1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Su 22 của ta lao xuống cánh đồng bốc cháy.hic.nhà nghèo còn dột!

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi guitarchacha, 09/06/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lungtung23

    lungtung23 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2004
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Vàng cách đây mấy năm chỉ 300-400$/ounce (năm 2003), hay 200-300$ (năm 2001). 1 ounce = 28,3495 gam; 1 lượng = 37,5 gam; 1$ = 14000 - 15000 đồng.
  2. dmc_xnbc

    dmc_xnbc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    Người Việt Nam riêng lẻ, rất thông minh.
    Nước Việt Nam không nghèo đâu, ra ngoài đường, những ô tô xin nhất thế giới nhan nhản, toàn của con các sếp bự đấy.
  3. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Đề nghị các bác ngừng lạc đề dùm ạh!
    Chào thân ái và quyết thắng!
  4. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Ai bẩu! Sao cứ thích tự tâng bốc bản thân mình lên thế nhờ
    Thành viên Box này đa số không cần trình cỡ cậu để dạy khôn đâu. Nếu VN ngu thật thì Ấn còn ngu hơn ( Vẫn giữ quan tài Mig-21), Thái, Phi chắc còn ngu hơn nữa ( vẫn trữ F-5), Tàu là ngu vô đối (vẫn ôm đám J-6, J-7), và Mĩ là ngu nhất quả đất (Mua T-72, Mig-29A về huấn luyện)
    P/S: Nếu tự xét mình thừa khả năng thi vào khoá đào tạo phi công QS thì hẵng mở mồm chê nhá
  5. hungdao101

    hungdao101 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/01/2008
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Ra là bác toi lai nhan dan trốn ở đây à?
  6. etendard

