1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Stuka Pilot-Hans Ulrich Rudel-Huy chương Chữ thập hiệp sĩ với Lá sồi vàng, thanh kiếm và kim cương.

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ChuyenGiaNemDa, 09/11/2021.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    704
    Đã được thích:
    363
    Cảm ơn Đá nhiều, nhân tiên hình như Rudel ko tham gia trận Kursk hay sao ây nhỉ ? tks
    ChuyenGiaNemDa thích bài này.
  2. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.567
    Đã được thích:
    18.353
    Có đấy bác. Bác xem lại Chương 10: Trên Kuban và tại Belgorod. Belgorod là địa danh nơi diễn ra trận Kursk.

    Ngay hôm đầu tiên tham gia trận Kursk, Rudel đã phá hủy 12 xe tăng Nga.
    maseo, viagralesskuyomuko thích bài này.
  3. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.348
    Đã được thích:
    26.685
    Qua cách hành xử là các biện pháp phản gián được áp dụng trong lệnh triệu tập cuối cùng từ Hitler, có thể thấy Von Below không tin Hermann Goering nhưng lại tin Rudel. Có vẻ như Goering cảm nhận được nguy hiểm nên đã cố trì hoãn chuyến đi của Rudel. Nếu được bay vào ngày 25/4/1945, có thể mệnh lệnh mà Rudel nhận được là 1 viên đạn vào đầu Goering, như cái mà lẽ ra Himmler cũng được nhận nếu đừng chạy trốn.
    Đúng là Von Below máu rất lạnh, quá xứng đáng cho vị trí trợ lý ấy. Khi biết Greim đã đi nhưng ông ấy vẫn điện đàm để tiếp tục triệu tập Rudel để bên không quân tưởng là Greim chưa đi khỏi Berlin. Nếu Goering biết Greim đến và đi thì có thể ông ấy sẽ giết Greim bằng cách bắn rơi máy bay. Greim hoặc Von Below có thể đã đoán biết được điều này.
    Tớ thấy ở họ vẫn có tố chất gì đó đáng để học tập. Rudel thì không.
  4. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.567
    Đã được thích:
    18.353
    Trong đêm đó, ngoại trừ những thứ mang theo người, chúng tôi mất tất cả đồ đạc bởi những kẻ săn đồ lưu niệm. Với tôi là quyển nhật kí bay ghi chi tiết 2530 phi vụ chiến đấu, bản sao của huân chương Kim Cương, bản tuyên dương công trạng cho huy hiệu Phi công/quan sát viên gắn kim cương, Huân chương vàng dũng cảm của Hungary, cùng nhiều vật dụng cá nhân, bao gồm cả đồng hồ đeo tay. Ngay cả cái chân giả được thiết kế riêng cho tôi cũng được Niermann tìm thấy dưới gầm giường của một ông đồng nghiệp phi công. Có lẽ anh ta định cắt một mảnh làm đồ lưu niệm và bán nó như “một phần của sĩ quan cao cấp Jerry”.(ND: người Đức gọi châm chọc người Anh là Tommy còn người Anh - Mĩ gọi người Đức là bọn Jerry hoặc Bosch, giống người Việt gọi Tàu khựa.)

