1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sự chính xác của thông tin- Thảo luận chung về các vấn đề quân sự

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huyphuc1981_nb, 22/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Nhân tiện các bác đang tranh luận chuyện đạn, tôi có thắc mắc này hỏi luôn các bác nhé, hi vọng không làm loãng chủ đề. Đó là cơ chế diệt vật thể bay của các loại đạn đối không. Ở đây tôi muốn hỏi đển cả không đối không và đất đối không. Cụ thể là tôi biết máy bay mà bắn nhau thì hoặc là dùng cannon, hoặc là tên lửa không đối không (tầm xa hoặc gần). Đất đối không thì dùng cao xạ hoặc SAM (ko tình chuyện súng trường bắn máy bay :D). Vậy mỗi loại đạn trên diệt máy bay như thế nào?
    Theo tôi biết thì SAM (ít nhất là SAM 2) có đầu đạn nổ, khi nổ làm văng ra các quả đạn nhỏ hình quả trám. SAM không cần phải chạm vào máy bay mà chỉ cần đạt khoảng cách tối thiểu nào đó với máy bay là có thể "nổ văng miểng" vào máy bay - nếu trúng vào khoang nhiên liệu hay bom đạn là máy bay tiêu tùng. Trúng đuôi hay động cơ gì đó thì gây thiệt hại từ bị thương đến diệt tại chỗ.
    Đạn cao xạ thì loại duy nhất tôi biết là loại đạn nổ. Trước khi bắn người xạ thủ phải chỉnh tầm nổ của đạn. Khi đạn đạt tầm định trước là nó nổ luôn. Do cao xạ bắn từng chùm lớn cho nên khi đạn nổ thì các mảnh nổ văng tứ tung trong một không gian tương đối lớn, tạo một "lưới" đạn và máy bay nếu bay vào vùng này trong lúc đó thì tiêu tùng.
    Đạn không đối không thì tôi không hiểu diệt máy bay thế nào. Nó có cần phải chạm vào máy bay địch hay không? Nguyên tắc nổ là chạm nổ hay là kích nổ kiểu gì (thậm chí nó nổ hay xuyên tôi cũng không chắc luôn :D - chỉ đoán là nổ thôi).
    Các bác có thể phân tích từng loại dùm được không? Mỗi loại đạn tôi muốn hỏi: nguyên tắc diệt máy bay (xuyên hay nổ), nguyên tắc kích nổ và bán kính sát thương khi nổ (nếu như nó nổ).
  2. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Em cáu tiết quá, post nhầm vào đây. Thế thì sử vậy, nhưng cơ mà đang chẳng có chủ đề gì để post. Cái đám dây rợ có lẽ không hợp với pháo.
    Tên lửa lái dây được sử dụng lầm đầu, theo em được biết là từ WW2 với X4 và X7 của Đức. Trước đó có loại nào không thì em không được rõ. Hai loại tên lửa trên thì một là AAM và một là ATGM. Chúng đều được điều khiển theo phương pháp lái bám đường thủ công (người điều khiển quan sát mục tiêu và hiệu chỉnh cho tên lửa đúng đường bay).
    Sau chiến tranh, gần như LX cũ đơn độc đi chế tạo ATGM, với các thế hệ AT-1, AT-2 và AT-3. Trong đó, AT-1 và AT-2 là tên lửa lái dây và lái radio, phóng từ mặt đất-xe cộ và từ máy bay của thế hệ một. AT-3 là tên lửa nhỏ gọn nhất của thế hệ 2. Lúc có AT-3, bắt đầu phương Tây cũng quay lại ATGM, sau những chiến công rưc rỡ của ATGM Liên xô AT-3 ở Xinai và Quảng Trị 1973, cả thế giới ồ ạt copy và cải tiến AT-3 đem về dùng, có thể lấy ví dụ ở đông Á, bất kể thân Nga hay Mỹ, dân chủ hay cộng sản, Tầu, Nhật, Nam Hàn, Bắc Triều, Đài Loan đều có bản AT-3 của mình. Các loại ATGM khác cũng ồ ạt được phát triển. Cũng có thể còn lái dây nhưng tên lửa và bệ phóng phát hiện, định hướng, định tầm mục tiêu và hiệu chỉnh tự động.
