1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Stuka Pilot-Hans Ulrich Rudel-Huy chương Chữ thập hiệp sĩ với Lá sồi vàng, thanh kiếm và kim cương.

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ChuyenGiaNemDa, 09/11/2021.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    11.831
    Đã được thích:
    23.153
    12. Xa hơn về phía Tây

    Bolschaja Costromka là một ngôi làng điển hình của Nga với đầy đủ ưu và nhược điểm, nhưng với người Đức, người Trung Âu chúng tôi, đó đa phần là nhược điểm. Ngôi làng được xây dựng một cách lộn xộn, hầu hết bằng bùn, một ít bằng gạch hoặc đá. Cái thứ được gọi là đường xá cắt vụn ngôi làng thành những mảnh vụn có góc rất kì quặc, đồng thời vào ngày xấu trời, chúng sẽ dìm xe bạn đến tận trục trong một thứ bùn lỏng, không lay chuyển. Sân bay nằm ở rìa bắc của ngôi làng, trên đường tới Apostolowo, nơi mà xe cơ giới không thể đi qua được. Chúng tôi đành sử dụng ngựa và bò để di chuyển khi cần thiết. Bạn đã bao giờ nhìn thấy một phi công cưỡi ngựa đến máy bay, rồi từ lưng ngựa nhảy sang cánh máy bay, sau đó nhìn máy bay anh ta lạng lách trên một biển bùn đầy ổ gà và rãnh sâu để cất cánh? Phúc bảy mươi đời là những chiếc Ju 87 có chiếc lốp rộng, thế nên chúng tôi mới có thể bay lên được không trung.

    Sông Dnieper ở ngay bên cạnh còn doanh trại nằm rải rác khắp làng, nhân viên phi đoàn thì tập trung quanh ngôi trường phía nam. Sở chỉ huy Phi đoàn nằm ngay trong phòng sinh hoạt, ở đó các sĩ quan ăn uống, hát hò, giải trí, lên kế hoạch, ra mệnh lệnh chiến đấu cùng một lúc, ngay bên cạnh nhau.

    Sân trường ở phía trước thường xuyên bị ngập nước, sẽ đóng băng nếu thời tiết xấu, lúc đó chúng tôi sẽ chơi khúc côn cầu. Ebersbach và Fickel không bao giờ từ chối một game đấu nhưng dạo gần đây những vết bầm tím ở ống đồng khiến họ kém hào hứng hơn. Còn nếu thời tiết tệ hơn nữa thì chúng tôi chuyển sân chơi vào trong nhà, hành hạ thủ môn trong cái khoảng không chật hẹp không có một tí đồ đạc nào đấy.

    Người Nga ngạc nhiên và tò mò về những thứ lính chúng tôi mang theo trên người, họ tin rằng những bức ảnh chụp nhanh (ảnh chụp lấy ngay) về ngôi nhà, phòng ở, bạn gái … của chúng tôi là tuyên truyền. Phải mất nhiều thời gian thuyết phục rằng tất cả người Đức không phải là những kẻ ăn thịt người, còn những tấm poster Người Đức không có văn hóa (Germanski nix Kultura) là thứ tuyên truyền lố bịch. Thỉnh thoảng họ cũng đến hỏi chúng tôi xem có được phép treo tượng thánh và cây thánh giá không vì thời Xô viết điều đó bị ngăn cấm bởi chính quyền và đôi khi, bởi chính con cái họ. Đến lúc nói cho họ biết về sự tự do tôn giáo của đất nước chúng tôi thì họ không tin, nhưng cũng đi dựng lại hốc thánh trong nhà (nhà của người Nga mộ đạo có một hốc nhỏ trong góc, để tượng hoặc tranh vẽ các vị thánh, thường được đốt nến. Khách đến chơi nhà việc đầu tiên là hướng về phía đó làm dấu thánh giá). Việc đã từng sống triền miên trong sự theo dõi, giám sát và uy hiếp của các đảng viên CS khiến họ liên tục đến tìm chúng tôi, chỉ để tìm kiếm sự khẳng định chắc chắn rằng quyền tự do thờ phượng của họ sẽ không bị xâm phạm.

    Vào thời gian này chúng tôi gặp khó khăn trong vấn đề hậu cần, thực phẩm rất khan hiếm. Những khi bay thấp dọc sông Dnieper, tôi thường thấy bộ binh Nga và Đức ném lựu đạn xuống sông để bắt cá. Họ làm được thì sao mình lại không nhỉ, tôi nghĩ thế và quyết định thử vận may với những quả bom nhỏ nặng 50 kg. Gosler, sĩ quan quân nhu, được lệnh thực hiện một chuyến đi vất vả tới sông Dnieper.

    Trước đó tôi đã chỉ cho Gosler vị trí khúc sông trên bản đồ, nơi mà tôi sẽ ném bom. Ngay khi nhận được tín hiệu của anh ta trên thực địa, tôi thả quả bom từ độ cao 50-80m xuống một chỗ gần bờ, phun lên trời một cột nước cao ngất. Mọi người trên bờ nằm bẹp xuống đất, vài chiếc thuyền gỗ trên sông lật úp vì sóng xung kích nhưng kết quả là cá chết nổi trắng xóa mặt sông. Sau đó cả lính lẫn dân đều lao xuống nước, tranh nhau vớt cá. Vài giờ sau chiếc xe tải của Gosler trở về, mang theo hàng trăm kg cá, chủ yếu là cá tầm và cá chép, có những con quái vật nặng tới 30-40 kg. Trong 10 ngày sau chúng tôi chỉ ăn độc mỗi món cá và thấy đây là chế độ ăn kiêng tuyệt vời. Với cá tầm, luộc hoặc hun khói đều ngon, còn với những con chép lớn thì hương vị không khó chịu như vẫn tưởng. Sau đó vài tuần, một chiến dịch đánh bắt mới được thực hiện với kết quả không hề kém cạnh.

    Các chuyến xuất kích hàng ngày đưa chúng tôi đi mọi hướng khác nhau. Về phía nam – đông nam tại đầu cầu Nikopol thuộc khu vực Melitopol, nơi mà các địa điểm trên bản đồ phần lớn được gọi theo tiếng Đức: Heidelberg, Gruntal, Gustavfeld …, đó chính là các khu định cư Đức mà tổ tiên chúng tôi tới đây từ nhiều thế kỉ trước theo lời mời của các Sa hoàng. Hoặc về phía bắc, nơi mặt trận thọc sâu về phía Đông, dọc theo bờ Dnieper, vượt qua Zaporoschje, tới tận Krementschuk. Ở đó, Dnjepropetrovsk nằm sau giới tuyến người Nga, thường xuyên bị gây áp lực ở các vị trí khác nhau rồi kết thúc bằng những cuộc xâm nhập mang tính cục bộ. Thường thì các sư đoàn thiết giáp sẽ phản ứng nhanh chóng, phong tỏa và bịt kín các lỗ thủng, khôi phục lại hình thái của mặt trận.

    Mặt bắc của mặt trận có thành phố công nghiệp Kriwoi-Rog, ở đó có một đường băng bê tông nhưng chúng tôi không đủ khả năng sử dụng. Vào một buổi sáng, từ hướng Piatichatki địch quân tấn công vào Kriwoi-Rog và sân bay, hỗn chiến đã xảy ra và FO Mende mất tích. Bất chấp những nỗ lực tìm kiếm vất vả của chúng tôi, anh ấy đã tan biến vào trong cái mênh mông của nước Nga. Rồi mặt trận lại ổn định trở lại sau các đòn phản công, người Nga bị đẩy lùi về phía bắc vài dặm. Để chặn đứng tuyến tiếp vận đang liên tục cung cấp người và phương tiện cho nhóm quân này, chúng tôi tiến công vào các cây cầu trên Dnieper, nằm giữa Krementschuk and Dnjepropetrovsk.

    Tôi xuất kích vào một buổi sáng xấu trời, hướng tới một lỗ hổng mới xuất hiện ở phía bắc để tìm hiểu tình hình thực tế và tìm kiếm cơ hội cho một cuộc không kích lớn. Trước đó, người ta nói với tôi về một ngôi làng đang trong vùng chiến sự cần được hỗ trợ khẩn cấp. Bay đến đó sẽ liên lạc được với đơn vị và sĩ quan tác chiến.

    Trần mây rất thấp khi chúng tôi lượn vòng trên khu vực mục tiêu, rồi tôi nghe thấy giọng nói quen thuộc của viên sĩ quan tác chiến, người duy nhất mà tôi mong thấy trong những tình huống kiểu như thế này. Ở chiều ngược lại, mọi đơn vị đều vui mừng trước sự yểm trợ của phi đoàn tôi. Những thông báo từ sĩ quan tác chiến, một cựu cầu thủ bóng đá có biệt danh là Epp, cho thấy chúng tôi phải cần gấp 20 lần số máy bay hiện có mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Còn chưa kịp có thời gian cân nhắc, tôi đã phát hiện một lực lượng địch đông đảo ở 1.5-2 dặm phía trước. Ngay sau đó, khi vẫn còn ở trên không phận bên ta và đang trong vòng lượn thì những ánh chớp của các khẩu đội phòng không địch đã lóe sáng. Tôi không nhìn thấy những viên đạn nổ tung trong không trung vì mây mù che phủ nhưng có một cái gì đó va đập rất mạnh vào buồng lái và động cơ, rồi mặt và tay tôi dính đầy mảnh vụn đạn pháo. Động cơ chỉ còn hoạt động được trong vài phút, sau đó tự động tắt ngấm. Tôi quan sát rất nhanh, tìm được một bãi cỏ ở phía tây ngôi làng, tin chắc rằng mình chưa bị đối phương phát hiện và hạ cánh một cách nhẹ nhàng lên bãi cỏ. Fickel nhanh chóng đáp xuống ngay bên cạnh, tôi và Henschel cuống cuồng thu dọn vũ khí, đồng hồ và túi dù rồi ba chân bốn cẳng chui vào máy bay anh ta. Trên không trung, người đồng đội còn lại đã bay về sân bay nhà để báo cáo. Không lâu sau đó, chúng tôi đã hạ cánh an toàn ở Costromka.

    Trong những ngày này, ở đông nam của Saparoschje, gần Heidelberg, FO Fritsche bị máy bay địch bắn hạ. Anh ta nhảy dù ra một cách an toàn mặc dù đã va chạm rất mạnh với cánh đuôi máy bay. Người chỉ huy phi đội anh hùng, chủ nhân huân chương Chữ thập hiệp sĩ ấy sẽ quay trở lại chiến trường sau một thời gian ngắn nằm viện.

    Nhưng không phải lúc nào thần may mắn cũng mỉm cười với tất cả. Chúng tôi đang trên đường trở về từ mặt trận, theo hướng đông bắc, sân bay đã ở rất gần, mọi người hạ thấp độ cao chuẩn bị hạ cánh thì đột nhiên pháo phòng không Đức khai hỏa dữ dội. Trên cao những chiếc tiêm kích Nga băng ngang qua bầu trời, hoàn toàn không có dấu hiệu rằng sẽ tấn công nhưng phòng không đã xả đạn vào họ và tất nhiên, bắn luôn vào giữa đội hình máy bay của chúng tôi. Chỉ huy phi đội số 7 FO Herling và sĩ quan kĩ thuật phi đoàn FO Krumings đều bị bắn rơi. Một lúc sau, FO Fritsch cũng bị giết. Ba người bạn của tôi, những người thân thiết với tôi như một nhánh cỏ 4 lá, 3 phi công ưu tú, 3 chiến binh hạng nhất, 3 tấm huân chương Chữ thập hiệp sĩ đã hi sinh cuộc đời cho đất nước. Tất cả chúng tôi đều choáng váng trước đòn trời giáng này. Đây có lẽ là thời kì mà vận đen sà cánh xuống đơn vị, không có cách nào để thoát khỏi nó.
  2. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    11.831
    Đã được thích:
    23.153
    Vào tháng 11, một bức điện được gửi đến, tôi được tặng thưởng huân chương Chữ thập hiệp sĩ với Lá sồi và Thanh kiếm. Tôi phải tới trình diện trong buổi lễ gắn huân chương tại Sở chỉ huy mặt trận phía Đông của Quốc trưởng ở Đông Phổ.

    Đó là khoảng thời gian tôi tiêu diệt chiếc xe tăng thứ 100. Cá nhân tôi rất vui vì sự tặng thưởng này, không phải chỉ vì đó là sự ghi nhận tới thành tích của cả phi đội, mặt khác tôi cũng thất vọng vì đề cử huân chương Chữ thập hiệp sĩ cho Henschel không được chấp nhận. Đề cử này bị chặn ở một khâu nào đó trong hệ thống hành chính của Luftwaffe. Tôi quyết định sẽ mang theo Henschel tới trình diện. Anh ta vừa hoàn thành cả nghìn phi vụ chiến đấu cùng tôi, là xạ thủ tốt nhất với thành tích hạ nhiều tiêm kích Liên Xô. Bởi vậy, chúng tôi bay tới Đông Phổ, qua Winiza, Proskurow, Lemberg and Crakow, tới Sở chỉ huy của Quốc trưởng gần Goldap.