    etendard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Phi công Trần Thanh Nghị trong ký ức người thân
    Cập nhật lúc : 9:45 AM, 17/06/2009
    Người phi công ấy hoàn thành nhiệm vụ của một người lính, rồi hòa mình mãi mãi vào màu xanh của đất trời Việt Nam, cái màu xanh mà vì nó biết bao đồng đội của anh đã ngã xuống để gìn giữ.
    Như những giờ bay thường lệ, trước khi bước lên máy bay, phi công Trần Thanh Nghị giơ tay chào đồng đội, cánh cửa khoang lái sập lại, anh hô dứt khoát: ?o637 đã vào phòng kín!?. Sau giờ bay định mệnh sáng 9/6, đó cũng là câu nói cuối cùng của anh với sở chỉ huy.
    Chỉ còn nửa tháng nữa anh tròn 33 tuổi, chỉ còn khoảng ba tuần nữa vợ anh sinh hạ bé thứ hai, nhưng đại úy, phi công Trần Thanh Nghị đã ra đi mãi mãi, trong khi đang thực hiện một đường bay rất khó...
    Quân phục mới chưa kịp mặc
    Tốt nghiệp Học viện Phòng không - Không quân năm 2002, thiếu uý Trần Thanh Nghị được điều về Phi đoàn 2, Trung đoàn Không quân Tiêm kích thuộc Sư đoàn 372 (Thị trấn Sao Vàng, Thanh Hóa). Đồng đội quý mến anh không chỉ bởi tính cương trực mà trên gương mặt thanh tú ấy lúc nào cũng nở nụ cười tươi rất duyên khiến ?ochẳng ai có thể giận được?.
    Hơn 6 năm rèn luyện, người phi công trẻ này đã thực hiện hơn 500 giờ bay, nhiều năm liền được nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua, được ************* phong tặng Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng 2 và hạng 3.
    Với thành tích xuất sắc trên, sau khi được nâng cấp lên phi công cấp 3 vào tháng 3 vừa qua, Trần Thanh Nghị đã nhận được quyết định lên quân hàm đại uý trước niên hạn.
    Nhưng rồi, buổi sáng 9/6, anh hy sinh trong khi đang thực hiện một bài bay khó: bay khoan. Đây cũng là trường hợp phi công trẻ tuổi nhất đơn vị có thể thực hiện được bài bay trên. Đồng đội anh kể lại, buổi tối cuối cùng, anh còn khoe dự định, sau ba tuần nữa sẽ xin nghỉ phép về đưa vợ đi khám thai và làm thủ tục sinh. Gọi điện về nhà, vẫn lạc quan như thường lệ, anh nói: ?oMai anh bay sớm, phải đi nghỉ đây. Vợ chúc anh bay tốt nhé!?.
    Trưa hôm sau, tin dữ tới gia đình ngay sau khi tai nạn xảy ra. Chị Trang, vợ anh, nhất định không tin đó là sự thật. Chỉ tới khi nhận được tin chính thức, chị mới quỵ hẳn...
    Trên ban thờ, đằng sau lớp khói hương, đôi mắt người phi công trẻ vẫn ánh lên kỳ lạ. Nghe người nhà kể, đó là tấm ảnh thẻ được chị Trang lưu giữ từ những ngày hai người còn yêu nhau. Ngày ấy, anh mặc bộ quân phục đeo quân hàm thiếu uý. ?oKhi đem ra phóng ảnh, phải nhờ người ta tạo thêm sao vào quân hàm, chứ quân phục mới nó đâu đã được mặc?, cha anh vừa gạt nước mắt vừa nghẹn ngào nói. Tháng 9 này, phi công Trần Thanh Nghị mới chính thức nhận quân hàm đại uý.
    Anh vẫn ở nhà
    Nhớ về lần thăm nhà cuối cùng của chồng, chị Trang bật khóc: ?oBụng to, chỉ tiễn anh ấy ra tới ngõ, còn chưa kịp hỏi sinh nhật anh có về không, đâu ngờ đó là lần cuối nhìn thấy mặt nhau?...
    Đôi mắt thâm quầng, sưng mọng sau những đêm mất ngủ khóc cạn nước mắt, chị Trang đặt tay lên bụng thẫn thờ kể lại như muốn đứa con sắp sinh cùng nghe về người cha không bao giờ trở về nữa: ?oAnh ấy bảo, trở về nhà cũng có nghĩa là anh về làm người chồng, người cha của mẹ con em. Nhưng khi đã bước lên máy bay, anh phải để vợ con ở sau lưng để hoàn thành nhiệm vụ?.
    Lấy nhau chưa tròn 5 năm, số lần anh chị ở bên nhau được tính trên đầu ngón tay nhân với con số 5. ?oThời gian bên nhau có được là bao đâu, yêu nhau chẳng hết chứ nói gì tới giận nhau??, chị nói. Mỗi lần tiễn anh đi, nếu chị có hỏi bao giờ về, anh đều trả lời: ?oAnh không hứa trước được?.
    Sau khi sinh bé lớn, chị Trang do sức yếu đã phải nghỉ việc ở nhà chăm con. Cuộc sống vợ chồng trẻ càng trở nên khó khăn. Ngôi nhà vợ con anh Nghị đang ở là nhờ gia đình bên ngoại. ?oNhững lần về thăm nhà, anh đều dành dụm đưa hết tiền lương cho vợ, chỉ giữ lại đúng 100.000 đồng, đủ tiền bắt xe trở lên đơn vị?, chị Trang kể. Cuộc sống khó khăn là vậy song với hai người luôn yêu nhau như thuở ban đầu.
    Biết mẹ vợ mắc bệnh tiểu đường, sau mỗi giờ luyện tập vất vả, anh lại lang thang trên sân bay Sao Vàng tìm bằng được từng bông mã đề đem rửa sạch gói cẩn thận gửi về cho mẹ sắc nước uống. Nghe tin chị vợ bị đau dạ dày, anh nhặt từng hạt quả chuối hột cho chị chữa bệnh? ?oNó thương vợ thương con lắm, tôi chẳng có điều gì chê trách?, bà Nhung, mẹ chị Trang, nói về người con rể mà từ lâu bà quý hơn con đẻ. ?oNó không đi đâu hết, nó vẫn quanh quẩn trong nhà này đây thôi?, bà khóc.
    Bé Tú, con gái lớn của anh năm nay lên bốn tuổi, dường như vẫn còn quá ngây thơ trước nỗi đau mất đi người thân. Tối tối, em vẫn đòi mẹ cho nói chuyện điện thoại với bố. Nếu có ai hỏi bố đâu, em ngước nhìn lên ban thờ trả lời hồn nhiên: ?oBố Nghị ở trên ảnh kia kìa?.
    --------------------------------------------------------------------------------------
    Đọc xong muốn khóc quá!
  7. CuToFanClub