    Lái dây còn đươc sử dụng nhiều khi điều khiển ngư lôi, ngoài việc chống nhiễu, dây dẫn có băng thông cao so với âm thanh cho phép đầu đạn thu thâp được nhiều thông tin về mục tiêu qua các phương tiện lớn trên tầu.
    Đến đầu ww2, pháo cỡ lớn còn được áp dụng rộng rãi, nhưng chỉ vài trận đánh, pháo cỡ lớn đã tự đặt dấu chấm hết cho thời đại của nó. Nếu như trên bộ, do việc di chuyển khó khăn, ứng dụng pháo cỡ lớn hạn chế thì trên biển, đầu chiến tranh, các thiết giáp hạm với giáp dầy và các ổ pháp cỡ rất lớn được coi là loại tầu chủ lực để đối kháng trên biển. Với các cỗ máy khổng lồ của tầu biển, việc di chuyển, tầm, hướng, nạp đạn, bắn.v.v.v được cơ khí hóa và do đó, dùng thuận tiện hơn trên bộ. Pháo tầu có tốc độ bắn đều và cao hơn nhiều trên bộ. Việc áp dụng rãnh xoắn gặp nhiều khó khăn nên các pháo lớn nhất đều là nòng trơn. Các xe tank trên biển trong thật sự choáng.
    Chỉ có nước Nhật bản phát triển các tầu sân bay lớn nhất thế giới và trang bị cho chúng, coi là lực lượng tầu chính. Nhưng không vì thế mà Nhật Bản thiếu các thiết giáp hạm mang pháo lớn. Các trận đánh quan trọng nhất đóng góp vào việc hạ bệ vai trò của pháo lớn có thể kể đến trận tập kích hạm đội Ý, trận đánh chìm Bismark, quan trọng nhất là trận cảng Ngọc Trai, rồi đến Yamatô, thiết giáp hạm danh tiếng của Nhật lại bị đánh chìm. Tất cả các trận đánh đều có một đặc điểm chung: các máy bay dễ dàng đánh chìm các thiết giáp hạm. Những trận đánh này khẳng định vai trò của tầu sân bay và máy bay trên biển. Chủ yếu Mỹ tham chiến trên biển Thái Bình Dương, ra khỏi chiến tranh, họ có truyền thống sử dụng máy bay trong chiến tranh lớn nhất, có công nghệ, đội hình máy bay và tầu sân bay lớn nhất thế giới cho đến ngày nay. Ngày nay, các pháo lớn nhất vẫn được sử dụng trên các thiết giáp hạm lớn, chúng có vỏ liên hợp dầy đến 700mm chống được đầu đạn của tên lửa Tomahaw, mang đại bác nòng trơn lớn có thể bắn cầu vồng góc lớn hơn 45 độ tăng tầm. Trong chiến tranh VN, Lebanon và các chiến tranh vùng vịnh, tầu này bắn phá trợ chiến thật đáng sợ. Thế nhưng tính đối kháng của loại tầu này hạn chế do mang pháo lớn, trong khi đó tên lửa và máy bay có tầm bắn, thời gian chiến đấu, sức công phá, độ chính xác đều ưu việt hơn pháo nhiều.
