rồi bốc cháy.

    Giờ thì tôi có thể nghỉ ngơi. Không ai, không điều gì có thể ngăn cản tôi vùi đầu vào trong cái lâng lâng, nhẹ nhàng, mềm mại của khoảng không gian xám nhờ trước mặt. Nhưng những cơn đau điên cuồng quay trở lại cắn xé cơ thể, tôi thấy minh bị lôi, bị kéo xềnh xệch trên mặt đất gồ ghề. Rồi tất cả đột ngột dừng lại. Tôi chìm ngay vào trong cơn hôn mê.

    Tôi tỉnh dậy, thấy mọi thứ xung quanh trắng xóa … những khuôn mặt chăm chú cúi nhìn … mùi hăng nồng của chất sát trùng … tôi đang nằm trên bàn mổ … chân tôi đâu … chân tôi đâu rồi …

    - “Tôi mất chân rồi à?”. Tiếng của tôi vọng lại từ một nơi xa tít.

    Viên bác sĩ trước mặt tôi gật đầu. Vậy là vĩnh biệt môn trượt tuyết, lặn, điền kinh, nhảy sào … Nhưng dù sao thế vẫn còn may, bởi biết bao nhiêu người còn bị thương nặng hơn tôi. Tôi nhớ về người thương binh ở Dnjepropetrovsk, mặt và 2 cánh tay bị xé toạc bởi một quả mìn. Sự mất mát của tôi vẫn còn quá nhỏ so với biết bao hi sinh của dân tộc Đức trong cuộc chiến tranh giành quyền sống này. Tôi sẽ không nghĩ về cái chân đã mất nữa, vấn đề quan tâm hàng đầu bây giờ là sẽ nghỉ bay trong bao nhiêu lâu. Trong cơn khủng hoảng quân sự này, tôi phải quay lại chiến trường càng sớm càng tốt.

    Như để an ủi tôi, vị bác sĩ nhẹ nhàng nói:

    - Tôi không thể cứu được chân anh. Ngoại trừ những mảnh thịt vụn và một số sợi gân thì chẳng còn gì cả. Vì thế tôi buộc phải cắt bỏ.

    Nếu không còn gì ở dưới đó thì ông bác sĩ này không phải là người cắt chân tôi, mà chính xác là bọn Nga. Hóa ra làm bác sĩ phẫu thuật quân y cũng đơn giản, cả ngày chỉ ngồi cắt những thứ không còn tồn tại. Tôi cố nhìn sự việc dưới góc độ hài hước để thoát ra khỏi tâm trạng u ám.

    - “Nhưng sao chân kia của anh lại bị bó bột?” – Ông ta ngạc nhiên hỏi tôi.

    - “Từ tháng 11 năm ngoái đấy” – Tôi trả lời, hỏi tiếp – “Tôi đang ở đâu?”

    - “Trạm phẫu tiền phương của Waffen SS” – Ông ta ngừng một chút rồi nói tiếp – “Ở điểm cao Selow”.

    - Oh, Selow!

    Tôi đang ở phía sau mặt trận chưa đầy 5 dặm. Vậy là tôi đã bay theo hướng bắc – tây bắc chứ không phải tây – tây bắc. Viên bác sĩ mỉm cười:

    - Những người lính Waffen SS đưa anh đến đây, một bác sĩ quân y của chúng tôi đã sơ cứu cho anh. Hơn nữa, anh nợ một thương binh khác một lời cám ơn đấy.

    - Tôi cắn trúng mấy ông bác sĩ trong cơn mê à?

    - “Không đến nỗi thế” – Ông ta lắc đầu – “Anh không cắn ai cả nhưng FO Koral cố gắng giải cứu bằng một chiếc Fieseler Storch tại nơi anh hạ cánh. Máy bay bị lật và anh ta … ờ, giờ đang phải băng bó đầu ở đằng kia kìa”

    Ôi, tội nghiệp ông bạn Karol. Anh ta chắc không có nhiều thiên thần hộ mệnh giống tôi, chứ không làm sao tôi có thể thoát khỏi cái chết khi hạ cánh ở tình trạng nửa tỉnh nửa mê xuống khu vực đầy gò đống mấp mô như thế.

