1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sự cân bằng giữa lợi ích và tâm lý, tình cảm trong nghệ thuật giao tiếp

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi black_tulip, 21/11/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. black_tulip

    black_tulip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Sự cân bằng giữa lợi ích và tâm lý, tình cảm trong nghệ thuật giao tiếp

    Hi`, lâu quá rùi mới có dịp để "trả bài" cho bạn Ruồi trâu thân mến. Hôm nay mình xin mở ra topic này, coi như là tiếp tục của topic những cái quá... đáng của bạn :D
    Vì topic kia dài quá rùi nên mình muốn mở topic này cho dễ đọc.
    Rùi, vậy bây giờ mình xin phép được lộng ngôn một tý về vấn đề này nhé, mong bạn và các cao nhân đừng cười.
    Bây giờ chúng ta sẽ bàn về nghệ thuật giao tiếp - điều tâm đắc của bạn Ruồi trâu, hi`hi`.
    Trước tiên, đã là con người thì ai cũng phải giao tiếp, à quên, chính xác hơn là con người bình thường. Trừ những trường hợp đặc biệt như anh chàng Robinson Cruso trên đảo hoang lúc chưa gặp Thứ Sáu, hay những người... phải nói như thế nào nhỉ, thôi cứ gọi là những người không bình thường vậy.; thì chúng ta ai cũng phải giao tiếp với người khác.
    Hic, nói vòng vo dài dòng vậy ý là nói chũng ta luôn phải giao tiếp, và khi có khả năng giao tiếp tốt thì rất có lợi.
    Nếu giao tiếp tệ quá thì ko được người khác yêu quý và rất là bất lợi. Còn nếu giao tiếp giỏi quá mức, giỏi đến mức... ngoài sức chịu đựng của bản thân thì sẽ dễ bị áp lực tâm lý và nhiều khi còn có khả năng đi bắt chuồn chuồn cũng nên :D
    Vì thế vấn đề tìm ra điểm cân bằng giữa lợi ích đạt được và "cái giá về tinh thần" khi thực hiện nghệ thuật giao tiếp là rất quan trọng.
    Khi nói đến nghệ thuật giao tiếp thì có lẽ nên nhắc đến Trương Nghi và Tô Tần thời Chiến Quốc bên Trung Hoa. Tô Tần và Trương Nghi chỉ dùng miệng lưỡi của mình mà làm lay chuyển cả thiên hạ. Tô Tần khởi xướng thuyết Hiệp Tung, giúp cho thiên hạ yên ổn một thời gian. Rồi sau đó Trương Nghi lại xướng ra thuyết Liên Hoành, làm ta rã khối liên minh và các nước lại đánh nhau liên miên.
    Đó là lạm bàn về các bậc cao nhân ngày xưa, họ chỉ cần dùng lời nói mà xoay chuyển cả thời cuộc. Thành tựu của họ trong nghệ thuật giao tiếp là quá lớn để chúng ta có thể bàn về sự cân bằng ở đây.
    Còn chúng ta, những người bình thường, thì nghệ thuật giao tiếp là để ứng dụng hàng ngày và để phục vụ cho những lợi ích trong công việc và cuộc sống. Nhưng nó cũng có một vai trò rất quan trọng.
    Lại quay về câu hỏi chính là nên đặt cái kim cân bằng ở đâu để mình chẳng phải là người vô duyên trong giao tiếp, chẳng bị người ta ghét nhưng để mình cũng chẳng phải là một cỗ máy vô cảm, sống chỉ để làm vừa lòng người khác mà đánh mất đi cảm xúc của chính mình.
    Tìm ra điểm cân bằng là rất quan trọng, tức là ko nên "quá" nghiêng về bên nào cả. Và cái điểm này tuỳ thuộc vào quan điểm và cách nhìn của từng người.
    Còn riêng mình lại đề cao vấn đề tinh thần. Khi bạn dùng mọi cách để làm vừa lòng một ai đó, để đạt được một mục đích nào đó, bạn sẽ phải hi sinh. Thứ bạn hi sinh có thể là tinh thần, có thể là vật chất và có thể là cả 2 thứ. Bạn đánh đổi những thứ đó để đổi lại một cái gì đó. Cái bạn muốn có được cũng có thể là vật chất, cũng có thể là tinh thần, cũng có thể là cả 2. Song điều mình muốn nhấn mạnh ở đây là yếu tố tâm lý, tình cảm. Bởi trong giao tiếp thì yếu tố này có vẻ phải hi sinh nhiều hơn và trọng tâm hơn.