    Thay thế pháo chủ yếu là tên lửa. Trong ciến tranh, súng cối phản lực của LIên Xô rất nổi tiếng, trở thành lứa đầu của các MRL sau này. Việc sử dụng nhiên liệu rắn được người Mỹ đóng góp chủ yếu khi phát triển tên lửa đẩy trợ lực cất cánh cho máy bay trên tầu sân bay. Ban đầu, họ dùng nhựa đường trộn với chất oxy hóa như NH3NO3, sau đó, họ sử dụng nhiều chất oxy hóa khác như NaCLO4 và chất kết dính cao su nhân tạo, trộn thêm bột kim loại mịn. Tên lửa V2 của Đức mới thật chứng tỏ ưu việt hơn pháo ngay trong chiến tranh. Tên lửa mang hai con quay hồi chuyển, một tích phân quán tính và một động cơ sử dụng nhiên liệu lỏng hai thành phần. Một tên lửa nhỏ hoạt động để chạy máy bơm nhiên liệu cho tên lửa đẩy.Tên lửa có tầm bắn đến hơn 300km và độ chính xác 45km, đầu đạn rất nặng, khó mà có pháo nào đạt được, trở thành tổ tiên của các loại tên lửa đạn đạo. Tên lửa luôn được hoàn thiện hệ thống điều khiển và dần thay thế pháo trong các nhiệm vụ chống tầu, chống xe, chống máy bay, chống mặt đất. Một điều đáng tự hào là Đức đã đẻ ra phần lớn các vũ khí đó, xây dựng cấu tạo cơ bản, chế tạo và sử dụng trước tiên trong khi chưa có máy tính diện tử. Họ đã sử dụng các tên lửa X4 và X7 trên kia, V1, V2, bom lượn định hướng radio. Đấy là các tên lửa AAM, ATGM, có cánh, đạn đạo và chống hạm đầu tiên.
    Như dù thế nào thì đưa một đầu đạn pháo đến mục tiêu rẻ rất nhiều so với một đầu đạn tên lửa hay bom máy bay. Vì vậy, pháo mặt trận cũng vẫn được sản xuất và phát triển rất mạnh. Ngày nay, nhờ các tiến bộ điện tử, người ta dùng pháo mặt trận bắn các đầu đạn tên lửa có điều khiển, lai tính rẻ tiền của pháo vào tính điều khiển được của tên lửa, cho phép vũ khí chống tank có tầm bắn lên đến vài chục km, ngoài tầm hỏa lực xe tank.
    Ngoài nhiệm vụ bắn đầu đạn trái phá đi, chiến tranh WW2 cũng đặt ra một nhiệm vụ khó khăn cho pháo, là bắn đạn xuyên thiết giáp. Hai đối thủ là Liên Xô và Đức trước khi đại chiến với nhau trên thảo nguyên Trung Âu đã làm phát tao ngộ chiến trên địa hình phức tạp Tây Ban Nha. Cuộc chiến đã làm sáng mắt các nhà quân sự, cả tướng và kỹ sư: nhiệm vụ chính của vũ khí cơ giới không phải là trợ chiến mà là đối kháng. Cuộc cải tiến vũ khí diến ra sôi động, cả thiết kế thử nghiệm và tìm cách sử dụng, đã cho ra đời xe tank và máy bay tiêm kích. Ở Đức, cuộc cách mạng vũ khí cơ giới diến ra nhanh gọn, sản phẩm trên bọ của nó là các xe tank Panzer 3, 4 và Tiger. Chúng có giáp dầy, giáp nghiêng, giáp ưu tiên trước. Để xuyên giáp, chúng bỏ đi các súng phụ lớn dồn sức cho một đại bác lớn đặt trên tháo pháo quay nhanh. Ở Liên Xô, cuộc cách mạng này diễn ra chậm chạp, dẫn đến việc Hồng Quân đại bại đầu chiến tranh. Xe tank A-20 từ Kharcov được phát triển chậm chạp, nhưng cũng trở thành T-34 nổi tiếng, như xe giáp tốt nhất của LX phải là các