1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Stuka Pilot-Hans Ulrich Rudel-Huy chương Chữ thập hiệp sĩ với Lá sồi vàng, thanh kiếm và kim cương.

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ChuyenGiaNemDa, 09/11/2021.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    5.771
    Đã được thích:
    8.652
    Súng Mỹ bắn mới trúng. Còn súng Nga giao bọn iVan bắn toàn trượt =)), có truyền thống rồi nhé. Thằng phắc cốp nói đúng là súng Mỹ có bắn trúng cũng chả chết =))
  2. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    11.831
    Đã được thích:
    23.153
    Chúng tôi thương tiếc về sự ra đi của Henschel, xạ thủ giỏi nhất với hơn 1.200 phi vụ chiến đấu (ND: chính xác là 1490 theo hồ sơ lưu trữ của CHLB Đức.). Buổi tối hôm đó chúng tôi ngồi tụ tập rất lâu bên lò sưởi, ăn mừng và trò chuyện. Quân đoàn gửi tới những đại diện, trong đó có một bác sĩ chăm sóc tôi 24/24, họ cũng chuyển lời chúc mừng của tướng quân cùng lệnh cấm tôi chiến đấu và phải bay về nhà nghỉ phép càng sớm càng tốt, ngay khi điều kiện sức khỏe cho phép. Một lần nữa tôi lại phải làm ông thất vọng. Mối lo lắng đang đè nặng tâm trí tôi là làm thế nào để ngăn chặn các lực lượng Xô viết từ sông Dniester thọc sâu xuống phía nam. Làm sao có thể nằm yên trên giường được, dù chỉ một ngày?

    Ngay sáng hôm sau, tất cả nhân sự được lệnh chuyển tới Jassy nhưng điều kiện khí tượng rất tệ, không thể bay, tôi chỉ còn cách tuân theo mệnh lệnh của bác sĩ nằm dài trên giường. Hôm sau nữa cuộc chuyển quân mới được thực hiện, tới nơi sẽ trở thành điểm xuất phát cho các cuộc oanh tạc xuống sông Dniester. Vai của tôi bị băng chặt, cánh tay không thể cử động nhưng điều đó không quan trọng lắm. Tệ hại nhất là chân tôi bị mất rất nhiều thịt, đau đớn kinh khủng mỗi khi sử dụng các cơ chân. Vì không thể di chuyển, cuối cùng tôi được các đồng đội đưa vào trong máy bay.

    Jassy là một thị trấn xinh đẹp vẫn còn nguyên vẹn của Rumani. Chúng tôi như những đứa trẻ, háo hức ngắm nhìn những khung cửa sổ của các cửa hàng, chúng làm mọi người nhớ về quê nhà.

    Vào buổi sáng hôm sau, trinh sát phát hiện được một số lượng lớn thiết giáp và cơ giới ở phía bắc Balti, có lẽ chúng đã chiếm được thị trấn. Thời tiết lúc đầu rất tệ, đây là đất nước của núi non và những đỉnh núi luôn bị bao phủ bởi mây mù.

    Tình thế lúc này thật vô vọng, không có bất kì lực lượng mặt đất nào trên mặt trận của chúng tôi. Cơ giới địch có thể tràn tới đây trong vòng nửa ngày, ai có thể chặn chúng lại? Chúng tôi đang đơn độc giữa cơn bão tố. Trinh sát báo về là có rất nhiều súng phòng không đi cùng với mũi tiến công của quân Đỏ, còn trên trời thì Lag-5 và Airacobra che phủ cho các đơn vị thiết giáp xung kích. Toàn bộ mặt trận miền Nam ở Nga và các mỏ dầu của Rumani, 2 yếu tố có vai trò tối quan trọng với Đế chế đang bị đe dọa. Tôi bỏ ngoài tai tất cả những lời khuyên về tình trạng sức khỏe tồi tệ của mình, quyết tâm ngăn chặn người Nga. Những chiếc tăng và các lực lượng xung kích của họ phải bị hủy diệt. Nước Đức cần 1 tuần để xây dựng một phòng tuyến cố thủ mới trên mặt đất. Chúng tôi sẽ là người câu giờ giúp họ.

    Chuẩn úy Rothmann, kĩ thuật viên ca 1 đưa tôi vào buồng lái. Từ đó đến 3h chiều liên tiếp là các cuộc xuất kích được tiến hành, 6 trong số chúng ở điều kiện thời tiết rất tệ hại. Phòng không địch vô cùng dữ dội, sau mỗi phi vụ tôi đều phải đổi máy bay vì hư hỏng nặng nề. Tình trạng cơ thể tôi cũng không khác mấy, chỉ có quyết tâm ngăn chặn người Nga mới có thể giúp tôi trụ lại. Ngoài ra, tôi còn muốn đáp lễ lại những kẻ vừa cố gắng tóm mình, hôm qua đài phát thanh Moscow loan tin đã bắt được Thiếu tá Rudel, hẳn là 2 đồng nghiệp đã khai ra tên tôi, phản bội lại người không chấp nhận với số phận tù binh giống như họ.

    Chúng tôi tấn công các xe tăng, xe vận tải, bộ binh và kị binh địch bằng bom và đạn pháo, từ độ cao 15-300m, tùy điều kiện thời tiết.

    Cùng với chiếc Ju 87 G-2 trang bị 2 khẩu pháo 37mm, tôi đi săn những chiếc tăng địch từ độ cao thấp. Chả mấy chốc những chiếc máy bay còn lại (của phi đội săn tăng) đều phải nằm đất vì cứ mỗi lần trở về với chiếc máy bay hư hại, tôi đều đổi lấy chiếc khác rồi nhanh chóng xuất kích. Trong thời gian tôi ở trên trời, các thợ máy hối hả lao ra sửa chữa, vá víu những lỗ thủng, nạp nhiên liệu đạn dược để các máy bay sẵn sàng cho phi vụ tiếp theo. Chúng tôi liên tục thực hiện các phi vụ, miễn là có máy bay đủ điều kiện sử dụng, thậm chí các phi công không cần chờ nhau, không cần tấn công theo đội hình chiến đấu nữa.

