1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sử dụng ngôn ngữ trong phát thanh, truyền hình. Hic

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi a_ma_to, 21/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. a_ma_to

    a_ma_to Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Sử dụng ngôn ngữ trong phát thanh, truyền hình. Hic

    Từ vựng trong văn chương và ngôn ngữ thể hiện qua phương tiện phát thanh, truyền hình từ lâu đã được coi như " chuẩn mực". Dù không ai quy định rằng phải tuân theo quy định của cái "chuẩn mực" ấy, nhưng người đọc, người nghe bình dân vẫn theo đó mà nói và viết. Như thế, nếu không chuẩn mực thì sẽ gây tai hại khá lớn đối với nhiều người. Vì vậy, xin đôi điều lạm bàn về vấn đề này.
    Vài ba năm gần đây, lớp phóng viên trẻ của Đài THVN khi thực hiện phỏng vấn, và một số người dân chương trình lâu năm có tiếng cũng theo nhau tuỳ tiện sử dụng ngôn ngữ vô nghĩa hoặc gây rắc rối trong cấu trúc ngữ cảnh đối thoại, phỏng vấn. Chẳng hạn:
    - Vào cuộc trò chuyện, chưa nói gì, người dẫn chương trình đã VÂNG (mở đầu câu chuyện). Hoặc sau câu nói của mình, câu hỏi của mình, đối phương chưa có lời đáp lại, người dẫn chương trình cũng lại VÂNG - thậm trí hai tiếng vâng liền.
    Theo từ điển tiếng Việt, Vâng là tuân theo, vâng lời, vâng lệnh; với chức năng phó từ là dùng khi trả lời một cách lễ độ, tỏ ý ưng thuận hay nhận là đúng. Như vây, người phỏng vấn, người dẫn chương trình hay quen sử dụng tiếng vâng vừa nói ở trên là sai, "vô duyên"
    - Trong thời gian chưa đầy 2 phút, đã 5 lần người dẫn chương trình chen vào các câu nói của mình 3 từ hỏi ĐÚNG KHÔNG Ạ? Đến lần thứ năm thì đối tượng không trả lời, cungc không gật đầu nữa . Rõ ràng đã gây cho người được phỏng vấn khó chịu (điển hình là P/v TLV dẫn chương trình trò chơi CNKD).
    - Chúng ta còn nhớ sau lần người dẫn chương trình của Đài THVN phỏng vấn vị PCT nước, cứ xưng hô chị - tôi, đã gây bất bình cho người xem, thế mà không rút kinh nghiệm. Gần đây, một số Đài cũng phỏng vấn bằng cách xưng hô kiểu như thế với các quan chức cao cấp. Tuy không đến mức khiếm khuyết như trường hợp thứ nhất nêu trên, nhưng không lịch thiệp bằng xưng hô ông, bà, ngài. Chỉ ở hoàn cảnh thật cần thiết mới xưng hô cô - cháu, chị -em, chú - cháu, bác - cháu, cụ - cháu.
    Thiết nghĩ, cái nếp quen tuỳ tiện vâng không khó khắc phục, nó như là nếp quen của người hay lắc đầu hoặc nháy mắt kép, cứ cố quên đi sẽ khỏi. Nhưng không dễ khắc phục tận gốc nếu nếp quen ấy bắt nguồn từ "gương mẫu" thầy giáo dạy trong trường, trong lớp, mà học sinh thấy là lạ tập theo thành quen, thì nó sẽ sai tiếp, sai nhiều thế hệ .
    Nên chăng, cần được uốn nắn để đảm bảo sự trong sáng, chuẩn mực của ngôn ngữ phát thanh, truyền hình Việt Nam.