xe KV và em chúng là IS2. Các xe này có giáp rất tốt, để xuyên được chúng, người ta cần đại bác và đạn rất mạnh. Sơ tốc đầu đạn cũng quan trọng khi bắn mục tiêu di động. Trong trận đánh chiếm không thành Lêningrad, Đức đã hạ nòng pháo phòng không 88mm để bắn xe KV, do giáp xe này quá dầy, các đại bác khác vô dụng. Liên Xô cũng dùng nhiều pháo phòng không chống tank trong trận đánh Stalingrad. Hồng Quân đại bại trong trận chiếm lại Kharcov lần một(240.000 người bị bắt), không kịp quay về bảo vệ thành phố này, tự vệ thành phố đã hạ nòng pháo phòng không chống tank và rất hiệu quả. Một trong những thất bại của ký thuật Sovietlà cải tiến, sử dụng pháo bắn thẳng 57mm để bắn đạn xuyên giáp, những T-34 mang pháo này được dùng trong trận đánh phản công ở Maskva, trận đánh thắng lợi, nhưng một T-34 57mm cháy đã giết chết vị tướng chỉ huy mũi nhọn phản công. T-34 57mm ngừng sản xuất, nòng của nó không chịu đựng nổi những phát đạn xuyên giáp. Sau những trận đánh đó, Đức và Liên Xô đều hạ nòng pháo phòng không, người ta làm ngõng mới cho để đặt trên tank, các pháo phòng không 88mm của Đức và 76mm của Liên Xô trở thành pháo tank đầu tiên, chúng có nòng dài (tỷ số nòng của Đức đến trên 70, của Liên Xô cũng 50 hay trên 60), chúng đặt trên Tiger và T-34. Cũng trong trận đánh Maskva, Hồng Quân đã thu được một thứ đạn lạ lùng, nó có lõi vonphram bọc trong vỏ kim loại mềm. Đây là phát minh mới về đạn pháo của Đức, sau này trở thành đạn dưới cỡ, đạn xuyên giáp chủ lực. Lập tức, các nguồn mua vonphram của Đức bị đồng minh triệt hạ, nhưng Hồng Quân và Đức vẫn sử dụng đạn này, có thể dùng kim loại nặng làm lõi hay thép. Sau chiến tranh, loại đạn có lõi cứng này tốt hợn, bỏ được cái vỏ kim loại mềm sau khi ra khỏi nòng, nên tầm bắn xa hơn. Nhưng năm 1960, người Anh đã tìm ra một cấu tạo đặc biệt để sử dụng kim oại nặng nhất trên đời: DU. Đạn có một vỏ hợp kim 3/4 Ti và DU bọc một lõi DU nén, có tỷ khối đến 18,5 và rất vững khi va vào giáp. Cái vỏ kim loại mềm trước đây nay là gốc văng đi sau khi ra khỏi nòng, đến những năm 1980, được Mỹ sử dụng nhựa, ngoài ra nó có thể làm bằng nhôm, thép. Trong ww2, đạn xuyên này có sơ tốc khoảng 900m/s, một thời gia dài sau người ta vẫn dùng đại bác nòng xoắn bắn nó. Nhưng sau này, sơ tốc đận lên đến 1,7km, nòng xoắn không chịu được và người ta sử dụng nòng trơn, ổn định cánh đuôi, loại đạn này có tên là APFSDS. Mỹ sử dụng chủ yếu các thiết kế của Đức. XM-256, đại bác chủ lực của tank Mỹ đang được thay thế bởi XM-291, đều là thiết kế lấy từ pháo tank Leopard. Sức mạnh chính của chúng là độ chính xác cao, đạt được bởi giá súng ổn định chủ động và bị động. Rõ ràng, pháo bắn đạn xuyên tuy nhỏ, nhưng là loại pháo đắt và khó làm bậc nhất.
    Em tìm không thấy bài này bên pháo, nên post lại vào đây, sửa chữa chút (bớt câu đầu đi).