    Và vấn đề ở đây là sự hi sinh đó có xứng đáng hay ko? Bạn phải tươi cười, phải tỏ vẻ yêu quý, phải niềm nở, phải.. phải diễn đủ trò... để tạo ra được vẻ "tình thương mến thương" với đối tác. Nếu trong trường hợp bạn cũng yêu quý đối tác thì ko nói làm gì, còn đối với dạng đối tác mà trong lòng bạn sục sôi căm ghét thì... hic, tội nghiệp cho bạn thật. Bạn chỉ ước mong cho thời gian qua thật nhanh để diễn cho xong tấn trò hề và thoát khỏi cái không gian ngột ngạt vì phải hít thở chung cùng với đối tác.

    Tóm lại, theo mình ko cần phải dùng nghệ thuật giao tiếp nhiều. Bởi cái cuối cùng chúng ta muốn hướng đến trong cuộc sống là gì? Những gì chúng ta đạt được để phục vụ cho cái gì? Cũng để cho chúng ta và những người chúng ta yêu quý hạnh phúc. Mà hạnh phúc lại là 1 yếu tố tinh thần. Vậy thì chúng ta có nên đi tìm hạnh phúc bằng con đường làm mất đi một phần hạnh phúc của chúng ta ko? Mặc dù giao tiếp trong cuộc sống là cần thiết. "Cần thiết" chứ ko phải là "thiết yếu".
    Một người gặp chuyện bực mình, anh ta ném vỡ 1 cái ly. Bạn anh ta bèn nói " Cậu làm ném vỡ cái ly làm gì, điều đó cũng đâu giaỉ quyết được cái gì đâu".
    Đây là một câu nói chúng ta thường hay gặp. Song câu trả lời của người kia cũng đáng để suy nghĩ:
    Anh ta trả lời: "Sao lại ko giải quyết được chuyện gì? Nó giúp tôi bớt giận, bớt stress đấy chứ"...
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Black_tulip thân mến!
    Mình đã đọc hết bài rõ là dài của bạn; [đùa]có cảm giác như bạn đang viết thư tình với truanang ấy [/đùa]
    Bài viết của bạn có một số ý chính như sau:
    +Giao tiếp là cần thiết nhưng không phải là quá quan trọng; đến mức lo lắng mất ăn mất ngủ vì nó! Không cần lúc nào cũng phải làm vui lòng người khác. (Trong một số trường hợp có khi mất lòng trước được lòng sau; chứ chưa nói là cũng cần phải nghiêm và tàn nhẫn!)
    +Sự cân bằng giữa cái giá của tinh thần phải trả khi nỗ lực giao tiếp với lợi ích thực hiện được; có khi càng tỏ ra đáng yêu lại càng bị ghét ợ [tính hiệu quả]
    +Cái đích cuối cùng chúng ta cần là hạnh phúc; mà hạnh phúc là một yếu tố tinh thần; khi chúng ta nỗ lực giao tiếp; chúng ta phải gắng gượng; phải giả tạo; lúc đó ta cười chẳng được tự nhiên; do đó đánh mất tự do;sự thoải mái;sự vô tư không phiền não; và tulip cho rằng sự cố gắng đó phải có hy sinh; mà hy sinh về tinh thần - tính hiệu quả không cao mà lại còn làm mình mệt mỏi. Thế thì phỏng có ích gì?
    Phải không?Tulip đen?!
    Được mrking_hoang sửa chữa / chuyển vào 14:23 ngày 22/11/2007
  3. black_tulip

    black_tulip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng đã đọc hết bài của bạn; [đùa] có cảm giác như bạn đang iu thì phải, vì đọc bài của mình đầy tính khiêu khích với Truannang vậy mà bạn lại có cảm giác như mình đang viết thư tình mới ghê chứ [đùa].
    Hic, người đang iu thì nhìn ở đâu cũng thấy tình iu mà. ơ, hay là mình viết dở quá khiến 1 bài bút chiến thành 1 lá thư tình?? huhu...