    Mặt trận không còn bóng dáng tiêm kích Đức, người Nga đã chiếm ưu thế tuyệt đối cả trên không trung lẫn mặt đất. Cơ động trong không chiến trở nên vô cùng khó khăn bởi vì chân tôi đau, không đạp được vào bàn đạp để sử dụng bánh lái, chỉ còn điều khiển máy bay bằng cần lái, nhưng đến thời điểm này tôi mới chỉ bị bắn trúng bởi cao xạ địch. Trong phi vụ cuối cùng của ngày, tôi bay bằng chiếc Ju 87 D-5 mang bom và 2 khẩu súng 20mm, khá yếu để công phá một chiếc xe tăng hạng trung. Mục đích chính là xác định mật độ tập trung quân địch, thu thập thông tin cho kế hoạch tấn công ngày mai. Trời đã tối, đối phương có lẽ không ngờ không quân Đức vẫn còn hoạt động, chúng tôi bay dọc theo hai con đường về phía bắc thẳng tới Balti. Ở hướng góc 11 giờ, những đám khói khổng lồ bốc lên từ một ngôi làng ở Falesti, có lẽ là một đơn vị Rumani. Tôi tách rời đội hình phi đoàn, sà thấp xuống dưới để quan sát và vấp ngay phải hỏa lực phòng không mạnh mẽ bắn lên. Rất nhiều xe tăng, phía sau là một đoàn dài xe vận tải và bộ binh cơ giới, mỗi chiếc tăng còn cõng thêm 2-3 phuy xăng trên lưng. Một ý nghĩ lóe lên trong óc, người Nga sẽ bỏ qua Jassy, vòng qua chúng tôi tiến thẳng vào trung tâm Rumani, vào các mỏ dầu ở Ploiesti, vì thế sẽ cắt rời mặt trận miền Nam của chúng tôi khỏi hậu phương. Họ tận dụng bóng đêm để tập trung quân và chuẩn bị cho đòn đột phá, hạn chế thiệt hại từ không quân Đức. Những phuy xăng mang theo là để đẩy nhanh tốc độ tiến công của xe tăng mà không cần phải chờ những đoàn xe hậu cần chậm chạp dễ bị tấn công bởi Stuka. Ngăn chặn kế hoạch này là trách nhiệm của chúng tôi. Tôi ra lệnh qua radio:

    - Đây là cuộc tấn công vô cùng quan trọng. Thả từng quả bom một. Bắn tất cả đạn ở ở độ cao thấp. Xạ thủ phía sau nhằm vào các xe cơ giới.

    Tôi lần lượt thả bom rồi tấn công tăng địch bằng súng 20mm. Bình thường thì cỡ đạn này chỉ gãi ngứa cho bọn chúng, nhưng với những thùng xăng trên lưng thì không. Địch cố gắng phản ứng có kỉ luật sau đợt tấn công đầu tiên nhưng đến đợt công kích thứ hai thì đội hình tan vỡ. Vượt qua làn đạn phòng không bắn trả quyết liệt, chúng tôi lăn xả xuống xua những chiếc xe chạy tán loạn ra khỏi con đường, lao ra ngoài đồng, chạy tản ra hoặc co cụm lại thành một đống hỗn độn. Bằng hàng loạt đạn cháy hoặc đạn nổ, được giúp sức bởi xăng và gió lùa, máy bay Stuka khiến những chiếc xe tăng chìm trong ngọn lửa sáng chói, kết thúc bằng một tiếng nổ chói tai hoặc phun ra những cơn mưa pháo hiệu đủ màu sắc.

    Mỗi lần lao xuống tấn công tôi đều cảm nhận được tầm quan trọng về sứ mệnh của mình với bao hi vọng (mà nước Đức) trông đợi vào chúng tôi, mong chúng tôi thành công. Thật vô cùng may mắn khi hôm nay phát hiện được đoàn xe. Máy bay tôi đã xài hết cơ số đạn sau khi hạ gục 5 chiếc xe tăng nhưng trên cánh đồng vẫn còn mục tiêu, một số thậm chí vẫn đứng yên. Không thể để chúng thoát dễ dàng như thế.

    - Hannelore 7, I – Đó là mã radio của phi đội trưởng phi đội 7 – Anh sẽ là người chỉ huy phi đoàn hạ cánh sau khi bắn hết đạn.

    Bỏ bọn họ lại ở chiến trường, tôi và số 2 quay trở về sân bay với tốc độ tối đa. Chúng tôi không cần nạp thêm nhiên liệu, vẫn còn đủ cho một chuyến xuất kích nữa, việc cần làm bây giờ là phải chất đạn dược lên máy bay thật nhanh. Bóng tối đã phủ kín cả sân bay, tôi sốt ruột nhìn những người thợ máy đang lăn xả vào công việc với tất cả năng lực và nhiệt tình, họ đã biết tình hình ngoài kia qua những lời tường thuật vắn tắt của tôi. Mười phút sau, tiếp tục cất cánh, trên không phận sân bay tôi gặp các máy bay của phi đoàn đang trở về. Tôi tức tốc quay trở lại với các mục tiêu, ánh lửa từ những đám cháy dữ dội trên nền đêm đen chỉ đường cho chúng tôi.

    Lượn vòng trên đầu các đám cháy, chúng tôi quan sát chiến trường, ánh sáng từ nhiều ngọn lửa cháy sát nhau phản chiếu lên mặt đất những hình thù kì lạ và làm nhiễu động tầm nhìn từ trên không. Sau một lúc, tôi hướng máy bay về phía bắc, bay dọc theo con đường, chả mấy chốc đuổi kịp 2 chiếc xe tăng đang chạy hết tốc lực theo cùng hướng. Bọn mày định chạy về căn cứ báo tin buồn hay sao? Tôi sà xuống, đấy không phải là mục tiêu dễ ăn nhưng giống như những đồng đội, họ vẫn mang những cái thùng lớn trên lưng, và lần lượt, từng xe một bị thổi tung. Chiếc cuối cùng vừa bốc cháy thì máy bay tôi cũng không còn một viên đạn 20mm. Thêm 2 chiếc này, chiến tích trong ngày của tôi lên đến 17 xe tăng. Toàn phi đoàn cũng diệt một số xe tương đương, bởi vậy ngày hôm nay người Nga mất tổng cộng hơn 30 xe tăng. Đó không phải là một ngày may mắn cho bọn họ. Tối nay chắc chắn cả đơn vị có thể ngủ ngon lành ở Jassy. Ngày mai chúng tôi sẽ tìm hiểu xem khả năng của kẻ thù suy giảm ở mức độ nào, còn giờ thì cả phi đoàn hạ cánh trong bóng tối hoàn toàn. Khi sự căng thẳng giảm xuống, ý thức về cái đau mới quay trở lại, những vết thương lại làm tì.nh làm tội tôi. Nhưng phải đến sau nửa đêm tôi mới được đi ngủ vì còn phải ngồi bên điện thoại báo cáo tình hình, cả lục quân và không quân đều muốn nắm bắt chi tiết những thông tin mới nhất về mặt trận.

    Không cần nghe chỉ thị mọi người đều biết nhiệm vụ cho ngày mai sẽ giống hệt như hôm nay.

    Ju 87 - D5 với súng 20mm gắn dưới cánh.

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 15/12/2021, Bài cũ từ: 15/12/2021 ---
    Người Nga chê Tommy gun mà. Sau chiến tranh lạnh, tụi Mĩ vẫn mua được từ Nga những khẩu Tommy niêm cất gần 50 năm, vẫn còn nguyên seal.

