1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

sử dụng trùn đất xử lý rác thải

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi ConCay, 21/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    sử dụng trùn đất xử lý rác thải

    Trùn đất được xem là loài có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái nói chung và hệ sinh thái nông nghiệp nói riêng. Hoạt động đào xới, khả năng tiêu thụ các chất bã hữu cơ giúp đồng hóa các xác bã này, cải tạo đất, nâng cao khả năng phân hủy, tăng độ mùn, tăng vòng quay chu kỳ vật chất, phát triển cấu trúc đất (Mckay và Kladivo, 1985; Kladivo và cộng sự, 1986). Hệ thống hang vững chắc và sâu rộng của chúng được xem như những ?olổ chân lông? của đất, nó giúp cải tạo sự thấm nước vào đất, sự khuếch tán, thoát khí, và quan trọng hơn nó giúp rễ cây cải thiện sự kém cỏi trong quá trình phát triển (Kladivo và Timmenga, 1990; Zachmann và Linden, 1989).

    Số lượng, chất lượng và nguồn gốc của các chất thải hữu cơ là một trong những yếu tố chính quyết định sự phong phú, độ hoạt động của trùn đất trong đất nông nghiệp (Edward, 1983; Lofs ?" Holmin, 1983), ngược lại với sự xáo trộn của đất do cày xới, canh tác và sử dụng thuốc trừ sâu (Dotan và Werner, 1990) lại làm giảm chủng loài, mật độ của trùn đất trong môi trường đất

    1. Phân loại trùn đất theo đặc tính sinh thái

    Trùn đất được sắp thành 3 nhóm có hình thái phụ thuộc vào yếu tố sinh thái (ecological morpho) (Bouche, 1977).

    Loài epigeic sống trên tầng bề mặt hữu cơ và nuốt vào bụng một lượng rất lớn rác bã khó phân hủy. Loài này chỉ đào hang trong đất có tính cách tạm bợ trong thời kỳ đình dục của chúng. Nó có mối liên hệ mật thiết với sự biến động của thời tiết, và áp lực do thú ăn thịt, chúng có khuynh hướng rút ngắn vòng đời sinh sống (sinh sản, phát triển). Loài ví dụ điển hình cho trường hợp trên là loài Perionyx ecavatus, Eisenia foetida (trùn đỏ, trùn ăn phân) thường được sử dụng trong phức hợp trùn ?" phân bón (vermicompost).

    Loài endogeic tìm thấy dưới lớp đất mặt, ăn vào bụng một lượng lớn đất, thường thì chúng thích các loại đất giàu nguyên liệu hữu cơ. Chúng phát triển hệ thống hang động một cách liên tục và chủ yếu theo chiều ngang. Loài này không có ý nghĩa với các vùng đất có nhiều lớp rác bổi, chúng không tham gia phân giải và đồng hóa lớp nguyên liệu này vì chúng thật sự chỉ ăn các chất dưới bề mặt đất. Tầm quan trọng của chúng nằm ở chổ giúp cho đất được thoáng khí, xáo trộn đất do ăn các tàn tích rễ cây nằm sâu dưới đất.

    Với những loài có hệ thống hang bền vững, đặc biệt hệ thống hang ngang có khả năng xuyên qua các lớp đất dày được Bouche gọi là loài anecics. Loài này ăn mùn thối, và lên bề mặt để ăn một số dạng rác khó phân hủy đặc trưng, phân gia súc, và các nguyên liệu hữu cơ khác. Hệ thống hang bền vững có thể gây nên một gradient vi khí hậu, giúp chúng ở gần hoặc sâu trong mặt đất tương ứng với điều kiện nào thuận lợi. Nhóm anecics có ảnh hưởng rõ nét tới sự phân giải xác bã hữu cơ, chu chuyển vật chất và cả dạng đất. Khi đề cập nhóm này người ta đưa ra ví dụ loài điển hình là Lumbricus terrestrics và Aporrectodea longa.