    Chiến hạm BB-64 wisconsin sau WW2 có một thời gian dài nằm ổ. Người ta thay giàn đại bác lớn của nó bằng 9 khẩu 16" nòng trơn. Phần lớn các khẩu pháo có sức đẩy mạnh đều nòng trơn, trong đó có pháo bắn đạn xuyên trên tank và pháo lớn. Nòng xoắn có nhược điểm là yếu, nên ít chịu phát bắn mạnh hơn nòng trơn. Một số bác vẫn hay nhầm nòng trơn và xoắn. Cả bác phù đổng cũng vậy: Bore Length 480 in (12.192 m) Rifling Leng N/A. Đây là ảnh chụp khẩu 12", em đã post mọt số ảnh cận cảnh về thứ này rồi:
    [​IMG]
    Đóng góp quan trọng vào lực đẩy của pháo, phải nói đến thuốc phóng. Trước đây, pháo được ra đời từ hỏa đồng, một thứ bắn đạn lửa. Người có cong lớn trong việc cải tiến hỏa đồng thành pháo là Hồ Nguyênh Trừng. Pháo của ông mỗi đồn 10 vạn quân Minh chỉ có 2 khẩu, và chỉ được bắn khi nguy cấp. Sau đó, 2 khẩu này cũng bị thu lại vì sợ mất vào tay quân Nguyên. Hồ Nguyên Trừng là bộ trưởng bộ công (công bộ thượng thư), chủ nhiệm việc chế pháo. Nhưng từ đó đến thế kỷ 19, pháo có tầm bắn rất thấp. Để tăng lực đẩy, cần có thời gian đạn cháy lâu, nhưng thuốc phóng hồi đó có tốc độ cháy rất nhanh, nếu nhồi nhiều thì vỡ nòng. Đến thế kỷ 19, người ta mới tìm ra các loaị thuốc nỏ chậm. Chủ yếu ngày nay sử dụng Nitro Cenluloz hay Toluen. Do tốc độ cháy thuốc tỷ lệ thuận với nhiệt độ, áp suất và diện tích bề mặt thuóc nên người ta đúc thuốc thành những viên kẹo hình trụ rỗng, từng lớp thuốc thấm chất làm chậm tốc độ cháy, do đó thuốc cháy đều, tạo áp suất càng đều càng tốt. Việc sử dụng thuốc nổ tiên tiến đã tạo ra những pháo lớn và pháo tank, chúng có thời gian cháy thuốc lâu, cho nphép bắn đạn lớn hay nòng dài. Đạn dưới cỡ (APFSDS, không tranh cãi là đạn có guốc khác đạn dưới cỡ đâu nhé), có thể đổi chiều dài nòng bằng đường kính nòng, làm sơ tốc đầu đạn thăng nữa. Nhưng khi nhồi nhiều thuốc vào, thì chính năng lượng lại tiêu tốn để đẩy thuốc đi. Phương pháp bắn khí động (khí thuốc được tăng tốc trước khi đập vào đít đạn), hạn chế được nhược điểm này nhưng không thể làm súng mạnh được. Đã có phương án nén Hidro để bắn, ngoài ra còn có pháo hóa điện, pháo điện từ..... với hy vọng dùng năng lượng của nhiên liệu đẩy đạn.
  3. Phudongthienvuong

    Phudongthienvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    Cậu nói là cây 16" trên Wisconsin là nòng trơn . Câu đưa bằng chứng xem . Hình chụp chiếc Ohio đã quá lâu rồi làm sao thấy nòng có khương tuyến không .( Ohio là chiến hạm thời WWI )Cậu nhìn hoa mắt rồi nói thế thôi . Tôi đã đưa link rồi cậu không bao giờ chiụ đọc bao giờ cả nhớ ngày xưa vụ cây không giật 107mm cũng vậy . Cậu xem lại link tôi đưa đi có ghi rỏ kích thước của groover đấy . hình ảnh nói rỏ về groover lắm . rifling lenght N/A là không có đưa ra số liệu chiều dài của đường khương tuyến . Nhưng Groover là kích thước rỏ ràng của đường khương tuyến ngang và sâu . Tặng cậu thêm cái Link của Wisconsin nhưng nhớ đọc cho kỷ nhá . Ngày mai tớ sẻ chiến với cậu vụ xe Tank nữa đấy .
  4. Phudongthienvuong

    Phudongthienvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    Đây là Data của pháo trên thiết giáp hạm Yamato , có nói rỏ chiều dài của rifling và kích thước của groove nhé
    Gun Characteristics
    .