    Tommy chỉ hợp với đồ dân sự, nhìn ngầu lòi :D

    [​IMG]

    [​IMG]
    huytop, MuahoaLekimakuyomuko thích bài này.
  3. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    11.831
    Đã được thích:
    23.153
    Lịch sử phát triển Stuka, những phiên bản, những phi công danh tiếng bay trên chiếc máy bay này

    kuyomuko, MuahoaLekimahuytop thích bài này.
  4. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.057
    Đã được thích:
    29.136
    Trong cái clip nó có nhắc đến tay Rút đeo thiếu tá ấy đấy. Giờ hiện đại có cái A29 Super Tucano có thể mang đi ném bổ nhào kiểu này được, ăn đứt Stuka :-D. Trong truyện tớ thấy có 1 chi tiết khá phi lý là cái máy bay què đó sao vác nổi quả bom 1000kg ném cái tàu Marat. Chắc nhầm qua 1000 pounds. Truyện này đang được dịch từ bản tiếng Anh mà
  5. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    11.831
    Đã được thích:
    23.153
    Các tài liệu tiếng Anh đều nói thiết giáp hạm Marat bị trúng 2 quả bom, loại 2.200 lb, tương đương 1.000 kg. Đây là loại bom SC 1000, người Đức gọi là Herman bomb, lấy theo tên Bộ trưởng, tư lệnh không quân Đức. Giờ thỉnh thoảng mấy nước Đức, Anh, Balan vẫn đào được dưới lòng đất, phải sơ tán dân trong cả thành phố để hủy.

    Một quả chất lên Stuka (để ý chỗ khớp nối đặc trưng giữa cánh với thân máy bay) mang tới London cho Churchill hút :))

    [​IMG]
    maseokuyomukotoho thích bài này.
  6. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    407
    2 cái chân Stuka nhìn giống con gà Đông tảo nhỉ ? anw, bản dịch hay lắm, cảm ơn bác chủ.
    huytopChuyenGiaNemDa thích bài này.
  7. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    11.831
    Đã được thích:
    23.153
    Ở móng cái chân gà đấy người Đức lắp còi cánh quạt tạo nên tiếng rú đặc trưng khi bổ nhào, là thương hiệu cho Stuka. Đầu thế chiến lính Đồng minh nghe tiếng rít đấy trên đầu là tè ra quân. Sau phải tháo vì nó làm giảm đáng kể tốc độ cơ động của máy bay.

    Tiếng rít ấy có trong clip trên đấy

    [​IMG]
    kuyomukotoho thích bài này.
  8. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    11.831
    Đã được thích:
    23.153
    Ngay từ khi chân trời ửng hồng chúng tôi đã tiến vào khu vực mục tiêu với phỏng đoán rằng người Nga sẽ tận dụng thời gian này để hoạt động. Thời tiết rất xấu, trần mây chỉ từ 150 – hơn 200m. Một lần nữa Thánh Peter lại đứng về phe bên kia, các ngọn đồi đều bị mây mù che phủ nên máy bay phải bay dọc theo các lòng thung lũng. Ở Falesti mọi thứ chỉ còn là đống đổ nát âm ỉ cháy, đó là thành quả chiến đấu của ngày hôm qua. Phía nam Balti đã thỏa mãn trí tò mò của tôi, một đoàn dài thiết giáp và cơ giới xuất hiện, đi cùng là pháo phòng không và máy bay tiêm kích. Chỉ huy Nga có vẻ đã rút được kinh nghiệm. Cuộc chiến bùng nổ ngay sau đó với tất cả mọi bất lợi thuộc về người Đức, phải tấn công ở độ cao thấp vì điều kiện thời tiết xấu, vừa áp chế phòng không đồng thời phải lảng tránh tiêm kích địch lao vào. Trên trời chả có một mống tiêm kích Đức thế nên mọi người phải tự thân vận động. Máy bay nào cũng thủng lỗ chỗ nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục chiến đấu. Từ bỏ không phận bây giờ thì chả mấy chốc xe tăng địch sẽ kéo vào tận sân bay.

    Giờ tôi mới nhận thức đầy đủ về những mất mát sau sự ra đi của Henschel. Kinh nghiệm của người đồng đội dũng cảm đấy, nếu còn, hẳn sẽ giúp ích rất nhiều, làm cho trận đánh trở nên dễ dàng hơn với tôi. Hôm nay xạ thủ phía sau là Chuẩn úy Rothmann, một anh chàng tốt nhưng non kinh nghiệm quá. Ở đây ai cũng thích bay cùng anh vì lí do phi chuyên môn, anh ta là một con gà son, bọn họ thường kháo nhau: “Ngay cả khi mọi người không quay trở về (sau trận chiến), tôi cá rằng Rothmann sẽ làm được”. Bởi thế chúng tôi quay trở về sau phi vụ đầu tiên trong ngày, những chậm trễ trên sân bay khiến tôi trở nên mất kiên nhẫn, ngay khi máy bay sẵn sàng tôi xuất kích cùng với số 2 FO Fischer, làm một cú solo chiến đấu. Các đồng đội sẽ cất cánh sau, theo đội hình.

    Chúng tôi tìm kiếm xe tăng địch ở ngoại ô Balti, đây cũng là điểm hẹn với tiêm kích hộ tống Đức. Quần vòng ở độ cao thấp trong điều kiện thời tiết càng lúc càng tệ hại, tầm nhìn xa chỉ còn hơn 700m, tìm kiếm những anh bạn tiêm kích hàng xóm. Rồi cuối cùng cũng tìm thấy, nhưng đó toàn là tiêm kích Nga.

    - Cẩn thận, Fischer. Đấy là Airacobra. Lại đây với tôi. Thật gần vào.

    Bọn chúng đã phát hiện ra chúng tôi, tất cả khoảng 20 chiếc P-39 lao tới một cách đầy tự tin, nhanh hết mức có thể. Với bọn họ, 2 đứa tôi chỉ là 2 miếng thịt mỡ màng, ngon choét. Chúng tôi bay ở độ cao cực thấp, ngay trên đầu là trần mây, tìm kiếm một cơ hội dù nhỏ để thoát khỏi tình thế này. Vì chân đau không ấn nổi xuống bàn đạp nên chiếc Stuka của tôi không thể thực hiện những cú cơ động phức tạp, mà nó chỉ chao lượn một cách đơn giản nhờ vào cần lái. Đây là thứ chiến thuật thảm họa để đối phó với phi công địch bám đằng sau đuôi, hắn ta chỉ cần vượt qua bài huấn luyện cơ bản là có thể dễ dàng bắn hạ tôi. Rothmann bồn chồn thông báo:

    - Nó bắn chúng ta rơi mất!

    Tôi quát anh ta im mồm, tập trung vào việc bắn trả thay vì phí phạm năng lượng vào việc than vãn. Đúng lúc đó anh ta lại tiếp tục hét lên. Những viên đạn vạch đường xuyên xối xả vào thân máy bay. Bánh lái không hoạt động, một cơn thịnh nộ mù quáng bùng nổ trong tôi. Rồi tôi nghe những tiếng va chạm lớn hơn trên vỏ máy bay, chiếc P-39 đang bắn cả pháo 37mm cùng với súng 20mm. Liệu chiếu Ju 87 thân yêu của tôi còn trụ được nữa không? Bao lâu nữa nó sẽ bốc cháy hoặc nổ tung thành từng mảnh? Tôi đã từng bị bắn hạ 30 lần trong chiến tranh, nhưng tất cả đều do hỏa lực phòng không, chưa một lần nào bị hạ bởi tiêm kích địch. Mọi lần tôi đều sử dụng được bánh lái để cơ động và trốn thoát. Đây là lần đầu tiên, cũng là lần cuối cùng tiêm kích địch bắn trúng được máy bay tôi.