    Sáng hôm sau, tôi nhận được yêu cầu phải tới Sở chỉ huy của Tập đoàn Không quân số 9 Hoa Kì. Tôi từ chối cho tới khi tất cả đồ đạc bị mất cắp được hoàn trả. Họ thuyết phục tôi bằng cách nói đây là vấn đề rất khẩn cấp, còn việc tìm ra kẻ cắp và lấy lại đồ đạc sẽ phải mất nhiều thời gian hơn. Thế là tôi đành ra đi cùng với Niermann. Tại Sở chỉ huy Tập đoàn, tôi bị thẩm vấn bởi 3 sĩ quan tham mưu. Họ phủ đầu tôi bằng cách cho xem những bức ảnh chụp trong các trại tập trung, sau đó kết luận rằng những người lính như tôi cũng có tội vì đã chiến đấu cho những điều ghê tởm đó. Họ không tin khi tôi trả lời chưa từng nhìn thấy một cái trại tập trung nào hết. Tôi đồng ý với các sĩ quan Mĩ rằng những hành vi thái quá đó rất đáng trách và những thủ phạm gây ra phải bị trừng phạt, nhưng đó không phải là bản chất của dân tộc Đức. Mọi dân tộc trên khắp thế giới, ở mọi thời đại đều gây ra những điều tương tự trong chiến tranh. Tôi nhắc họ về cuộc chiến Boer (ND: Ý Rudel nói về các trại tập trung do người Anh lập ra trong chiến tranh Boer ở Châu Phi nơi hàng chục nghìn phụ nữ và trẻ em da trắng, da màu chết vì đói và bệnh tật). Mọi hành vi tàn bạo phải được đánh giá trên cùng tiêu chí. Tôi không biết gì về những đống xác chết ở trại tập trung, nhưng tôi nhìn thấy tận mắt – chứ không phải qua ảnh – những cảnh tượng tương tự ở Hamburg, Dresden và nhiều thành phố Đức khác, nơi vô số phụ nữ và trẻ em bị tàn sát bởi những quả bom cháy, bom nổ được thả xuống từ những máy bay ném bom chiến lược 4 động cơ của Đồng minh. Rồi tôi đảm bảo với những quý ông trên rằng nếu họ đặc biệt quan tâm tới những hành động tàn bạo tương tự trên thì có thể tìm thấy rất nhiều tài liệu và “tư liệu sống” từ phía những đồng minh phía Đông của họ.

    Người Mĩ thu lại những bức ảnh. Viên sĩ quan nhìn tôi với một cái nhìn thù địch, ghi nhận xét vào trong bản báo cáo thẩm vấn rằng tôi là “một sĩ quan Quốc xã điển hình”. Tôi không hiểu! Đâu là sự khác nhau giữa “một sĩ quan Quốc xã điển hình” với “một người chỉ đơn thuần nói lên sự thật”? Mấy quý ông kia có biết chúng tôi chỉ chiến đấu cho nước Đức chứ chưa bao giờ chiến đấu vì một đảng phái chính trị? Hàng triệu đồng đội của tôi hi sinh vì điều đó. Một ngày nào đó, bọn họ sẽ phải hối tiếc vì đã phá hủy nước Đức, phá hủy đi pháo đài chống lại chủ nghĩa Bolshevism, điều mà hiện giờ họ vẫn coi là tuyên truyền, là cách thức chúng tôi dùng để chia rẽ các Đồng minh.

    Vài giờ sau tôi được đưa đến gặp chỉ huy Tập đoàn Không quân số 9, tướng Wyland. Ông ta là người Mĩ gốc Đức, đến từ Bremen, gây ấn tượng rất tốt. Trong cuộc thẩm vấn, tôi kể với ông về sự cố xảy ra trong đêm ở Kitzingen, nói rằng đó là những tài sản có giá trị tinh thần lớn. Đồng thời tôi cũng hỏi ông điều đó có phải là bình thường trong quân đội Hoa Kì hay không? Ông ta nổi điên, không phải vì sự thẳng thắn của câu hỏi, mà là vì những hành vi trộm cắp đáng xấu hổ xảy ra trong đơn vị của mình. Ông ra lệnh cho phụ tá yêu cầu viên chỉ huy tại sân bay Kitzingen phải tìm cách trả lại đồ cho tôi, đe dọa sẽ sử dụng tòa án quân sự. Đồng thời ông cũng đề nghị tôi làm khách của ông tại Erlangen trong lúc chờ câu chuyện được giải quyết.