    Nhưng mình phải nhấn mạnh rằn bạn rất hiểu ý mình đấy. Bạn đã tóm tắt được những ý chính mà mình muốn đề cập.
    Nhưng sao cuối cùng bạn lại hỏi mình "Phải ko? Tulip đen ?!" ? hic, mình còn chưa hiểu ý bạn nữa. Bạn muốn phản bác ý mình hay là sao ạ?
    Mong bạn cho ý kiến về chủ đề này. Và xin đính chính lại rằng mình viết topic này là đáp lại lời khiêu khích của Ruồi Trâu chứ ko có ý gì cả. Vì trận bút chiến với Ruồi Trâu chưa kết thúc. Và nếu có viết thư tình cho ai thì mình sẽ viết cho 1 người dễ xương hơn, như bạn chẳng hạn ^_^
  4. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ . Minh` viết thư tình cho gái thì gái ... viết lại , ức chế . Giờ lên mạng thì lại nhận được một lá thư .... .:D quả là pó tay.
    Bài viết của tulip khá là xúc tích vấn đề , cũng như nêu lên 1 chút liên quan tới "hạnh phúc" . :D Lên tay phết !
    Vào đề 1 chút , xưa nay mình quen viết dài , nhưng hình` như dài dòng đôi khi cũng gây phản cảm cho những người lười đọc .Vì thế hôm nay mình quyết định cắt trên , cắt dưới , cắt đâu được thì cắt .
    bạn Mr Kinh - .... kinh .... gi` đó nói đúng ,trong cuộc sống hàng ngày đâu nhất thiết cứ phải mất ăn mất ngủ vì giao tiếp đâu . Giống như việc cưa gái ý , đâu nhất thiết phải cứ vác cưa thật khủng đi cưa là được đâu . Đôi khi chỉ cần những cứ chỉ nhẹ nhàng cũng làm người khác khẽ rung động rồi mà . Như bước ra khỏi cửa xe , chạy ra cửa còn lại mở cho nàng đi ra chẳng hạn , cũng là thể hiện nét galăng của bạn .
    Có 1 bác đúc kết 1 câu khá hay , nay mình đem công truyền :D . Bác thấy là xưa nay có 2 loại công tử : 1 là công tử tàu , 2 là ..... tẹo nữa mới nói .
    -Công tử tàu là gì : là công tử trung quốc chứ còn công tử gì nữa , ko lẽ Hàn . Người trung quốc ngày xưa rất trọng đạo hiếu : là lễ giáo phong kiến . Là đạo vua tôi , thầy trò , con với cha , vợ với chồng , trên với dưới . Đạo ở đây nói lên sự lễ nghi trong quan hệ giao tiếp , là sự cư xử đúng chuẩn mực giữa người với người .
    Có thể nói cái đạo này là từ hồi xưa , càng ngày nó càng thể hiện 1 sự thái quá . 1 sự bất công với phụ nữ ( mình luôn kêu gọi sự giải phóng phụ nữ , nhất là khi nàng có nhan sắc ) . Vua thì dâm đãng , độc quyền sa đoạ hết chỗ nói mà thần vẫn phải trung , phải can gián vua .Chết vì can gián cũng ko hối hận . Và mặt trái của đạo nghĩa lại chính là sự giả tạo ( thâm ) , nghĩa là bề ngoài cung kính nhưng bên trong ngấm ngầm hại nhau cho đến chết .
    Có thể nói là mặt tốt , xấu của đạo thế nào ai cũng thấy . Vậy thời hiện đại các quan niệm về lễ nghi cũng được làm phai nhạt đi nhiều cho phù hợp với thời thế .
    -Còn về quan niệm thứ 2 : là quân tử Mỹ . Mĩ là một nước hợp chủng quốc , nó giống như 1 thứ tạp pha trộn giữa nhiều dân tộc . Thể nhưng thứ tạp phẩm này lại là 1 dòng máu được chọn lựa hết sức kỹ càng . Những kẻ ngày xưa sinh sống trên Mĩ đều mang dòng máu cao bồi ,hay là những dân đào mỏ và tìm vàng . Vì vậy những kẻ này sẵn sàng sống chết vì lợi ích và luôn đặt lợi ích lên hàng đầu .Thế nên đẳng cấp cũng có phần khác hẳn .