    “Rothmann! Bắn!”, tôi gào lên nhưng Rothmann im lặng. Lời cuối của anh ta: “Tôi bị kẹt đạn rồi!”. Mẹ kiếp! Thế là khả năng chống trả cũng không còn. Người Nga nhanh chóng nhận ra điều đó, họ lao vào công kích từ đằng sau, từ bên phải, từ bên trái. Một tên bay vòng xa đón đầu rồi thực hiện một đòn công kích trực diện. Khả năng xạ kích của họ không hề tồi, bắn phát nào thấm phát đấy. Tôi đành giở mưu chước cuối cùng, lao xuống sát mặt đất, đâm thẳng vào một khe núi hẹp đến mức chỉ đủ một chiếc máy bay chui lọt, hi vọng chúng bỏ cuộc. Chúng bỏ cuộc thật. Có thể là vì quá gần Jassy, có thể vì chúng hết đạn, cũng có thể chúng nghĩ rằng chiếc máy bay tả tơi kia sẽ rơi trước khi về đến sân bay.

    Nhưng tôi vẫn lết về được Jassy với chiếc máy bay thủng lỗ chỗ vì đạn 20mm cùng ít nhất 8 vết đạn 37mm. Số 2 của tôi, FO Fischer mất tích, anh luôn bám đằng sau tôi ở góc 4h và trong cơn hỗn loạn cả tôi và Rothmann đều không biết chuyện gì xảy ra với anh. Sự biến mất của người sĩ quan trẻ thông minh đó là một tổn thất lớn đối với cả đơn vị.

    Một biến cố lớn như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sức tập trung của phi công nhưng ta phải chấp nhận chúng. Đáp xuống sân bay, tôi lại nhảy vào một chiếc máy bay khác và ngay lập tức cất cánh với một xạ thủ thay thế cho Rothmann. Người Nga phải bị chặn lại! Đó là một ngày dài dằng dặc, nặng nề với 9 chiếc xe tăng bị tôi hạ gục. Trong chuyến xuất kích cuối cùng tôi căng hết mắt ra cũng ko tìm thấy một chiếc tăng địch, đó là dấu hiệu tốt, chỉ báo rằng Liên Xô đã hết động lực cho một cuộc tấn công. Bởi không có thiết giáp mở đường, bộ binh địch sẽ bị đè bẹp ngay lập tức.

    Chuyến bay trinh sát sáng sớm hôm sau xác nhận điều phỏng đoán của tôi. Từ trên không trung nhìn xuống, chiến trường được bao phủ bởi sự tĩnh mịch, yên lặng đầy chết chóc. Khi tôi hạ cánh sau chuyến xuất kích đầu tiên trong ngày một phi công trẻ tuổi nhảy lên cánh máy bay với một sự hào hứng tột độ, chúc mừng tôi được tặng thưởng huân chương Chữ thập hiệp sĩ với Lá sồi, Thanh kiếm và Kim cương. Đó là điện báo gửi từ tổng hành dinh Quốc trưởng, cùng với đó là lệnh cấm bay dành cho tôi. Tiếng ồn động cơ xung quanh nhấn chìm một phần lời nói của người phi công nhưng tôi nắm bắt chúng rất rõ. Để tránh có kết luận phiến diện về mệnh lệnh đó, tôi cần thêm thời gian suy nghĩ, vì thế tôi không vào phòng kiểm soát không lưu mà chỉ quanh quẩn gần máy bay cho đến khi công việc chuẩn bị cho lần xuất kích tới hoàn tất. Vào buổi trưa, qua đường điện thoại, Đại tướng triệu tập tôi đến Odessa.

    Điện mừng được gửi tới từ mọi nơi trên đất nước, bao gồm cả từ các thành viên trong bộ máy quyền lực của Đế chế. Tôi sẽ phải lao vào một cuộc chiến khó khăn để được bay tiếp. Phải đến Odessa trong khi các đồng đội đang sẵn sàng cho một phi vụ mới làm tôi cảm thấy khó chịu, giống như bị ném ra ngoài lề của cuộc chơi. Lệnh cấm bay này giết chết luôn niềm vui được công nhận về sự nỗ lực trong chiến đấu. Ở Odessa tôi không học thêm được cái mới, chỉ biết những gì đã biết và phải nghe những điều không muốn nghe. Tôi lơ đãng đón nhận những lời chúc tụng từ đồng đội, ghen tị với họ, những người sẽ được bay vào ngày mai.

    Thế là tôi bay đến Sở chỉ huy của Quốc trưởng để đón nhận Kim cương, như một phần thưởng cá nhân. Sau khi dừng lại ở Tiraspol tôi đổi sang lái Stuka với Rothmann ngồi sau – “ước gì đó là Henschel”. Qua Foskani-Bucharest -Belgrade-Keskemet-Vienna tới Salzburg. Không phải ngày nào Quốc trưởng cũng chịu tiếp một sĩ quan đến trình diện trong đôi ủng phi công bằng lông mềm nhưng đấy là cách duy nhất để tôi di chuyển, dù nó đau ghê gớm. Đại tá Von Below cũng đến Salzburg để đón tôi trong khi Rothmann về nhà bằng tàu hỏa. Tôi sẽ đón anh ta ở Silesia trên đường về.

    Trong 2 ngày tôi phơi nắng dưới hiên khách sạn Berchtesgadener, hít thở bầu không khí núi rừng hùng vĩ của quê hương, dần dần hồi phục cả về sức lực lẫn tinh thần. Hai ngày sau tôi đứng đối diện với Quốc trưởng ở dinh thự Berghof tráng lệ. Ông ấy biết tường tận về 2 tuần đáng nhớ của tôi tới từng phút một, bày tỏ niềm vui về sự biệt đãi mà Ơn trên dành cho tôi cũng như chúc mừng thành công của đơn vị tôi. Sự ấm áp, lòng chân thành của ông gây ấn tượng rất mạnh. Quốc trưởng cũng nói rằng nhiệm vụ của tôi đã hoàn thành, giờ ông ra lệnh cho tôi không được bay nữa, theo ông không nhất thiết tất cả những người lính vĩ đại phải hi sinh mạng sống, tấm gương của họ, kinh nghiệm của họ phải được bảo vệ cho những thế hệ mai sau. Tôi trả lời, từ chối nhận huân chương nếu có kèm theo quy định không cho tôi chỉ huy phi đoàn trong chiến đấu. Quốc trưởng cau mày, im lặng trong phút chốc, rồi gương mặt ông giãn ra với nụ cười: “Tốt thôi, vậy thì anh có thể bay!”.