    Tôi và Niermann dành 5 ngày trong một căn biệt thự không người ở Erlangen, những sĩ quan còn lại vẫn bị giam giữ tại Kitzingen – tôi sẽ không gặp lại họ. Hàng ngày một chiếc xe đến giờ lại đưa chúng tôi đến khu nhà ăn lộn xộn của các sĩ quan, sau đó đón về. Bởi tin tức về sự có mặt của tôi đã lan truyền trong thị trấn nên người lính canh ngoài cửa khá khó khăn để đối phó với những người dân Đức tìm đến thăm. Nhưng một lần, khi xung quanh vắng người, anh ta rất tự nhiên nói với tôi: “Ich nix sehen” (ND: Tiếng Đức: Tôi không nhìn thấy gì đâu).

    Vào ngày 14 tháng Năm, Đại úy Ross, sĩ quan quân báo của Tập đoàn Không quân đến gặp. Nói tiếng Đức rất tốt, anh ta gửi lời xin lỗi của tướng Wyland về việc vẫn chưa có triển vọng trong việc thu hồi đồ đạc bị mất, đồng thời thông báo về lệnh chuyển chúng tôi tới Anh để tiếp tục thẩm vấn. Chúng tôi tới London sau một chặng dừng chân ngắn tại Wiesbaden. Các sĩ quan Anh đối xử đúng mực nhưng nơi ở thì tạm bợ còn thức ăn thì đạm bạc. Vị đại úy già phụ trách chúng tôi từng là một luật sư về sở hữu trí tuệ trước chiến tranh. Hàng ngày ông đều đặn đến thăm, kiểm tra và giải quyết các thắc mắc, khiếu nại. Có một lần ông trầm ngâm nhìn ngắm Lá Sồi Vàng của tôi đang đặt trên mặt bàn, lắc đầu và lẩm bẩm với một vẻ sợ hãi:

    - Bao nhiêu sinh mạng đã phải trả giá cho nó.

    Đến khi nghe lời giải thích rằng tôi có nó nhờ chiến đấu hoàn toàn trên mặt trận Nga, ông ấy mới bỏ đi, vẻ nhẹ nhõm hơn hẳn.

    Các sĩ quan tình báo Anh – Mĩ đến thẩm vấn tôi hầu như mỗi ngày. Đó là những người rất tò mò. Tôi không ngạc nhiên khi chúng tôi bất đồng với nhau trong hầu hết vấn đề. Tôi chỉ có kinh nghiệm trên một chiếc máy bay có tốc độ rất kém còn bọn họ thì sùng bái tốc độ, như là một yếu tố giảm thiểu thiệt hại trong giao tranh. Họ không tin còn tôi cũng chả có nhu cầu thuyết phục về độ xác thực của 2530 phi vụ chiến đấu. Họ khoe khoang về tốc độ và khả năng hủy diệt xe tăng của những quả tên lửa có trong trang bị nhưng lại lờ tịt đi độ chính xác của nó so với những khẩu pháo 37mm của tôi. Và bởi vì thành công của tôi không đến từ một bí quyết nào cả nên tôi rất thoải mái tranh luận, thể hiện cùng họ. Chúng tôi trò chuyện về kĩ thuật hàng không, cái được – mất của cuộc chiến, nguyên nhân của thành công – thất bại … Những tên Tommmy trên đảo này không hề che giấu sự tôn trọng đối với chiến công của kẻ thù. Đó là thứ thái độ cao thượng mà người ta chỉ gặp trong các cuộc thi đấu thể thao thời xa xưa.

    Chúng tôi được ra ngoài trời 45 phút mỗi ngày, đi đi lại lại dọc theo hàng rào dây thép gai. Thời gian còn lại dành cho việc đọc sách và bàn bạc về những kế hoạch sau chiến tranh.