    Các dạng xác bã hữu cơ mà trùn đất có thể chấp nhận làm thức ăn phụ thuộc vào hàm lượng nitrogen và carbohydrate. Các hợp chất hóa học có gốc polyphenol, tamin, benzen, tinh dầu sẽ gây độc cho trùn đất (Sachell, 1967). Trùn đất thích nguồn rác có tỷ lệ C/N thấp như phân chuồng. Chúng không tiêu hóa nguồn rác có tỷ lệ C/N cao như rơm rạ, bã mía, mạt cưa (Ruz Jeres và cộng sự, 1988). Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ là một tập đoàn sống hội sinh và có mối quan hệ mật thiết với trùn đất. Sự xâm nhiễm của vi sinh vật vào xác bã hữu cơ làm tăng khả năng thích ứng của trùn đất (Corter và cộng sự, 1989).
  2. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    2. Giới thiệu một số loài epigeic ứng dụng trong công nghệ vermicompost trên thế giới
    1. Eisenia fetia (Eisenia foetida)
    Loài được xem là phổ biến nhất trong việc phân giải rác hữu cơ. Nguồn gốc của loài này là ở Châu Âu. Loài có quan hệ gần gũi với loài này là E. andrei. Chúng phân bổ khắp nơi và dễ dàng thích nghi trên nhiều dạng rác hữu cơ khác nhau. Nhiệt độ mà chúng có thể sinh sống trải rộng từ 15 oC đến 25 oC, do đó chúng thích hợp vùng khí hậu ôn đới. Độ ẩm môi trường cơ chất có thể øbiến động từ 60% đến 90%. Có thể bắt chúng bằng tay một cách dễ dàng. Khi nuôi chúng với nhiều loài khác, chúng sẽ nhanh chóng chiếm ưu thế, do đặc tính thời gian thành dục ngắn, mắn đẻ, số lượng trứng và con non nhiều trong một lần sinh. Khi thiết kế hệ thống nuôi gồm nhiều loài trùn khác nhau, các tác giả luôn khuyến cáo là phải ưu tiên cho việc phát huy các loài khác trước, đạt mật độ thích hợp rồi mới tiến hành bổ sung loài Eisenia fetida vào sau. Về cơ bản hai loài E. fetida và E. andrei đều có những nét tương đồng về đặc tính hình thái, các nhu cầu môi trường và đặc điểm sinh học khác. Hai loài này có phạm vi phân bố khá rộng phụ thuộc vào khí hậu và là loài thông dụng nhất trong việc tái tạo rác và chế biến phân hữu cơ ở quy mô công nghiệp. Garff (1974), Watanabe và Tsukamoto (1976), Tsukamoto và Watanabe (1977), Herenstein và cộng sự (1978), Kaplan và cộng sự (1980), Edwards (1988), và Neuhauser và cộng sự (1988) đã có nhiều công trình nghiên cứu chi tiết về sinh học phát triển, sinh sản? của loài Eisenia fetia, khi chúng ?oăn? phân gia súc, rác cống rãnh. Do đó thông tin về loài này đã được tích lũy khá nhiều. Theo tài liệu của Giáo sư Thái Trần Bái (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) thì loài này có hiện diện ở Việt Nam, nhưng cho đến nay, chúng tôi chưa thu thập được.
    2.Eudrilus eugeniae
    Đây là loài trùn đất có kích thước rất lớn, nguồn gốc ở Châu Phi, thường được gọi với cái tên thông dụng là ?okẻ ăn đêm Châu Phi?. Loài này phát triển với tốc độ khá nhanh và rất mắn đẻ. Chúng được nuôi ở nhiều nơi ở Hoa Kỳ. Nếu được nuôi dưới điều kiện thích hợp thì chúng có thể trở thành nguồn lý tưởng cung cấp protein. Tuy nhiên, điều bất lợi lớn nhất đối với loài trùn này là khoảng nhiệt độ mà chúng thích ứng lại rất hẹp và chúng rất khó bắt bằng tay, nên khó thu hoạch. Eudrilus eugeniae là loài có tốc độ sinh sản rất cao (Bano và Kale, 1991; Edwards 1988) và vì thế chúng có khả năng phân giải một lượng nguyên liệu hữu cơ trong thời gian rất ngắn (Neuhauser và cộng sự, 1988; Kale và Bano, 1991). Tuy nhiên, Eudrilus eugeniae thích nghi với nhiệt độ cao vùng nhiệt đới và chúng có thể ngưng hoạt động nếu nhiệt độ dưới 16 oC và chết nếu nhiệt độ dưới 10 oC. Loài này được đánh giá là phù hợp để tham gia quá trình tham gia xử lý rác thải ở khu vực nhiệt đới hoặc á nhiệt đới. Tuy nhiên, ở các vùng ôn đới có thể dùng loài này nếu có thể điều khiển nhiệt độ môi trường sinh sống của chúng cho phù hợp nhu cầu.