    CuToFanClub Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2009
    Bài viết:
    1.043
    Đã được thích:
    2
  8. ngocminhanh

    ngocminhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2008
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Muốn gửi cái gì đó cho chi Trang thì làm sao nhỉ? ở đây có bác nào biết chỉ giúp. có ai có địa chỉ nhà chị Trang không?
    Được ngocminhanh sửa chữa / chuyển vào 09:25 ngày 18/06/2009
  9. avrockervn

    avrockervn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Nỗi đau tột cùng của người vợ phi công tử nạn
    - "Ba tuần nữa em sinh, chồng em đã đặt tên cho con trai của chúng em. Thế mà anh ấy đi luôn...". Người vợ trẻ của anh phi công tử nạn do máy bay quân sự rơi ở Thanh Hóa thổn thức.

    Vợ chồng anh Nghị trong ngày ăn hỏi.

    Vụ tai nạn hiếm thấy
    Khoảng 7h30 sáng ngày 9/6, một máy bay quân sự mang nhãn hiệu SU22 đang bay trên địa phận xã Cẩm Phú, huyện Cẩm Thuỷ (Thanh Hoá) thì bất ngờ lao xuống khu vực đồi bãi Chiêng, trong cánh đồng trồng ngô của nhà ông Lê Xuân Thế, ở thôn Lạc Long 2, xã Cẩm Phú (huyện Cẩm Thuỷ, Thanh Hóa) và bốc cháy nghi ngút.
    Người phi công tử nạn là Đại uý Trần Thanh Nghị, quê gốc ở Hải Dương. Anh Nghị sinh năm 1976, tốt nghiệp Học viện Phòng không - Không quân năm 2002 với quân hàm thiếu úy, được điều về Phi đoàn 2, Trung đoàn Không quân Tiêm kích thuộc Sư đoàn 372 (Thị trấn Sao Vàng, Thanh Hóa). Khi hy sinh, anh là Biên đội trưởng, phi công cấp 3 và có nhiều kinh nghiệm với trên 500 giờ bay. Gia đình và đồng đội đều khẳng định anh là một phi công máy bay phản lực xuất sắc. Cùng tuổi với anh, ít người được thăng quân hàm Đại úy, có ?ovốn? 500 giờ bay và đã là phi công cấp 3.
    Nỗi đau tột cùng
    Khi chúng tôi tìm đến gặp vợ đại úy Nghị, chị Trang đang bụng mang dạ chửa đứa con thứ hai, khoảng 3 tuần nữa sẽ sinh. Nỗi đau mất chồng của chị khó có thể diễn tả mà chỉ thấy hiện ra trên khuôn mặt của người phụ nữ 27 tuổi. Mới từ trong nhà bước ra phòng khách, nơi có ban thờ của chồng, Trang đã khóc.
    ?oEm dỗi chồng em cả tuần, không thắp nén hương nào hết. Anh ấy không kịp nói với em câu nào đã ra đi. Mọi người bảo như thế chồng em khó về với mẹ con em được nên em mới hết giận. Từ trước tới giờ, chưa bao giờ vợ chồng em giận nhau quá vài tiếng. Anh yêu vợ con lắm? ?" chị Trang cứ tự nhiên cho nước mắt chảy, tự nhiên nhớ đến kỷ niệm với chồng và kể.
    Trang nhớ như in, hàng ngày, 7h chồng đã gọi điện về gọi hai mẹ con cô dậy, còn anh thì đi học, hoặc đi bay. Chiều cũng học bay, cuối giờ chơi thể thao, sau đó ăn tối, lại học và đi ngủ. Ngày nào, lịch sinh hoạt của anh cũng như vậy, chị Trang thuộc làu làu. Hôm ấy, có lẽ vì phải đi bay sớm nên Nghị đã không gọi điện đánh thức vợ như mọi khi. Khoảng 8h thì cô nhận được tin dữ nói rằng máy bay của chồng cô gặp nạn. Nhưng người báo tin cho cô nói: "Em cứ yên tâm, chắc chồng em đã bật dù, lệnh bật dù được đưa ra cách lúc máy bay nổ 5 phút."
    "Em thấy đất dưới chân sụt xuống, nằm tiếp nước mà em vẫn hy vọng. 5 phút, chồng em chắc chắn bật dù thoát ra khỏi máy bay được. Anh là phi công có nhiều kinh nghiệm. Kể cả máy bay rơi xuống sát mặt đất, chỉ cần nhấn một cái..." - nước mắt cô lại giàn giụa.
    Bố đẻ của chị Trang, là bố vợ của phi công Nghị thì bình tĩnh hơn một chút. Ông kể: Nghị là phi công lái máy bay phản lực, cứ nói nôm na là phi công giỏi của giới phi công. Gia đình được đơn vị cho biết, cháu Nghị đã cố gắng điều khiển chiếc máy bay ra khỏi khu dân cư mặc dù trước khi máy rơi, cháu đã được lệnh nhảy khỏi máy bay. Nhưng máy bay rơi tự do thì có thể rơi vào nhà dân, không biết bao nhiêu người sẽ chết. Là bộ đội, đâu dám để dân thiệt thòi. Khi máy bay rơi, chỉ cách nơi đang tổ chức một lễ tang khoảng một, hai trăm mét. Gia đình mất con nhưng cũng rất tự hào, nếu cháu không hy sinh thì rất có thể nhiều gia đình dân thường khác bị nạn.