    Sau khoảng 2 tuần, chúng tôi được chuyển đến một trại tù binh tập trung của người Mĩ, nơi đang giam giữ hàng ngàn binh lính, sĩ quan Đức. Khẩu phần giảm xuống mức tối thiểu khiến một số lớn đồng đội tôi thiếu ăn đến mức suy kiệt. Cái chân vẫn gây cho tôi một số vấn đề nhưng y tế trại từ chối phẫu thuật, viện cớ rằng tôi vẫn đi lại bình thường trên mặt đất với một chân, còn chân bên kia có thế nào thì họ chả thèm quan tâm. Thế là tôi đành phải chịu đựng với tình trạng viêm, sưng tấy và những cơn đau hành hạ. Với ban chỉ huy trại, cách cư xử đó không giúp họ truyền bá những giá trị Mĩ cho những người lính Đức. Ngoài ra, chúng tôi có quan hệ tốt với các lính canh, nhiều người trong số họ là dân Đức di cư trước năm 1933 nên nói tiếng Đức giỏi. Những lính Mĩ da màu thì dễ chịu và luôn sẵn lòng giúp đỡ, ngoại trừ tới khi họ bắt đầu uống rượu.

    Ba tuần sau, tôi và Niermann cùng với những thương bệnh binh nặng được chuyển tới Southampton rồi được tống lên boong một chiếc tàu chở hàng Kaiser. Sau 24h lênh đênh trên biển mà không có một chút thức ăn hay nước uống, nhiều người bắt đầu nghi ngờ tình trạng này sẽ tiếp tục cho tới khi đến Cherbourg, ở đó bọn thủy thủ Mĩ sẽ bán khẩu phần ăn của chúng tôi ra chợ đen Pháp, vốn đang rất được giá. Một nhóm cựu binh Đức ở mặt trận Nga lập tức phá tan cửa kho chứa hàng, lôi những thùng thực phẩm đóng hộp ra phân phối cho người còn lại. Phải mất nhiều thời gian sau bọn lính Mĩ mới phát hiện ra sự việc. Mặt chúng dài ra như cái bơm.

    Từ Cherbourg, chúng tôi được đưa lên xe tải chuyển đến Carentan, giữa đường được người dân Pháp chào đón bằng gạch đá. Việc tấn công vào các thương binh nặng thực sự làm tôi khó chịu. Người Pháp đã quên dân thường Pháp sống ở Đức thoải mái như thế nào, cũng như việc họ được an toàn ở đây là nhờ mấy năm qua chúng tôi đã cầm chân bọn Liên Xô ở phía đông. Chả sao! Rồi họ sẽ sớm tỉnh ngộ thôi.

    Điều kiện sống trong trại giam Pháp giống hệt như ở Anh. Ở đây tôi tiếp tục bị từ chối phẫu thuật và căn cứ vào cấp bậc, cũng không thể mong chờ được thả sớm. Rồi một ngày nọ, tôi được đưa tới sân bay Cherbourg, đinh ninh mình sẽ bị giao cho người Nga. Bởi trong đoàn người có cả Thống chế Schoerner và tôi, đó là một món quà thích hợp cho Kremli. Nhưng máy bay sau khi lên không trung thì quay hẳn một góc 300 độ, hướng tới nước Anh. Thật lạ lùng! Hạ cánh cách sân bay Tangreme 20 dặm, tại trường đào tạo cao cấp của Không quân Hoàng gia Anh, tôi được biết Đại tá Bader đã tác động đến cuộc chuyển trại này. Là một phi công nổi tiếng nhất ở Anh, ông từng chiến đấu với không quân Đức bằng 2 cái chân giả. Bị bắn rơi và trở thành tù binh, bất kể tình trạng tàn tật, Bader không ngừng tìm cách vượt ngục. Ông là một trong những người chiến đấu kịch liệt với những kẻ nóng đầu luôn tìm cách chứng minh người Đức chúng tôi là một lũ man rợ. (ND: Bader có quyển hồi kí Reach for the Sky rất nổi tiếng. Đầu cuộc chiến, người Đức bắt Bader sau khi ông nhảy dù, sau đó thông báo qua vô tuyến điện cho người Anh là chân giả của ông ta rơi mất. Thế là mấy ngày sau máy bay Anh thả một cái chân giả khác xuống cho Bader rồi mới bay đi ném bom ở nơi khác).