    Trong khi đó, Thống chế Goring gửi bác sĩ riêng đến để đưa tôi về bệnh viện nằm trong pháo đài ở vườn thú Berlin. Nhưng vì tôi mất quá nhiều máu nên việc đó phải dời vào hôm sau. Ông bác sĩ cũng kể chuyện Goring đã báo cáo sự việc với Quốc trưởng và Hitler bày tỏ niềm vui rằng tôi đã thoát khỏi sự cố này một cách nhẹ nhàng đến vậy. “Một con gà trống đầu đàn thì phải khác với bọn gà mái chứ”, Quốc trưởng nhẹ nhàng nhận xét.

    Máy bay hạng nhẹ Fieseler Storch dành cho liên lạc, vận chuyển, trinh sát, tải thương trên mặt trận phía Đông

    [​IMG]

    [​IMG]

    Nước Nga năm 1942 - Sở chỉ huy một Quân đoàn . Trên cánh đồng phía xa là một chiếc Storch.

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 06/01/2022
    kuyomukotohoMuahoaLekima thích bài này.
  3. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.633
    Đã được thích:
    18.483
    Ernst Gadermann (1913-1973). Huân chương Chữ thập Hiệp sĩ với 850 phi vụ chiến đấu. Ông gia nhập Luftwaffe với tư cách là một bác sĩ quân y, sau đó chuyển sang vị trí xạ thủ phía sau máy bay Stuka của StG2. Từ tháng 5/1944 đến tháng 2/1945 ông bay cùng với Hans Ulrich Rudel, trải qua 2 lần rơi máy bay nghiêm trọng (ở Latvia và trên sông Oder), cả 2 lần ông đều lôi Rudel ra ngoài và cầm máu cho Rudel.

    Sau chiến tranh Gadermann quay trở lại nghề y, trở thành một bác sĩ tim mạch nổi tiếng ở CHLB Đức. Ông là người đặt nền móng cho kĩ thuật đo điện tâm đồ từ xa cho các VĐV thể thao, cũng là trưởng ban y tế của Olympics Munich (Đức) năm 1972. Một năm sau, ông qua đời vì một cơn đau tim khi đang trên đường đi làm.

    [​IMG]

    Vết sẹo trên mặt Gadermann là hậu quả của trò đấu tay đôi, môn thể thao rất được thanh niên Đức ưa thích vào đầu thế kỉ. Nhiều quan chức cấp cao Quốc xã có chiến tích kiểu vậy, nổi tiếng nhất là Otto Skorzeny
    [​IMG]

    Trò đấu tay đôi của thanh niên - sinh viên Đức thế kỉ 19.

    [​IMG]
    kuyomuko thích bài này.
  4. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.365
    Đã được thích:
    26.709
    Uả ủa! tay Rudel viết hồi ký bằng tay mà sao đến đoạn nó mất cái chân là hồi ký thắng cái rét lại vậy bớ chú đá @ChuyenGiaNemDa :-D
  5. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.633
    Đã được thích:
    18.483
    Hồi kí này nguyên bản bằng tiếng Đức, xong dịch sang tiếng Anh - mà là thứ tiếng Anh thời thập kỉ 60-70 - dịch sang tiếng Việt khoai lắm. Giờ đợt cuối năm đầu óc toàn bị mấy thứ trần tục chi phối nên hẹn các bác thêm mấy hôm nữa, đợi tâm em tĩnh đã. Tâm ko tĩnh thì dịch ko thể mượt mà, trôi chảy được :D

    Cũng chỉ còn một đoạn ngắn nữa thôi, Rudel bị thương tháng 2 năm 1945 mà. Cụt chân phải đến đầu gối mà 1.5 tháng sau ông ấy đã leo lên máy bay đi đánh nhau tiếp được rồi.

    Ngày 25/3/1945 tiếp nhận lại quyền chỉ huy Không đoàn.

    [​IMG]
    tungngth2001, viagralesskuyomukotoho thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Nhanh lên , ông Chuyên gia ném đá ơi...
    ChuyenGiaNemDa thích bài này.
  7. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.633
    Đã được thích:
    18.483
    Thật nhẹ người khi thấy Quốc trưởng không đả động gì đến việc ngăn cản tôi tiếp tục chiến đấu. Cứ nhìn tình hình chiến sự tuyệt vọng trong mấy tuần qua thì đương nhiên tôi vẫn còn cần thiết, dù chỉ còn một chân đi chăng nữa.