    Ngày 29 tháng 3 năm 1944, Hitler trao tặng Rudel huân chương Chữ thập hiệp sĩ với Lá sồi, Thanh kiếm và Kim cương

    [​IMG]

    Rudel là người thứ 10 được nhận Kim Cương trong tổng số 27 quân nhân Đức được trao tặng trong cả cuộc chiến

    [​IMG]

    Một Kim Cương trong bảo tàng quân sự Đức

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 16/12/2021
    kuyomuko, huytop, viagraless1 người khác thích bài này.
  9. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    11.831
    Đã được thích:
    23.153
    Giờ thì tôi có thể thở phào nhẹ nhõm, hạnh phúc nghĩ về vẻ mặt các đồng đội khi biết tin tôi quay trở lại. Quốc trưởng mời tôi uống trà, trò chuyện trong 1-2 giờ về lịch sử, quan điểm chiến lược, kĩ thuật quân sự mới …. Ông cũng giải thích kĩ lưỡng về vũ khí V mới được thử nghiệm, nói rằng hiện tại vì độ chính xác quá thấp nên hiệu quả của nó không cao nhưng điều đó không quan trọng bởi vì sản xuất tên lửa đạn đạo là vấn đề tất yếu (ND: là thứ buộc phải trải qua, đi qua), tương lai tên lửa sẽ không sử dụng chất nổ thông thường mà phải dựa vào một thứ gì đó khác biệt đến mức sức mạnh của nó sẽ chấm dứt chiến tranh một cách hoàn toàn. Về vấn đề này, Quốc trưởng thông báo chúng ta đang tiến bộ rất nhanh trong nghiên cứu, sẽ có kết quả sớm. Tôi nghe ông nói như vịt nghe sấm, nói chung là không hiểu lắm. Mãi nhiều năm sau tôi mới biết Quốc trưởng đề cập đến năng lượng nguyên tử trong buổi nói chuyện ngày đấy.

    Ấn tượng sau mỗi buổi gặp Quốc trưởng thường rất lâu dài. Từ Salzburg tôi bay một quãng ngắn đến Gorlitz, thành phố quê hương. Những cuộc chào mừng long trời lở đất để tôn vinh khiến tôi mất nhiều neurone thần kinh hơn tất cả các phi vụ chiến đấu cộng lại, có lần vào 7h sáng một tốp thiếu nữ kéo đến dưới cửa sổ nhà tôi hát thánh ca và vợ tôi, tốn rất nhiều công sức để lôi tôi ra khỏi giường, buộc tôi phải thò cổ ra ngoài đáp lễ họ. Thật khó để giải thích với dân chúng rằng người lính đeo Kim Cương này không muốn lễ lạt, kỉ niệm hay tiệc tùng gì hết, anh ta chỉ muốn được ngủ. Tôi dành vài ngày nghỉ nữa với cha mẹ, gặp mặt người thân trong buổi họp mặt gia đình, rồi những bản tin về mặt trận phía Đông đưa tâm trí tôi hướng tới đồng đội. Giờ thì không điều gì có thể níu kéo tôi lại được nữa.


    14. Mùa hè định mệnh năm 1944


    Tôi gọi điện cho Rothmann ở Zittau rồi lên một chiếc Ju 87 bay qua Vienna – Nam Bucharest, sau ít giờ hạ cánh ở Foscani thuộc khu vực nam Rumani. Phi đoàn đang đóng quân ở bắc Husti. Mặt trận đã hình thành và vững mạnh hơn nhiều so với 2 tuần trước, chạy dài từ Pruth tới Dniester dọc theo rìa cao nguyên phía bắc Jassy.

    Thị trấn nhỏ Husti nằm nép mình bên những ngọn đồi, một số được bao phủ bởi những ruộng nho. Giá mà chúng tôi có thời gian cho thú vui hái nho thì tốt biết mấy! Sân bay nằm ở rìa bắc thị trấn còn doanh trại lại nằm ở đầu kia, vì thế mỗi sáng chúng tôi phải diễu hành qua các con phố để đến nơi trực chiến. Lúc đó cả thị trấn sẽ đổ ra đường để hóng với tất cả sự thân thiện, vui vẻ pha chút tò mò. Các đại diện của nhà thờ luôn giữ liên lạc chặt chẽ với quân đội theo sự hướng dẫn của vị giám mục mà tôi thường xuyên là khách mời. Ông ấy luôn giải thích một cách không mệt mỏi rằng chiến thắng của chúng tôi là cơ hội duy nhất để đất nước ông duy trì được sự tự do và được độc lập về mặt tôn giáo và ông mong rằng chiến thắng đó đến sớm nhất có thể. Thị trấn này cũng có nhiều các cửa hàng nhỏ với một số lượng đông đảo tiểu thương, rất khác với nước Nga Xô viết mà chúng tôi vừa phải rời bỏ, nơi mà tầng lớp trung lưu biến mất, bị nuốt chửng bởi các vị thần vô sản ngoại đạo (proletarian Moloch).

    Thị trấn này gây ấn tượng mạnh với tôi bởi số lượng chó hoang khổng lồ. Chúng kéo đàn kéo lũ lang thang khắp nơi, có thể bắt gặp ở mọi xó xỉnh, ngóc ngách, hang hốc của thị trấn. Chỗ tạm trú của tôi là một căn biệt thự nhỏ có vườn nho, ngay bên cạnh là một dòng suối mát lạnh, có thể tắm được. Vào một buổi sáng ngoài cửa sổ xuất hiện một con chó lai to lớn, 2 chân đặt lên bậu cửa sổ, đằng sau nó là một dây dài 14-15 con trong bầy đặt chân lên vai nhau, hau háu nhìn vào tôi. Có phải chúng xin ăn không nhỉ? Chúng bỏ đi một cách buồn bã khi bị xua đuổi, không sủa, chỉ thỉnh thoáng ngoái lại nhìn một cách bồn chồn, lo lắng.

    Ở đây chúng tôi sống ổn, nhận lương bằng đồng leu (ND: tiền Rumani). Ngay cả khi hàng hóa khan hiếm thì vẫn có rất nhiều trứng, vì thế chúng tôi gần như dùng toàn bộ tiền lương để mua trứng, FO Staehler lập kỉ lục trong giới sĩ quan ở đây về lượng trứng tiêu thụ với một con số đáng kinh ngạc. Vào những ngày thiếu hụt xăng dầu để bay, chúng tôi ngay lập tức lôi nguồn năng lượng mới (ND: chơi chữ không dịch được, ví von năng lượng từ trứng với năng lượng từ xăng dầu) này ra test, mọi người trong phi đội đều tham gia chạy marathon, tập gym và tất nhiên không thể thiếu một trận đấu bóng đá.

    Tôi vẫn còn đau khi cử động mạnh, lòng bàn chân chưa lành hẳn còn vai sẽ nhói buốt khi làm động tác khó. Nhưng tôi vẫn tham gia giải trí cùng với đồng đội. Ngoài ra những lúc rảnh rỗi tôi, và một số ít người khác, thường đi dạo trong rừng núi hoặc luyện tập thêm một số môn thể thao khác.