    Chúng tôi hạ cánh ở Lotzen, trình diện trước Đại tá Von Below. Ông ấy nói với tôi rằng Trung tá (Sgdn./Ldr) Hrabak sẽ được trao tặng Lá Sồi cùng với tôi. Lúc đó Henschel đang ở bên cạnh và tôi hỏi Below liệu lời đề cử của tôi cho Henschel đã tới văn phòng ông ấy chưa. Câu trả lời là chưa nhưng ông hứa sẽ tìm hiểu ngay lập tức ở văn phòng Reichsmarschall (Thống chế đế chế, đồng thời là Bộ trưởng không quân Hermann Goering). Ở đó cũng không tìm thấy giấy tờ, tắc trách này sẽ được báo cáo lên Goering để kỉ luật. Sau đó Von Below đi tới gặp Quốc trưởng, báo cáo rằng tôi mang theo Henschel tới đây vì lí do như trên, cùng với thông báo từ Bộ trưởng không quân Đức đích thân phê duyệt phần thưởng. Quốc trưởng yêu cầu Henschel đến và tham dự lễ trao tặng cùng với chúng tôi. Đấy là một vinh dự tuyệt vời vì rất ít người được đích thân Quốc trưởng trao tặng Huân chương chữ thập hiệp sĩ, ông chỉ trao tặng các danh hiệu cá nhân từ Lá Sồi (huân chương Chữ thập hiệp sĩ với Lá sồi) trở lên.

    Vì vậy Oberstleutnant (Trung tá) Hrabak, Henschel và tôi đứng nghiêm trước Quốc trưởng, đón nhận huân chương từ tay ông. Sau đó ông mời chúng tôi uống trà trong phòng làm việc. Ông nói chuyện với chúng tôi về những chiến dịch trước đó ở phía Đông và những bài học được rút ra, về những đơn vị mới đang được thành lập để ngăn chặn nguy cơ từ phía Tây. Đất nước này vẫn có thể huy động được một số lượng lớn các sư đoàn và nền công nghiệp đủ khả năng vũ trang cho họ. Cùng với đó, các kĩ sư thiên tài Đức vẫn đang làm việc trong các dự án tối mật, và chúng ta phải thành công trong việc giành chiến thắng trước chủ nghĩa Bolshevism. Chỉ người Đức mới có thể làm được điều đó và Quốc trưởng tự hào về người lính trên mặt trận phía Đông, những người mà ông hiểu rõ về các nỗ lực to lớn cũng như những khó khăn mà họ phải đương đầu. Quốc trưởng vẫn như xưa, đầy ý tưởng và vô cùng tự tin vào tương lai.

    Huân chương Chữ thập hiệp sĩ với Lá sồi và Thanh kiếm (Knight's Cross with Oak Leaves and Swords). Rudel là quân nhân Đức thứ 42 trong tổng số 147 quân nhân được trao tặng Thanh Kiếm trong cả cuộc chiến.

    [​IMG]

    Dietrich Hrabak, người được trao tặng Lá sồi cùng thời điểm với Rudel. Ông là ACE Đức với thành tích bắn hạ 125 máy bay địch, trong đó có 109 chiếc tại mặt trận phía Đông. Sau chiến tranh Hrabak gia nhập Không quân CHLB Đức, lên tới chức Thiếu tướng, phụ trách Không quân NATO ở Trung Âu.

    Harabak có một câu nói nổi tiếng: "Nếu bạn quay trở về với thành tích tiêu diệt 1 phi cơ địch nhưng mất người bay bên cánh, bạn đã thua cả trận đánh"

    [​IMG]

  3. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    11.831
    Đã được thích:
    23.153
    Ăn mừng phi vụ chiến đấu thứ 1.300. Người đứng bên trái Rudel là Trung sĩ Erwin Henschel, xạ thủ phía sau. Là một kẻ bài rượu, phần của Rudel thường là một cái Cup đầy sữa, champagne sẽ được nhường cho Henschel và đồng đội,

    [​IMG]
    kuyomukotohoMuahoaLekima thích bài này.
  4. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    11.831
    Đã được thích:
    23.153
    Chúng tôi rời Lotzen, bay theo đường vòng qua Hohensalza đến Gorlitz rồi dừng lại nghỉ ngơi 2 ngày, mục đích chính là để Henschel đi tàu hỏa về thăm nhà tại Sachsen, không xa đây lắm. Sau đó chúng tôi bay qua Vienna, Krakau, Lemberg và Winiza đến Kirowograd trong điều kiện thời tiết rất tệ. Càng bay về phía đông, chúng tôi càng cảm nhận được sự khắc nghiệt của mùa đông Nga. Những đám mây thấp và tuyết rơi dày đặc cản trở tầm nhìn, biến cuộc hành trình thành cơn ác mộng. Thật hạnh phúc khi cuối cùng chiếc máy bay cũng hạ cánh và lăn bánh trên mặt sân bay đóng băng ở Costromka vào đúng lúc hoàng hôn. Chúng tôi đã trở về nhà, với các đồng đội kề bên.

    Trời bắt đầu trở lạnh nhưng chúng tôi không có điều gì để phàn nàn vì sương giá đã cải thiện tình trạng đường sá rất tốt. Với giày trượt, bên dưới là lớp băng rắn chắc, không gian xung quanh chúng tôi được mở rộng. Nếu thời tiết quá xấu để bay trên trời thì chúng tôi sẽ chơi khúc côn cầu dưới đất. Phong trào thể thao ở đây lôi kéo được nhiều người tham gia, kể cả những kẻ từ xưa đến nay không có hứng thú với thể thao. Họ sử dụng mọi thứ dụng cụ tìm thấy, từ gậy khúc côn cầu tiêu chuẩn cho đến xẻng cũ hay chổi cùn. Những đôi giày trượt băng xứng đáng có chỗ trong bảo tàng của Nga hiên ngang thi đấu với những đôi giày từng chơi ở Olympic. Một số ông thậm chí có lôi ủng lông thú của phi công vào sân. Với tôi điều đó không phải là vấn đề, quan trọng là mọi người được rèn luyện thân thể.

    Ở miền Nam nước Nga này thời tiết thỉnh thoảng lại trở nên ấm áp, biến đường phố thành những bãi lầy, có lẽ là do ảnh hưởng bởi khí hậu từ biển Đen và biển Azov. Những dịp như thế sân bay này không sử dụng được và chúng tôi phải chuyển tới Kiroworgad. Vào dịp giữa Giáng sinh và Năm mới, ông già Noel tặng chúng tôi món quà bất ngờ là một ngày ấm áp kiểu trên, kết quả lại phải chuyển sân bay và đơn vị buộc phải tổ chức kỉ niệm ngày lễ lớn ở 2 nơi riêng biệt chứ không phải trong một bữa tiệc chung. Với những người lính chúng tôi, thật khó hình dung nổi họ đã đón tới mùa đông thứ 5 của chiến tranh.

    Đầu năm 1944, thời tiết trở nên khắc nghiệt, các hoạt động tác chiến gia tăng. Từ Dnjepropetrovsk quân đội Liên Xô đột kích về phía tây và tây nam, nhanh chóng cắt đứt liên lạc đường bộ giữa Krivoi Rog và Kirowograd. Những người bạn cũ, sư đoàn thiết giáp 14 và 24 phản công, thu được kết quả một cách nhanh chóng với số lượng lớn tù binh và phương tiện địch bị thu giữ. Chúng tôi liên tục xuất kích từ Kirowograd, hỗ trợ họ ổn định tình hình trong khu vực, ít nhất là tạm thời. Để thuận tiện, doanh trại chúng tôi nằm ngay gần sân bay, cách đó là không xa là chỗ ở của các nhân viên Không đoàn. Ngày họ chuyển đến có một sự cố khó chịu, Trợ lí Không đoàn, trung tá Becker với nickname Fridolin và Sĩ quan kĩ thuật FO Katschner tự lắp đặt một lò sưởi riêng trong phòng kín, kết quả là khí carbon monoxide tràn ngập khắp nơi. Nửa đêm Katschner thức giấc và thấy Fridolin bất tỉnh, anh ta dùng hết sức mình lôi Fridolin bò ra ngoài cửa và ngã gục ở đó nhưng đã cứu được mạng sống của cả 2. Thật ngớ ngẩn khi trải qua bao hiểm nguy ngoài chiến trường rồi lại chết theo kiểu thế này. Từ đó 2 người trở thành đối tượng của những lời trêu đùa một cách dai dẳng, để nhắc họ nhớ và cũng để nhắc chính chúng tôi nữa.

    Thời gian này lưu lại trong kí ức chúng tôi một sự kiện rất đặc biệt. Tôi xuất kích cùng chiếc Stuka chống tăng về phía nam và tây nam của Alexandrija, sau đó quay trở về Kirowograd để tái nạp nhiên liệu và đạn dược cho chuyến bay tiếp theo. Mới đi được nửa đường và còn đang ở độ cao thấp trên vùng đồng bằng bằng phẳng, chúng tôi chạm trán với 12 chiếc tăng T-34 đang di chuyển lên hướng bắc, phía sau một hàng rào gai rậm rạp. Tôi ngay lập tức lấy độ cao, lượn vòng quanh những con mồi. Họ đến từ đâu nhỉ, chắc chắn đấy phải là người Nga nhưng máy bay chúng tôi không còn lấy một viên đạn. Không thể để mất dấu họ, bây giờ nếu chúng tôi quay về sân bay nạp nhiên liệu đạn dược rồi quay lại thì họ sẽ biến đi tới tận phương trời nào rồi.

    Những chiếc T-34 phớt lờ chúng tôi, tiếp tục tiến lên dọc theo hàng rào. Xa hơn về phía bắc có cái gì đó đang di chuyển trên mặt đất, tôi hạ thấp độ cao, lượn về hướng đó. Đó chính là những chiếc tăng Panzer IV của Wehrmacht với người trưởng xe đang nhìn chằm chằm vào chúng tôi, cố tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra. Cả 2 đơn vị xe tăng đối địch đang tiến về phía nhau, bị ngăn cách bởi một hàng cây bụi cao và dày. Bên này không thể thấy bên kia vì những chiếc T-34 di chuyển trong một dải đất trũng, ngay bên cạnh bờ kè đường sắt. Tôi bắn pháo hiệu đỏ, lắc cánh và thả xuống một tờ giấy trong hộp sắt, trong đó thông báo ai và những gì đang tiến về phía họ, phía sau hàng cây. Rồi tôi bay về phía những chiếc T-34, dẫn đường cho những người lính thiết giáp Đức hướng đến gần kẻ thù.

    Cả 2 bên đều đang tiến lên với cùng một tốc độ. Đưa công suất động cơ máy bay về mức thấp nhất, chúng tôi quan sát những gì sắp xảy ra phía dưới. Xe tăng Panzer IV dừng lại ngay trước một khoảng trống rộng khoảng vài thước trên hàng rào. Bất cứ lúc nào ở phía bên kia cũng có thể đột ngột ló ra một cái đầu cùng với tiếng hét khiến người ta giật bắn mình: “Ú òa!”. Tôi căng thẳng chờ đợi phút giây 2 bên tao ngộ chiến. Chỉ huy người Nga bắt đầu chui vào trong xe, đóng nắp tháp pháo, chứng tỏ sự hiện diện của chúng tôi trên bầu trời đã làm họ nghi ngờ. Tuy nhiên những chiếc T-34 vẫn giữ hướng đi cũ, chỉ tăng tốc độ. Khoảng cách giữa 2 bên chỉ còn 15-20m. Đến lúc rồi!

    Người Nga đã xuất hiện ở phía bên kia lỗ hổng hàng rào và nhìn thấy những chiếc Panzer IV đang chờ sẵn, họng pháo chỉ thẳng vào mặt. Chỉ mất đúng 2 giây để chiếc tăng Đức khai hỏa vào đồng nghiệp phía bên kia ở cự li 20m. Những mảnh vụn bắn tung tóe trong không trung. Trong vài giây tiếp theo, 6 chiếc T-34 khác không kịp bắn phát nào mà đã chìm trong ngọn lửa đỏ. Đòn đánh diễn ra một cách chớp nhoáng khiến đối phương tê liệt. Những chiếc T-34 còn lại cố gắng lùi lại sau lỗ hổng, tiến sát hàng rào, thậm chí vượt qua bờ kè đường sắt để tẩu thoát nhưng đều bị tăng Đức, với góc bắn rộng xuyên qua lỗ hổng, hạ gục tất cả. Cuộc tập kích diễn ra chỉ hơn 1 phút, xảy ra như nó đương nhiên phải thế mà không có bất cứ tổn thất nào cho người Đức. Chúng tôi chia vui với thành công của đồng đội bằng cách ném xuống cái thùng mang theo lời chúc cùng với một ít chocolate, sau đó bay về nhà.