    Ngày hôm sau tôi được chuyển đến boongke sở thú ở Berlin, bên dưới những khẩu pháo phòng không hạng nặng đang bảo vệ thủ đô chống lại các cuộc không kích của Đồng minh vào dân thường. Ở đó, một chiếc điện thoại được lắp đặt bên cạnh giường giúp tôi nắm giữ tình hình của Không đoàn. Tôi quyết định sẽ không nằm đây lâu, thế nên việc cập nhật thông tin là điều kiện cần thiết để quay lại cương vị chỉ huy một cách hiệu quả ngay sau khi bình phục. Tất nhiên là các bác sĩ và y tá – mà sự chăm sóc của họ luôn khiến tôi cảm động – không hài lòng cho lắm. Họ liên tục nhắc đi nhắc lại trước mặt tôi về sự cần thiết của việc nghỉ ngơi.

    Bạn bè và các đồng nghiệp đến thăm tôi hàng ngày. Một số người tự gọi mình là bạn của tôi để vượt qua những người bảo vệ. Thỉnh thoảng một vài cô gái xinh đẹp đột nhập được vào tận trong phòng chỉ để trợn tròn đôi mắt trước sự hiện diện của vợ tôi đang ngồi bên cạnh giường. Nói như người Berlin là thật không biết chui vào đâu cho đỡ ngượng.

    Tôi nghiêm túc tìm hiểu về việc lắp chân giả, chỉ mong nhanh chóng được hoạt động trở lại bởi việc nằm một chỗ này đang hút cạn kiệt sự kiên nhẫn và sức sống bên trong tôi. Các nhà sản xuất danh tiếng nhất tìm đến, nhưng khi nghe yêu cầu phải lắp tạm một cái chân giả để tôi có thể bay ngay cả khi “mỏm cụt” chưa lành hẳn thì họ lần lượt từ chối. Lí do đơn giản là vẫn còn quá sớm.

    Cuối cùng cũng có người nhận lời, theo lời hắn ta là để thử nghiệm. Đấy là một người hăng hái và thô bạo đến mức làm tôi choáng váng. Để làm khuôn chân giả, hắn đổ thạch cao lên đến bẹn phải của tôi mà không hề bôi dầu lên da hoặc bọc bảo vệ phần “mỏm chân”. Sau khi thạch cao khô, hắn cảnh báo tôi hãy tập trung suy nghĩ về một điều thật vui vẻ rồi vặn rất mạnh khối thạch cao để gỡ nó ra. Kết quả là lớp lông chân của tôi bị lôi tuột ra theo. Tôi đau đến mức tóe đom đóm mắt. Thằng khốn đấy đáng nhẽ phải làm thợ rèn chứ không nên làm một chuyên gia chỉnh hình.

    Vào lúc này Phi đoàn 3 và các nhân viên Sở chỉ huy Không đoàn đã chuyển đến Gorlitz, trường học thời thơ ấu của tôi. Nhà của bố mẹ tôi cũng ngay gần đấy. Người Nga đang chiến đấu trên những con đường tiến vào thị trấn. Gia đình tôi, cũng như hàng triệu người dân Đức, từ lâu đã trở thành dân tị nạn, bỏ lại đằng sau tất cả tài sản mà họ gắn bó trong cả cuộc đời. Tôi chỉ còn biết nói dối với họ là đang bị ngăn cản không được hành động. Tôi đã làm gì để phải chứng kiến cảnh tượng này? Giờ chỉ còn cách cố gắng không nghĩ về nó thôi.

    Hàng ngày hoa và quà đều đều chuyển đến phòng bệnh, chúng minh chứng cho tình cảm của nhân dân Đức với các thương bệnh binh của họ. Ngoài Thống chế Goring, Bộ trưởng tuyên truyền Goebbels, người mà tôi chưa từng gặp, đã đến thăm 2 lần. Cuộc nói chuyện rất bổ ích. Ông ấy hỏi tôi về tình hình chiến lược trên mặt trận phía đông. Tôi không che giấu sự thật:

    - Mặt trận sông Oder là cơ hội cuối cùng để chúng ta chặn người Nga lại. Số phận của nó được gắn liền cùng thủ đô Berlin. Ngoài ra không còn con đường nào khác.