    Đôi khi chúng tôi lái xe đến sân bay từ 4-5 giờ sáng để cất cánh. Ngoài thị trấn thường hiện diện một đàn cừu rất lớn do một con lừa cai quản. Mọi người thường tò mò nhìn con lừa với lông, bờm dài phủ kín mắt, tự hỏi nó chăm nom đàn cừu như thế nào. Rồi một hôm khi xe chạy ngang qua, một người, không biết là ông tướng nào, thò tay giật đuôi Eclipse, tên con lừa do chúng tôi đặt. Nó lập tức chồm lên như một con ngựa, tung 2 chân sau lên đá hậu một cách mạnh mẽ rồi phóng chạy như bay, cả đàn cừu ngơ ngác và hoảng sợ đứng nhìn rồi phóng đuổi theo như một con lốc. Chúng tôi, những người vẫn luôn thản nhiên với mọi hiểm nguy và chết chóc trên không trung, tất thảy đều phá lên cười. Niềm vui nhỏ nhoi này sẽ còn theo chúng tôi rất lâu, vào cả trong trận chiến sắp tới.

    Khu vực mặt trận đang tương đối ổn định. Quân Đỏ đang xây dựng lực lượng, tập trung thiết bị, phương tiện, người … cho một cuộc tấn công vào trung tâm Rumani. Chúng tôi phụ trách suốt một dải từ phía tây làng Targul Frumos đến một số đầu cầu vượt ở Bắc sông Dniester thuộc khu vực phía nam Tiraspol. Hầu hết các cuộc xuất kích đều trực chỉ bắc Jassy nằm giữa những điểm trên, nơi người Nga cố gắng đánh bật chúng tôi khỏi cao điểm quanh Carbiti gần Pruth. Cuộc chiến dữ dội nhất ở khu vực này diễn ra xung quanh những tàn tích của lâu đài Stanca hay còn gọi là Castel Hill. Hết lần này đến lần khác chúng tôi mất vị trí này rồi sau đó lại chiếm lại.

    Với một nguồn lực vô tận, Liên Xô liên tục tăng cường lực lượng tới khu vực này. Về phần mình, chúng tôi oanh kích vào các khu vực trọng điểm, từ Pruth đến Dniester ngoài Kishinew và xa hơn nữa về phía đông với một loạt cái tên quen thuộc: Koschnitza, Grigoriopol, đầu cầu Butor … .. Có một thời gian ngắn Không đoàn tiêm kích 52 đến đóng ở cùng sân bay, chỉ huy là Thiếu tá Barkhorn, một tay tài ba ở mọi phương diện. Họ thường yểm trợ chúng tôi trên không trung và gặp một loạt rắc rối với những chiếc Yark 3 mới xuất hiện, được phía bên kia thỉnh thoảng đem ra trình diễn.

    Quân đoàn triển khai một sở chỉ huy tiền phương ở Jassy để điều phối tất cả hoạt động của không quân trên mặt trận, chỉ huy trưởng là một Đại tá. Ông thường lên tiền tuyến để quan sát sự hiệp đồng giữa không quân và lục quân. Đài vô tuyến của ông cho phép ông theo dõi được tất cả các liên lạc giữa các phi công với nhau và giữa các phi công với trạm điều khiển mặt đất, bất kể đó là phi công tiêm kích hay cường kích hoặc tần số sóng của chúng tôi liên tục thay đổi như thế nào. Đó là một người rất có kiến thức chuyên môn, chỉ từ những câu trao đổi ngắn gọn giữa các phi công có thể hình dung ra những khía cạnh rất nhỏ của cuộc chiến đấu đang sôi sục diễn ra trên bầu trời.

    Chúng tôi tiến về phía bắc, tấn công vào Caster Hill theo sự hiệp đồng với lục quân. Đón chúng tôi ngay trên Jassy không phải là tiêm kích quân nhà mà là một đội hình đông đảo Lag-5. Chỉ trong chốc lát bầu trời đông nghẹt những chiếc máy bay quay cuồng khi những chiếc tiêm kích địch nhanh nhẹn như mũi tên tìm cách cắt rời những chiếc cường kích Stuka chậm chạp, lặc lè bom đạn ra khỏi đội hình và hạ gục. Phi đội trưởng phi đội 7 cảnh báo tôi qua radio:

    - Từ phía dưới anh. Hannelore! Cẩn thận! Lag-5 bắn hạ anh mất.

    Tôi đã nhìn thấy kẻ cắn trộm đấy từ xa, biết mình còn nhiều thời gian để xử lí một cách an toàn. Không muốn những lời cảnh báo liên tục kia làm các phi công khác sao nhãng và mất tập trung, tôi cắt ngang một cách ngắn gọn và dứt khoát.

    - Được rồi! Kẻ bắn hạ tôi vẫn còn chưa sinh ra đâu.

    Ngày hôm sau vị Đại tá đến thăm chúng tôi, kể lại chi tiết trên rồi mỉm cười.

    - Cách động viên và giữ vững tinh thần đồng đội đấy hay đấy. Phải nói là tôi rất thích.

    Tôi thường giảng giải cho các nhân viên mới của mình như thế này: “Bất cứ kẻ nào không theo kịp tôi sẽ bị bắn hạ bởi tiêm kích. Bất cứ kẻ nào tụt lại phía sau sẽ bị bỏ rơi và toi mạng. Bởi vậy hãy luôn giữ vững cự li với tôi. Đạn phòng không luôn khoái lũ dát chết, vả lại, số đã tận thì có ngồi nhà hay ôm gái dạo chơi vẫn chết như thường. Thế nên, đừng có chết một cách vô nghĩa”

    Có những thứ mà các “lính mới” phải hiểu và ghi nhớ, nếu không họ sẽ trở thành mối nguy hiểm cho các đồng đội. Thực tế cho thấy không hoặc có rất ít thành viên đơn vị bị tiêm kích bắn hạ chứng minh tính đúng đắn trong bài giảng của tôi.

    Chỉ vài ngày sau, cũng ở khu vực đấy, trong điều kiện bị áp chế nặng nề bởi tiêm kích địch, lính mới FO Rehm đã tuân thủ chặt chẽ bài giảng trên của tôi bằng cách bổ nhào rất sát một máy bay phía trước. Cánh quạt anh ta lập tức chặt nát đuôi và bánh lái của đồng đội, buộc họ phải nhảy dù. Chúng tôi phải vội vàng lập đội hình bảo vệ vòng tròn xung quanh, ngăn chặn các tiêm kích Nga lao vào giết phi công, cho đến khi dù của họ may mắn theo gió dạt sang phòng tuyến Đức (ND: Khác với mặt trận phía Tây, tại mặt trận phía Đông máy bay Nga – Đức thường xuyên xả súng vào các phi công đối phương nhảy dù ra ngoài sau khi bị bắn hạ). Phải mất vài tháng Rehm mới trưởng thành, về sau anh trở thành một phi công hạng nhất, một phi đội trưởng dày dạn của đơn vị. Tôi rất quý anh, thường thì tôi luôn có cảm tình với những người học chậm :))

    FO Schwirblat thì không có may mắn như vậy. Đã có thời gian bay cùng tôi như hình với bóng, với 700 phi vụ chiến đấu và nhận được huân chương Chữ thập hiệp sĩ, anh mất chân trái và vài ngón tay sau một cuộc hạ cánh bắt buộc vì bị bắn trúng ngay trên đỉnh mục tiêu. Phải đến khi chiến tranh gần kết thúc, anh mới bình phục và quay trở lại với chúng tôi.

