1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sư đoàn 308-Sư đoàn thép của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi halongbienxanh, 29/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    Sư đoàn 308 thành lập ngày 28 tháng 8 năm 1949(ngày truyền thống của sư đoàn lại là 30-8).Ban đầu khi mới thành lập,bao gồm:
    _Trung đoàn Thủ đô(6-1-1946 tai LK1).
    _Trung đoàn Bắc-Bắc(nơi tuyển quân khi mới thành lập).
    _Trung đoàn Tu Vũ(cứ điểm Tu Vũ-trận mở màn chiến dịch Hoà Bình năm 1952).
    _Tiểu đoàn pháo Phủ Thông(anh em kiểm tra hộ với)
    Tư lệnh kiêm chính ỷu đầu tiên:Cố thượng tướng Vương Thừa Vũ.
    Các phiên hiệu của trung đoàn và các tiểu đoàn trực thuộc trung đoàn em ko ghi-nguồn:60 năm quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng-nhà xuất bản Chính trị-Quốc gia.
    @Ông hỏi 308 hiện nay trang bị thế nào:
    Xe tăngT-35 với súng trường từ thế chiến I
    Xe thiết giáp chở quân là T-27!
    Bó giò với mấy câu hỏi kiều này!
  2. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Sư đoàn cơ giới hóa là thuật ngữ rất hay nghe trong những cuốn sách nói về WW2. Mấy bác cho hỏi thế nào là một sư đoàn cơ giới hóa. Sư đoàn xe tăng có gọi là sư đoàn cơ giới hóa hay không? Các bác tư vấn giúp em nhé.
  3. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Đây là bài em đã post bên chủ đề [topic]730092[/topic]
    Tổ chức của F308 - sư đoàn bộ binh cơ giới đầu tiên của QĐNDVN :
    Các trung đoàn :
    - Trung đoàn 36 bộ binh cơ giới.
    - Trung đoàn 88 bộ binh cơ giới.
    - Trung đoàn 102 bộ binh cơ giới.
    - Trung đoàn 58 pháo binh.
    - Trung đoàn 216 phòng không.
    Các tiểu đoàn :
    - Tiểu đoàn 1036 xe tăng.
    - Tiểu đoàn 13 pháo phản lực.
    - Tiểu đoàn 14 pháo chống tăng.
    - Tiểu đoàn 17 công binh.
    - Tiểu đoàn 18 thông tin.
    - Tiểu đoàn 20 trinh sát.
    - Tiểu đoàn 22 sửa chữa.
    - Tiểu đoàn 24 quân y.
    - Tiểu đoàn 25 vận tải.
    Các đại đội :
    - Đại đội 21 hoá học.
    - Đại đội 23 vệ binh.
    Sư đoàn được trang bị trong biên chế các loại xe tăng T-54/55, xe bọc thép chiến đấu BMP-1, xe bọc thép chở quân BTR-152, xe bọc thép trinh sát BRDM-2, pháo phản lực BM-13/14....
    Nhân tiện nói thêm, cần phân biệt rõ các khái niệm :
    - Bộ binh thường (infantry) : bộ binh không được trang bị các loại xe cộ trong biên chế của bản thân mà khi cần mới được cấp trên tăng cường, xong việc lại rút về.
    - Bộ binh cơ giới hoá (motorized infantry) : bộ binh được trang bị trong biên chế của bản thân chủ yếu là các loại xe vận tải nhẹ không vũ trang (tất nhiên vẫn có thể có một số xe tăng, xe bọc thép).
    - Bộ binh cơ giới (mechanized infantry) : bộ binh được trang bị trong biên chế của bản thân chủ yếu là các loại xe bọc thép chiến đấu, chở quân, trinh sát....
    - Bộ binh thiết giáp (armoured infantry) : bộ binh nằm trong biên chế của đơn vị thiết giáp, làm nhiệm vụ hỗ trợ tăng thiết giáp trong chiến đấu. Có thể nói bộ binh thiết giáp không khác bộ binh cơ giới, trừ việc bộ binh thiết giáp do thủ trưởng đơn vị thiết giáp chỉ huy, còn bộ binh cơ giới do thủ trưởng đơn vị bộ binh chỉ huy.
    1 sư đoàn panzer của Đức hồi WW2 chẳng hạn, có 1 trung đoàn xe tăng và 2 trung đoàn bộ binh ngồi half-track. Tất nhiên mức độ thế nào là cơ giới, thế nào là cơ giới hoá thì còn tuỳ thuộc từng quân đội, ví dụ như lữ đoàn cơ giới 131 của Nga trong trận Grozny, có đến 26 xe tăng và 120 xe bọc thép.
