1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sự chính xác của thông tin- Thảo luận chung về các vấn đề quân sự

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huyphuc1981_nb, 22/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Phudongthienvuong

    Phudongthienvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    Em ủng hộ Topic này cả hai tay . Đồng thời em xin đưa ra vài số liệu về AAA 37mm . 1 của Mỹ và mộ của tầu . Bác nào có số liệu do người Nga đưa ra xin đưa lên luôn .
    Mỹ : AAA 37 mm M1939
    - Đạn tự huỷ ở khỏang cách từ 3,7Km đến 4,7Km ( đạn phòng không )
    - Tầm bắn trực xạ tối đa 7,2Km
    - Tầm hiệu quả tối đa 2,5Km ( slant range )
    - sơ tốc đầu đạn 866m/s
    Tầu
    - Tầm bắn thẳng tối đa 8,5Km
    - tầm trực xạ hữu hiệu 3,5Km ( slant range )
    - Sơ tốc đầu đạn 1000m/s cho type-88 và 866m/s cho type-65
    Một Website khác
    37mm M1939 AAA
    - Tầm bắn tối đa 9,5km
    - Trực xạ hưũ hiệu tối đa ( slant range ) 3Km
    - sơ tốc đầu đạn 866m/s
    Đây là các link của số liệu trên .
    http://fas.org/man/dod-101/sys/land/row/type-88-spaaa.htm
    http://fas.org/man/dod-101/sys/land/row/m1939.htm
    http://www.sinodefence.com/army/antiaircraft/type88.asp
    http://www.geocities.com/Pentagon/Base/1852/37mm.html
    Đề nghị các Bác kiểm tra và cho nhiều số liệu chính xác khác
  2. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Topic này của Hairscary là sáng kiến đấy. Tớ cũng đã định thế nhưng sợ bị anh em bảo cố chấp . Đề nghị anh em ủng hộ topic này. Nhưng sửa tên chung chung đi một tí để nay mai còn làm rõ thêm những vấn đề khác nữa.
    Ở đây có các bạn ở Anh, Mỹ, Nga, Đức, Pháp, Nhật, thậm chí mod còn lưu lạc tận... Macedonia. Các bạn chắc sẽ chia sẻ với tớ điều này.
    Tớ đã được học cả ở Pháp, Anh, và đang ở Mỹ. Tớ nhận thấy sinh viên phương Tây khi tranh luận chủ đề, họ khoa học hơn mình và "cool" hơn mình rất nhiều. Họ sẵn sàng lắng nghe ý kiến người khác chứ không chưa chi đã nổi sung lên như... tớ.
    Khi họ tranh luận, bao giờ họ cũng đưa ra những lý luận, thông tin của các tác giả khác để củng cố cho lập luận của mình. Thông tin chỉ có ý nghĩa khi nó có nguồn tin cậy, rõ ràng. Do vậy, mỗi lập luận của họ đều chiếu đến tác giả này, sách này, đưa ra vào năm này, đã được nhiều người lên tiếng ủng hộ như thế này, đã được trích dẫn tại nhiều sách khác như thế này...
    Thế nên lập luận của họ bao giờ cũng có cái gì đấy logic, tin cậy, và có sức nặng. Với những lập luận mạnh như thế, rành rành như thế, thì người ta dễ "thế à", "ừ nhỉ" hơn, đỡ dẫn đến to tiếng qua lại hơn.
    Chúng ta thỉnh thoảng "xô xát", vì ta thấy tin "vịt" quá, chẳng biết từ đâu ra, không giống cái ta đã biết. Thế nên cách tốt nhất để chống nội chiến là mỗi khi viết về cái gì, ta cần tìm link và đính kèm (nhưng không phải lúc nào cũng được).