    Chỉ huy Barkhorn mà Rudel nhắc ở trên chính là Gerhard Barkhorn, ACE của Luftwaffe với 301 lần bắn hạ máy bay đối phương, toàn bộ là máy bay Liên Xô. Ông là 1 trong 2 người trong lịch sử đạt tới con số 300 chiến công.

    [​IMG]

    Sau chiến tranh ông gia nhập và tham gia xây dựng lại không quân cho CHLB Đức, nghỉ hưu với quân hàm Trung tướng

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 17/12/2021
  10. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    11.831
    Đã được thích:
    23.153
    Chúng tôi không còn thời gian để nghỉ ngơi nữa, ngoài khu vực phía bắc Jassy, người Nga còn thiết lập ở phía đông các đầu cầu vượt sông Dniester. Vào một buổi chiều, 3 chiếc Stuka là FO Fickel cùng một Chuẩn úy đồng hành với tôi làm một vòng trên sông Dniester đoạn giữa Koschnitza và Grigoriopol, nơi có một lượng lớn T-34 đột phá qua chiến tuyến. Tại khúc quanh quen thuộc trên sông sẽ là điểm hội quân với tiêm kích bảo vệ, tôi là người đầu tiên tiếp cận khu vực, nhìn thấy rất nhiều tiêm kích quần vòng nên cứ nghĩ rằng đấy là tiêm kích Đức. Sai lầm! Đến khi nhận ra thì đã quá muộn, chúng tôi không khép lại đội hình kịp nữa. Đám đông địch tràn tới, máy bay của viên Chuẩn úy nhanh chóng bùng cháy rồi biến mất về phía tây còn FO Fickel cũng thông báo bị trúng đạn rồi im bặt. Chiếc Lag-5 bám sau đuôi tôi rõ ràng được điều khiển bởi một tay cừ khôi, hắn ta hạ thấp một phần cánh tà để kiểm soát tốc độ, theo tôi như hình với bóng, không sao rũ bỏ được. Kể cả khi tôi lao vào một khe núi sâu, tìm cách để hắn ta lao xuống đất sau công kích nhưng bằng một cách nào đó máy bay hắn vẫn kéo được lên, xả một loạt đạn vạch đường sát sạt buồng lái tôi. Xạ thủ sau lưng Gadermann hét lên đầy kích động, tin rằng máy bay đã bị trúng đạn. Đến đoạn khe núi uốn cong về phía tây nam của con sông thì tôi đột ngột lượn vòng lại nhưng hắn ta tiếp tục bắn một loạt đạn trượt ngay dưới cánh trái. Súng máy của Gadermann đã bị kẹt, hắn ta kêu to: “Bay lên cao nữa!”, tôi trả lời: “Chịu thôi! Cần lái kéo hết cỡ rồi!” và băn khoăn tự hỏi làm sao thằng cha này vẫn còn lòng dạ chú ý đến chiến thuật cơ động của mình đây. Mồ hôi đầm đìa trên mặt, tôi kéo cật lực cần điều khiển, một lần nữa những viên đạn vạch đường tiếp tục sượt qua bên cánh. Tôi quay đầu lại, nhìn thẳng vào bộ mặt căng thẳng của tên phi công Nga kia, những đồng đội của hắn đã bỏ cuộc, bay lượn vòng phía xa nhưng hắn thì không. Hắn ngoan cố đua tranh với tôi trong một kiểu bay không hề dễ chịu, máy bay phải nghiêng tới 90 độ và lướt đi với tốc độ lớn ở độ cao 15-20m giữa 2 vách đá. Đột nhiên trên đỉnh vách đá xuất hiện những người lính Đức, họ vẫy tay như điên nhưng có vẻ vẫn chưa nhận thức được tình hình mà chúng tôi đang lâm vào. Rồi Gadermann thình lình gào to: “Nó rơi rồi!”

    Chiếc Lag-5 đâm sầm xuống đất, có thể do trúng đạn từ khẩu MG của Gadermann hoặc cũng có thể khung thân nó không chịu nổi áp lực từ những đường cua gấp khúc ở một tốc độ kinh khủng như thế. Tôi không thể nghĩ gì hơn vì lúc đấy tai nghe radio của tôi ngập tràn âm thanh la hét bằng tiếng Nga, như tiếng chuông phán xét ngày tận thế. Người Nga cũng đang quan sát trận đánh và phản ứng của họ cho thấy một điều gì rất bất thường.

    Tôi bay trở lại, vừa bay vừa quan sát. Đằng xa kia một chiếc Ju 87 nằm dưới cánh đồng và bốc cháy, viên Chuẩn úy và xạ thủ súng máy đứng ngay cạnh còn những người lính bộ binh Đức thì đang chạy tới chỗ họ. Có lẽ ngày mai họ sẽ quay về đơn vị. Ở sân bay, FO Fickel xuất hiện và gia nhập đội hình ngay trước khi tôi hạ cánh. Thế là tối đấy chúng tôi mở tiệc tưng bừng mừng ngày tái sinh của Fickel và Gadermann. Sáng sớm hôm sau, sĩ quan kiểm soát không lưu gọi điện chúc mừng chiến công của tôi đồng thời thông báo, một bức điện bắt được đêm qua cho thấy gã phi công người Nga đấy là một ACE, đã nhiều lần nhận được Sao vàng Anh hùng Liên Xô. Gã người Nga đó là một phi công giỏi, tôi phải lặp đi lặp lại với người báo tin như thế.

    Ngay sau đó, tôi phải tới trình diện Thống chế đế chế (ND: Tư lệnh không quân Hermann Goring) tới 2 lần. Lần đầu tiên là ở lâu đài tổ tiên của ông ta tại Nuremberg. Ngay khi bước vào sân tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy Goring và bác sĩ riêng mặc bộ trang phục đi săn Đức thời Trung cổ, bắn những mũi tên vào một mục tiêu trang trí sặc sỡ. Ông ta không phát hiện ra sự có mặt của tôi cho đến khi bắn đến mũi tên cuối cùng. Tôi cũng nhận thấy 2 người bọn họ bắn rất chính xác, đồng thời hi vọng ông ấy không bắt tôi phải thể hiện năng lực thể thao bằng cách bắn cung vì với cái vai này thì giữ cung còn khó chứ đừng nói đến giương nó lên. Sau đó, Goring giải thích rằng đây là môn thể thao ưa thích, thứ chiếm hầu hết thời gian nhàn rỗi nhưng giúp ông giữ dáng và viên bác sĩ phải tham gia cùng dù có thích hay không. Rồi ông mời tôi một bữa trưa thân mật theo kiểu gia đình, có thêm tướng Loerzer tham dự, tiết lộ mục đích của lệnh triệu tập, đó là trao tặng Huy hiệu Phi công/Quan sát viên bằng vàng đính kim cương cho tôi cùng lời mời đứng ra thành lập và chỉ huy một Phi đoàn Messerschmitt 410 trang bị pháo 50mm. Ông hi vọng loại máy bay này sẽ đạt được ưu thế mang tính quyết định so với những máy bay ném bom 4 động cơ mà kẻ thù đang vận hành.