    Designation 46 cm/45 (18.1") Type 94 (Model 1934)
    Ship Class Used On Yamato Class
    Date Of Design 1939
    Date In Service 1941
    Gun Weight 162.4 tons (165 mt)
    Gun Length oa 831.9 in (21.130 m)
    Bore Length 815 in (20.700 m)
    Number Of Grooves 72
    Length Of Rifling about 806 in (20.480 m)
    Chamber Volume about 41,496 in3 (680 dm3)
    Rate Of Fire 1.5 - 2 rounds per minute
    link tiếp đây đừng cải nửa , Pháo trên thiết giáp hạm có khương tuyến .
    http://www.navweaps.com/Weapons/WNBR_16-45_mk1.htm
    http://www.montanaman.netfirms.com/Battleships%20Carriers%20And%20All%20Other%20Warships_elemei/WNJAP_18-45_t94.htm
    The answer was found to be to cause the bullet to spin rapidly by cutting spiral grooves into the barrel, called rifling. This evens out any asymmetries and keeps pointed bullets heading point-first.
  5. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Đạn phòng không có thể xuyên hay nổ để tạo thành môt đám mây mảnh đạn trong khu vực máy bay. Để đạt được điều này, có kỹ thuật chỉnh thời gian nôt cho ngòi nổ chậm để đạn nổ đúng lúc. Một số đầu đạn chống máy bay khi bắn chạm mục tiêu gần quá thì không nổ, chỉ xuyên. Vậy có râts nhiều ngòi nổ cho phòng không, cả chạm và cháy chậm, điều chỉnh được.
    Tiếp tục nhé. Một số người như pham_tuan, em không thể trả lời được. Nếu không đọc và cân nhắc kỹ trước khi post thì đành phải bỏ qua thôi. Với bác phù đổng, đáng em cũng không định trả lời đoạn này của bác, nhưng đang nói chuyện về pháo, nên tiếp chút.
    Phudongthienvuong, "Em có cái này . Một số Link về Tank , Tank gun ,Tầm bắn của Tank gun , so sánh pháo thường với pháo điện từ ....."
    Trong đó đã nói rõ, đạn HEAT sức xuyên không phụ thuôc vào tầm. Việc sử dụng các loại đạn có tính năng rất khác nhau là kiến thức cơ bản của lính tank và tất nhiên, không biết điều đó thì đừng nói chuyện về uy lực của xe tank.
    Như em đã nói, trong kỹ thuật quân sự có nhiều điều làm người ta kinh hoàng, một trong số đó là xe tank đẻ ra từ ww2. Đúng vậy đấy. Từ ww1 đã có nhiều xe thiết giáp, nhưng sau này, chúng là xe trợ chiến các loại và pháo tự hành, mục tiêu của chúng là công sự, bộ binh. Còn tank, ra đời từ những yêu cầu xuất hiện trong chiến tranh Tây Ban Nha, là thiết bị chống xe cơ giới. Cũng có một số người kinh hoàng khi thấy, xe tank dùng pháo phòngkhông làm súng chính, em đã trả lời như trên.
    porthos cho rằng, nòng tank yếu và chỉ là ống mỏng để định hướng đạn và xe tank không chịu được giật. Điều đó cũng được trả lời trên kia. Xe tank được thiết kế với các mảnh giáp nghiêng dầy và rất vững. Mục đích của pháo tank là súng đẩy đạn cực mạnh bắn đạn xuyên thiết giáp chứ không phải là ống phóng tên lửa. Khi giảm bớt cơ động tháp pháo, người ta đặt pháo cỡ lớn hơn và có những khẩu pháo tự hành trên thân xe tank, đó là các SU-100, SU-122 và SU-152 trên thân xe tank hồi ww2. CHo rằng súng tank yếu và xe tank không chịu được giật, nhưng người đó thật mất công khi tranh cãi với họ.
    Một trong những điều gây kinh hoàng nữa là: nước Mỹ lại có trình độ chế tạo pháo tank tồi. M1A1 và M1A2 hiện này dùng nòng 120mm của Đức với tên Mỹ XM256, còn tương lai, họ định dùng XM291 140mm cũng là súng của Đức cho xe Leopard.
    Một điều lạ lùng là, nhờ tuyên truyền nhiều, ngày nay người ta dùng Scud để chỉ tên lửa nhiên liệu lỏng hai thành phần một tầng đẩy. Thật ra, đó là một loại tên lửa riêng của Mỹ chế tạo từ công nghệ Đức. Đáng ra, các tên lửa này phải được gọi là V2, tên lửa dùng động cơ nhiên liệu lỏng, một tầng có hệ dẫn đường quán tính.