    Nhưng Goebbels không bị thuyết phục, ông so sánh Berlin với Leningrad, chỉ ra rằng Leningrad không bị sụp đổ bởi người dân đã biến mỗi ngôi nhà thành một pháo đài. Ông hỏi tại sao người dân Leningrad làm được thì Berlin, với dân số lớn hơn lại không làm được? Ông tin rằng việc trang bị máy thông tin vô tuyến cho từng ngôi nhà sẽ phát huy tối đa hiệu quả phòng thủ và “những người dân Berlin của ông” thà chọn cái chết còn hơn trở thành nạn nhân của loạn quân Đỏ.

    Kết cục của Goebbels chứng minh ông ấy nghiêm túc đến thế nào với ý định này.

    - Từ góc độ quân sự tôi lại thấy khác – Tôi giải thích với Goebbels – Ngay sau khi mặt trận sông Oder sụp đổ thì sẽ đến lượt Berlin. Vấn đề chỉ là thất bại sớm hay muộn, chứ không có chuyện ngăn cản được nó. Không có sự tương đồng về mặt địa lí giữa Berlin và Leningrad. Cố đô của Nga được bảo vệ phía Tây bởi vịnh Phần Lan, phía Đông bởi hồ Lagoda, còn phía Bắc thì sức uy hiếp của mặt trận Phần Lan vừa mỏng vừa yếu. Con đường duy nhất để chiếm được nó là từ phía Nam, nơi người Nga đã chuẩn bị sẵn một phòng tuyến vững chắc và hiểm hóc. Mặt khác Leningrad chưa bao giờ bị cô lập hoàn toàn, mùa hè có những phương tiện vận tải nhẹ băng qua hồ Lagoda, còn vào mùa đông thì họ xây hẳn đường ray xe lửa lên mặt băng, nhờ đó cung cấp tất cả những nhu cầu cần thiết cho công cuộc phòng thủ của họ …

    Nhưng những lí lẽ của tôi không thuyết phục nổi ông ta.

    Trong 2 tuần tiếp theo, tôi có thể dậy sớm và ra ngoài một lúc để hít thở không khí trong lành. Vào những lúc không quân đồng minh ném bom, tôi thường leo lên mái boongke, đứng bên cạnh những khẩu pháo phòng không và ngắm nhìn cảnh tượng chết người ở trên cao. Thời gian còn lại trong ngày đầy ắp các sự kiện, các chuyến viếng thăm của Fidolin cùng các đồng nghiệp mang theo giấy tờ phải kí hoặc vấn đề cần giải quyết, những cuộc tiếp kiến cùng Thống chế Greim, Otto Skorzeny hoặc Hanna Reitsch … Dù luôn cố gắng làm cho bản thân bận rộn, ruột gan tôi vẫn cồn cào trong một tâm trạng bất an, khó chịu. Kể từ lúc bước chân vào trong boongke, tôi đếm từng ngày một, lập kế hoạch chữa trị cái chân để có thể di chuyển sau 6 tuần, sau đó tiếp tục bay chiến đấu. Những lời lẽ phản đối mạnh mẽ của các bác sĩ chỉ khiến tôi thêm quyết tâm. Đến đầu tháng 3, với sự trợ giúp của đôi nạng, tôi đã có thể ra ngoài và đi dạo dưới bầu không khí trong lành.

    Trong thời gian dưỡng bệnh, tôi được mời tới nhà một trong những nữ y tá để ở, sau đó làm khách mời của Bộ trưởng Ngoại giao Ribbentrop. Thế giới của người lính chiến rất xa lạ với thế giới của đám ngoại giao cổ cồn, thế nên cuộc gặp với Von Ribbentrop khá là thú vị. Ông giúp tôi có cái nhìn rõ nét hơn về các cuộc giao tranh không cần vũ khí, đồng thời tìm hiểu từ tôi về sức mạnh và tiềm lực của quân đội Đức trên mặt trận phía Đông trong thời điểm hiện tại. Tôi nói rõ rằng những người lính Đức trên mặt trận hi vọng ông, thông qua các kênh ngoại giao, làm được một điều gì đó giúp nới lỏng sức ép đang đè nặng lên chúng tôi từ mọi phía. Tôi khẳng định:

    - Ngài phải chỉ cho các cường quốc phương Tây thấy chủ nghĩa Bolshevism mới là kẻ thù lớn nhất. Sau khi đè bẹp nước Đức, nó sẽ tính sổ với bọn họ. Đến lúc đó, đơn độc hoàn toàn, họ sẽ không thể làm gì để chống lại!