    Quan niệm của Mĩ trong thời hiện nay chúng ta ít nhiều có thể nhận thấy : win-win .Có nghĩa là đôi bên cùng có lợi . Ko phải lợi rơi vào 1 phía , và thường khi hành động hoặc đàm phán đều nhắc đến cái quan niệm này . Và nó cũng là 1 giải pháp cho nhiều vấn đề trong cuộc sống của chúng ta hiện nay .
    Ở Vn đi ăn thường con trai trả tiền , vậy mà phương tây lại thường ngược lại (hi hi ko phải con gái trả đâu nhé ) . Đó là xuất phát từ cái vấn đề trong giao tiếp, điều tối thiểu là lợi ích phải được đảm bảo , nếu ko tự khắc cái mối quan hệ lâu ngày sẽ tan vỡ .
    +Và giữa tác phẩm kinh điển của bố già thì có ngay cả nghệ thuật giao tiếp của ông cũng hết sức tinh tế , xứng tầm của một ông trùm . Thứ nhất ông kêu gọi rất cao cái gọi là đạo nghĩa : tình bạn . Bạn bè là 1 bức tường có thể giúp đỡ chúng ta qua những cơn hoạn nạn . 1 khi đã giúp ai hoặc ai đó giúp : ông đêu hiểu rằng mình sẽ nhận kẻ đó là bạn , có nghĩa là khi kẻ đó có vấn đề mình sẽ dốc hết sức ra tay tương trợ . Và vì cái quan niệm "trùm" như thế nên cái đế chế của ông được xây dựng dựa trên những mối quan hệ hết sức vững trãi . Các quan toà được coi là nằm trong túi áo của ông trùm này .
    Thế nhưng khi đàm phán hay nói chuyện "phải quấy " , ông lại đưa ra lập luận về lợi ích đôi bên 1 cách hết sức vững chắc , những kẻ làm việc cho ông ko bao giờ bị thiệt cả . Tất nhiên có ngoại lệ với những người chống đối .
    Và cái sự nhẫn nhịn nén mình được hiểu ở phương diện :nên gần với kẻ thù hơn gần với bạn . Có nghĩa là phải làm cho kẻ đó ko đề phòng mình , ko được phép giận dữ , đe doạ hay làm bất kỹ cái gì .
    Trong cuộc sống có khi nào chúng ta tự hỏi là bức tường bạn bè của mình ra sao , khi mình xảy ra chuyện có bao nhiêu kẻ sẵn lòng giúp đỡ mình hết sức . Đây cũng là một điều từ quan niệm của ông trùm mà chúng ta xứng đáng học hỏi .
    Bài này mình nhấn mạnh về lợi ích , tuy nhiên hơi khác của Tulip hiểu1 chút , là lợi ích thực tế , chứ ko đơn thuần là qua giao tiếp thì thu được lợi ích gì . Cứ từ từ rồi sẽ đâm sâu tiếp .
    Còn về cái kim cân bằng nên đặt ở đâu, thì phần khác mình sẽ viết tiếp .
    Hix phần trên nói là ko viết dài dòng vậy mà bệnh cũ lại tái phát . Thôi thì dừng ở đây
    Được truanang sửa chữa / chuyển vào 01:58 ngày 23/11/2007
  5. black_tulip

    black_tulip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Ha ha, có vẻ bạn Truanang cũng lãng mạn giống bạn Mrking_hoang nhỉ. Hic, chẳng lẽ bài viết của mình giống 1 lá thư vậy sao? 2 bạn làm mình liên tưởng đến các nhà bình luận, phân tích văn học. Họ suốt ngày ngồi tô vẽ ra đủ chuyện, tưởng tượng ra đủ trò rùi cho rằng chính tác giả có ý như vậy đấy. Thậm chí nhiều khi tác giả đọc lại những đoạn phân tích đó cũng chẳng nhận ra đó là phân tích về tác phẩm của minh Đó là lý do vì sao các tác phẩm văn học của các tác giả quá cố lại được phân tích nhiều hơn :D
    Tuy nhiên phải thừa nhận rằng những ý tưởng và cảm xúc của các nhà phân tích đó lại rất hay, thậm chí hay hơn cả ý tác giả nữa chứ. Trong trường hợp này mình cũng nhiệt liệt biểu dương sự tự tin và tinh thần... vượt khó của bạn Truanang.