    Bao giờ thì các bác mới hết kinh hoành về thông tin đạn APFSDS của T-80 bắn 80kmn (tám mươi km).
    Còn bác phù đổng ạ, cái nòng xoắn đó là 16" 45 của những chiến hạm nào đó và từ thời nào thì bác vào đó mà đọc, còn của Wis là 16"/50. Ảnh em lấy trên là ngay trong link của bác đấy, em trích cảt câu chiều dài rộng rãnh xoắn không có trong link của bác đấy, bác đã tính ra đạn đại bác bắn được 80km chưa.
    http://www.fas.org/man/dod-101/sys/ship/weaps/mk-7.htm
    [​IMG]
    http://www.fas.org/man/dod-101/sys/ship/bb-61.htm
    http://www.history.navy.mil/photos/sh-usn/usnsh-i/bb61.htm
    http://www.history.navy.mil/photos/sh-usn/usnsh-n/bb62.htm
    http://www.history.navy.mil/photos/sh-usn/usnsh-m/bb63.htm
    http://www.history.navy.mil/photos/sh-usn/usnsh-w/bb64.htm
    http://www.history.navy.mil/photos/sh-usn/usnsh-k/bb66.htm
    u?c spirou s?a vo 21:33 ngy 26/03/2005
  6. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Bắt đầu không ổn rồi ! box KTQS từ trước đến nay tranh luận chỉ để thêm hiểu biết, không mạt sát nhau thế này đâu. Mod đâu nhỉ ?
  7. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Thưa bác Đông A. Chuyện thế này này, em bảo khẩu 125mm của T-80 có ***** là pháo phòng không, bắn đạn APFSDS tầm xa nhất 80 km. Cai gì đúng thì em nói, bảo em không đúng là sai, sai nhưng lại nhảy choi choi lên. Em xin lỗi các bác nhé.
    To bác Phù, miệng nòng pháo nói lên nó trơn hay xoắn. Hai cái ảnh ấy em đều lấy từ link của bác. Trong đó có đoạn: chiều rộng và độ dài rãnh xoắn không có.
    Bác nhầm một chỗ tai hại. Em nói về khẩu 16"/50 MK-7 của Iowa class thì bác cãi bằng 460mm của Yamato (giống 16"/45 MK-1). Pháo lớn mà chế tạo không tốt, như khẩu băn vào Paris chẳng hạn, tuổi thọ chỉ có 65 phát. Đã thế, người ta lại đo lại nòng sau mỗi lần bắn, rồi tiện lại viên đạn cho hợp.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 16:38 ngày 26/03/2005
  8. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Thưa bác Đông A. Chuyện thế này này...
    --------------------------------------------------------------------------
    Tớ nghĩ thế này : dù chuyện như thế nào, dù ai đúng ai sai nhưng tranh luận thì phải bình tĩnh và biết tôn trọng nhau. Chú có kiến thức và tâm huyết với box nhưng hay mất tự chủ quá đi ! Nên ngồi xuống, thật thoải mái, hít một hơi thật dài rồi từ từ thở ra cho nó hạ hỏa.
    Vài lời góp ý, có thể coi là spam, mod để cho chú HP đọc xong rồi xóa hộ nhé !