    Có lẽ những ý kiến của tôi không phải mới mẻ gì với Ngài bộ trưởng nên phản ứng của ông khá nhẹ nhàng. Ông giải thích với tôi rằng đã thực hiện một số nỗ lực nhưng đều thất bại, bởi cứ mỗi lần rút quân khỏi một khu vực hoặc một mặt trận nhằm thể hiện thiện chí cho cuộc đàm phán thì kẻ thù lại tiếp tục chiến tranh và tìm cớ rút lui khỏi các cuộc họp ngoại giao. Ông cũng đưa ra các dẫn chứng chứng minh, đồng thời thể hiện sự nuối tiếc về các hiệp ước quốc tế mà ông kí kết trước chiến tranh, bao gồm cả hiệp ước với Anh và Liên Xô, coi đó là những thành tích huy hoàng khó ai sánh kịp. Nhưng giờ thì không ai còn nhắc đến chúng nữa, người ta chỉ còn nhìn thấy những mặt tiêu cực, những thứ thuộc về trách nhiệm của người khác. Tất nhiên bây giờ ông vẫn đang đàm phán, nhưng sẽ không thể có được thành công với tình hình chiến sự như thế này.

    Cuộc tiếp xúc với Von Ribbentrop đã lấp đầy tính hiếu kì của tôi về hậu trường ngành ngoại giao. Tôi cảm thấy mình không còn nhu cầu tiềm hiểu thêm về nó nữa.

    Vào giữa tháng Ba, dưới sự hộ tống của một nữ y tá, tôi bắt đầu đi dạo trong ánh nắng mùa xuân ấm áp của vườn thú. Ngay ở lần đầu tiên, tôi gặp phải một sự cố nhớ đời. Giống như bất kì ai lần đầu tiên bước vào nơi này, tôi bị thu hút tới khu vực nuôi động vật linh trưởng, ở đó có một con vượn lớn đang ngồi lơ đễnh trên một cành cây xù xì, đuôi thõng xuống đất. Thò cả 2 cái nạng qua song sắt, tôi tìm cách chọc vào đuôi con vật, tò mò xem cách nó phản ứng. Thế là nó tóm gọn lấy đầu nạng, lôi tuột thằng thương binh một chân lao sầm vào hàng rào sắt. Nữ y tá Edelgarde vội ôm chặt lấy tôi và cả 2 chúng tôi lao vào một cuộc kéo co với con vượn. Không ai muốn nhường đôi nạng cho đối phương. Dần dần, bàn tay con vật trượt dọc theo thân nạng trơn tuột rồi dừng lại ở cục cao su chống trơn bọc ở đầu nạng. Mùi cao su làm nó tò mò, hít ngửi rồi dùng 2 hàm răng xé toạc chúng ra, nhai ngấu nghiến sau đó nuốt chửng. Tôi lấy lại được phương tiện di chuyển, khập khiễng quay trở về hầm trú ẩn khi còi báo động đang rít lên trên bầu trời. Đó là một công việc chậm chạp khi đầu nạng rỗng cứ lún sâu xuống lớp cát còn mọi người xung quanh ai cũng phải tự lo cho thân họ trước. Cuối cùng tôi cũng mò về được boongke khi quả bom đầu tiên bắt đầu rơi xuống.