    Quy luật cho thấy sau những sự việc như trên, thế nào tiếp theo cũng gặp những chuyện đen đủi. Lần này cũng không phải ngoại lệ. Trong chuyến xuất kích sau đó để tìm kiếm những chiếc tăng, tôi dẫn đầu, theo sau là FO Fickel và FO Stapler hộ tống bằng Stuka mang bom. Chỉ có 3 chiếc cường kích đi làm nhiệm vụ thì không có chuyện xin được tiêm kích hộ tống. Vừa bay qua đầu những chiếc thiết giáp Đức thì từ trên cao 13-15 chiếc AirCobra ầm ầm lao tới với ý định rất rõ ràng, không thể nhầm lẫn. Tất cả chúng đều sơn mũi màu đỏ và cách di chuyển theo đội hình cho thấy chúng được huấn luyện rất tốt. Tôi ngay lập tức thực hiện một cú bổ nhào ở tốc độ cực cao xuống thẳng mặt đất, kéo theo 2 đồng đội phía sau. Hạ cánh ở sân bay với những chiếc máy bay đầy thương tích nhưng tôi vui mừng vì đã đưa đồng đội về nhà an toàn. Buổi tối, mọi người tụ họp bàn tán rôm rả, cả Fickel và Stapler đều thừa nhận cú cơ động xoắn ốc đấy quá đẹp. Đấy cũng là một kinh nghiệm thực tế trong không chiến dành cho những phi công mới của đơn vị tôi.

    Phi đoàn 3 của chúng tôi chuyển đến Slynka, phía bắc của Nowo Ukrainka, nơi có một phi đoàn đang trú đóng sẵn ở đó. Tất cả 123 phi công (60 máy bay tất cả) di chuyển theo đường không, còn lại thì bằng xe tải đến Pervomaisk ở Bug. Trước đó ở Kirowograd tôi đã nhận được lệnh thăng lên cấp Thiếu tá (Squadron Leader).

    Ở Slynka, mùa đông đã đuổi kịp chúng tôi, những cơn gió lạnh buổi thổi suốt ngày, nhiệt độ giảm xuống 20-30 độ C dưới 0. Ảnh hưởng trực tiếp, rõ rệt nhất là số lượng máy bay có thể hoạt động giảm đi một cách nhanh chóng, các thợ máy cần phải được đào tạo chuyên biệt để bảo dưỡng sửa chữa máy móc ngoài trời ở dải nhiệt độ này. Thật không may đây cũng là thời điểm Liên Xô tung ra một đòn đột kích vào phía bắc Kirowograd nhằm vào cổ thung lũng Marinowka. Các nguồn lực con người và phương tiện ùn ùn đổ vào các vị trí vừa chiếm được nhằm tạo bàn đạp cho cuộc tấn công mới. Mọi máy bay còn hoạt động được đều phải huy động cho các cuộc không kích tầm thấp. Trong một phi vụ như vậy, FO Fickel bị quật rơi xuống đất bởi súng phòng không. Địa hình ở đó không đến nỗi tệ lắm nên tôi hạ cánh máy bay xuống ngay gần bên và đưa anh ta cùng với xạ thủ súng máy sau lưng về nhà an toàn. Thế là số máy bay ít ỏi của đơn vị lại giảm thêm 1 chiếc nữa.

    Xe tăng hạng trung Panzer IV của Sư đoàn SS số 3 Totenkopf

    [​IMG]
  5. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    11.831
    Đã được thích:
    23.153
    Hiếm khi xe tăng Nga tấn công vào ban đêm nhưng chỉ trong vài ngày tới chúng tôi và các đồng nghiệp phía bắc sẽ được thưởng thức chúng. Vào lúc nửa đêm, sĩ quan hành quân – tình báo hoảng hốt đánh thức tôi dậy báo có một số quân nhân thuộc Phi đoàn tiêm kích đóng ở Malaja Wisky vừa chạy đến và yêu cầu tôi cất cánh ngay lập tức, Liên Xô đã xâm nhập vào sân bay của họ, giờ đang hiện diện giữa máy bay và các doanh trại trong làng. Bên ngoài trời đầy sao và không mây. Tôi quyết định đi ra nói chuyện với những kẻ tị nạn, Malaja Wisky nằm cách 19 dặm về phía bắc, ở đó có một đơn vị không quân Đức trú đóng.

    “Chúng tôi bất ngờ nghe những tiếng động lớn trong khi đang ngủ, sau đó nhìn ra ngoài thì thấy xe tăng và bộ binh tùng thiết Nga băng ngang qua”, một người mô tả. Tất cả diễn ra rất nhanh, mọi người có lẽ hoàn toàn bị bất ngờ, bởi một số họ vẫn còn đang mặc đồ ngủ.

    Tôi cân nhắc tình hình và kết luận giờ cho máy bay xuất kích cũng không giải quyết được vấn đề vì trong đêm tối không có tầm nhìn đủ tốt để tấn công một chiếc xe tăng. Một bầu trời không mây nhiều sao vẫn là không đủ. Ném bom vào đối phương trong một ngôi làng đâu phải là chuyện đơn giản, ở đó vẫn còn vài đơn vị hậu tuyến của Wehrmatch. Phải đợi đến khi mặt trời mọc thôi.

    Chúng tôi cất cánh lúc rạng đông, các triệu chứng thời tiết cho thấy khi quay trở về sẽ phải đối mặt với sương mù. Tôi tiếp cận mục tiêu ở tầm thấp, nhìn xuống phía dưới thấy một khẩu phòng không hạng nặng Đức đang hạ nòng bắn thẳng. Họ đã hạ gục một số con quái vật thép mạo hiểm tiến tới gần, số tăng địch còn lại phải lùi ra ngoài tầm bắn, yểm trợ cho bộ binh tiến lên. Những nhân viên của Luftwaffe còn trong làng vẫn trụ lại ở các vị trí phòng thủ, họ la hét một cách vui mừng trước sự xuất hiện của chúng tôi, biết rằng những thời khắc nặng nề nhất đã qua đi. Một chiếc T-34 đâm thẳng vào cột kiểm soát không lưu và đứng im ở đó, đơn độc giữa đống đổ nát. Số khác lùi lại khu vực nhà máy, nơi có những cấu trúc cao ngất mà máy bay khó có thể bay vào. Dưới làn hỏa lực đạn pháo và bom từ trên không trung, người Nga hiểu rằng con đường duy nhất là rút lui. Phần lớn họ lùi về phía đông ngôi làng, nơi có vài khe nước sâu để ẩn nấp. Chỗ đó đang đậu đầy những xe tải chở đạn dược và xăng dầu, được bảo vệ bởi súng máy hạng nhẹ và pháo phòng không tầm trung nhưng chúng tôi hủy diệt họ, trước hết bằng bom và sau đó bằng pháo 37mm. Cuối cùng phòng không Nga cũng im tiếng, rồi lần lượt từng chiếc xe tải bốc cháy hoặc nổ tung.

    Những lính Nga sống sót chạy như bay về phía đông. Phần khó khăn còn lại là hạ cánh trên sân bay, vì sương mù bao phủ dày đặc trên đường băng, tầm nhìn quá ngắn dễ gây tai nạn.

    Đến tối, cả phi đoàn đã bay đi và quay về tới 7 lần, riêng tôi cùng một máy bay khác có 15 phi vụ xuất kích trong ngày. Malaja Wisky sạch bóng quân thù với tổng cộng 16 xe tăng địch bị phá hủy từ trên không.

    Chỉ ít ngày sau, tất cả phần còn lại của phi đoàn bay tới Pervomaisk North, hội quân với các nhân viên mặt đất. Ở đó có một đường băng nhỏ bằng bê tông, ngập sâu trong bùn, máy bay chỉ có thể đậu ở trên chứ không thể di chuyển, cất hoặc hạ cánh. Chúng tôi trú trong một cái làng ngay cạnh. Sau chuyến xuất kích cuối cùng hoặc vào những ngày không có nhiệm vụ bay, tôi và Gadermann tập thể dục bằng cách chạy marathon, kết thúc bằng việc tắm bồn nóng lạnh, sau đó trần truồng chạy ào ra ngoài trời và lăn lộn trên tuyết. Đó là một cảm giác sảng khoái vô bờ bến không thể diễn tả bằng lời, giống như bạn vừa được tái sinh một lần nữa. Một số đờn ôngđờn bà (Pans and Paninkas), những người kém hiểu biết về nước, tình cờ đi ngang qua, trố mắt nhìn chúng tôi, kinh ngạc. Khuôn mặt họ là lời minh họa sống động cho bức poster tuyên truyền Germanski nix Kultura (Người Đức kém văn hóa) vẫn dán trên tường. Biết làm sao bây giờ!

    Nếu không có trinh sát khí tượng, khu vực này hoàn toàn không thể xuất kích lúc bình minh với đội hình lớn. Mục tiêu thường bị che phủ bởi sương mù, tấn công không gây tác động hiệu quả. Lúc đó những giọt xăng dầu quý giá sẽ bị phung phí, chưa kể đến các tai nạn dẫn đến thiệt hại về con người. Do đó một mệnh lệnh được đặt ra, yêu cầu mỗi sáng sớm đều phải gửi một phi công trinh sát khí tượng đến khu vực mục tiêu, báo cáo của anh ta sẽ là tiêu chuẩn để xác định ngày hôm đó có đủ điều kiện xuất kích hay không. Đây là nhiệm vụ quan trọng nên hàng ngày tôi thường phải chọn ngẫu nhiên một phi công cấp dưới, sau đó anh ta phải lên trời cùng với FO Fickel, hoặc với người khác nếu hôm đó Fickel cần nghỉ ngơi.

    Thỉnh thoảng tôi cũng đi trinh sát khí tượng cùng Fickel, nếu thời tiết cho phép thì kết hợp luôn với trinh sát chiến trường. Phải tập trung ghi nhớ toàn bộ mặt trận trong khu vực, số lượng và mật độ bố trí lựu pháo, từ đó có thể đoán được ý đồ của địch trong tương lai gần. Các vị trí đáng chú ý được ghi ngay vào bản đồ bay, sẽ là mục tiêu trong vài giờ sắp tới của Stuka. Còn nếu bay thấp hơn, tôi có thể cung cấp cho các đồng đội dưới mặt đất thông tin về những điểm tập trung của bộ binh địch, giúp họ không bị bất ngờ trước các ý đồ tấn công. Đó là một khung cảnh ấn tượng trong ánh sáng nhập nhoạng của một ngày mới, khi hàng chục hàng trăm đốm sáng nhấp nháy dưới mặt đất, phun hàng chuỗi hạt sáng màu về phía máy bay của bạn, hàng trăm pháo hiệu đủ các màu sắc bay lên không trung, mỗi màu truyền tải một thông điệp được quy ước từ trước. Đây cũng là thời điểm hoạt động ưa thích của người Nga trong việc điều động quân, chuẩn bị cho trận đánh mới. Họ cũng cử những con Chim ưng Đỏ lùng sục trên bầu trời lúc bình minh. Đôi khi chúng tôi cũng đụng độ với chúng. Đó không phải là điều dễ được chấp nhận khi 2 máy bay chúng tôi phải chống lại số tiêm kích địch vượt trội mà không có bất cứ sự yểm trợ nào của quân nhà.

    Thời gian này trông Fickel khá mệt mỏi, Gadermann khuyên nên để anh ta nghỉ ngơi hoặc ít nhất cũng phải giảm bớt những chuyến xuất kích cùng với tôi. Dù mỗi lần trở về với chiếc máy bay hư hỏng nặng, Fickel vẫn thường cười bông lơn, nửa đùa nửa thật: “Thế là lại mất toi vài năm nữa của cuộc đời”, tôi vẫn có thể thấy rằng anh không có thể chất phù hợp với cuộc chiến quá dài này, sức chịu đựng của anh đang cạn kiệt. Tuy nhiên chưa bao giờ anh từ chối đề nghị xuất kích cùng tôi và tôi đánh giá cao tình đồng chí chân thành đó.

    Rudel minh họa chiến thuật tấn công xe tăng. Bay về phía chính diện xe tăng, bổ nhào xuống tấn công vào nóc sau xe rồi thoát li về phía phòng tuyến quân nhà.

    [​IMG]

    Ăn mừng chiến thắng bằng một cốc đầy sữa.

    [​IMG]
  6. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    11.831
    Đã được thích:
    23.153
    Trong một chuyến đi trinh sát như thường lệ, tôi và Fickel bổ nhào xuống tấn công vào một vài mục tiêu ở Kirowograd. Trời đã sáng hẳn, chúng tôi quay về phía Tây, mới đi được nửa đường thì xuất hiện trước mặt một đám mây mù dày đặc, cao ngất. Không nhìn thấy gì ở dưới đất còn trên không trung thỉnh thoảng xuất hiện một vài ống khói rồi biến mất. Khoảng cách giữa 2 máy bay được giữ ở mức tối thiểu để không lạc mất nhau. Tôi phải liên tục hạ độ cao, lúc chỗ này lúc chỗ khác. Với lượng lớn xăng bị tiêu hao trong các hoạt động trước đó cộng với điều kiện thời tiết như hiện nay thì tôi không có nhiều lựa chọn, cứ giữ độ cao lớn và bay tiếp với hi vọng thoát khỏi mây mùa sẽ dẫn đến khả năng máy bay hết xăng và phải đáp xuống vùng kiểm soát của du kích hoặc hạ thấp độ cao với hi vọng tìm được vật chuẩn để về sân bay nhà nhưng sẽ có nguy cơ va chạm trong sương mù. Tôi phải quyết định thật nhanh vì máy bay sắp vượt qua giới tuyến (ND: căn cứ vào đồng hồ tốc độ). Lúc này mọi thứ xung quanh chỉ một màu xám nhờ nhờ, không thấy đường chân trời, không thấy bầu trời, không thấy mặt đất. Rồi máy bay của Fickel biến mất, có lẽ anh ta đã va chạm vào một ống khói rồi.