    Tớ có kinh nghiệm nhớ đời năm 2002, khi tranh luận với các bạn quốc tế cùng lớp về sự phát triển với tốc độ nhanh nhất khu vực của Việt nam, họ kiên quyết không chịu. Họ hỏi căn cứ vào đâu mà mình lý luận phi lý đến vậy (How can you argue that unreasonablly). Họ nói thẳng Việt nam nghèo nhất thế giới, chính phủ hoạt động kém hiệu quả thuộc loại nhất, tham nhũng thì chắc chắn top 10, hệ thống luật pháp lạc hậu, sức cạnh tranh của nên kinh tế thì tít tắp tận gần cuối trang, vv và vv. Tớ nóng mặt lắm chứ, tự hào dân tộc mà. Nhưng giáo sư và các bạn cũng nóng chẳng kém, vì quả thật mình lý luận như thế thì quá bằng coi họ là con vịt. Lý luận của mình hợp với tinh thần và số liệu của Nhân Dân (báo Đảng) và Hà nội mới (báo Chính quyền). Còn lý luận của họ dựa trên số liệu do Ngân hàng Thế giới, QUỹ tiền tệ thế giới, rồi Liên hợp quốc công bố hoàn toàn khách quan. Thế thôi, tớ đành phải chịu, và chịu một cách rất thoải mái, không còn nóng như trước nữa.
    Thế nên nếu các bạn cung cấp được càng nhiều link liên quan đến thông tin, lập luận của mình thì càng giảm nhẹ được nguy cơ tranh cãi triền miên.
    Nhưng mà không phải cái gì có ở trên Internet cũng đúng đâu nhé. Nhưng thường nguồn của các trường Đại học, cơ quan quốc tế là OK.
    Tớ biết đôi lúc mình viết sẽ làm nóng người này người khác nên tớ muốn xoá bài đi. Đoàn kết vẫn là hơn hết mà.
  3. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Mình vừa đọc link đó. Effective range có lẽ dịch là tầm bắn hiệu quả ? thì đúng hơn.
    Ví dụ, tớ xem chương trình Mail Call ở kênh History thứ 6 cách đây 2 tuần thì người ta nói M16 có effective range là 100m, maximum range là 200-300m. Còn rifle M14 thì effective range là 800m, maximum range là ... bao nhiêu quên mất rồi.
    Tank bắn xa 80 km thì tớ thấy xa quá xá cho loại đạn 125. Không biết bác AK_M, Chuông nguyện có giúp gì được cho không.
  4. Phudongthienvuong

    Phudongthienvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    Cái này nữa , Em xin đưa ra số liệu vì HP nói rằng Pháo lớn trên tầu Battleship ( thiết giáp hạm ) là pháo nòng trơn ( trong muc Pháo -artillery , vua chiến trường ). Điều này không đúng . Đa số Pháo trên hạm đều nòng có khương tuyến .
    Hai cái Link sau đây .
    http://www.navweaps.com/Weapons/WNUS_12-45_mk5.htm
    http://www.navweaps.com/Weapons/Gun_Data.htm
    Và ngày nay không còn chiếc thiết giáp hạm nào hoạt động hết . Lần hoạt động cuối cùng của thiết giáp hạm Mỹ là chiến tranh Iraq lần thứ nhất . Sau đó tất cả đều được neo lại làm viện bảo tàng .
  5. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Hi, em thấy bác Bundeswehr nói đúng đấy chứ, về cái ý nghe đài qua dây dẫn. Nhà em ở trung tâm HN mà đến năm 1995 vẫn nghe đài HN qua dây dẫn và một cái đài bé tí. Đơn giản là vì ngày xưa mình có đăng ký thôi mà, thì họ cho dây đến.