    Lần này ở Anh, tôi mới thật sự được nghỉ ngơi và chữa trị các vết thương. Bader đã yêu cầu người chế tạo chân giả cho ông ở London phải làm một cái khác cho tôi. Đây là một đề nghị khá hào phóng nhưng tôi buộc phải từ chối vì thấy mình hoàn toàn bị phá sản, không còn một xu dính túi để trả cho một món đồ đắt tiền như vậy. Đại tá Bader nổi giận, cảm thấy mình bị xúc phạm khi tôi nói đến chuyện tiền nong, thế là ông ta mang người chuyên gia chỉnh hình kia xuống gặp tôi. Ở đó, họ làm cho tôi một cái khuôn chân bằng thạch cao để lấy mẫu. Vài ngày sau, anh ta quay lại, thông báo rằng tình trạng bên trong của cái chân không ổn định, nó đang sưng lên, cần phải có một cuộc phẫu thuật để giải quyết dứt điểm, sau đó việc lấy khuôn và làm chân giả mới có thể bắt đầu.

    Nhưng sau đó, tin tức từ phía người Mĩ đưa đến nói rằng họ chỉ cho người Anh “mượn” tôi trong một thời gian ngắn, giờ phải trả lại. Thế là cuộc chữa bệnh của tôi chấm dứt ở đó.

    Vào một trong những ngày cuối cùng ở Tangreme, tôi có một cuộc thảo luận đáng nhớ với các học viên của trường đào tạo phi công đóng ngay bên cạnh đấy. Một trong số họ - không phải là người Anh – tìm cách đe dọa bằng cách đặt câu hỏi rằng người Nga sẽ làm gì với tôi nếu bây giờ tôi phải quay trở lại quê nhà Silesia.

    - Tôi nghĩ người Nga đủ thông minh – Tôi trả lời – để sử dụng kinh nghiệm của tôi. Trong các trận chiến ở tương lai, xe tăng luôn đóng một vai trò quan trọng, và các hướng dẫn của tôi để chống lại chúng sẽ là hiểm họa lớn với phía bên kia. Tôi có thành tích phá hủy hơn 500 xe tăng trên mặt trận Nga, hãy tưởng tượng về 500 – 600 phi công được tôi đào tạo, trong đó mỗi người chỉ cần phá hủy 100 xe tăng thôi, vậy thì ngành công nghiệp vũ khí của phía bên kia sẽ cần phải sản xuất bao nhiêu xe tăng để bù đắp cho những nỗ lực đấy của tôi?

    Câu trả lời của tôi gây ấn tượng rất mạnh với các học viên. Họ xôn xao bàn tán với nhau. Rồi một người hỏi tiếp rằng làm thế nào mà một người chống Bolshevism như tôi lại có thể giảng dạy cho các phi công Xô viết. Đây là chủ đề mà tôi thường cố tránh trong khi thảo luận với người Anh và người Mĩ bởi những phản ứng tiêu cực từ phía người đối thoại. Tất nhiên, những tin tức từ quê nhà về những cuộc thảm sát, hiếp chóc và trục suất hàng loạt mà bọn rợ thảo nguyên gây ra cho dân tộc Đức chỉ càng củng cố thêm quan điểm của tôi về người Nga. Nhưng giờ đây quan điểm đấy đang dần được thế giới phương Tây chia sẻ, mà chính họ cũng chưa ý thức được. Nhiều người trong những học viên phi công cao cấp này từng bay tới Murmansk của Nga trên những chiếc Hurricanes, ở đó ấn tượng của họ về nước Nga Xô viết đã tan vỡ. Cũng phải thôi, cực ít phi công Đức bị bắn rơi ở đấy còn sống sót sau chiến tranh.