    Miễn là địa hình bằng phẳng, tôi vẫn có thể bay dưới đám sương mù này. Cứ mỗi khi có chướng ngại vật xuất hiện, một cột điện báo, cây cối hoặc một gò đất nhô lên là tôi lập tức kéo cần lái và chiếc máy bay vọt lên, đâm đầu vào thứ sương mù đặc sệt như món súp đậu. Bay sát mặt đất với tầm nhìn chỉ 5-6m là một canh bạc liều lĩnh nhưng tôi bắt buộc phải chơi. Tôi bay bằng la bàn, tính khoảng cách với sân bay nhà bằng đồng hồ tốc độ, chắc chỉ còn cách Pervomaisk 20 phút bay. Giờ thì máy bay đang đi vào địa hình đồi núi, sương mù dày đến mức chỉ cần nhích nhẹ cần lái, máy bay hơi tăng độ cao là nó đã bao phủ xung quanh, che khuất tầm nhìn. Chả mấy chốc máy bay vọt sang một bên, đốn gục hàng loạt cây cột điện. Tôi cảnh báo:

    - Henschel, chúng ta đang lao xuống đất!

    Tôi không nhìn thấy gì, không biết mình đang ở đâu, xung quanh đặc quánh một màu xám đục. Tôi hạ thấp các cánh tà (flaps) xuống, giảm ga tiết lưu, giữ tốc độ máy bay ở mức thấp và cảm nhận thấy con đường phía dưới. Máy bay tiếp đất an toàn rồi từ từ dừng lại. Henschel kéo kính buồng lái, nhảy ra với nụ cười rộng ngoác:

    - Lần này chúng ta thật may mắn.

    Tầm nhìn giờ khoảng 50m. Chúng tôi dường như đang đứng trên một cái gò, còn sương mù cuồn cuộn chảy tràn xuống dưới. Tôi bảo Henschel đi bộ về phía sau một chút, hình như có tiếng động cơ xe cơ giới phía đó. Còn tôi thì ngồi vững chắc trong chiếc Ju 87 yêu quý, vui mừng vì được thoát chết một lần nữa. Henschel đã quay trở lại, tôi đoán đúng, ở đó có một con đường. Những người lính vận tải thông báo rằng Pervomaisk cách đây 25 dặm về phía trước, nằm ngay trên con đường này. Tôi khởi động lại động cơ, rồi lái máy bay như một chiếc ô tô về phía con đường. Cứ thế, chúng tôi lái bon bon về nhà, tuân thủ luật lệ giao thông, nhường đường cho xe tải nặng, đến chỗ rẽ giảm tốc độ …. , chỉ còn thiếu mỗi nước bóp còi xin đường. Bọn lính vận tải trên những chiếc xe lướt qua cứ trố mắt ra nhìn, chắc nghĩ rằng đây hẳn là máy bay ma. Chúng tôi cứ đi như thế trong 2h, hết lên dốc rồi xuống dốc, hết tăng rồi lại giảm tốc độ. Đột ngột một con đường sắt cắt ngang, máy bay không thể leo qua dù tôi cố thử nghiêng cánh rồi leo lên từng bánh xe một. Chỉ còn khoảng 7.5 dặm nữa là đến căn cứ, tôi để Henschel ở lại trông máy bay rồi nhảy lên một chiếc xe tải quân sự chạy ngang qua. Một lúc sau tôi đi vào sân bay trước sự vui mừng của các đồng đội, họ đang lo âu bởi tính theo thời gian thì xăng của máy bay đã hết từ lâu và chúng tôi không gọi điện về từ bất kì một sân bay nào khác.

    Mọi người rất lo lắng vì đến giờ này vẫn chưa có tin tức gì về Fickel. Vào buổi trưa, khi sương mù đã tan, tôi lái xe quay trở lại máy bay rồi cất cánh trên đường. Ở sân bay Pervomaisk, các thợ máy lao vào chăm sóc đứa bé hoang đàng này để tôi có thể xuất kích ngay sau đó. Khi quay trở về Gadermann nói với tôi rằng Fickel đã gọi điện về từ Nowo Ukrainka, bọn họ đã tìm được đường thoát khỏi sương mù một cách an toàn, hạ cánh xuống đất ngay vào thời điểm lạc mất chúng tôi. Giờ niềm vui mới thật là trọn vẹn.

    Rất nhanh sau đó địa bàn hoạt động được dịch chuyển lên phía bắc, nơi một lực lượng Đức đang bị bao vây tại Tscherkassy, các đơn vị dự bị sẽ tiến hành chiến dịch giải vây. Nỗ lực được thực hiện từ phía Nam và Tây Nam, với các sư đoàn thiết giáp 11 và 13, được sự yểm trợ của chúng tôi, tấn công theo hướng Bắc ở mặt Tây của Nowy Mirgorod, chiếm được con sông, nơi Liên xô đang cố thủ ngay sau đó. Ở đây có rất nhiều mục tiêu tiềm năng, các cuộc không chiến giữa 2 bên đặc biệt dữ dội, đặc biệt là với bọn Iron Gustav (ND: Máy bay cường kích Ilyushin II-2), chúng cố cạnh tranh với chúng tôi bằng cách tấn công các sư đoàn tăng Đức và các đơn vị hậu tuyến của họ. Với những chiếc Stuka chậm chạp, chúng tôi cố hết sức bẻ gãy, quét sạch sự hiện diện của chúng trên bầu trời nhưng những chiếc II-2 đấy nhanh hơn Stuka một chút vì, không giống như Stuka, bánh lăn của chúng có thể thu gọn vào trong thân. Ngoài ra, với lớp vỏ thép được bọc xung quanh, II-2 nặng hơn một cách đáng kể, khi bị Stuka lao vào công kích, chúng có thể tăng tốc một cách nhanh chóng để đối phó.

    Dù sao đi nữa, chúng tôi luôn cố gắng đưa cuộc không chiến xuống độ cao thấp, ở đó những điểm mạnh của II-2 lại trở thành bất lợi so với Stuka. Thế là vấn đề được giải quyết.

    Tôi nhớ về một lần chạm trán với II-2, khi các phi đội của tôi ném bom vào những vị trí phòng ngự của Liên xô ở trong rừng, còn tôi thì lượn vòng trên cao trên chiếc Ju 87 G-2 để tìm kiếm một chiếc xe tăng. Một đội hình II-2 xuất hiện dưới sự hộ tống của tiêm kích Lavochkin (ND: không thấy Rudel nói rõ đấy là La-5 hay La-7) và Airacobra P-39, bay cách 300m theo hướng đông nam. Số 2 đang mang bom, tôi thông báo với anh ta là sẽ tấn công bọn II-2 rồi hạ độ cao. Khoảng cách được rút ngắn đến gần 100m thì không thể tiến gần hơn bởi chúng bay nhanh quá, hơn nữa bọn tiêm kích kia đã cảnh giác, 2 chiếc cơ động vòng lại và tìm cách bám đuôi tôi. Tôi đành thực hiện một phát bắn từ khá xa, căn đúng lúc con chim vụng về kia nằm gọn trong máy ngắm rồi xả thẳng 2 viên đạn từ các khẩu pháo 37mm, nó biến ngay thành một quả cầu lửa, vỡ tung thành hàng ngàn mảnh vụn cháy sáng trong không trung. Đội hình máy bay cường kích địch tán loạn, bốc lên cao, lao xuống dưới theo đủ các ngả.

    Nhưng giờ thì 2 chiếc tiêm kích đang bám đằng sau bắt đầu vào vị trí công kích, máy bay tôi cơ động một cách điên cuồng còn chúng thì bám chặt lấy đuôi, như những kẻ si tình ngu ngốc. Cuộc săn đuổi kéo cả 3 tiến đến gần đội hình tập trung của phi cơ Đức, rốt cuộc 2 đối thủ đành bỏ cuộc, hiểu rằng tiêm kích hộ tống Đức có thể xuất hiện bất cứ lúc nào còn tôi thì rõ ràng không phải là món ăn dễ xơi.

    Vào buổi chiều hôm đó, FO Kunz không trở về sau một cuộc giao tranh ở cùng khu vực. Sự nghiệp của anh bắt đầu ở Bjelgorod và Charkow, cho đến nay đã diệt được 70 xe tăng Nga, đứng đầu danh sách những thợ săn tăng của Luftwaffe. Vận may của anh đã chấm dứt, để lại một khoảng trống mênh mông trong đơn vị chúng tôi.

    Cuộc tổng tiến công nhằm giải vây cho Tscherkassy đã diễn ra thành công, đơn vị xung kích thiết lập được đường tiếp vận vào “con nhím” rồi từ từ, tất cả được rút lui một cách trật tự. cùng với đó là “mấu lồi” và toàn bộ phòng tuyến phía trước mặt. Như một hệ quả tất yếu, chúng tôi phải bỏ Pervomiask về Rauchowka. Toàn bộ khu vực Nowo Mirgorod giờ nằm đằng sau mặt trận quân Nga.

    Một thời gian ngắn sau, những phi đội máy bay ném bom Mĩ sau khi oanh tạc nước Đức sẽ tiếp tục bay về phía Đông, hạ cánh xuống Nowo Mirgorod để nghỉ ngơi và tiếp thêm nhiên liệu. Sau đó chúng sẽ trở về những căn cứ chính ở Địa Trung Hải, chuẩn bị cho phi vụ tiếp theo.

    Trong khi đó tình hình phía Nam của chúng tôi đã thay đổi, đầu cầu ở Nikopol đã bị bỏ trống và người Nga tiến thẳng tới khu vực Nikolajew. Những sư đoàn Đức sẽ nhanh chóng bị cuốn vào các cuộc giao tranh khốc liệt ở phía Tây Bắc khu vực này

    Máy bay cường kích II-2 của Liên Xô

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Nhìn chung bề ngoài II-2 cũng khá giống Stuka, nhưng vì sinh sau đẻ muộn hơn Stuka 4 năm nên các tính năng bay tốt hơn một chút, dễ nhận thấy nhất là các bánh lăn được thu gọn vào trong thân.


    Xạ thủ sau của II-2

    [​IMG]
  7. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    11.831
    Đã được thích:
    23.153
    13. Trở lại sông Dniester


    Vào tháng 4 năm 1944, mặt trận phía Nam chuyển sang phòng ngự, chống trả quyết liệt các lực lượng Nga đang nỗ lực thực hiện một cuộc đột phá quyết định nhằm bao vây, qua đó tiêu diệt toàn bộ quân Đức ở khu vực này. Từ sáng sớm đến tối muộn, Phi đoàn Stuka xuất kích từ Rauchowka, cách mặt Bắc Odessa 125 dặm, cố gắng hỗ trợ cho các đơn vị mặt đất bằng cách phá hủy các xe tăng, tấn công các khẩu đội lựu pháo và các dàn Organ của Stalin (pháo phản lực Katyusha). Những nỗ lực đó đã thành công trong việc ngăn cản những chiến thắng quyết định của quân thù, để vài tuần sau lục quân Đức có thể rút lui xa hơn về phía Tây, đến các vị trí mới được chuẩn bị sẵn.

    Rồi một ngày chúng tôi tiến hành một chuyến bay trinh thám theo hướng tây tây bắc dọc theo con sông Dniester. Con sông bên dưới chúng tôi ngoặt gấp khúc về hướng tây bắc. Đột nhiên tín hiệu khẩn cấp từ đồng minh Rumani cho biết một đoàn xe thiết giáp và cơ giới lớn của Liên Xô đã vòng qua phía tây của Jampol. Điều này thật khó tin bởi nếu thế có nghĩa là Liên Xô đột phá về phía bắc cùng thời điểm họ vừa tấn công ở phía nam và đã ở Bessarabia, sâu trong hậu phương chúng tôi 125 dặm. Tôi đích thân thực hiện một chuyến trinh sát khác chỉ để xác nhận điều đó. Quân địch đang tập trung một lực lượng đông đảo ở khu vực Jampol, hơn nữa lại còn đang xây một chiếc cầu lớn.

    Người ta có thể tự hỏi tại sao điều này đến giờ mới bị phát hiện. Thật ra không có gì lạ, chuyện này vẫn thường xảy ra ở Nga. Mặt trận phía Đông của chúng tôi rất mỏng, giữa các cứ điểm phòng thủ chỉ được tuần tra theo định kì, ở đó quân địch dễ dàng phá vỡ một vị trí và đột nhập vào sau lưng phòng tuyến. Sau đó họ có thể chạm trán một đại đội làm bánh hoặc một đơn vị phi chiến đấu nào đó của chúng tôi. Đất đai rộng bao la là một đồng minh đắc lực của người Nga. Và với nguồn lực không giới hạn về con người, họ dễ dàng trút chúng vào khoảng không được bảo vệ yếu ớt ấy.