    ----------------------------------------------------------------------------
    Cái vụ đài đóm này thì tớ ủng hộ HP, câu chuyện TNXP ở TS nghe đài mà phát hiện ra B52 sắp đánh ấy { có đọc trong hồi ký của thiếu tướng Võ Bẩm thì phải }. Hồi ấy { năm 1972 } nhà tớ ở HN nhưng ông già vẫn phải nghe đài qua galen { vì không phải địa chủ ! } tuy nhiên các lực lượng như bộ đội, TNXP v.v... thì được trang bị khá nhiều các loại đài Xiong Mao, Vef của Tàu và Nga. Không phải mỗi người một cái nhưng một trung đội một cái thì chắc chắn.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Chẳng hạn như vụ ngày xưa ta cứ tuyên truyền là SAM bắn không tới B52, cụ Trần Đại Nghĩa và ngành quân giới phải lao vào tập trung nghiên cứu và cải tiến để nâng tầm bắn mới chọi được B52.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Ta không có cải tiến nâng tầm bắn của Sam2 C-75 Dvina { vì đúng như các bác nói : không cần thiết }, công lao của GS Trần Đại Nghĩa cùng các đ/c là ở chỗ đã kết hợp rada P-15 của Sam và loại Ozpus của pháo cao xạ K-19 { loại 100mm } để tăng tầm phát hiện B52 và giảm thiểu tối đa nhiễu tích cực { nhiễu trong đội hình } của B52 và bọn lâu nhâu như EA-6 { no EB-66 }, RF-4 v.v...
  6. porthos

    porthos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    964
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng muốn lưu ý về tính lắt léo và khả năng face off của HP. Đặc biệt sẵn sàng vừa đánh trống vừa la làng. Thật sự cậu này chỉ hài lòng những ai thấy cậu ta viết bất cứ cái gì cũng vỗ tay khen. Mod đừng xoá đoạn này nếu không thiên vị cậu ta.
    Về pháo tăng bắn xa 80km tôi có một số ý kiến sau:
    Để bắn được xa các loại pháo mặt đât phải có nòng dài, độ dày của nòng súng lớn để chịu áp suất cao. Để tăng sức đẩy người ta có thể tăng liều phóng và liều phụ dẫn đến đạn pháo to, dài hơn. Pháo mặt đất sẽ truyền lực phản hồi của nó xuống đất và/hoặc giảm lực bằng các hệ thống lò xo/piston. Chính các yếu tố này làm các cỗ pháo mặt đất phải rất nặng. Ngay pháo tự hành khi bắn cũng phải sử dụng các giá đỡ phía sau để chống giật. Các pháo mặt đất hiện nay cũng chỉ bắn >=40km.
    Về phía pháo tăng hiện đại đơn thuần chỉ là 1 cái ống trơn đóng vai trò dẫn hướng đạn. Nó buộc phải mỏng hơn nhiều, ngắn hơn nhiều để gắn được trên xe tăng. Nếu lực phản hồi của nó quá mạnh liệu tháp pháo xe tăng có chịu được, mà nó sẽ giật vào đâu khi tháp bé tí? Nếu đạn quá dài thì ta chứa vào đâu trong không gian chật hẹp của xe tăng? Tất cả các yếu tố có thể tăng tầm đạn đều bị hạn chế một cách tàn nhẫn trong môi trường một chiếc tăng. Đó là chưa kể vấn đề góc bắn mà bác hairy đã nói.
    Để một viên đạn bay xa được điều quan trọng nhất là sức đẩy sau đít nó. Rocket đường kính 300mm dài cỡ 7,5m mới có thể mang đủ thuốc phóng cần thiết để mang đầu đạn đi xa khoảng 80km. Đạn tăng nhẹ hơn nhưng liệu chiều dài được bao nhiêu?
    Khi nói đến Maximum range của pháo tăng tức là người ta nói đến khi đạn vẫn bay theo phương ban đầu (phương nòng pháo, ở đây xin hiểu luôn là phương nằm ngang) và vẫn còn sức xuyên phá hiệu quả. Quá tầm đó do lực hút trái đất viên đạn sẽ không còn giữ được phương ban đầu của nó nữa và có khuynh hướng chúc mũi xuống đất. Vậy thì ngoài 5km đạn sẽ vẽ một quĩ đạo cong thì giỏi lắm nó sẽ tiếp đất ở khoảng cách sau 3-5km nữa (tức là tổng tầm bắn khoảng 8-10km) sao có thể bay tiếp thêm 75km được nữa nhỉ???