    Bây giờ mình xin bàn luận thêm về bài viết của bạn:
    Bạn viết về 2 kiểu công tử rất là hay và có thể gọi khá là "đắt". Công tử Tàu thì vị nghĩa khí, còn công tử Mỹ thì vị lợi ích. Rùi bạn kết luận phải biết dung hoà cả 2 kiểu đó như Bố Già Corleone thì mới là quân tử đích thực, đúng ko ạ? Hì, tất nhiên, trừ phi bạn ko phải là tiểu nhân :D
    Tuy nhiên mình thấy trong con người quân tử luôn mang cả 2 kiểu đó. CÓ khi người ta làm chỉ vị nghĩa, có khi người ta làm chỉ vị lợi ích, có khi cả 2. Song quan trọng là cái nào lớn hơn, cái nào thường xuyên hơn.
    Riêng cá nhân mình ngưỡng mộ và thần tượng những người vì nghĩa hơn, he he. Cho nên mình mới thích xem phim chưởng như vậy.
    Thực ra nếu xét theo học thuyết tương đối thì bất cứ cái gì cũng là tương đối hết. Nhưng nói như vậy thì có vẻ... hoà vốn quá.
    Tuy nó tương đối nhưng chúng ta phải có 1 cái gì đó làm mốc để so sánh chứ. Trong xã hội luôn có một chuẩn mực nhất định để biết như thế nào là tốt, như thế nào là xấu,... chẳng hạn như luật pháp, các quy tắc về đạo đức,...Đó không hẳn là luật số đông, mà ... hic, có thể đó chính là luật số đông cũng nên :D
    Vì thế mà người ta có thể nói người này tốt, người kia xấu, người nọ cua gái giỏi hay người kia kia ấy đểu,... hi`.
    Và nếu là xấu, là gian, là đểu nhưng có lợi thì có nên làm hay ko?
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Bài của các bạn dài nhưng không thành vấn đề; một khi người ta đã thích :D
    Thế nào là làm việc vì nghĩa: Nghĩa cổ của chữ "Nghĩa" trong tiếng Trung Hoa là "hành động phù hợp hoàn toàn với một hoàn cảnh nào đó" (như vậy không có cái nghĩa siêu hình nào cả mà phải hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh đòi hỏi)
    Bạn Trưa nắng cho rằng có 2 loại quân tử Tàu và quân tử Mỹ
    Nhìn chung Mỹ là một con cáo già trong thế giới Tư Bản nên dù gì nó cũng đặt trên nền tảng của lợi ích; có điều là chủ nghĩa vị lợi đó mang màu sắc tích cực hay tiêu cực tùy vào cái cách nó dung hòa các lợi ích đó như thế nào.Nếu nó không đếm xỉa đến cái lợi của người khác thì nó sẽ trở thành ích kỉ và bóc lột. Mà bóc lột có 2 loại là bóc lột cả tinh thần và vật chất; bóc lột thứ 2 là bóc lột vật chất và cho hưởng lợi về tinh thần;tâm lý: các chính sách đãi ngộ; khen thưởng; biết cách gần gũi cấp dưới; động viên họ ...nhằm làm cho họ tăng năng suất cao nhất; loại bóc lột thứ 2 này nhiều người cho rằng nó không phải là bóc lột; còn những người ngoan cố của chủ nghĩa Mác cho rằng nó là bóc lột "tinh vi" hơn.
    Như trưa nắng nói; mặt tích cực của nó là tinh thần "hai bên cùng có lợi"; khái niệm một ông Thánh lúc nào cũng phục vụ xã hội mà quên mình như Mặc Tử là khá ...mơ mộng. Mặc tử chủ trương "Việc gì có lợi cho thiên hạ thì dẫu ông có mòn từ đỉnh đầu của đến gót chân ông cũng cam lòng"
    Mỹ là con cáo già; còn Trung Hoa là con rồng già
  7. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Con gái nhiều người thường quan tâm đến con trai ở chỗ bản chất của anh ta có tốt không!Cho nên nàng để ý rất kỹ các chàng từ những cái nhỏ đến cái lớn;xem anh chàng ta về bản chất là thế nào? Không lấy về lại tát vợ bôm bốp thì chán bằng 100 con gián .Bởi con gái hay xúc động nên thường phán xét con trai quá nhanh đến mức độ cho rằng anh ta là tốt hay xấu để rồi vỡ mộng hoặc xấu hổ vì đánh giá nhầm.