    Lễ Phục Sinh đang đến gần. Tôi muốn quay trở lại Không đoàn vào ngày Chủ nhật lễ Phục Sinh, tại Grossenhain thuộc khu vực Saxony. Phi đoàn 1 vừa được chuyển từ Hungary về Viena nhưng vẫn nằm trong mặt trận Đông nam. Gadermann đang làm việc ở Brunswick trong vai trò của một bác sĩ, đó là thông lệ mỗi khi tôi rời xa đơn vị. Khi tôi gọi điện cho anh, bảo cuối tuần điều một chiếc Ju 87 đến đón tại sân bay Tempelhof để đưa tôi về đơn vị, anh ta không tin vào tai mình cho đến khi được nói chuyện trực tiếp với bác sĩ của tôi. Nhưng vào lúc này sức khỏe của Gadermann không được tốt, thế nên tôi sẽ không gặp lại anh cho đến khi cuộc chiến kết thúc. Vị trí xạ thủ phía sau của Gadermann sẽ do Đại úy Niermann, một chiến binh dày dạn kinh nghiệm mang Huân chương Chữ thập Hiệp sĩ, đảm nhiệm.

    Tôi nhận được lệnh đến trình diện Quốc trưởng trước khi quay trở lại đơn vị. Một lần nữa, ông ấy bày tỏ niềm vui khi thấy tôi hồi phục, không hề đề cập gì đến chuyện ngăn cấm tôi chiến đấu. Có lẽ bởi ông không có chút ý niệm nào về việc một phi công có thể bay mà lại thiếu mất một cẳng chân. Thế là nhờ có sự giúp đỡ của đồng đội, lần đầu tiên sau 6 tuần tôi lại được ngồi lên máy bay. Đó là đêm Phục Sinh và tôi rất hạnh phúc. Ngay trước khi cất cánh, Fidolin gọi điện đến, bảo tôi bay thẳng đến Sudetenland, ở Kummeram-See gần Niemes là nơi đơn vị sẽ chuyển đến.

    Cảm giác ban đầu thật kì lạ nhưng tôi nhanh chóng làm quen với nó. Bây giờ chỉ còn cái chân trái lành lặn, tôi phải loay hoay với 2 cái bàn đạp để điều khiển máy bay. Trong khi cẳng chân phải được bọc trong lớp thạch cao, nhét dưới bảng điều khiển để tránh va chạm, tôi liên tục dùng mu hoặc lòng bàn chân trái để nâng hoặc ấn 2 bàn đạp, đưa chiếc máy bay đến sân bay Kummer sau 1.5 giờ đồng hồ. Các phi công khác trong Không đoàn đã đến đó từ một tiếng trước.

    Sân bay chúng tôi nằm lọt thỏm trong một thung lũng tuyệt đẹp được bao bọc bởi những hồ nước, cánh rừng và đỉnh núi thuộc dãy Sudeten. Mọi người tạm trú trong một nhà trọ trong khi chờ được bố trí nơi ở mới. Ở đây cuộc sống vẫn chìm trong sự yên bình, tĩnh lặng, không hề có chút bóng dáng của chiến tranh. Kẻ thù còn ở tít phía xa, sau những rặng núi, bị ngăn cản bởi những đạo quân của Thống chế Schoerner. Vào lúc 11h hôm đấy chúng tôi được chiêu đãi bởi dàn hợp xướng thiếu nhi của trường trung học địa phương, do cô hiệu trưởng dẫn dắt. Giai điệu trầm bổng của bản thánh ca Gott Grilsse dichchạm sâu vào bên trong tâm hồn của từng người lính chiến, thứ mà chúng tôi đã lãng quên từ lâu. Đấy cũng là lời nhắc nhở về tình cảm chúng tôi nhận được và trách nhiệm phải gánh vác trước những đứa trẻ. Khi bài hát kết thúc, tôi cảm động nói lời cảm ơn, đồng thời ngỏ lời mời cô và bọn trẻ hôm sau đến thăm sân bay, gặp gỡ những “chú chim” của bầu trời. Cả cô và trò hăng hái nhận lời, họ có mặt từ sáng sớm, hào hứng đứng quây thành một nửa vòng tròn quan sát viên phi công một chân thuần hóa chiếc máy bay chống tăng, bắt nó lăn bánh ra đường băng, cất cánh, chao lượn trên bầu trời rồi bắn thẳng xuống mục tiêu rộng một mét vuông nằm trên mặt đất.