    To Mastuxedo: tôi có phủ nhận pháo đâu, tôi chỉ bảo vai trò quyết định là của đạn. Còn pháo thì nếu không có nó bạn cũng đâu vác một viên đạn ném vào xe tăng địch được đúng không?
  7. porthos

    porthos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    964
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi tôi cũng hơi nhầm một chút. Để bắn xa nhất người ta cũng không để pháo nằm ngang. Tuy nhiên pháo tăng làm ra là để trực xạ chứ không phải để bắn cầu vồng và dù bắn cầu vồng góc 45 độ thì tôi cũng vẫn nghi ngờ khoảng cách 80km. Mong các bác cho ý kiến.
  8. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Hồi ở Tiên Yên, em được chén con vịt lai ngan, người ta gọi là cà sáy, ăn rất ngon, nghe giông giống hairyscary, hén hén hén.
    Kỹ thuật quân sự luôn được các quốc gia đầu tư tất cả tiềm lực lớn nhất về khoa học kỹ thuật, tài chính, con người. Nó luôn dẫn đầu các ngành kỹ thuật. Phần lớn các công nghệ hiện đại đầu đẻ ra từ nó. Ngay cả các thứ rất thông thường, cũng được sinh ra từ kỹ thuật quân sự. Như là otô, ra đời từ một chiếc xe chạy nồi hơn (nồi hơi đời đầu, chứ có các ống dẫn nhiệt như tầu hỏa ngày nay). Lúc các kỹ thuật còn ở trong ngành quân sự, ít ai được biết và luôn làm người ta giật mình. Từ thời cổ, khi có súng, người ta đã kinh hoàng và đặt cho nó cái tên "thần công".
    Một điều làm một số người kinh hoàng, là đạn APFSDS bắn được đến 100km. Họ không biết được, điều đó đạt được từ lâu, và rất thông thường. Ngày nay, đạn APFSDS có sơ tốc đến 1750m/s. Trong các loại MBT chính thì 125mm Liên Xô trước đây và Nga ngày nay là loại phổ biến nhưng có sức đẩy đạn mạnh nhất. Trong chiến tranh vùng vịnh, Mỹ biết Iraq có rất ít T-72 mang pháo này, nhưng họ cũng rất cảnh giác với nó, và luôn cho đây là đại bác có sức đẩy đạn lớn hơn pháo của M1A2 (XM256). Sự kính trọng này, các bác có thể đọc trong fas. (ngay cả fas cũng nhiều khi nhầm lẫn, có thể là cố ý, trong topic tranh luận trước, em đã đặt hai ảnh cạnh nhau và hỏi, nhưng không ai trả lời, họ nhầm một vết đạn APFSDS và một vết đạn HEAT). Nhưng sức đẩy đạn không phải tất cả làm nên sức mạnh pháo tank, độ chính xác và tốc độ bắn đạt được bằng tự động hóa tháp pháo, thiết bị điện tử và cơ chế ổn định tích cực, ổn định tiêu cực (thiết kế giá và khối lùi cùng thành trong nòng ổn định sau nhiều phát bắn) đóng gốp phần lớn vào uy lực xe tank, điều này thì Iraq hầu như không có. Tiếp theo đóng góp vào pháo tank là tốc độ bắn.