    Mặc dù tình hình ở Jampol là nghiêm trọng nhưng chúng tôi vẫn rất lạc quan vì khu vực này là cửa ngõ tiến vào Rumani, do quân đội Rumani bảo vệ. Vì vậy trong cuộc họp sau đó, tôi được thông báo về sự hiện diện của các sư đoàn Rumani trên sông Dniester. Phải thận trọng khi tấn công vì nhìn từ trên không trung rất khó biết được sự khác nhau giữa quân phục của quân đội Rumani và Liên Xô.

    Mục tiêu chiến lược của Liên Xô thật rõ ràng, đó là bao vây trọn vẹn các lực lượng Đức ở phía Nam rồi tấn công theo hướng Jassy vào các mỏ dầu Ploesti. Vì phi đoàn hàng ngày vẫn phải yểm trợ cho khu vực Nikolajew nên thời gian đầu chúng tôi không thể thực hiện nhiều hơn 1 hoặc 2 cuộc xuất kích xuống Jampol. Bởi tất cả các phi vụ được thực hiện trên sân bay tiền phương ở Kotowsk, phía Nam Balta, nên giờ đây chúng tôi lại quay về phía tây, tấn công vào khu vực tập trung binh lính quanh Jampol và cây cầu đang được xây ở đó. Sau mỗi cuộc oanh tạc, Liên Xô ngay lập tức thay thế những cầu phao bị hỏng rồi vội vã tiếp tục công việc xây cầu. Họ cũng cố gắng tăng cường lưới lửa phòng không và các tiêm kích đánh chặn nhưng không một lần thành công trong việc buộc chúng tôi bỏ dở sứ mệnh của mình.

    Những thành công của chúng tôi có thể dễ dàng được chứng minh bởi các thông tin bắt được từ các điện đài Nga, chủ yếu là các lời phàn nàn của bộ binh ở đầu cầu chống lại không quân của họ, buộc tội họ hèn nhát, liệt kê ra những thiệt hại về người, vũ khí, vật liệu xây dựng là hệ quả từ sự hèn nhát đó. Có một sĩ quan nói được tiếng Nga trong phi đội tôi, anh ấy thường điều chỉnh sóng radio của mình vào đúng tần số điện đài đối phương rồi dịch luôn những cuộc trao đổi từ tiếng Nga sang tiếng Đức. Đối phương đối phó lại bằng cách tạo ra những tiếng ồn dữ dội để làm nhiễu thông tin hoặc chui vào tần số điện đài Đức để thay đổi mục tiêu oanh tạc của các phi đội nhằm khiến cho máy bay Đức ném bom vào quân nhà. Tất nhiên là phía Nga cũng có người thạo tiếng Đức, trong khi chúng tôi đang bổ nhào, họ thét lên bằng tiếng Đức rất chuẩn: “Hủy tấn công, mục tiêu đã bị chiếm giữ” nhưng điều đó không đánh lừa nổi chúng tôi, những lời cuối thường bị chìm lấp trong tiếng nổ rung chuyển của quả bom. Đôi khi chúng tôi phá lên cười khi nghe được, cũng giọng nói đó, cao giọng chửi các tiêm kích Nga.

    - Red Falcons, chúng tôi sẽ báo cáo lên cấp trên về sự hèn nhát của các anh. Bay lên và tấn công bọn lợn Đức đi. Chúng tôi đã mất rất nhiều thiết bị và vật liệu xây cầu rồi.

    Từ lâu chúng tôi đã quen với tinh thần tồi tệ của đa số các phi công Đỏ, chỉ có một số ít các đơn vị danh tiếng là ngoại lệ. Những lời phàn nàn về thiệt hại này chính là sự xác nhận giá trị của chúng tôi trong cuộc chiến đấu ở nơi đây.

    Một ít lâu trước ngày 20 tháng 3 năm 1944, những cơn mưa bão dữ dội cản trở hoạt động của chúng tôi, nó lớn đến mức mà “chim sẻ cũng không thể bay, mà phải đi bộ”. Các phi công Đức bị trói chân trên mặt đất và Liên Xô, tận dụng thời cơ, vượt qua sông Dniester mà không bị cản trở. Không có khả năng thành lập một mặt trận mới để chống lại bọn họ trên mặt đất. Các nguồn dự bị đã cạn kiệt, không thể rút khỏi Nikolajew, dù là một đại đội để ném vào đây. Chỉ còn hi vọng vào các đồng minh Rumani sẽ kiên cường chiến đấu bảo vệ đất nước của chính họ và qua đó hỗ trợ cho sự thiếu hụt về mặt quân số của chúng tôi.

    Vào ngày 20 tháng 3 năm 1944, sau 7 chuyến xuất kích liên tiếp vào khu vực Nikolajew và Balta, tôi cất cánh cùng phi đoàn trong chuyến xuất kích thứ 8, thực hiện cuộc tấn công đầu tiên sau 5 ngày vào cây cầu tại Jampol. Bầu trời màu xanh lam rực rỡ, điều kiện chiến đấu lí tưởng cho phòng không và tiêm kích đánh chặn Nga, lực lượng hẳn đã được tăng cường rất nhiều sau một thời gian không phải giao chiến với chúng tôi. Vì bùn lầy phủ kín sân bay chính và sân bay Rauchowka nên phi đoàn chuyển đến sân bay bê tông ở Odessa, nơi mà những chiếc lốp rộng của Stuka có thể chống chọi với bùn lầy tốt hơn. Qua điện thoại, chúng tôi thống nhất với tiêm kích hộ tống về điểm hội quân, trên đường lượn gấp khúc rất dễ nhận biết của sông Dniester, cách mục tiêu 30 dặm ở độ cao 7500 feet. Nhưng rồi họ không xuất hiện và chúng tôi đành phải tấn công mục tiêu một mình. Thời gian này phi đoàn có một số phi công mới gia nhập, chất lượng của họ không thực sự tốt. Cũng dễ hiểu thôi, những người đàn ông “ngon lành” thì đã ra mặt trận từ lâu, vả lại, bây giờ xăng dành cho việc tập luyện được phân phối rất chặt chẽ. Tôi tin rằng ngày xưa mà người ta phân phối xăng giống như vậy thì tôi cũng không thể bay tốt như những “nhóc” phi công hiện giờ.

    Còn cách mục tiêu 12 dặm, tôi phát ra lời cảnh báo: “Tiêm kích địch!”. Hơn 20 chiếc La-5 đang lao đến gần. Những chiếc Stuka đầy nhóc bom nên rất khó cơ động, chúng tôi thiết lập đội hình phòng thủ hình elip để mỗi máy bay đều có thể bảo vệ đằng sau máy bay đồng đội, đề phòng tiêm kích địch bám đuôi bắn hạ. Bất chấp trận không chiến dữ dội, tôi vẫn phải thực hiện được nhiệm vụ, tấn công vào mục tiêu. Những chiến binh Nga cố gắng hạ gục tôi bằng một đòn tấn công trực diện nhưng tôi đã làm họ thất vọng bằng chiến thuật cực kì cơ đồng, rồi vào phút cuối đâm xuyên qua giữa đội hình đối phương, kéo ra rồi leo cao. Nếu những phi công mới có thể thoát ra thành công ngày hôm nay, họ có thể học hỏi được rất nhiều điều.

    - Sẵn sàng tấn công, giữ vững đội hình, tấn công ở cự li gần.

    Rồi tôi lao xuống cây cầu. Những chớp lửa đầu nòng của pháo phòng không lóe sáng và những viên đạn xuyên thẳng vào máy bay. Henschel báo rằng cả bầu trời nở bùng những cụm mây trắng xám của pháo phòng không hạng nặng. Đội hình chúng tôi tan vỡ, rối loạn, điều này tạo điều kiện cho tiêm kích địch dễ dàng áp sát. Tôi cảnh cáo những kẻ tụt hậu phía sau:

    - Lại gần đây, xiết chặt đội hình, chúng tao cũng sợ chẳng kém đ.éo gì mày đâu.

    Những câu chửi thề vọt ra khỏi miệng tôi. Tôi lượn vòng, ở độ cao 1200 feet, nhìn quả bom của mình trượt sát sạt cạnh cây cầu. Vậy là có gió mạnh làm chệch hướng bom.

    - Gió từ bên trái, chỉnh bom sang bên trái.

    Quả bom từ máy bay số 3 rơi chính xác vào giữa cây cầu, kết liễu nó. Vòng thêm một vòng nữa, tôi quan sát các vị trí phòng không vẫn đang hung hăng khạc lửa, ra lệnh dập tắt chúng.

    - “Ngày hôm nay họ chơi tuyệt đấy”. Henschel vui vẻ nhận xét.

    Thật không may, 2 chiếc máy bay bị tụt lại phía sau trong khi bổ nhào. Những chiếc Lavochkin tách rời chúng khỏi đội hình. Một chiếc khắp thân hình đầy lỗ thủng phóng vọt qua mặt tôi về hướng không phận kẻ thù. Tôi cố gắng bắt kịp hắn ta nhưng cũng không thể bỏ mặc cả phi đoàn vì cái thằng ngốc kia được. Trên radio tôi hò hét chửi bới nhưng chả có ích gì hết, hắn tiếp tục bay thẳng đến bờ sông Dniester của Nga, một dải khói mỏng bốc lên đằng sau máy bay. Đáng ra với vài phút bay được trên không trung đấy, giống như người kia, hắn vẫn có thể về được chiến tuyến quân nhà.

    - “Thằng ngốc đấy điên mẹ nó rồi”. Fickel bình luận trên radio.

    Giờ thì không còn đầu óc đâu để ý đến chuyện đó nữa, tôi cố gắng khép chặt đội hình elip đã rệu rã, di chuyển về phía đông. Sau 15 phút, các tiêm kích Đỏ bị đánh bại và chúng tôi chuyển sang đội hình hàng dọc, hướng về sân bay nhà. Tôi ra lệnh cho phi đội trưởng phi đội số 7 chỉ huy cuộc hạ cánh rồi cùng với FO Fickel bay ở vị trí số 2, quay trở lại không phận cây cầu.
    maseo, huytop, viagraless2 người khác thích bài này.
  8. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    11.831
    Đã được thích:
    23.153
    Tôi bay rất thấp, lướt trên mặt sông Dniester, hai bên bờ là những vách đất đựng đứng. Trước mặt là cây cầu, cách đó không xa là những chiếc tiêm kích Nga ở độ cao 3000-9000 feet. Bay dưới lòng sông như thế này rất khó để quan sát, nhưng lên cao hơn thì chắc chắn sẽ không được bọn họ đón tiếp niềm nở đâu. Tôi đành thực hiện cơ động vọt lên khỏi bờ sông rồi hạ thấp xuống, tranh thủ thời gian ngắn ngủi để tìm kiếm. Cuối cùng, qua đỉnh một bụi cây bên bờ sông, tôi nhìn thấy chiếc máy bay bị hạ cánh bắt buộc xuống cánh đồng, cách bờ bên phải khoảng 2-3 dặm. Phi hành đoàn đang đứng ngay đó, vẫy tay điên cuồng khi máy bay tôi vọt qua đầu họ. “Nếu lũ ngốc bọn anh biết cách lắng nghe thì giờ đã không phải khổ như thế này”, tôi lầm bầm trong khi quan sát phía dưới xem có hạ cánh được không. Được! Tôi hít một hơi, tự động viên mình: “Bắt đầu thôi. Nếu lần này thành công thì sẽ là phi hành đoàn thứ 7 được tôi cứu khỏi tay người Nga”.

    Tôi bảo FO Fickel ở lại trên không trung, sẵn sàng can thiệp nếu tiêm kích địch tấn công. Tôi cũng biết hướng gió từ lúc ném bom cây cầu. Hạ cánh tà xuống, giảm van tiết lưu, tôi lao xuống trong chớp mắt. Cái quái gì xảy ra vậy, tôi đã lỡ trớn, phải tăng tốc rồi vòng lại. Đây là chuyện chưa bao giờ xảy ra. Liệu đây có phải là điềm báo không? “Mày đang ở rất gần mục tiêu vừa mới bị tấn công đấy, lại còn rất xa sau phòng tuyến Liên Xô nữa. Đồ hèn nhát!”. Tôi hạ cánh tà một lần nữa, giảm van tiết lưu, máy bay hạ xuống và … ngay lập tức tôi nhận ra mặt đất rất mềm, thậm chí không cần phải phanh chúng tôi cũng dừng lại ngay trước mặt 2 ông đồng nghiệp. 2 chú lính mới, một hạ sĩ và một L.A.C (ND: tra theo bảng rank của NATO thì L.A.C cũng tương đương với hạ sĩ). Henschel mở nắp buồng lái và tôi ra dấu cho họ nhanh chóng nhảy vào. Động cơ vẫn đang hoạt động, 2 chú lính mới đã yên vị sau lưng cùng Henschel. Những con chim ưng Đỏ vẫn đang lượn vòng phía xa, chúng vẫn chưa phát hiện ra bọn tôi.