    Sáng hôm đó bầu trời bên kia dãy núi Sudeten – vùng chiến sự - vẫn đầy sương mù, còn bên này thì trời quang mây tạnh. Tôi quyết định leo lên chiếc FW 190 D9, vốn đã được Đại úy Klatzschner, một chuyên viên cơ khí thiên tài, chuyển đổi phanh chân thành phanh tay, để biểu diễn một màn nhào lộn cho bọn trẻ chiêm ngưỡng. Ngay khi tôi kết thúc màn biểu diễn, đang điều khiển chiếc máy bay đáp xuống đất thì mọi người trên sân bay đột nhiên la hét dữ dội và chỉ tay lên bầu trời, tôi ngước nhìn lên và thấy những chiếc tiêm kích và cường kích Mĩ, loại Mustang và Thunderbolt, đang bay vòng tròn ở độ cao 1.500m, ngay trên lớp sương mù. Chúng vừa mới xuất hiện, bởi nếu không tôi phải nhìn thấy chúng sớm hơn, lúc vẫn còn trên không trung. Không khó để đoán sân bay này sẽ là mục tiêu của những chiếc Thunderbolt mang bom kia.

    Nhanh hết mức mà một vận động viên một chân có thể thực hiện, tôi vội vàng nhảy tới, đưa bọn trẻ vào hầm, nơi chúng sẽ an toàn trước các mảnh vụn thứ cấp. Cả sân bay chỉ có độc một căn nhà dùng làm phòng điều hành, thứ chắc chắn sẽ không tồn tại được trước những quả bom Mĩ. Nép mình cạnh cửa hầm, tôi cố gắng trấn an bọn trẻ đang hoảng loạn khi ngoài kia bom lần lượt rơi xuống, thổi bay mái nhà và phá vỡ hết kính cửa. Nguy cơ lớn nhất đối với chúng tôi là những cuộc tấn công tầm thấp chứ không phải là những quả bom được ném từ độ cao lớn. Bởi thế phòng không sân bay, vốn quá yếu, được lệnh tiết kiệm đạn, chỉ được phép bắn nếu máy bay kẻ thù xuống thấp.

    Cuộc không kích rồi cũng qua đi, bọn trẻ dù hoảng sợ nhưng an toàn, không xây xước. Dưới bàn tay nghiêm khắc của cô hiệu trưởng, chúng nhanh chóng bình tĩnh trở lại, tập hợp thành hàng và quay trở về làng. Thật lòng tôi cảm thấy tiếc vì những hạt giống về tình yêu, niềm đam mê với bầu trời vừa mới được gieo mầm xuống lũ trẻ vài phút trước đã bị không quân Hoa Kì ném bom tan tành.

    Cuộc ném bom này được Đại úy Niermann ghi lại từ một hố cá nhân, quay cận cảnh quả bom từ lúc rơi ra, bay trong không trung cho đến khi chạm đất rồi tung lên trời những cột đất, khói và lửa. Vốn từng là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đến từ Spitzbergen với những tác phẩm rất nổi tiếng trước chiến tranh, có vẻ như Niermann hết sức tự hào về đoạn phim vừa có.

    Pháo đài phòng không nằm trong sở thú ở Berlin. Những bức tường bê tông dày 2.8m miễn nhiễm với tất cả những loại bom có trong WW2

    [​IMG]

    Trên nóc là 8 khẩu flak 105mm cùng hàng chục súng phòng không cỡ nòng nhỏ hơn.

    [​IMG]

    Ngay bên cạnh là một trạm radar tầm xa.

    [​IMG]


    Đạn pháo được chuyển lên mái bằng thang máy. Trong tòa tháp có đầy đủ bệnh viện, doanh trại, máy phát điện ... Đây cũng là nơi hàng ngàn người dân Berlin trú ẩn vào những ngày cuối cuộc chiến.

    [​IMG]
    lamali1kuyomuko thích bài này.
  8. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.365
    Đã được thích:
    26.709
    Rất xuất sắc... cám ơn chú đá
    Cái khí cụ này trong biên chế PLA và quân đôi nhân dân tiểu bá vẫn còn đấy
    [​IMG]
    ChuyenGiaNemDa thích bài này.
  9. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.633
    Đã được thích:
    18.483
    Nước Đức có Ju 87 Stuka thì Liên Xô có IL-2 Sturmovik. Cùng là cường kích đánh đất nhưng IL-2 có lớp giáp bảo vệ tốt hơn, tốc độ cao hơn và tải trọng vũ khí mang theo nhiều hơn so với Ju 87. Người Nga tự hào gọi IL-2 Sturmovik là xe tăng bay.