  4. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    tiểu đoàn bộ binh 11 Phủ Thông (chứ ko phải pháo) cũng nằm trong biên chế đại đoàn lúc đại đoàn 308 được thành lập. Nó tham gia chiến dịch đường số 4 như một tiểu đoàn độc lập. Nó cùng với trung đoàn 36 rượt đuổi binh đoàn Lơ Pa-giơ từ Đông Khê đến tận Cốc Xá rồi tiêu diệt binh đoàn này ở đây.
    Chỉ đến sau chiến dịch biên giới nó mới được tách ra khỏi 308 để về làm tiểu đoàn chủ công của trung đoàn 141, đại đoàn 312 khi đại đoàn này được thành lập. Chính vì thế mà lúc đầu người ta hay gọi trung đoàn 141 là trung đoàn Phủ Thông, đến lúc trung đoàn lập công lớn ở Ba Vì trong chiến dịch Hoà Bình thì trung đoàn mới lấy hẳn tên mới là trung đoàn Ba Vì.
  5. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Chỉ huy của Đại đoàn 308 trong nửa cuối năm 50 như sau:
    Đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ
    Chính Uỷ Song Hào
    Trung đoàn 36, gồm 3 tiểu đoàn 80,84,89:
    - Trung đoàn trưởng Phạm Hồng Sơn
    - Chính Uỷ Lê Linh
    Trung đoàn 88, gồm 3 tiểu đoàn 23,29,322:
    - Trung đoàn trưởng Thái Dũng
    - Chính Uỷ Đặng Quốc Bảo
    Trung đoàn 102, gồm 3 tiểu đoàn 18, 79, 54:
    - Trung đoàn trưởng Vũ Yên (trước kia E102 chỉ thu gọn lại thành tiểu đoàn 54, cụ Vũ Yên cũng là tiểu đoàn trưởng)
    - Chính Uỷ Hoàng Phương.
    Tiểu đoàn 11, sau chuyển về làm chủ công cho E141F312 như bác panzer đã nói.
    Em có câu hỏi nhỏ, trung đoàn Thủ đô, trung đoàn Tu Vũ thì mọi người đều đã biết. Vậy tại sao lại có tên gọi trung đoàn Bắc-Bắc?
  6. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Em có câu hỏi nhỏ, trung đoàn Thủ đô, trung đoàn Tu Vũ thì mọi người đều đã biết. Vậy tại sao lại có tên gọi trung đoàn Bắc-Bắc?
    -----------------------------------------------------------------------------
    Rất đơn giản ! Vì nó được thành lập trên cơ sở 2 tiểu đoàn cơ động của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Chú chỉ được cái hỏi...dễ !
  7. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    -Thế BMP-1 không chở quân à?
    -Nhớ hồi đó có đọc bài báo về sự kiện kiện thành lập sư đòan bộ binh cơ giới đầu tiên của việt Nam hình như vào nhưng năm đầu thập kỷ 80 gì đó có nhắc tớ sư đòan quân tiên phong.có phải là 308?
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Xe tăng cũng chở được quân nếu cần, ok ?
    Vấn đề ở đây là phân chia dựa trên sức mạnh hoả lực của cái xe :
    IFV (Infantry Fighting Vehicle) : BMP-1/2/3, BMD-1/2/3, M-2/3...
    APC (Armoured Personnal Carrier) : BTR-40/50/60/70/80/152, M-113...
    Tất nhiên cũng chỉ là tương đối
  9. chienbinhdo

    chienbinhdo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    một số hình ảnh tư liệu về sư đoàn 308 trong thời kỳ kháng chiến chống mỹ
  10. songzedem

    songzedem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Truyện ngoài lề 1 tí.
    Hôm đi qua Tam Điệp, 1 cậu cùng cơ quan nói là 308 đóng ở đây, có 1 thằng em họ là lính 308. Lính 308 là lính chiến đấu thứ dữ nên huấn luyện tốt, lúc nào cũng sẵn sàng chiến đấu cao và "đánh nhau" cao, con ngưòi như có "lửa".
    Bác nào có thông tin tốt hơn thì cứ nói.

Chia sẻ trang này