    3. Peryonyx excavatus
    Đây là loài trùn đất thuộc vùng nhiệt đới. Chúng cũng có tính chất mắn đẻ và dễ dàng bắt bằng tay như E. fetida do dó việc thu hoạch chúng rất dễ dàng. Điều trở ngại lớn nhất để có thể sử dụng loài này là khi nhiệt độ thấp dưới 5 oC, chúng sẽ ngưng các hoạt động sống và có thể chết. Loài này được xem là lý tưởng cho các khu vực nhiệt đới. Các quốc gia thuộc khu vực châu Á như Philippine, Ấn Độ và cả Úc sử dùng loài này là loài chủ lực trong các dự án cải tạo xử lý chất thải của họ.
    4. Dedrobaena veneta.
    Đây cũng là một loài trùn có kích thước lớn, tuy nhiên việc ứng dụng chúng không được rộng rãi do các điểm bất lợi như sau: chúng không mắn đẻ, tốc độ tăng trưởng không cao. Trong số các giống loài đã nghiên cứu chi tiết để ứng dụng trong cải tạo rác thải thì khả năng ứng dụng loài Dedrobaena veneta là thấp nhất. Tuy nhiên, ưu điểm của chúng là có thể nuôi ở dạng tự nhiên, chúng sẽ tham gia chuyển tàn tích mùa vụ thành chất dinh dưỡng có ích cho đất.
    5. Polypheretima elongata.
    Loài này đã được thử nghiệm để làm giảm độ chai cứng của đất, chuyển hóa rác lò mổ, rác thành thị; phân người, phân gia cầm, phân bò; và chất thải từ công nghiệp trồng nấm ở Ấn Độ. Một đề án ở Ấn Độ, sử dụng loài Polypheretima elongata để xử lý 08 tấn rác mỗi ngày. Theo dự án này, họ đã phát triển một hệ thống công nghiệp từ khâu đầu vào tiền xử lý nguyên liệu đến quản lý đầu ra. Polypheretima elongata bị giới hạn ở các vùng nhiệt đới, chúng không sống ở các vùng có khí hậu lạnh.
    6. Lumbricus rubellus
    Đây là loài thông dụng thường được tìm thấy ở các vùng đất ẩm ướt. Lumbricus rubellus thường được áp dụng để xử lý phân động vật và rác cống rãnh (Cotton và Curry, 1980). Theo khuyến cáo thì loài này có thể được sử dụng để phân giải nguyên liệu hữu cơ tuy nhiên cần phải có các nghiên cứu chi tiết trước khi ứng dụng thực tế.
  3. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    3. Công nghệ nuôi trùn đất trên thế giới và Việt Nam
    Nghiên cứu sử dụng trùn đất để xử lý rác thải đã được bắt đầu từ những năm cuối của thập kỷ 1970. Việc chuyển đổi chất thải rắn sinh học (biosolid) bằng công nghệ vermicompost được các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Syracuse, New York khởi xướng. Năm 1978, hội nghị đầu tiên về vấn đề này được tổ chức tại Syracuse, New York, USA. Cho đến nay, tài liệu nghiên cứu về vermicopmpost đã được tập hợp khá phong phú và viết thành sách phổ biến trên khắp thế giới. Hiện có 03 trung tâm mạnh về vermicompost là Mỹ, Ấn Độ và Úc.
    Phương pháp xử lý rác thải bằng trùn đất có thể ứng dụng từ mức độ đơn giản (nuôi trong nhà) đến hệ thống phức tạp chu trình khép kín. Nhìn chung, các quy trình dùng trùn đất để xử lý chất thải đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Theo tổng kết của Edwards (1998), quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ này gồm 6 bước:
    01. Chọn lọc các giống trùn có khả năng xử lý rác thải đặc trưng hoặc không đặc trưng. Hiện nay, đã biết rõ có 5 ?" 7 loài có khả năng này, chủ yếu là loài epigeic. Tuy nhiên, tùy theo từng điạ phương khác nhau, công việc này có thể tiến hành khảo sát ở quy mô hẹp hay mở rộng để phát huy hết tiềm năng tài nguyên động vật của khu vực đó. Theo Edwards, việc chọn lựa, thuần hóa giống trùn địa phương phải xem xét đồng thời hai khía cạnh là sinh học và kinh tế.
    02. Nghiên cứu chế độ, nhu cầu dinh dưỡng của các loài trùn sơ tuyển trên cơ chất chính là nguồn rác hữu cơ mà chúng sẽ sinh sống trên đó. Đặc biệt phải xem xét vai trò của các nhóm vi khuẩn, động vật nguyên sinh, nấm mốc, tuyến trùng trong chế độ dinh dưỡng của chúng. Bên cạnh đó, sự hiện diện của nhóm vi sinh vật sống cộng sinh với chúng cũng được quan tâm theo dõi.
    03. Đánh giá tốc độ biến đổi sinh khối rác hữu cơ thành sinh khối trùn dưới ảnh hưởng của dạng thức ăn cung cấp cho chúng, các yếu tố môi trường.
    04. Thử nghiệm các phương pháp thu hoạch thích hợp sinh khối trùn và sản phẩm sau khi tiêu hóa (vermicompost).
    05. Phát triển và hoàn chỉnh các kỹ thuật và hệ thống xử lý rác nhờ vào trùn đất, cũng như sản xuất vermicompost và sinh khối trùn đất.
    06. Thử nghiệm chế phẩm vermicompost và hoàn chỉnh sản phẩm này ở mức độ thương mại hóa.
    Công nghệ nuôi trùn đất đã được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu 1980 do nhiều nhà khoa học Việt kiều chuyển giao tài liệu về Việt Nam. Các dự án, chuơng trình nuôi trùn đất lúc đầu được triển khai ở miền Bắc nước ta, nhưng sau đó đã đi vào ngõ cụt do các lý do sau:
    01. Khí hậu miền Bắc có sự chênh lệch nhiệt độ ngày ?" đêm; mùa ?" mùa rất cao; không thích hợp cho hoạt động sinh sản, phát triển của trùn đất theo hướng nuôi công nghiệp.
    02. Các dự án triển khai đều chủ trưởng sử dụng nguồn rác thải sinh hoạt làm chất nền chính. Điều này gây những bất lợi về mặt xã hội, cảm quan, tâm lý nhất định trong dân chúng.
    Các dự án đều chỉ dừng lại ở mức quy mô hộ gia đình. Chưa có điều kiện nghiên cứu và chuyên sâu ở mức công nghiệp.
  4. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    thông tin cuối, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Tp Hồ chí minh đã thành công với đề tài nuôi trùn đất bằng mạt cưa thải sau trồng nấm và đã nghiệm thu với đánh giá chung là Xuất sắc. Phần mà quý vị vừa đọc ở trên được trích từ báo cáo nghiệm thu được tác giả chấp thuận đưa lên TTVN.
    ConCay
  5. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Bài này của bác Con Cầy rất có giá trị. Tôi đã vote cho bác 5* lần trước rồi nên lần này không vote lại được nữa, nhưng cứ coi như là tôi vote cho bác lần hai đi.
    Tôi có vài câu hỏi mong bác làm rõ:
    Thứ nhất trùn có phải là dun không? Có điểm gì khác biệt giữa dun ta (loại dun nhỏ mà chúng ta vẫn dùng làm mồi câu cá) và dun dùng trong cn composting này không?
    Công nghệ này chủ yếu dùng cho chất thải hữu cở không bị nhiễm hoá chất độc?
    Công nghệ này quả có rất phổ biến ở Úc và châu Âu, nhưng theo như tôi thấy thì chủ yếu ở qui mô gia đình. Mỗi gia đình có một thùng composting cỡ khoảng 50 lít. Hàng ngày họ bỏ kitchen waste vào đó. Rác được phân hoá thành đất mùn giàu dinh dưỡng, họ dùng bón cây cảnh, còn dun sinh ra tôi không biết họ dùng để làm gì?
    còn nữa...!!!
    Tư vấn môi trường-cung cấp thiết bị môi trường
    Chất lượng Mỹ-Giá Việt Nam
  6. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0