    Với người Đức, tuổi thọ trung bình của một chiếc Ju 87 vào năm 1941 là 9.5 tháng, sau đó giảm xuống còn 5.5 tháng, đến cuối cuộc chiến chỉ còn là 4 ngày. Với người Liên Xô, tuổi thọ trung bình của một chiếc IL-2 vào cuối chiến tranh là 26 phi vụ chiến đấu, còn trong toàn cuộc chiến chỉ là 9 phi vụ chiến đấu.

    Một cách so sánh khác, trong toàn cuộc chiến, chỉ có 2271 phi công Liên Xô được phong tặng danh hiệu Anh hùng, trong đó chiếm nhiều nhất là phi công cường kích - 860 người. Trong số 65 phi công Liên Xô được phong tặng danh hiệu Anh hùng 2 lần thì phi công cường kích cũng chiếm nhiều nhất - 27 người.

    Em tò mò tìm hiểu thông tin về các phi công cường kích Liên Xô được trao ngôi sao vàng Anh hùng. Từ dữ liệu 50 người đầu tiên, em rút ra kết luận: Một phi công cường kích Liên Xô chỉ cần thực hiện trung bình 160 phi vụ chiến đấu sẽ được phong Anh hùng.


    [​IMG]

    [​IMG]

    Tên tuổi, số phi vụ chiến đấu của các phi công IL-2 Liên Xô được phong danh hiệu Anh hùng: http://airaces.narod.ru/all7/all7.htm

    Alexander Nikolaevich Efimov - Nguyên soái không quân - 2 lần anh hùng Liên Xô với 288 phi vụ chiến đấu trên IL-2

    [​IMG]

    Ivan Kharlampovich Mikhailichenko - 2 lần anh hùng Liên Xô với 187 phi vụ xuất kích trên IL-2

    [​IMG]

    Musa Gaisinovich Gareev - 2 lần anh hùng Liên Xô với 250 phi vụ xuất kích trên IL-2

    [​IMG]
    Ivan Vorobyov - 2 lần anh hùng Liên Xô với 100 lần bay trên U-2 (máy bay trinh sát, liên lạc, tải thương) và 200 lần bay trên IL-2

    [​IMG]

    Alexander Ilyich Mironov - Anh hùng Liên Xô với 135 lần xuất kích trên IL-2

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 20/01/2022
    kuyomukotoho thích bài này.
  10. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.633
    Đã được thích:
    18.483
    Người Đức bắt đầu thu gọn dây chuyền sản xuất Ju 87 từ 7-1943, đến tháng 5-1944 thì ngừng sản xuất. Từ tháng 10 -1943, cả 5 Không đoàn Ju 87 mang số 1, 2, 3,5, 77 đều bị đổi tên từ Sturzkampfgeschwader (StG) thành Schlachtgeschwader (SG) và chuyển đổi trang bị sang loại máy bay FW 190. Tất cả cho thấy Stuka không còn đủ điều kiện để tồn tại trước những tiến bộ kĩ thuật của tiêm kích và phòng không Liên Xô.

    Trong điều kiện chiến trường khắc nghiệt như vậy, tính từ khi bắt đầu chiến dịch ở Nga cho đến ngày đầu hàng quân đội Mĩ, Rudel đã bay 2.530 phi vụ chiến đấu, trong đó có 2.100 phi vụ với chiếc cường kích Ju 87. Không tính đến con số tổn thất khổng lồ mà Rudel gây ra cho người Nga (cái này có thể dễ dàng tra trên wiki), chỉ riêng việc ông ta vẫn sống sót sau từng đấy phi vụ đã là một kỉ lục không bao giờ bị phá.

    Đội danh dự của Luftwaffe cho phi vụ thứ 2.000 của Rudel

    [​IMG]

    Trở về sau phi vụ thứ 2.000 vào tháng 6 năm 1944

    [​IMG]

Chia sẻ trang này