    - Sẵn sàng chưa, Henschel?

    - Rồi, sếp!

    Tôi mở van tiết lưu, phanh trái, định lùi lại phía sau rồi cất cánh theo đúng con đường mà tôi đã hạ cánh. Bánh xe bên phải cắm sâu vào lớp đất mềm, càng tăng ga càng cắm xuống sâu hơn. Máy bay của tôi sẽ không di chuyển được ở vị trí này, có thể là do có nhiều bùn kẹt giữa khung chắn bùn và bánh xe chăng?

    - Henschel, ra ngoài và tháo bỏ khung chắn bùn đi, có lẽ chúng ta sẽ cất cánh được.

    Đinh tán đã bị gẫy, khung chắn bùn ở bánh xe vẫn còn, nhưng ngay cả khi tháo bỏ nó máy bay vẫn không thể cất cánh, chúng tôi đã mắc kẹt trong bùn. Tôi kéo cần lái về phía sau, nhích nhẹ một chút rồi tăng ga hết cỡ để lùi lại, không có một chút tác dụng dù nhỏ. Giờ chỉ còn mỗi cách đào đất dưới bánh máy bay nhưng chắc cũng chẳng có ích gì hết. FO Fickel hạ thấp độ cao, hỏi qua radio:

    - Tôi có cần hạ cánh không?

    Sau một lúc do dự, tôi hiểu rằng nếu anh ta hạ cánh thì khả năng cao sẽ không cất cánh được. Tôi ra lệnh:

    - Không, anh không được phép. Bay về nhà đi

    Tôi nhìn xung quanh, một đám đông Ivan đang chạy tới, cách khoảng 400m. Phải đi thôi. “Theo tôi!”, tôi hét lên và tất cả mọi người chạy về phía nam, nhanh hết mức có thể. Trên đường bay đến đây, tôi biết rằng mình đang cách bờ sông Dniester khoảng 4 dặm. Bằng mọi giá phải vượt sông, nếu không muốn rơi vào tay người Nga. Chạy không phải là việc dễ dàng, tôi đang đi một đôi bốt cao cổ và mặc một chiếc áo lông thú. Mồ hôi chỉ là chuyện nhỏ, chả ai đủ tâm trí để nghĩ đến nó. Không ai trong chúng tôi muốn có một chỗ trong trại tù binh của Liên Xô, bởi điều đó đồng nghĩa với cái chết ngay lập tức cho đa số phi công ném bom bổ nhào.

    Mọi người cứ chạy như thế trong nửa giờ. Kết quả có vẻ khá tốt, người Nga vẫn còn cách xa hơn nửa dặm. Đột nhiên vực sâu mở ra trước mặt và chúng tôi đứng trước bờ đá dựng đứng, phía dưới là dòng sông Dniester lấp lánh. Mọi người chạy ngược chạy xuôi, cố gắng tìm kiếm một lối đi xuống dưới … Vô ích! Bọn Nga phía sau đã đuổi đến đít rồi. Những hình ảnh lộn xộn lướt vùn vụt qua trí óc, thời thơ ấu, những trò chơi, những lần ngồi trên ngọn thông trượt xuống đất, mông đè gãy những cành cây mọc ngang để giảm lực cản, đáp xuống đất an toàn. Còn cách nào khác nữa không? Tôi nhìn xuống vách đá, có rất nhiều bụi cây gai lớn, giống như cây tầm xuân ở đất nước chúng ta, đang mọc chìa ra ngoài. Chúng tôi quyết định nhảy, lần lượt từng người một, nhằm thẳng vào những bụi gai ấy, tóm lấy chúng để hãm đà rơi, trượt xuống vách đá. Mọi người rơi xuống lớp đất mềm bên bờ sông trong tình trạng chân tay rách toạc, quần áo nát bươm, Henschel đứng lên, bồn chồn đi lại dọc bờ sông, nôn nóng kêu to:

    - Chúng ta phải nhảy xuống thôi. Thà chết chìm còn hơn trở thành tù binh của người Nga.

    Tôi cố gắng tư duy một cách tỉnh táo, người chúng tôi đang nóng rực sau cuộc chạy marathon, cần phải hít thở thật sâu, điều hòa hơi thở và cởi quần áo càng nhiều càng tốt. Người Nga đã đuổi đến bờ vực, họ đang ở trên đầu nhưng vẫn chưa nhìn thấy chúng tôi do tầm nhìn bị che khuất. Họ chạy ngang chạy dọc, phát điên lên vì những con mồi đột nhiên biến mất, không thể tin được là chúng tôi dám băng qua vách đá xuống dòng sông.

    Giờ đang là mùa tan băng trên sông Dniester, nước dâng lên ngập những khoảnh đất ven bờ còn mặt sông thì đầy những tảng băng trôi. Con sông phải rộng đến 550m và nước lạnh cóng, khoảng 3-4 độ C. 3 người kia xuống nước trước, còn tôi đi sau, loay hoay cởi nốt ủng cao cổ và áo khoác lông thú. Nước từ từ dâng lên, siết chặt lấy cổ, trên người tôi chỉ còn mỗi áo sơ mi và quần cộc, bên trong là bản đồ, ví, huân chương và cái la bàn, tôi thở hổn hển, tự nói với bản thân: “Đáng nhẽ mày không bao giờ phải ở đây”, nhưng rồi buộc mình phải nghĩ đến chuyện khác, tôi lao mình vào dòng nước

    Cái lạnh làm tê liệt tôi trong một thời gian ngắn, chân tay tự dưng biến đâu mất, không còn một chút xíu cảm giác. Tôi tập trung cao độ, nghĩ về các thao tác bơi, thực hiện từng chuyển động. Bờ sông phía xa đang tiến gần lại. Những người khác đang ở phía trước. Tôi nghĩ về Henschel, hai chúng tôi đã cùng nhau vượt qua bài kiểm tra bơi khi còn được huấn luyện ở Graz, nhưng bây giờ là Dniester chứ không phải ở Graz, điều kiện bơi khó nhọc hơn hẳn, nếu Henschel cố hết sức, anh ấy có thể vượt qua thành tích cũ hoặc … tiến rất gần đến nó.

    Bơi được nửa quãng đường thì tôi bắt kịp Henschel, phía sau anh chàng xạ thủ của máy bay kia vài mét. Gã hạ sĩ đó giữ khoảng cách rất tốt, hắn có vẻ là một tay bơi giỏi.

    Bơi trong nước lạnh một thời gian, từ từ, từng chút một, các giác quan trở nên tê liệt, cảm giác sợ hãi hay đau đớn đã bị bẻ gãy. Tôi rất ngạc nhiên vì sức chịu đựng của 3 người kia, họ không giống tôi, tôi là một vận động viên quen với việc rèn luyện thân thể, có thể thường xuyên nhai ngon lành 1.500m dưới nước hoặc 9 bài tập thể dục phối hợp. Về mặt thể thao, thang đo sức mạnh thể chất của tôi là 9 (ND: cực khó để đạt tới trình độ này). Giờ thì sự rèn luyện tích cực đó đã giúp ích cho tôi. Bờ sông đã ở trong tầm với.

    Viên hạ sĩ rời khỏi mặt nước đầu tiên rồi đổ vật xuống đất, sau đó là tôi rồi đến cậu L.A.C. Hai bọn họ cứng đờ người, xương tủy đông cứng, miệng lắp bắp những câu mê sảng vô nghĩa. Phía xa kia, Henschel vẫn còn gần 130m nước phải vượt qua. Tôi ngồi xuống, nhìn anh ta vật lộn với dòng nước. Đột ngột Henschel vung tay lên, hét: “Tôi không thể, tôi không thể thêm được nữa!”, rồi chìm nghỉm. Anh ta chỉ nổi lên có một lần, rồi mất tăm.

    Tôi lao trở lại dòng nước lạnh giá, cố gắng huy động chút sức lực cuối cùng còn lại để bơi tới chỗ nhìn thấy Henschel lần cuối. Dù đến được nơi nhưng tôi không thể lặn bởi lồ.ng ngực luôn luôn bị dòng nước lạnh buốt kia siết chặt, giống như một cái đai sắt, khiến tôi không sao hít được đầy hơi vào buồng phổi. Sau một hồi vắt kiệt sức lực mò mẫm tìm Henschel, tôi bỏ cuộc, quay trở lại bờ sông, nằm sõng soài ngay mép nước … đau đớn … tuyệt vọng. Dù biết rằng nếu có tóm được Henschel thì cả 2 chúng tôi sẽ nằm lại dưới đáy sông Dniester bởi vì anh quá nặng còn tôi thì đã quá yếu nhưng nỗi đau khổ âm thầm vẫn tiếp tục cào xé trong tôi. Phải mất một lúc chúng tôi mới đứng dậy được, cùng nhau đọc bài kinh Lạy cha, cầu nguyện cho cái chết của người bạn tôi, Erwin Henschel.

    Erwin Hentschel (29/10/1917 - 20/3/1944). Huân chương Chữ thập hiệp sĩ, người bay 1490 phi vụ chiến đấu, cao thứ 2 trong lịch sử, chỉ đứng sau chính Rudel. Ở vị trí xạ thủ phía sau chiếc Stuka Ju 87, ông đã bắn hạ 7 máy bay Liên Xô. Là phi công trên giời nhưng ông lại chết đuối dưới nước.

    [​IMG]

    Từ trái qua phải, Hrabak nhận Lá Sồi, Rudel nhận Thanh Kiếm, Hentschel nhận Chữ thập hiệp sĩ từ tay Adolph Hitler. Nước Đức ngày 25 tháng 11 năm 1943

    [​IMG]
  9. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    11.831
    Đã được thích:
    23.153
    Bản đồ ướt sũng nước nhưng tôi đã ghi nhớ mọi thứ trong đầu. Giờ chúng tôi không biết mình ở sau phòng tuyến Nga bao xa hoặc lúc nào mới có thể tìm được tuyến phòng ngự của các đồng minh Rumani. Tôi kiểm tra lại vũ khí của mọi người, một khẩu 6.35mm cùng 6 viên đạn cho tôi, một khẩu 7.65mm cùng nguyên băng đạn cho của tay hạ sĩ, còn viên L.A.C thì đã gửi súng cho hà bá giữ hộ, ngoài ra còn có con dao gãy cán của Henschel. Chúng tôi bắt đầu đi bộ về phía nam, vũ khí cầm tay. Khung cảnh đồng quê thoai thoải, cảnh tượng rất quen thuộc so với lúc bay qua vào buổi sáng. Sai số có lẽ chỉ vào khoảng hơn 500m, một vài ngôi làng, 30 dặm tới phía nam của con đường sắt chạy từ đông sang tây. Tôi biết 2 địa điểm Balti và Floresti. Dù người Nga đã thọc sâu vào mặt trận này nhưng tôi tính rằng 2 vị trí đó vẫn nằm trong sự kiểm soát của quân nhà.

    Lúc này đã là 3h chiều, mặt trời lên cao ở phía tây nam, từ bên phải rọi vào mặt. Chúng tôi vẫn còn đang trong trạng thái shock lạnh, tiến vào một thung lũng nhỏ với những ngọn đồi không cao lắm ở 2 bên. Miệng của viên hạ sĩ vẫn tuôn ra những lời vô nghĩa khiến tôi cố gắng trấn an anh ta. Chúng tôi thỏa thuận với nhau phải tránh xa những nơi có người ở, mỗi người đều được phân công một góc nhất định để quan sát và cảnh báo.

    Đang yên đang lành cái bụng lại nhắc nhở tôi rằng nó đang đói, cả ngày nay tôi chưa ăn gì. Từ sáng tinh mơ chúng tôi đã phải xuất kích, đến lần này là phi vụ thứ 8, không có cả thời gian để nghỉ ngơi hay ăn uống. Sau mỗi một phi vụ, phải viết báo cáo gửi cho Quân đoàn, nhận nhiệm vụ mới qua đường điện thoại rồi lại tất bật lao ra máy bay vừa được tái nạp nhiên liệu đạn dược. Giữa cái vòng quay quay cuồng đó, những phi công có thể tranh thủ chút ít để nghỉ ngơi hay giành giật lấy một ít thức ăn nhưng tôi không có may mắn được như thế, bởi vì ngoài việc là một phi công, tôi còn là một chỉ huy.

    Chúng tôi đã đi được khoảng một giờ. Trên cao, những tia nắng mặt trời yếu dần, quần áo chúng tôi bắt đầu đóng băng. Phía trước mặt tôi có gì đó đang chuyển động. Tôi có nhầm không? Không hề! Từ khoảng cách 300m, ba bóng người tiến đến, ngược hướng với ánh nắng lấp lóa của một ngày sắp tàn. Có lẽ họ đã nằm dán mình xuống một sườn đồi đằng kia, quan sát chúng tôi một lúc lâu. Họ là những anh chàng cao lớn, đấy có phải người Rumani không nhỉ? Giờ thì tôi đã nhìn thấy rõ hơn chút ít, 2 người phía ngoài đeo súng trường trên vai, tầm 40 tuổi, có vẻ là lính dự bị, người ở giữa vẫn còn rất trẻ cầm một khẩu Tommy (tiểu liên Thompson của Hoa Kì). Họ tiến đến trong bộ quân phục mầu nâu, bộ dạng đề phòng. Rồi tôi nhận ra rằng mình không mặc quân phục, do đó không ai có thể biết được quốc tịch hoặc tổ chức mà tôi thuộc về. Tôi vội vàng giấu khẩu súng đi rồi quay sang bảo viên thượng sĩ làm theo, đề phòng những ông bạn Rumani giật mình mà làm bừa.