    Họ tiếp tục hỏi tôi:

    - Sau tất cả những điều như thế, tại sao anh còn muốn làm việc với người Nga?

    - Tôi rất vui lòng được nghe ý kiến của anh về đồng minh của anh – Tôi trả lời – Anh thấy đấy. Tôi không muốn nói về những gì tôi nghĩ. Tôi chỉ trả lời câu hỏi của anh thôi.

    Và thế là chủ đề về nước Nga không được đặt ra một lần nào nữa.

    Tôi được đưa trở lại Pháp, tiếp tục bị giam giữ trong một thời gian ngắn. Do sự đấu tranh của các bác sĩ Đức, tôi được chuyển đến một trại giam – bệnh viện. Vài ngày trước đó Niermann được người Anh trả tự do dù không muốn bởi anh ta chỉ muốn tiếp tục ở bên cạnh tôi. Sau đó một chuyến tàu cứu thương đưa tôi tới một bệnh viện ở Stambergersee, rồi tới Augsburg, tiếp theo là Furth. Vào tháng 4 năm 1946, tại một quân y viện, rốt cuộc tôi cũng có được tự do. (ND: Theo thỏa thuận giữa các Đồng minh thì các binh sĩ Đức tham chiến trên mặt trận phía Đông phải thuộc quyền xử lí của Liên Xô nhưng bằng một cách nào đó Rudel thoát khỏi tình trạng này).

    Là một trong hàng triệu người lính Đức thực thi bổn phận với đất nước, nhờ ân sủng của Thượng đế mà may mắn sống sót, tôi viết nên những kinh nghiệm của mình trong cuộc chiến chống lại Liên Xô, cuộc chiến mà nhiều thanh niên Đức và Châu Âu đã hiến dâng mạng sống. Quyển sách này không có mục đích vinh danh chiến tranh hoặc hồi sinh một nhóm người cùng những chủ thuyết của họ. Hãy để những trải nghiệm của tôi nói lên tiếng nói của sự thật.

    Tôi dành tặng quyển sách này cho những nạn nhân của chiến tranh và cho các thanh niên Đức. Thế hệ mới này đang sống trong sự hỗn loạn đáng sợ của thời kì hậu chiến (ND: Rudel viết hồi kí này năm 1949 tại Nam Mĩ). Xin cho họ giữ vững niềm tin vào quê cha đất tổ và đặt hi vọng vào trong tương lai, bởi, anh sẽ hoàn toàn lạc lối nếu đánh mất bản thân mình (only he is lost who gives himself up for lost)

    Hết.
    maseo, lamali1, viagraless2 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Cám ơn Bác rất nhiều...
    ChuyenGiaNemDa thích bài này.
  6. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.567
    Đã được thích:
    18.353
    Nhiều đồng đội của Rudel vẫn còn sống rất lâu sau chiến tranh

    Helmut Fickel (1921 - 2005). Trung úy - chỉ huy Phi đoàn 9 Không đoàn 2 (9/SG2), huân chương Chữ thập Hiệp sĩ với hơn 800 phi vụ chiến đấu. Fickel có một thời gian dài bay số 2 cho Rudel và được nhắc đến nhiều trong hồi kí của Rudel.

    [​IMG]

    Anton Korol (1916 - 1981). Trung úy - phi đội săn tăng của Không đoàn 2 (SG2), huân chương Chữ thập Hiệp sĩ với 704 phi vụ chiến đấu, phá hủy 99 xe tăng Nga.

    [​IMG]

    Karl Kennel (1914 - 1999). Thiếu tá - chỉ huy phi đoàn 1 Không đoàn 2 (I/SG2), huân chương Chữ thập Hiệp sĩ với Lá Sồi (Lá sồi thứ 666) với 957 phi vụ chiến đấu. Ông là một ACE suất sắc trên chiếc FW 190, bắn hạ 31 máy bay Nga và 3 máy bay Anh - Mĩ.