    Tầm bắn đạn APFSDS thế nào. Viên đạn DU điển hình nặng 3-6kg, đường kính 3cm, dài 30cm, sơ tốc 1700m/s. Tại sao nó bé vậy, để đổi đường kính nòng lấy chiều dài nòng-thứ không thể tăng mãi được. Do khối ượng nhỏ lại bắn trong súng đường kính lớn nên có sơ tốc cao. Thanh xuyên nhỏ đục giáp mục tiêu tốt hơn, Thanh xuyên DU chống gẫy tốt do dự ứng lực tạo ra bởi công nghệ đúc nén, có tỷ khối cao để "đục" không khí và giáp tốt. Viên đạn Nga có sơ tốc 1750 m/s, nặng hơn đạn Mỹ, giảm tốc vài trăm m/s một giây. Nếu không có không khí, 1700m/s đi được 280km. Khi bắn ở góc 45 độ, viên đạn nhanh chóng rời không khí đặc và bay trên tầng cao đến 80km. Thế tank có ngóc đầu lên 45 độ không. Góc ngẩng đầu của nòng thì các bác tự tìm hiểu, nhiều. Không những pháo tank ra đời từ pháo phòng không, mà tank cũng dùng pháo bắn máy bay (pháo chính, không phải khẩu phòng không), điều đó chỉ được ứng dụng trong tình huống, lúc đó tank trèo lên một cai dốc để ngóc góc cao, ảnh của việc này trong topic của bác dangngoc. NGày nay, tank không dùng để bắn như thế, chứ không phải không bắn được như thế.
    Sức xuyên được nói đến thế naò, đó là sức xuyên théo cán (RHA), người ra đã từ lâu không dùng thép cán để làm vỏ tank. Ngay trong ww2, Mỹ đã dùng hợp kim lúc cuối chiến tranh, lúc họ đã xông xênh tiềm lực để dùng vũ khí chất lượng cao hơn. Liên Xô ban đầu dùng thép tôi để làm dốc trước T-43, việc gia công khó đã hạn chế việc này. Trong chiến tranh, Hồng Quân sử dụng tank làm vỏ từ hợp kim mangan đơn giản. Giữa chiến tranh, công nghệ Đúc đã thay thế cho công nghệ hàn thép cán. Đức cuối chiến tranh thiếu mangan đã thay bằng thép carbon cao với nicken, hợp kim này cứng nhưng giòn, vết đạn xuyên là một lỗ vỡ nham nhở. Ảnh của các phát đạn này đầy trong topic của bác danngoc. Sau này, công nghệ đúc phát triển, người ta lại quan lại giáp hàn, điều này làm giáp tank được hàn từ các tấm hợp kim đúc bằng công nghệ đặc biệt. Cùng với kết cấu vỏ, ERA, giáp dầy 30cm có thể đạt tương đương 600mm RHA, và người ta lấy RHA làm đơn vị (tương đương xxxmm RHA).
    Có bác nói, sức xuyên ít phụ thuộc vào loại đạn, thế là rất sai. Đạn APFSDS có sức xuyên tốt, sơ tốc cao để bắn mục tiêu di động (khi bắn mục tiêu di động, trong khoảng thời gian đạn bay đến mục tiêu, mục tiêu di chuyển một khoảng nên ghười ta phải tính toán để đạn và mục tiêu gặp nhau, nếu đạn có tốc độ cao thì mục tiêu ít di chuyển, và xạ thủ dễ ước lượng khoảng đón hơn). Đạn APFSDS có sơ tốc 1700m/s đi 2km khoảng 2 giây, lúc đó tank có tốc độ 50km/s đi được khoảng 20-30met, chưa kể tốc độ của ta. Do đó, đạn này khi chưa có máy tính, bắn tank rất hiệu quả. Nhưng sức xuyên của nó lại giảm rất nhanh thep khoảng cách. Do đi với tốc độ rất cao trong không khí đặc, nó nhanh chóng giảm tốc và ở 2km chỉ đạt dưới 1km/s. Trong khi đó, đạn dùng liều nổ lõm thì lực xuyên tạo ra lúc chạm mục tiêu, không giảm theo khoảng cách. Sơ tốc thấp (khoảng 800m/s) và đường kính đầu đạn lớn làm nó bị không khí cản, phân tán, kém chính xác nhưng được bù bằng hệ thống ngắm bắn điện tử, xạ thủ không phải ước lượng nữa mà máy tính tính tầm và tốc độ đạn, ta, địch để đón đầu. Do đó, khi có máy tính, nó càng ngày càng được dùng nhiều. ẢNh vết đạn 1met ở trong các topic mà em nói đến. Nhược điểm của đạn này là sức xuyên phụ thuộc mạnh vào góc chạm, với các góc chạm lớn hơn 45 độ, lực xuyên bị phân tán mạnh. Nhược điểm nữa là nó bị ERA cản mạnh, đó là những kiến thức cơ sở về tank hiện đại, người lính tank nào cũng phải biết. Rõ ràng, đây là loại đạn có sức xuyên tốt nhất của tank, nhưng mới được áp dụng hiệu quả cùng máy tính điện tử.