    Còn con trai thường quan tâm đến khôn hay dại!Sự thực tế và thành đạt trong cuộc sống! Đỉnh cao của dạng người này mà đàn ông có thể đạt được là một người đàn ông thành đạt vừa khôn ngoan vừa có tính cách tích cực;biết sống tình cảm;lại có chút gì đó bí ẩn;bí mật... con gái chết như rạ!
    Con trai não trái phát triển hơn mà não trái chỉ đạo lý trí
    Còn con gái não phải phát triển hơn nên mà não phải chỉ đạo tình cảm nên con gái thường hay xúc động
    (Nhưng phân chia trái phải như trên chỉ là đa số; vẫn có ngoại lệ)
    Được mrking_hoang sửa chữa / chuyển vào 18:20 ngày 23/11/2007
  8. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Lan man lan man , lạc đề lạc đề qua'' . Đang bàn về giao tiếp mà các bạn cứ Mỹ thế này , Trung quốc thế kia , rồi lại quay sang gái ..... gái .... trai thế nọ thế kia thì gái chết như rạ . Hi hi cảnh cáo bác Mr kinh kinh ko được làm loãng chủ đề , nhất là khi lôi gái vào để làm loãng .
    Mình nêu lên 2 khái niệm quân tử này với cái tên là Tàu hay Mĩ cốt để cho dễ hiểu .Ko phải là người mĩ thì sẽ là quân tử mĩ , mà tàu thì sẽ là quân tử tàu . 2 khái niệm này ko hề mang ý nghĩa đối lập nhau , để chứng minh điều này mình đã dùng đến cái tên Corleone cho nó hoành tráng . Rõ ràng là người Ý sống ở mĩ những lại áp dụng thành công đạo nghĩa bạn bè trong cuộc sống .
    :D Về mặt này Tulip hiểu khá là rõ , 10 điểm cho chất lượng . Để mình giải thích thêm 1 chút . 2 khái niệm trên đưa ra ko phải là cách thức sống thế nào mà là định hướng làm việc ra sao . 1 bên chú trọng đến lợi ích đôi bên , tôi có lợi và anh càng có lợi . 1 bên thì chú trọng đến đạo nghĩa 2 bên , tôi phải cư xử với anh với lễ nghi thế này , anh đối với tôi cũng phải ra sao..... .
    Thế nên mới thấy cách thức nào hợp cho kẻ đi làm kinh tế hơn . Và vì vậy 2 cái khái niệm trên cũng ảnh hưởng khá lớn đến vấn đề giao tiếp . Đó là vì sao mà chúng ta thấy sự khác biệt về thứ bậc trong ngôn ngữ lại lớn đến như vậy . Nước Á châu thì chia rất lằng nhằng , còn phương tây lại đơn giản đến bất ngờ . Chỉ có khác biệt giữa lịch sự và thân mật . Điều đó cho thấy sự trọng lễ nghi cũng khác biệt lớn thế nào .
    Tất nhiên về mặt lợi hại thì mình ko thể bàn hết ở đây , vì phạm trù của nó quá rộng . Nhưng trong thời đại hiện nay có thể có nhiều ví dụ cho thấy rằng việc win- win đem lại thành công cho chúng ta hơn là 1 kẻ thắng -1 kẻ bại .
    Nhưng đây chỉ là khái niệm mà chưa hề đả động gì đến việc giao tiếp phải ra sao . Nhưng đây cũng là cái nền tảng cho giao tiếp . Dựa trên cái nên tảng như vậy , con người cũng dễ dàng nói chuyện với nhau hơn .
    Nếu với nền tảng là quân tử Tàu , thì việc nói chuyện sẽ rất là trọng lễ nghi , mặc dù giận lắm , nhưng nhiều khi vẫn phải nuốt giận mà cư xử . Cả 2 đều biết bên kia ghét mình thế nào nhưng cả 2 đều đối diện nhau như ko có việc gì xẩy ra . Và trong 1 buổi tiệc chẳng hạn , tự nhiên con gái phải vào bếp núc để cánh đàn ông ra ngồi nói chuyện trên trời dưới biển , và ai cũng coi đây là 1 việc tự nhiên như nó phải là thế vậy . Hay ví dụ là nếu một kẻ cạnh tranh với mình thì thường có xu hướng tiêu diệt hơn là bắt tay . Có ơn phải trả ơn, có oán phải báo oán ....