    [​IMG]

    Hans Schwirblatt (1920 - 1986). Trung úy - phi đoàn 1 Không đoàn 2, huân chương Chữ thập Hiệp sĩ với 810 phi vụ chiến đấu. Trong hồi kí của Rudel, ông là viên phi công được Rudel đưa vào đời. Ở phi vụ chiến đấu đầu tiên trong sự nghiệp, ông ko xử lí được tình huống nên cứ giữ máy bay bay thẳng và trở thành cái bia tập bắn cho tiêm kích Nga (giống hệt với lần chiến đấu đầu tiên của Saburo Sakai - ACE Nhật - trên chiến trường Trung quốc). Vào ngày 31/5/1944, Schwirblatt bị thương, mất chân trái và một số ngón tay. Một năm sau ông quay trở lại chiến đấu, phá hủy thêm 4 xe tăng Nga vào ngày 4/4/1945.

    Kurt Lau (1914 - 1993). Đại úy - chỉ huy phi đoàn 2 Không đoàn 2 (II/SG2), huân chương Chữ thập Hiệp sĩ với 897 phi vụ chiến đấu, phá hủy 80 xe tăng Nga. Sau chiến tranh, ông gia nhập Không quân CHLB Đức (1952-1972) và nghỉ hưu với cấp bậc Trung tá.

    [​IMG]
    Đại úy Kurt Lau trong ngày cưới. Cổ đeo huân chương Chữ thập Hiệp sĩ.

    [​IMG]
    lamali1kuyomuko thích bài này.
  7. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    704
    Đã được thích:
    363
    Nhìn hình trên mình nhớ trong phim 1917 có 1 câu thoại 2 chú lính Anh nói với nhau, đại ý là : lính Đức chiến đâu rất lì lợm và không hề muốn về nhà, bởi vì Mẹ và Vợ của chúng nó xấu khủng khiếp. hihi.

    Cảm ơn chủ thớt đã tặng cho anh em một tác phẩm tuyệt hay . Chúc bác năm mới nhiều sức khỏe , hạnh phúc và vững vàng trên bàn phím nhé. Trân trọng
    ChuyenGiaNemDa thích bài này.
  8. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.567
    Đã được thích:
    18.353
    Các bác cứ từ từ nhé. Em sẽ dịch tiếp bài viết của một hậu duệ sĩ quan Mĩ, người đã tiếp nhận cuộc đầu hàng của Rudel ở sân bay Kitzinger. Có khác biệt tí chút so với hồi kí của Rudel.

    Ngoài ra em còn sưu tầm thêm một ít tư liệu về cuộc đời Rudel sau chiến tranh nữa. Thú vị ra phết đấy :D
    --- Gộp bài viết: 27/01/2022, Bài cũ từ: 27/01/2022 ---
    Nhắc đến chuyện vợ. Rudel không rượu, không thuốc lá, không cờ bạc nhưng lấy tới 3 bà vợ, cả 3 đều có tên thời thiếu nữ là Ursula.

    Vợ đầu - năm 1944 ở Golitz

    [​IMG]

    Vợ hai - năm 1968 ở Munich (áo kẻ bên phải)

    [​IMG]
    kuyomukoviagraless thích bài này.
  9. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    704
    Đã được thích:
    363
    Gan nhỉ, vì URS nghĩa là gấu mà
  10. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.842
    Đã được thích:
    7.422
    Urs thì là gấu như Ursula nghe rất Nga, lại là thứ này
    [​IMG]

    Theo tớ thì cái tiền tố "Ursula" ấy có nghĩa là "bà quả phụ" chứ không phải tên con gái hay là gì đâu, kiểu như Masseur Stone Throwwing gọi là chú đá ấy mà :-D. một lần nữa mẹc xi me sừ đá rất nhiều. Chúc chú đá năm mới ném thật nhiều đá
    ChuyenGiaNemDa thích bài này.

Chia sẻ trang này