  9. 0123456

    0123456 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    1/Tên lửa: nói chung là nổ cách máy bay một khoảng nhất định, mảnh của đầu nổ sẽ tạo ra một hình nón chụp vào máy bay. Thông thường căn cứ vào cự ly do radar lắp trên tên lửa xác đinh
    Riêng ông bạn Patriot của Mẽo thì hạ sát vật bay bằng cách đâm một thanh sắt (nếu tôi không nhầm thì khoảng 2,5 mét) để cắt đứt tên lửa Scut, không cho bay tiếp đến mục tiêu
    2/Đạn pháo phòng không:
    -Loại khủng long như 80mm dến 100 mm, trên ngòi có một vòng hẹn giờ bằng thuốc cháy chậm (kiểu như đốt que hương ấy) hoặc một cái đồng hồ. Pháo thủ chỉ cần chỉnh đồng hồ hoặc cắt "que hương" cho đủ thì đạn sẽ bùm ở độ caoj nhất định, hoặc nó chụp vào mbay hoặc máy bay tự đâm vào đám mảnh đạn => loại này bây giờ không ai dùng nữa rồi
    -Loại cỡ nhỏ: 23mm, 40mm, 37mm, 57 mm có 2 loại đạn: xuyên và chạm nổ, lấy bắn nhiều, bắn nhanh làm sở trường, đạn phải trúng mbay mới ăn tiền. Nếu mbay bị bắn trúng chỗ hiểm thì die, bắn trúng phi công là tốt nhất, bắn không trúng chỗ hiểm thì nó lết về san bay nó sửa.
    Chỉ có vậy thôi bạn ạ, gần đây bọn Thuỵ điển còn lắp được ngòi có thể định giờ nổ tự động bằng cách làm bộ tác động quấn quanh nòng pháo, đạn bay qua cái vòng đó thì bị setup một time delay nhất định, pháo thủ có thể đặt được time delay bất cứ lúc nào , kiểu này ngon hơn, nó áp dụng cho 23 mm thì phải
  10. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Ui chao! Không biết có chuyện gì mà không quote cái hình pháo hạm Wincosin của HP được. Nếu nhìn kỹ thì ở nòng pháo ngoài cùng bên phải có thể thấy lờ mờ vết rãnh xoắn.
    Hình trên là viên đạn 16 inch lấy từ trang FAS (http://www.fas.org/man/dod-101/sys/ship/weaps/bb-61-DNSC9103638_JPG.jpg)
    Đạn này là loại 16'''' của chiến hạm lớp Iowa. Chú ý cái băng đồng ở phần đuôi viên đạn. Băng đồng này có tác dụng miết vào đường khương tuyến và làm xoay viên đạn trong quá trình viên đạn lao đi trong nòng súng. Sở dĩ làm bằng đồng vì đây là kim loại mềm (so với nòng súng) và không bào mòn nòng súng nhanh quá. Khi vận chuyển đạn thì các băng đồng này thường phải được bọc lại để bảo vệ cho khỏi bị móp méo. Nếu để móp méo thì có thể ảnh hưởng tới trục xoay của viên đạn và dẫn tới bắn không chính xác.
    Hình trên là hình vẽ cấu tạo ngoài của một viên đạn pháo. Trong hình có chú thích chỗ vòng xoay (rotating band) tương ứng với cái băng đồng đã nói tới ở trên.
    Như đã nói trước đây, HP rất hay chọn cách đánh lạc hướng. Vấn đề khẩu 37 mm đã đi sang tank, và giờ là pháo hạm. Giời ạ! Tôi cũng đang bị cậu ta đánh lạc hướng.
    Còn mọi người vui lòng giữ thái độ bình tĩnh hơn được không! Như tôi đã viết, không khí ở box này vốn rất ôn hoà, nên tôi mong mọi người giữ nguyên truyền thống ấy. (Tự ý đục bỏ-Hairyscary rút lại tuyên bố về khả năng vận dụng ngôn ngữ của mình vì thấy rằng đã quá năng nổ khi cố gắng bảo vệ topic của mình)
    Cám ơn bác kqndvn và mod nào đã đổi tên topic. Tên như thế này thì sẽ không mang tính chất cá nhân nữa. Quả thật là mình lớn đầu rồi mà nhiều lúc làm ăn vẫn luộm thuộm.
    Uầy, HP. Con cà sáy thì cũng chẳng sao. Cái nick này của tớ được lấy cảm hứng từ hair, vì sao lại là hair thì không thể nào nói được. Tớ hay đọc trộm Hairy Potter của cu tí, nên thường tự dịch nick là Lông Lá Dễ Sợ.
    Được hairyscary sửa chữa / chuyển vào 23:03 ngày 26/03/2005

Chia sẻ trang này