    Bộ ba kia dừng lại cách một mét, nhìn chúng tôi với vẻ tò mò. Tôi bắt đầu giải thích với các đồng minh rằng chúng tôi là người Đức, vừa bị hạ cánh bắt buộc, đề nghị họ giúp quần áo và thức ăn, và trên hết chúng tôi muốn quay trở lại đơn vị càng sớm càng tốt. Mặt họ tối sầm lại khi nghe thấy những âm thanh mà tôi phát ra, 3 họng súng lập tức giương lên, chĩa thẳng vào 3 khuôn mặt tái xám vì lạnh. Gã thanh niên trẻ kia giật lấy bao da của tôi, lôi khẩu 6.35 ra. Giờ thì cả tôi và họ cùng đứng quay lưng về phía mặt trời và tôi nhìn thấy trên bộ quân phục kia có phù hiệu in biểu tượng búa – liềm. Thôi, lần này ăn lol thật rồi!

    Không một giây nào tôi nghĩ đến việc trở thành một tù nhân, những tia chớp vùn vụt lướt qua chỉ tính toán cho việc trốn thoát, xác suất thành công là 1%. Đầu tôi được Moscow định giá rất cao, bắt sống còn được cao hơn nữa, thế nên chắc đ.ếch gì họ đã dám giết tôi (ND: Bố ông, chỉ giỏi nói phét, chúng nó có biết ông là ai đâu mà không dám giết :D). Tôi đã bị tước hết vũ khí. Một cách chậm rãi, tôi xoay đầu nhìn một vòng khoảng không xung quanh để ra quyết định. Bọn kia đoán được ý đồ đó, một thằng gào lên: “Stoi!” (ND: tiếng Nga Стой, nghĩa là đứng lại), tôi cúi xuống, dùng chân trụ xoay một vòng rồi bật chạy, người thật thấp, hết lách phải rồi lại lách trái. 3 phát súng nổ liên tiếp, rồi một tràng tiểu liên nối theo. Vai tôi vụt đau nhói. Thằng trẻ tuổi với khẩu Tommy đã bắn trúng vai tôi ở cự li gần, 2 thằng già kia bắn trượt hết.

    Tôi phóng chạy như một con thỏ rừng, lao lên dốc theo đường chữ chi, đạn rít chiu chiu quanh người, bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới, còn những người lính Nga thì đuổi theo phía sau, đứng lại, bắn, chạy, bắn, chạy, bắn, đứng lại, bắn …Chỉ mới phút trước thôi tôi vẫn nghĩ rằng mình không thể giơ nổi một chân vì toàn thân đang cứng đơ vì lạnh, nhưng giờ đây tôi đang thực hiện cú nước rút của cuộc đời. Chưa bao giờ tôi chạy 400m nhanh hơn lần này. Máu tuôn chảy từ vai, cái đau của nó là lời nhắc nhở tôi trong cuộc chạy đua với thần chết, đừng có bỏ cuộc! Khoảng cách giữa 2 bên giờ là 50-60m, đạn vẫn rít liên tục xung quanh. Tâm trí tôi giờ chỉ tập trung vào ý nghĩ: “Mày sẽ là kẻ thất bại nếu mày chấp nhận sự thất bại”. Ngọn đồi này dường như cao bất tận, tôi vẫn lao về hướng mặt trời, mục đích khiến cho kẻ địch khó ngắm bắn hơn nhưng ánh nắng cũng làm tôi lóa mắt, rất dễ dẫn đến sai lầm trong nhận định. Đâu cần phải nói xa, tôi vừa mới nhận được một bài học từ việc nhìn người Nga ra người Rumani đấy thôi.

    Rút cuộc tôi cũng leo lên đến đỉnh đồi, mệt đứt hơi. Để giữ sức, tôi quyết định cứ ở yên trên này, không leo lên hoặc leo xuống, chỉ cần chú ý tránh xa sườn đồi phía nam. Nhưng rồi chỉ một lúc sau tôi không dám tin vào mắt mình, từ trên đỉnh đồi có hơn 20 người Nga đang chạy xuống, hiển nhiên là họ nhìn thấy tất cả và giờ đây quyết định bao vây con mồi kiệt quệ và đầy thương tích này. Niềm tin của tôi vào Chúa bị lung lay. Ngài đã trao cho tôi hi vọng rồi lại tước đoạt nó. Giờ đây, không vũ khí, không sức mạnh, không niềm tin, tôi sẽ trở thành thứ gì? Đột nhiên, quyết tâm trốn thoát và được sống trở lại trong tôi. Tôi lao thẳng xuống dốc, theo đúng con đường vừa nãy vất vả leo lên. Phía sau tôi, ở khoảng cách 200-300m là những kẻ truy đuổi ban đầu, giờ chỉ còn 2 người, họ vẫn chưa nhìn thấy tôi vì tôi ở sườn phía xa của ngọn đồi. Người thứ 3 phải ở lại để trông giữ 2 phi công tù binh, bọn họ vẫn đứng yên trong khi tôi bỏ chạy.

    Những người lính Nga bên trái chạy song song với tôi, cũng đang đổ dốc, cố gắng cắt ngang đường chạy. Rồi tôi lao vào một cánh đồng đã được cày xới, những tảng đất lổn nhổn, những rãnh cày sâu hoắm, tôi vấp ngã và những tên lính Nga biến mất khỏi tầm mắt. Mệt chết đi được, tôi lăn qua một hòn đất to và nằm xuống, ngay nơi vừa ngã. Phải kết thúc mọi thứ ở đây thôi! Tiếc là khẩu súng lục đã bị mất nên tôi thậm chí không thể tước đi thú vui được bắt tù binh của kẻ thù.

    Tôi dõi theo bọn lính chạy xuống cánh đồng, lùng sục trên mảnh đất. Chúng đứng cách tôi chỉ tầm 15m, nhìn thẳng về chỗ tôi nằm, rồi di chuyển theo đường chéo về phía trước, vượt lên rồi xa dần. Ở khoảng cách 250m, họ đứng lại nhìn bao quát cả cánh đồng, cố xăm xoi những vị trí nghi ngờ. Còn tôi thì nằm sấp mặt trên mảnh đất lạnh băng, quần áo đầm đìa mồ hôi, vết thương trên vai rỉ máu, cố dùng những đầu ngón tay cào vào đất tạo thành một cái lỗ cáo, rúc đầu xuống. Người tôi bừng bừng trong cơn kích động với cảm giác có thể bị túm vào gáy bất cứ lúc nào, với xác suất phải lên đến 99%. Nhưng đó không phải là lí do để tôi từ bỏ hi vọng. Trực giác mách bảo tôi rằng “điều không thể” sẽ trở thành “cái có thể”, với điều kiện tôi phải tin vào chính mình.

    Giờ thì người Nga dàn thành một hàng ngang tiến về phía tôi, mỗi lúc một gần hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng tìm kiếm với mức độ nghiêm túc giống nhau. Có một tên dừng lại cách tôi chỉ 20m, đứng bất động trong vài phút. Tôi dán chặt thân mình xuống mặt đất, đầu gục xuống, mắt nhắm nghiền, đếm từng thế kỉ chậm chạp trôi qua, chờ đợi một nòng súng thọc vào người hoặc một tiếng thét. Nhưng không có gì xảy ra cả. Tôi hé mắt, liếc nhìn lên. Gã người Nga vẫn đứng đó, đầu quay sang phải, sang trái, nhìn ra phía xa chứ không chịu liếc xuống ngay dưới chân mình. Dõi theo hướng nhìn của gã, tôi rùng mình, toàn thân lạnh toát, ở đó những kẻ đầu tiên chạm trán với tôi xuất hiện một lần nữa, tay dắt theo những con chó săn.

    Đột nhiên trên không trung ầm vang tiếng động cơ máy bay gào rú. Tôi liếc nhìn qua vai thấy phi đoàn Stuka của tôi với tiêm kích hộ tống bay cùng 2 máy bay trinh sát hạng nhẹ Fieseler Storches. Thế là FO Fickel đã về nhà báo động và huy động lực lượng đi giải cứu. Nhưng đáng buồn là họ đi tìm sai hướng, tôi đã vượt sông và di chuyển 6 dặm về phía Nam. Với hoàn cảnh hiện tại, một ngón tay tôi cũng không dám giơ lên để kêu cứu, còn bọn họ thì cứ quần hết vòng này đến vòng khác trên không trung, khoảng cách mỗi lúc một xa dần, sau đó biến mất về phía đông. Tôi dõi theo một cách khao khát, đêm nay họ sẽ ngủ dưới một mái nhà, trong căn phòng kín ấm áp và an toàn còn tôi sẽ lang thang ngoài trời lạnh, có thể bị giết bất cứ lúc nào. Tôi rùng mình, ngày đã tàn, bóng tối đang dần bao phủ, tại sao bọn Nga vẫn chưa phát hiện ra tôi.

    Người Nga đang tập hợp trên đỉnh đồi, thành một hàng dài, có ngựa và chó. Chúa nhân từ, xin hãy bảo vệ con! Rồi mặt đất rung chuyển, hàng người đó tràn xuống cánh đồng, băng qua chỗ tôi nằm hơn 2m rồi mới dàn thành hàng ngang tiến lên theo kiểu trải thảm, tìm kiếm. Thần kinh tôi căng như dây đàn. Tại sao lũ chó không đánh hơi thấy tôi? Tại sao không ai nhìn thấy tôi? Nếu bọn họ dàn quân sớm hơn chút nữa thì giờ đã dẫm được chân lên lưng tôi rồi. Ồn ào và huyên náo, tất cả đám đông đó tan biến vào ánh hoàng hôn đang dần buông xuống.

    Một người lính Liên xô với tiểu liên Thompson (hàng viện trợ Hoa Kì - khoảng 140.000 khẩu). Mặt trận Stalingrad 1943

    [​IMG]
    viagraless, kuyomukohuytop thích bài này.
  10. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    11.831
    Đã được thích:
    23.153
    Tôi nằm đó một lúc lâu, cố tập trung vào hơi thở. Bóng tối đã bao trùm không gian, những ngôi sao màu lam phát sáng một cách yếu ớt trên cao. Kim la bàn không có dạ quang nhưng tôi vẫn nhìn được các thông số. Rồi tôi ngước nhìn lên bầu trời, về hướng Nam, tìm kiếm một ngôi sao dễ nhận biết, dễ định vị. “Kia rồi, từ giờ mày sẽ là người chỉ đường cho tao trong đêm tối, mày sẽ đưa tao về nhà. Này cô bạn, tên tiếng Nga của cô là gì vậy?”

    Trời đã tối hẳn, không còn nhìn thấy bóng dáng một ai nữa. Tôi đứng dậy, cứng đờ, đau nhức, đói khát, thỏi chocolate duy nhất đã nằm lại trong túi áo khoác lông thú bên bờ sông Dniester. Tránh xa tất cả các con đường, lối mòn, làng mạc, nơi chắc chắn người Nga đang canh gác, tôi bước đi theo ánh sáng của ngôi sao chỉ đường trên bầu trời, xuyên qua vùng đồng quê, leo lên đồi, đi xuống dốc, lội qua suối, vượt bãi lầy, băng ngang những cánh đồng trồng ngô đang thu hoạch. Đôi chân trần bị rạch nát rồi tê liệt cảm giác nhưng tôi vẫn phải bước đi. Tôi muốn sống, tôi phải được tự do.

    Cứ khi nào nghe thấy tiếng chó sủa là tôi lại đi vòng, vì làng xóm ở đây chắc chắn không còn dân thường sinh sống. Thỉnh thoảng có tiếng súng nổ phía xa, đôi lúc biến thành tiếng động ầm ầm của một trận pháo kích. Trong bóng tối, tôi bước thấp bước cao, đôi khi lao mình xuống những mương nước chạy ngang mặt đất, 2 chân cắm sâu xuống lớp bùn, người nằm sõng soài trên đó. Phải sau hàng chục phút nằm thở, tôi mới đủ sức trèo lên khỏi bờ dốc của con mương để tiếp tục cuộc hành trình. Đến 9h tối thì tôi quyết định dừng lại, tìm kiếm một ngôi nhà, một chút nước và thức ăn. Nếu không được nghỉ ngơi thì ngày mai tôi chết mất.