    Tôi ngẫm nghĩ về lời đề nghị của Goring. Là một ACE trong Thế chiến thứ nhất với 22 chiến công, ông cũng là một trong 29 phi công nhận được huân chương cao quý nhất Pour le Morite của vương quốc Phổ, và như một lẽ tự nhiên ông luôn muốn những phi công xuất sắc nhất, những người đạt được Kim Cương ở trong lực lượng tiêm kích của ông, giống như ông, giống như Harman, Barkhorn, Rall, Nowotny … Giờ ông đang yêu cầu tôi, viên Kim Cương duy nhất của Stuka chuyển sang Không đoàn tiêm kích. Tôi im lặng một lúc trước khi kể cho ông nghe về những ngày đầu của sự nghiệp, rằng tôi đã khao khát đến thế nào để được trở thành một phi công tiêm kích, rồi bước ngoặt bất ngờ của số phận đẩy tôi cập bến với Stuka ra sao, rằng tôi đã trải qua bao đau đớn, tủi nhục để đạt được sự công nhận như ngày hôm nay, rằng tôi sẽ không đổi vị trí hiện tại lấy bất kì một công việc nào khác….

    Dù rất cố gắng thuyết phục tôi bằng cách viện dẫn về sự đồng ý của Quốc trưởng cho kế hoạch trên, cuối cùng Goring đành bỏ cuộc. Chuyển sang vấn đề khác, ông truyền đạt mệnh lệnh của Quốc trưởng cấm tôi thực hiện thêm bất kì một cuộc giải cứu nào phía sau chiến tuyến Nga nữa. Nếu trong tương lai phải cứu một phi hành đoàn bị bắn rơi thì nó chỉ được thực hiện bởi người khác, không phải tôi. Mệnh lệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến một quy tắc bất thành văn trong đơn vị tôi, đó là không có ai bị bỏ rơi khi phải hạ cánh bắt buộc, và bởi vì tôi là người có kinh nghiệm nhất nên khi có sự cố tôi sẽ luôn là người đi đầu. Nhưng giờ mà đi tranh cãi với Tư lệnh không quân thì vô nghĩa quá nên tôi im lặng chấp hành, bụng bảo dạ cứ để đến lúc đó rồi sẽ tính. Bởi thế 2 ngày sau tôi quay trở lại với đơn vị ở Husti.

    Chiến sự tạm lắng trong thời gian ngắn, vì thế tôi quyết định dành ít ngày tới Berlin tham dự một cuộc hội thảo đã bị trì hoãn từ lâu. Khi quay trở lại, tôi hạ cánh ở Gorlitz thăm nhà rồi tiếp tục bay về phía Đông tới Voslau gần Vienna. Tôi bị dựng dậy từ sáng sớm trong ngôi nhà một người bạn, có ai đó tìm kiếm tôi cả đêm. Điện thoại từ tổng hành dinh của Thống chế đế chế gọi đến Husti, cố gắng liên lạc với tôi nhưng không ai biết tôi ở đâu. Tôi lập tức gọi điện thoại và phụ tá của Goring tiếp máy, yêu cầu tôi đến Berchtesgaden ngay lập tức. Băn khoăn không biết đấy có phải là một nỗ lực khác tách rời tôi khỏi nhiệm vụ chiến đấu hay không, tôi dò hỏi anh ta: “Đối với tôi thì điều này là tốt hay xấu?”. Anh ta hiểu ý ngay: “Chắc chắn nó không tệ đâu”.

    Tôi bay dọc theo sông Danube trong tâm trạng vẫn còn hồ nghi. Thời tiết tệ hại hết mức, trần mây chỉ cao có 60m, các sân bay không đủ điều kiện để tiếp cận còn những khu rừng ở Vienna bị bao phủ dày đặc bởi mây mù. Từ St.Polten tôi bay qua thung lũng tới Amstetten rồi hạ cánh ở Salzburg, nơi tôi được đón tiếp rồi đưa đến nhà nghỉ của Goring, cách Berghof (nhà nghỉ của Hitler) ở mạn Obersalzberg không xa. Ông ta đi vắng, đang tham dự một cuộc họp với Quốc trưởng. Trong lúc chờ đợi, tôi đi một vòng tham quan ngôi nhà và khu vườn trang nhã, trò chuyện với Edda, con gái lớn của Goring, một cô bé được dạy dỗ rất cẩn thận. Đến khi sốt ruột và tò mò không chịu nổi nữa thì tôi được dẫn vào một căn phòng lớn với rất nhiều cửa sổ có tầm nhìn hướng thẳng ra khung cảnh núi non hùng vĩ bên dưới, lấp lánh trong ánh nắng xuân. Trang phục của Goring làm tôi bối rối, ông ta mặc một cái áo choàng toga màu nâu đỏ của người La Mã cổ với móc cài bằng vàng, hút một tẩu thuốc dài chạm tới sàn nhà cùng với bát điếu bằng sứ men hoa văn rất đẹp. Tất cả cứ như bước ra từ một cuốn tiểu thuyết, nó làm tôi nhớ đến thời thơ ấu, đã lâu lắm rồi, bố tôi cũng từng hút một tẩu thuốc dài như vậy, cao quá đầu mỗi khi tôi chơi đùa cùng nó.

    Sau khi im lặng nhìn tôi một lúc lâu, Goring bắt đầu nói. Tôi ở đây để được nhận một phần thưởng khác, huân chương Bay chiến đấu bằng vàng với kim cương (Front Flying Clasp of the Luftwaffe). Đó là một loại huân chương mới do chính Goring tạo ra để ghi dấu ấn trong sự nghiệp của phi công quân sự. Huân chương của tôi được làm bằng vàng nguyên khối, giữa là một vòng hoa bạch kim với 2 thanh kiếm bắt chéo, bên dưới là con số 2000 kết bằng những viên kim cương nhỏ, tượng trưng cho 2000 phi vụ chiến đấu. Tôi thở phào nhẹ nhõm khi phần thưởng này không có một điều kiện khó chịu nào được đính kèm theo.

    Người phi công Nga bị Rudel hạ gục là Lev L'vovich Shestakov, Đại tá, trung đoàn trưởng, Anh hùng Liên Xô. Ông là một ACE nổi tiếng, từng chiến đấu trong nội chiến Tây Ban Nha. Sau chiến tranh đồng đội của ông là Vladimir Lavrinenkov, 2 lần Anh hùng Liên Xô đã viết cuốn hồi kí His Call code - Sokol (Falcon) 1 đề cập đến cái chết của Shestakov với 90% chi tiết ăn khớp với thông tin mà Rudel miêu tả.

    [​IMG]

Chia sẻ trang này