    Cô con gái Thanh Tú hơn 3 tuổi của vợ chồng anh Nghị thì thỉnh thoảng lại vỗ về mẹ. Cô bé bảo: "Bố Nghị hư lắm, bố về với đá với đất rồi". Mỗi khi ăn cái gì, cô bé lại mang ra bàn thờ bố bảo: "Con tặng bố Nghị".
    "26/6 là sinh nhật chồng em. Ngày nào cũng nói chuyện nên em chưa hỏi chồng xem có được về vào ngày đó không. Cứ 3 hay 4 tuần thì anh được về nhà một lần. Đêm thứ 6 về tới nhà, trưa chủ nhật lại đi. Có lần đi vào đơn vị, mẹ em thấy trong ví anh chỉ có 50.000 đồng, đưa thêm cho anh 100.000 mà anh nhất định không lấy. Mẹ em lại phải bắt em đưa, bà sợ anh e không cầm tiền của mẹ vợ. Nhưng ở nhà em, bố mẹ em không phân biệt con trai, con dâu, con rể." Nói tới đó thôi thì hai mẹ con Trang lại tựa vào nhau khóc. Cô thổn thức như gắt với chồng: "Chồng chỉ cần nhấn nút một cái thôi thì đã về được với mẹ con em. Cụt chân, cụt tay cũng được."
    Khó có thể an ủi Trang, suốt gần nửa tháng, chị vẫn cứ đi ra đi vào, khóc lóc như thế. "Các anh trong đơn vị bảo sau đợt học này, chồng em sẽ xin nghỉ phép để chăm vợ, vì sợ sang tháng 7 em sinh anh ấy lại phải học. Em cứ đợi mãi. Ngày nào em cũng chỉ biết nhìn cái điện thoại, đợi chồng gọi cho em..."
    Chia tay người thiếu phụ trẻ ra về mà chúng tôi như vẫn ám ảnh bởi nỗi đau riêng tư của Trang. Người thiếu phụ trẻ không có việc làm, không có nhà ở, phải nương nhờ nhà bố mẹ đẻ, lại sắp phải một mình chăm, nuôi cả hai đứa con sẽ vượt qua nỗi đau ra sao...
    Mai Phương
    Bài viết thật xúc động
  10. alphabmt

    alphabmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2009
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

Chia sẻ trang này