    Nguyên lý hoạt động​

    Thùng composting bán trên thị trường qui mô gia đình
    Tư vấn môi trường-cung cấp thiết bị môi trường
    Chất lượng Mỹ-Giá Việt Nam
  7. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất trùn có phải là dun không? Có điểm gì khác biệt giữa dun ta (loại dun nhỏ mà chúng ta vẫn dùng làm mồi câu cá) và dun dùng trong cn composting này không?
    ===) Trùn là từ miền nam còn GIUN là từ miền bắc. giun nhỏ câu cá có thể là nhóm Lumbricus nhưng cũng có thể là Perionyx. Nhưng do Lumbricus có lớp vỏ cuin bên ngoài khá dày, nên chỉ có cá lớn mới ăn nổi. Còn nếu dùng perionyx làm mồi cầu thì cá thích hơn. Theo tôi, phần lớn trùn làm mồi cầu thuộc nhóm perionyx và đó cũng là trùn làm vermicompost. Vermi tiếng la tinh nghĩa là TRÙN, còn compost là Phân, nên vermicompost nghĩa là phân trùn.
    Công nghệ này chủ yếu dùng cho chất thải hữu cở không bị nhiễm hoá chất độc?
    ===) có thể cải tiến để có phiên bản vermicompost phù hợp cho mọi loại chất thải hữu cơ, trừ một vài trường hợp cá biệt.
    Công nghệ này quả có rất phổ biến ở Úc và châu Âu, nhưng theo như tôi thấy thì chủ yếu ở qui mô gia đình. Mỗi gia đình có một thùng composting cỡ khoảng 50 lít. Hàng ngày họ bỏ kitchen waste vào đó. Rác được phân hoá thành đất mùn giàu dinh dưỡng, họ dùng bón cây cảnh, còn dun sinh ra tôi không biết họ dùng để làm gì?
    ===) làm mồi câu cá, như tôi đã nói. Chế biến làm thức ăn cho người và gia súc (hàm luợng protein của trùn chiếm đến 68% khối lượng khô, cao gấo 1,5 -2 so với bò và gà).
    Anh loontoo hiện ở Vn hay ngoài Vn, trong nam hay ngoài bắc. Nếu anh thích thú với đề tài này, tôi sẽ giới thiệu người để anh liên lạc. Đây thực sự chính là một dạng công nghệ sinh học, nhưng tiếc là nó hổng có dính gì đến ... gene nên bị thiên hạ coi thường.
    Cám ơn các hình ảnh anh đã giúp bổ sung.
    Thân
    Concay
  8. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Rất cám ơn bác ConCầy đã có lời. Tôi vẫn còn đang đi học, nên giờ chỉ giám võ mồm thôi. Tôi học môi trường, cái ngành mà như bác biết, người ta gọi là tạp phế lù. Cái gì cũng biết, nhưng chẳng biết cái gì! Đến lúc học song thế nào tôi cũng tìm đến bác xin được chỉ giáo.
    Tôi thấy công nghệ này rất có triển vọng ở VN:
    1-Đơn giản dễ áp dụng
    2-Mọi thứ đều có thể tự làm ở VN với giá rẻ
    3-Phần lớn rác thải gia đình (70%) đều có thể sử lý được bằng công nghệ này. Đặc biệt là loại rác thải này dễ sinh mùi khó chịu là nguyên nhân chính của ô nhiễm chất thải rắn tại các đô thị VN. Nếu 30 % gia đình áp dụng phương pháp này, ta giảm được 20% tổng lượng rác thải xả ra hàng ngày. Đỡ bớt gánh nặng cho các Cty môi trường đô thị.
    Waste Composition %
    Kitchen waste 50.0
    Paper 16.9
    Cardboard 4.5
    Plastics 2.5
    Solid waste 7.5
    Glass 4.0
    Metals 2.5
    Other non-combustible 12.1
    4-Phương pháp này có tính chất giáo dục rất cao vì nó đi sâu vào qui mô gia đình.
    Kính bác
    ---------------------
    PS: Chỗ tôi ở cách đây hơn một tháng, có một lão già gần đất xa trời gọi chỗ bác là già không chấp! Tôi người bắc.
    Tư vấn môi trường-cung cấp thiết bị môi trường
    Chất lượng Mỹ-Giá Việt Nam
  9. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    "Chỗ tôi ở cách đây hơn một tháng, có một lão già gần đất xa trời gọi chỗ bác là già không chấp! Tôi người bắc"
    Tô thực sự không hiểu ý câu này của ông longtoo, nhất là cụm từ "già không chấp", xin vui lòng giải thích kỹ hơn được không,???
  10. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Bác thông cảm em người bắc quen nói vòng vo. Ông Rumy hồi trước có nói Đức+Pháp là "old Europe" là gì
    Tư vấn môi trường-cung cấp thiết bị môi trường
    Chất lượng Mỹ-Giá Việt Nam

Chia sẻ trang này