    Còn nền tảng là Mĩ thì lại có phần ngược lại . Khi quyền lợi của đôi bên phải cùng thoả hiệp thì chúng ta mới nói chuyện với nhau . Trong hành động thường có xu hướng tìm cách để cả 2 cùng có lợi hơn là lợi rơi về 1 bên , vì vậy cũng tạo nên tính cách sòng phẳng hơn . Và như thế thường là lợi ích tổng kết chung của cả 2 bên sẽ cao hơn , và lần sau cũng muốn bắt tay với nhau để làm việc hơn .
    1 thí dụ là mĩ ký với Nhật 1 hiệp đinh Kyoto , là phải cắt giảm lượng khí CO2 . Và vì thực hiện điều này trên nước Mỹ rất đắt đỏ, phải thay đổi cơ sở hạ tầng .. nên Mỹ quyết định thực hiện điều này trên Việt nam ,Và thành lập nên công ty năng lượng và môi trường nhằm mục đích cắt giảm lượng CO2 . Có nghĩa là nếu doanh nghiệp nào có 1 phương án cắt giảm khí thải thì sẽ được trợ cấp tiền từ phía Mỹ. Quả thật là nước ta thì lợi rất nhiều , chẳng mất gì cả .Mỹ cũng lợi vì giá thành rẻ hơn mà vẫn thực hiện được hiệp định với Nhật .
    Mình nêu lên 2 khái niệm này vì mình có xem 1 bộ phim , trong đó thấy nhiều triết lý khá hay .
    Câu kết lợi ích là 1 quan hệ bền vững nhất , cha con , vợ chồng có thể bán đứng nhau vì 10000 Dola ( nếu ko thì bạn cứ thêm mấy số ko vào , tất sẽ đúng ) , nhưng chỉ khi lợi ích cả 2 bên được đảm bảo thì sẽ làm ăn được với nhau .
    Vì thế điều này đã phá vỡ hết các chuẩn mực , quy tắc , đạo nghĩa của con người 1 khi lợi ích quá lớn .Và trong cuộc sống chúng ta thường ko thấy vì nó chỉ xuất hiện trong môi trường đại gia, với những con số khổng lồ . Quả đây là 1 cái "quá " làm cho nhiều người trong chúng ta giật mình và hoảng sợ , nhưng lại là 1 sự thật trong cuộc sống mà có thể sẽ phải đối mặt với nó . ........
    Hi hi làm xong công việc kéo mọi người quay lại đề chính giờ ra giải lao 1 tí . Bác Mr kinh kinh nói đến sự khác biệt giữa gái và trai nhưng mình thấy hơi lý thuyết .
    Nói chung việc con trai cưa gái giỏi hay ko nó thuộc vào mệnh rồi , có muốn cũng ko được . Nhiều thằng khá hoàn hảo như bác nói ý , có em nào theo đâu . Nhiều thằng chả ra cái gì mà thay người yêu như thay áo . Tóm lại nếu có mệnh đào hoa tất sẽ có gái theo , chẳng cần giỏi lắm đâu .

  9. Hienscarlet

    Hienscarlet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
  10. Hienscarlet

    Hienscarlet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Hi, xin lỗi vì bon chen nhé. Bài bạn viết dài quá, nên mình chỉ đọc mỗi đoạn này thui. Cái fần kết luận trên thì mình thấy rất đúng. Mối quan hệ vì lợi ích là mối quan hệ bền vững nhất. Dù nói ra là rất phũ phàng hì hì, nhưng tất cả các mối quan hệ vì những cái khác, đều cực kì mong manh và dễ vỡ, vì nó ko có cái để ràng buộc, đều có một phần cống hiến hay hy sinh_thì đều có giới hạn cả
    Còn về ý kiến thứ 2, mình ko đồng ý với bạn. Nói 1 thằng đào hoa, thì ko thể nói là nó chả ra cái gì. Nó có một cái rất quan trọng mà những thằng khác khó mà có, đó là biết nắm bắt tâm lý phụ nữ

Chia sẻ trang này