    Được a_ma_to sửa chữa / chuyển vào 16:02 ngày 21/02/2005
  2. realgunner

    realgunner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Người góp ý cũng cần rõ sự việc chứ đừng nghe hơi nồi chõ.
    Phóng viên xưng hô này là của đài TH. TP. Hồ Chí Minh chứ không phải của đài THVN
  3. muadongxua

    muadongxua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2005
    Bài viết:
    1.617
    Đã được thích:
    0
    Truyền hình có một lợi thế khá lớn đó là người xem chỉ xem qua, phát hiện một sai lầm nào đó nhưng rồi thôi, còn báo chí in ra, người xem phát hiện sai lầm và lưu giữ lại được. Thế nhưng, bạn biết không, nếu người thực hiện chương trình truyền hình phạm sai lầm, sau khi phát sóng, sẽ bị kiểm điểm đấy. Nhưng nói chung lại, người làm công tác truyền thông nói chung phải hết sức cẩn thận
  4. dt2002

    dt2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    " Người góp ý cũng cần rõ sự việc chứ đừng nghe hơi nồi chõ.
    Phóng viên xưng hô này là của đài TH. TP. Hồ Chí Minh chứ không phải của đài THVN"
    ----------
    Tôi thấy A-ma-to nói đúng đấy chứ. Phóng viên này là của VTV3. Tôi có biết chị đồng chí này. Nhưng mà tên gì thì quên mất rồi vì chuyện cũng lâu rồi. Lúc đó nghe phỏng vấn mà "choáng", lại thấy ngượng thay cho "người nhà"...
    Nói vậy chứ chúng ta biết thế để rút kinh nghiệm cho chuyên môn thôi.
  5. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0

    Tôi là người khá khó tính và cũng hay phê bình các nhà báo nhưng trong trường hợp này (mở đầu bằng chữ Vâng) tôi thấy không có gì đáng phê phán cả.
    1) Căn cứ vào từ điển không giả quyết được gì. Có thể nói nghĩa của từ trong từ điển là nghĩa ''chết'', đưa vào sử dụng thì nó mới sống. Và trong sử dụng thì nó không hoàn toàn như từ điển nữa.
    2) ''Vâng, thưa quí vị, quí vị đang theo dõi chương trình Xả hơi cuối tuần của chúng tôi.''
    Tôi cho rằng ngưòi dẫn chương trình (NDCT) mở đầu như thế này thì không có gì là ''sai'' hay ''vô duyên'' cả. Trái lại, nó lại đem lại hiệu ứng khá đặc biệt là đằng khác. Có thể lý giải như sau. Nếu tôi là NDCT thì tôi sẽ biện hộ cho việc tôi dùng chữ Vâng như trên là tôi có ý của tôi. Ý đó là tôi đã ngầm cho rằng quí vị đang ngỡ ngàng không tin được vậy là lại cuối tuần sau một tuần làm việc mệt nhọc, quý vị không tin đưọc là quý vị đang chờ xem chương trình mà quý vị ưa thích và mong cả tuần, quý vị tưởng là quý vị đang mơ... và tôi phải dùng chữ Vâng để xác nhận với quý vị rằng những gì quý vị đang nhìn thấy trên màn hình là sự thật 100% chứ không phải là trong mơ trong mộng như quý vị tưởng, để đưa quý vị trở về thực tại.
    Các nhà văn hay dùng thủ thuật này lắm. Ví dụ, mở đầu truyện Chí Phèo, Nam Cao bộp luôn một phát ''Hắn vừa đi vừa chửi.'' trong khi bạn đọc chưa biết ''hắn'' là người nào, mặt mũi hình dung tính nết danh tính ra sao. Nếu theo lẽ thường thì Nam Cao phải giới thiệu bối cảnh, nhân vật (đại loại ''Ngày xưa, ở làng Vũ Đại có một gã tên là Chí Phèo...'') rồi mới được dùng đại từ ''hắn''. Đằng này, Nam Cao lại làm như thể bạn đọc đã biết rõ hắn là ai rồi ấy, thế có ''vô lý'' không cơ chứ! Tương tự, ngưòi ta có thể ''vô duyên'' mở đầu một câu chuyện như thế này (Vâng, thế là nàng đã lấy chồng.) mà nếu ta ngẫm kỹ ra thì lại không hề vô duyên chút nào cả.
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 07:23 ngày 12/03/2005

Chia sẻ trang này