    Tôi đi theo tiếng chó sủa phía xa, tìm kiếm một ngôi làng gần đấy. Nông trại thứ nhất không có người ở, nông trại thứ hai cũng thế, ở nông trại thứ 3, sau khi gõ cửa một cách kiên nhẫn tôi đánh liều trèo qua cửa sổ. Mới thò được nửa người vào trong thì cửa kẹt mở, một bà lão xuất hiện, thế là tôi lại trèo ra, đi vào theo cửa chính. Bà lão một tay cầm cây đèn dầu tay kia cố đẩy tôi ra ngoài nhưng không nổi. Tôi giữ bà lão lại, chỉ tay về phía ngôi làng, hỏi: “Bolshewisti?”, bà ta gật đầu. Vậy là người Nga đang ở đó. Tôi vào trong nhà, căn phòng hiện lên dưới ánh đèn dầu mờ ảo, một cái bàn, ghế dài, cái tủ đứng kiểu cổ …, một người đàn ông tóc hoa râm, tầm 70 tuổi, nằm ngủ trên chiếc giường gỗ xiêu vẹo. Tôi lẳng lặng đi đến, nằm xuống bên cạnh ông ta. Tôi có thể nói gì đây, tôi không biết tiếng Nga. Mặt khác, 2 vợ chồng kia biết rằng tôi không có ý đồ xấu. Vẻ ngoài tôi tả tơi với đôi chân trần, chiếc áo sơ mi loang lổ máu, trông giống như một kẻ bị săn đuổi hơn là thằng ăn trộm. Tôi không hỏi xin họ áo hoặc giày, tôi chỉ muốn được nghỉ. Người đàn bà quay trở lại bên chiếc giường, ngồi xuống. Trên đầu chúng tôi, ngọn đèn dầu tỏa ra một thứ ánh sáng bé xíu, yếu ớt.

    Nằm được một lúc thì bụng sôi ùng ục vì đói, tôi ngồi dậy trên giường, chắp 2 tay về phía bà lão rồi làm động tác nhai nuốt thức ăn. Đó là thứ ngôn ngữ cổ xưa mà bất kì ai thuộc bất kì dân tộc nào trên trái đất cũng hiểu. Sau một lúc do dự, bà ta mang ra một cốc nước và miếng bánh mì ngô hơi bị mốc. Tôi ngấu nghiến nhai nuốt thứ cao lương mĩ vị đó, cảm thấy sức mạnh đang quay trở lại thân thể, cùng với đó là ý chí sống và lòng quyết tâm. Nhẩm tính bây giờ là 9.20, tôi sẽ nghỉ ngơi đến 1h sáng. Tôi nằm xuống giường nhắm mắt ngủ nhưng với sự chính xác của chiếc đồng hồ cứ 15 phút lại mở choàng mắt, kiểm tra thời gian rồi ngủ tiếp ….. Mãi rồi cũng đến giờ phải lên đường. Tôi bước ra ngoài trời, bà lão vội vàng đóng cánh cửa lại sau lưng. Đêm tối lãnh lẽo mở rộng vòng tay ôm tôi vào lòng.

    Trời đang mưa, tối đen như mực, không nhìn thấy cả bàn tay trước mặt. Ngôi sao chỉ đường của tôi đã biến mất, giờ thì biết đi theo hướng nào đây? Rồi tôi sực nhớ mấy tiếng trước gió luôn thổi vào lưng, giờ tôi cũng sẽ xoay lưng về hướng gió để đi về phương nam. Nhưng không biết gió có đổi hướng không, hơn nữa, ở đây, giữa các nông trại san sát nhau thì hướng gió cũng không còn chính xác nữa. Tôi mò mẫm trong đêm tối, va ống đồng vào một vật sắc nhọn, vừa nhăn nhó vì đau vừa di chuyển tránh xa tiếng chó sủa, cầu nguyện mình không lao thẳng vào một vọng gác tiền tiêu nào đó của lính Nga. Cuối cùng tôi cũng thoát ra ngoài đồng trống mà lòng vui mừng khôn xiết, lại băng qua đồng, leo lên và tụt xuống những ngọn đồi, những cánh đồng ngô, những khoảnh rừng thưa, những con suối lấp xấp nước ... cố gắng chỉnh hướng đi theo những làn gió. Rồi từ từ, chân trời đằng xa ửng hồng, bình minh đang đến ở bên trái tôi. Vậy là tôi vẫn đi đúng hướng. Trong 2 ngày qua, tôi đã đi được khoảng 16-18 dặm về phía nam sông Dniester.

    Trước mặt là một ngọn đồi cao hơn 300m, tôi tìm đường lên đỉnh để quan sát được toàn bộ khu vực. Cách đây vài dặm là 3 ngôi làng nhỏ, một con dốc thoải thoải dài khoảng 6 dặm chạy thẳng từ trên đỉnh đồi về phía nam, hai bên sườn dốc nhẵn thín. Vậy là giữa ban ngày tôi có thể thoải mái di chuyển mà không sợ người lạ lén lút tiến đến gần. Bình thường ở cự li này tôi chạy mất khoảng 40 phút, nhưng giờ chắc phải mất 60 phút. Tôi sẽ phải cố gắng thực hiện một cuộc thi marathon, chạy 6 dặm trong vòng 60 phút với phần thưởng là sự tự do. Vậy là trong bộ dạng quần áo tả tơi, chân bước khập khiễng, tay ôm chặt lấy sườn để không làm bật máu vết thương trên vai, tôi bắt đầu chạy.

    Cố gắng tập trung tâm trí vào đôi chân, tôi chạy trong hơn một giờ đồng hồ, thỉnh thoảng chuyển sang đi bộ rồi lại chạy, cuối cùng tôi cũng xuống được đến chân đồi, lao vào một vùng đồng bằng bằng phẳng với những nếp gấp lồi lõm uốn lượn quanh co. Bây giờ là 7h, thời khắc nguy hiểm trong ngày vì rất dễ có những cuộc tiếp xúc không mong muốn nhưng toàn thân mệt lả, vừa đói vừa khát, tôi quyết định đột nhập vào nông trại đầu tiên xuất hiện trong tầm nhìn.

    Đó là một nông trại bị bỏ hoang, bên trong rỗng tuếch, sinh vật sống duy nhất là một con chuột vọt ra từ góc nhà. Ở trong chuồng gia súc có một đống lá ngô, tôi dùng bàn tay đào bới, kiếm tìm, nhưng chả có gì ăn được, không có lõi ngô, không có hạt ngô, chỉ toàn lá là lá.

    Ở nông trại tiếp theo cũng không có gì khác. Thất vọng, tôi quyết định sẽ thay bữa ăn bằng một giấc ngủ. Vừa đào xong một cái lỗ giữa đống lá ngô, đang định chui vào thì ngoài đường có tiếng ầm ầm vọng tới. Tôi chạy ra cửa nhìn thấy một chiếc xe ngựa đang chạy dọc theo con đường trước cửa nông trại, bên trên là một người đàn ông đội mũ lông chỏm và một … cô gái. Không có gì tuyệt vời hơn là gặp một cô gái ở nơi chốn này vì đấy là chỉ dấu cho sự an toàn, ít ra cũng phải đến 70%. Tôi tiến đến phía họ, nhìn chiếc mũ lông kia có thể đoán là người Rumani. Tôi hỏi cô gái:

    - Cô có gì để ăn không?

    - Ông có muốn ăn cái này không?

    Cô lôi một vài chiếc bánh ỉu xìu ra khỏi túi, đưa cho tôi. Người đàn ông dừng con ngựa lại. Đến lúc này tôi mới nhận ra mình vừa đặt câu hỏi bằng tiếng Đức và được trả lời cũng bằng tiếng Đức.

    - Sao cô lại biết tiếng Đức vậy?

    Cô trả lời rằng mình đến từ Dnjepropetrowsk cùng những người lính Đức và học tiếng từ họ. Bây giờ cô muốn ở lại với anh chàng Rumani bên cạnh, họ đang chạy trốn khỏi người Nga.

    - “Nhưng 2 người đang hướng thẳng tới chỗ bọn họ mà” - Họ nhìn tôi với vẻ ngờ vực – “Người Nga đã tới thị trấn đằng kia chưa?”

    - Không, đấy là Floresti

    Câu trả lời làm tôi choáng váng. Đấy chính là thị trấn nằm trên tuyến đường sắt Balti – Floresti mà tôi biết rất rõ.

    - Này cô gái, điều này rất quan trọng với tôi, ở đấy có người lính Đức nào không?

    - Không, người Đức đã đi rồi. Nhưng có lẽ người Rumani vẫn còn ở đó.

    - Cám ơn cô. Chúc 2 người thượng lộ bình an.

    Tôi vẫy chào cho đến khi chiếc xe ngựa biến mất. Rồi đứng đực ra đó, tự hỏi tại sao lại không trưng dụng chiếc xe ngựa. Nhưng rồi tôi lại gạt bỏ nó ra khỏi tâm trí, cặp đôi kia cũng chỉ đang chạy trốn giống như tôi, hành động xâm phạm tới lợi ích của họ không phải là điều đúng đắn để cảm ơn Thiên chúa vừa giải cứu tôi khỏi cơn hiểm nguy này.

    Cơn phấn khích nhanh chóng qua đi, bỏ tôi lại với cái mệt mỏi rã rời. Tôi lê bước 6 dặm cuối cùng với đôi chân càng lúc càng nhức nhối và bả vai tê dại, hòa mình vào dòng người tị nạn đang hoảng sợ chạy trốn cùng với đủ thứ đồ đạc, xe cộ. Ở ngoại ô Floresti xuất hiện 2 người lính đang đứng trong hố cá nhân bên đường, tôi khập khiễng lại thật gần chỉ để chắc chắn rằng họ đang mặc bộ quân phục Đức. Đó là một cảm giác nhẹ nhõm không thể miêu tả bằng lời.

    - “Lại đây!”. Tôi gọi họ

    - Ông bảo lại đây nghĩa là sao? Mà ông là ai, hả ông tướng?

    - Tôi là thiếu tá Rudel.

    - Không! Ông trông chả có vẻ gì giống một thiếu tá.

    Tôi không có giấy tờ chứng minh, nhưng trong túi vẫn còn huân chương Chữ thập hiệp sĩ với Lá sồi và Thanh kiếm. Tôi lấy ra, đưa cho bọn họ xem. Nhìn thấy nó, viên hạ sĩ nói:

    - Chúng tôi xin nhận lệnh từ ngài!

    - Có một chỉ huy người Đức nào không?

    - Không, chỉ có một văn phòng hậu tuyến của bệnh viện tiền phương thôi.

    Đấy là nơi tôi phải đến. 2 người lính xốc nách đưa tôi đi vì giờ tôi không lết nổi một bước. Tại đó, viên bác sĩ khéo léo dùng kéo tách những mảnh quần áo dính chặt với da, bôi iodine lên những vết thương ở chân và băng vết đạn bắn trên vai tôi. Trong khi đó tôi nhai ngốn ngấu một miếng xúc xích Đức lớn. Rồi tôi yêu cầu một chiếc xe chở ngay đến sân bay Balti, hi vọng sẽ tìm được một chiếc máy bay để bay về với phi đoàn của mình. Viên bác sĩ băn khoăn

    - Mặc gì cho ngài bây giờ nhỉ? Chỗ chúng tôi không có gì cho ngài mượn.

    Họ quấn tôi trong một cái chăn, rồi mọi người lên ô tô đi Balti, tiến vào trong sân bay, dừng lại trước lều điều khiển không lưu. Người ra mở cửa xe chính là FO Ebersbach, sĩ quan phi đoàn của tôi, anh ta báo cáo:

    - Trung úy Ebersbach, chỉ huy đơn vị tiền phương của Phi đoàn số 3 thiết lập ở Jassy.

    Một người lính đứng ngay sau anh ta mang theo một ít quần áo. Điều đó có nghĩa là trong khi tôi đang trần truồng và trên đường đến đây, Floresti đã gọi điện báo trước và Ebersbach tình cờ có mặt ở đây, ngay tại Balti, tiếp nhận thông tin gây sốc này. Tôi leo lên một chiếc Ju 52 (ND: máy bay vận tải 3 động cơ) bay đến Jauchowka để gia nhập Phi đoàn. Ở đây điện thoại liên tục đổ chuông, tin tức được lan truyền với tốc độ ánh sáng còn người đầu bếp Runkel đang chuẩn bị sẵn một chiếc bánh ngọt lớn trong lò. Cả phi đoàn xúm lại chào đón tôi với những khuôn mặt rạng rỡ. Tôi cảm thấy như mình vừa được hồi sinh, cuộc hội ngộ này là phần thưởng vinh quang nhất mà tôi đạt được trong cuộc chạy đua giành quyền sống sót với vị thần của chiến tranh.

    Ju 53, máy bay vận tải 3 động cơ Đức đang thả hàng trên mặt trận phía Đông. Năm 1941.

    [​IMG]

    Những người lính Đức ở sân bay Stalingrad đứng nhìn một chiếc Ju 52 hạ cánh, phía xa một chiếc khác chuẩn bị cất cánh. Đấy là cầu nối duy nhất giữa họ với thế giới bên ngoài. Năm 1943
    [​IMG]
    viagraless, huytopkuyomuko thích bài này.

Chia sẻ trang này