    Độ chính xác của tank phụ thuộc nhiều vào tính ổn định của nòng, tính ổn định của thuốc phóng. Quan trọng nhất là giá súng (ngõng và khối lùi)-đó là hệ thống ổn địng thụ động. Khả năng cơ động của tháp phaó do hệ thống ổn định chủ động bằng các động cơ điều khiển bằng máy tính và con quay hồi chuyển. Không một xe tank MBT nào đạt được tốc độ ổn định này như các xe T-80 và T-90, có một số đoạn phim về tốc độ ổn định tầm trong vài phần giây đã được post. Khi giá nòng và nòng không đủ cho thiết bị ngắm bắn bám đường đạn, người ta thay nòng. Nhược điểm của pháo 125mm là tuổi thọ nòng thấp (500 phát). Nhưng T-90 có thể thay nòng nhanh chóng không cần dỡ tháp pháo xuống.
    Tốc độ bắn cao cũng là một sức mạnh lớn. Pháp và Nga sử dụng pháo có tốc độ bắn rất cao (10-12 phát phút). Nga sử dụng đạn liều rời nạp tự động từ băng đạn tròn. Điều này làm giáp tốt và tank nhẹ do hình dáng giáp ưu việt (tròn), Mỹ sử dụng buồn đạn sau nạp đạn thủ công nên tank rất nặng, nhưng buồng đạn sau làm số lượng đạn mang theo lớn.
    Tất cả những sức mạnh đó của pháo được huy động bởi máy tính điện tử đặt trên xe. Máy bao gồm thiếu bị quan sát, phát hiện và theo dõi mục tiêu, tính toán bắn. Ngoài ra còn hệ thống thông tin và định vị.
  9. Phudongthienvuong

    Phudongthienvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    Em có cái này . Một số Link về Tank , Tank gun ,Tầm bắn của Tank gun , so sánh pháo thường với pháo điện từ .....
    http://www.battlefield.ru/guns/defin_4.html
    http://www.fprado.com/armorsite/Leo2_Files/tanks.140mm-gun.kruse.pdf
    http://www.sovietarmy.com/vehicles/t-55.html
    http://www.sovietarmy.com/vehicles/t-72.html
    http://www.sovietarmy.com/vehicles/t-80.html
    http://www.bbc.co.uk/dna/h2g2/A888753
  10. pham_tuan

    pham_tuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    chả hiểu bác huy phúc nói đến loại pháo gì mà tầm bắn đến 280km khiếp thật,trong khi to như tên lửa scud đạt đến tầm bắn đấy còn khó.Còn pháo 37 trong khi dùng để bắn mục tiêu phòng không,tức là sẽ đạt tối đa tính năng của nó, muốn đạt đến tầm bắn 10km còn khó. Vụ lắp tên lửa cho đạn 37 tôi cũng chưa nghe thấy bao giờ,mà cũng có thể kiến thức của tôi kém quá chăng,bác có thể cho một nguồn nào đó cho thấy k.Mà tôi nghĩ cũng khó có vụ này,vì đạn 37 vốn dĩ quá nhỏ để lắp

Chia sẻ trang này