1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sự già đi của cơ thể ?

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi thanh786, 11/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanh786

    thanh786 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Sự già đi của cơ thể ?

    là do sự rút ngắn của đồng hồ sinh học ,nhưng tại sao tế bào sinh sản lại không bị rút ngắn, có thế mới có thế hệ trẻ mãi mãi !
  2. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Bác nào giải thích hộ em già là gì, tại sao lại già, chết là gì, tại sao lại chết, bản chất là gì, cơ chế hoạt động trong tế bào và cơ thể người với.
  3. queen_83

    queen_83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    Sự già đi của cơ thể là do sự lão hoá của các tế bào trong cơ thể.
    -Chết là gì? chết là ...
    -Bản chất là sự ngừng hoạt động của các tế bào hay các cơ quan trong cơ thể
    -Cơ chế hoạt động trong tế bào và cơ thể người?---> câu này hơi ko hiểu ý 1 chút. Vì trong tế bào có biết bao nhiêu là các hoạt động, phản ứng, cơ chế chuyển hoá. Còn trong cơ thể thì có biết bao nhiêu hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan. Không có sự hoạt động thì ko duy trì được sự sống .
  4. thanh786

    thanh786 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ là không có đồng hồ sinh học ,ví dụ cây xanh cũng là được tạo bởi tế bào như động vật nhưng ví dụ như cây sắn khi nó già ta chặt khúc và trồng lại ,nó sẻ lên cây mới mà tế bào cũng chỉ từ cây mẹ mà phát triển lên ,các cây khác cũng vậy ta chiết cành thì nó vẩy tạo nên cây mới mà tuổi thọ không hề giảm khi chăm sóc tốt .Như vậy cây già và chết không phải do tế bào bị rút ngắn thời gian sống hay hạn chế khả năng phân chia mà là do cơ thể cây bị quá tải theo năng tháng do cây cao quá thì việc vận chuyển chất dinh dưỡng sẻ khó khăn nên cây thoái hoá
    Động vật con người cũng thế thôi chúng ta càng ngày càng phì nộn ,sự liên lạc giữa các bộ phận sẻ trở nên khó khăn không có sự phối hợp ăn ý giửa các bộ phận nên chúng ta bị suy thoái,
    các chất rác rưởi càng ngày càng nhiều nó cản trở mọi sự lưu thông.
    Do vậy tôi nghĩ tuổi thọ là không có giới hạn nếu chúng ta biết cách làm tươi trẻ cơ thể ,thanh tẩy cơ thể thường xuyên
  5. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Gửi bác quynh 83:
    Thế sự lão hoá của các tế bào là như thế nào ạ? Vd như một cái máy dùng lâu thì nó bị hao mòn, bị ô xi hoá,.. coi như là già đi thì ở tế bào là như thế nào, xảy ra phản ứng gì, tại sao? Tức là mô tả quá trình già rõ hơn một chút í ạ.
    Tại sao tế bào lại ngừng hoạt động? Vd cái xe ngừng hoạt động là hết xăng, hoặc máy bị đứt dây điện,.. thì ở tế bào như thế nào ạ? Một cỗ máy ngừng hoạt động thì có thể đưa trở lại hoạt động bằng cách sửa chữa, thay thế các bộ phận. Một tế bào ngừng hoạt động (chết) rồi có thể đưa trở lại hoạt động được không?
    Đó là ý nghĩa em hỏi cơ chế hoạt động, tức là cơ chế hoạt động của cái chết ấy. Đối với tế bào và cả cơ thể. Em nghe nói là một người được xác nhận là chết tức là não không còn sóng điện não. Vậy sau khi chết rồi chỉ khác trước là không còn sóng điện não à? Vậy liệu nếu truyền cho não sóng điện thì cơ thể có sống lại được không? Cái gì quyết định sự sống của một con người?
    Giả sử tí: một người bị tai nạn thay chân giả, tay giả bằng cơ khí vẫn sống bình thường. Có thể thay thế tim, phổi, phủ tạng vẫn đảm bảo sự sống hoặc nhưng chỉ cần não chết thì coi như chết. Do vậy sự sống của một tế bào khác hẳn với sự sống của một con người. Và em nghĩ sự sống của con người chỉ ẩn chứa đâu đó ở bộ não thôi.
    Gửi bác thanh786:
    Em nghĩ là so sánh giữa cây cối (thực vật) và động vật có điều hơi khập khiễng. Ở động vật không có chuyện tách ra một bộ phận để lặp lại cả cơ thể như thực vật được. Nói như bác thì chả lẽ người con chính là kéo dài sự sống của người mẹ?
    Lấy ví dụ cái cây của bác thì khi nhìn thấy một cái cây mới mọc lên từ một nhánh của cây cũ đã già chết thì hai cái cây đó là một hay là hai cái cây?
  6. cai_nguc

    cai_nguc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2005
    Bài viết:
    461
    Đã được thích:
    0
    Theo tin mới nhất trên TV ( cách đây ít nhất là 5 năm ) thì trong tế bào tồn tại 1 gen quy định tuổi thọ. Sau mỗi lần phân chia, nó ngắn đi 1 chút . Sau khi ngắn đến 1 mức nào đó thì nó bảo tế bào phải chết.      ( tức là gen này điều khiển quá trình trao đổi chất).
    Sự sinh con có lẽ là 1 quá trình sinh sản khác của tế bào, nó sản sinh ra 1 tế bào hoàn toàn mới chứ không phải là phân đôi. Ở động vật là sự kết hợp của 1 tinh trùng và 1 trứng sau đó mới nhân đôi tế bào đó tạo ra cơ thể mới. Ở thực vật là giữa phấn và cái gì đó ở nhuỵ hoa để tạo ra qủa và hạt.
    Còn như cây sắn dây chôn xuống đất thì lại là quá trình nhân đôi của tế bào đơn thuần. Sau 1 thời gian hoặc vài vụ là cây còm cõi rồi chết, có sống đc mãi đâu.
  7. weirdhobbit

    weirdhobbit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Những câu hỏi của các bạn đều là những câu hỏi thuộc loại cơ bản mà con người luôn muốn trả lời. Có cả một ngành khoa học: Khoa lão học (Gerontology) chuyên để nghiên cứu về người già và sự lão hóa cả về mặt xã hội học, tâm lý học và sinh học. Ở đây chỉ xin bàn rộng ra một chút về khía cạnh sinh học của sự lão hóa thôi.
    Sự lão hóa nhìn chung là một quá trình suy giảm khả năng chống chịu, gia tăng sự mất cân bằng nội mô, và gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Có quan niệm lão hóa là một "bệnh" và do đó có thể tìm cách chữa, nguyên nhân của bệnh có thể tóm gọn là sự tích tụ các tổn thương ở các đại phân tử, tế bào, mô và cơ quan. Chết là điểm cuối của quá trình lão hóa. Tính chất quyết định của khái niệm "chết" là tính không thể đảo ngược (irreversible). Một tế bào, một mô, một cơ quan, một sinh vật, khi đã được kết luận là "chết" tức không thể khôi phục lại được nữa.
    Lão hóa tế bào là hiện tượng tế bào không còn khả năng phân chia. Tuy nhiên, không phải ở tế bào nào cũng có hiện tượng lão hóa. Sinh vật đơn bào phân chia bằng trực phân, nguyên phân không có hiện tượng này. Ở một số loài như bọt biển, san hô và tôm hùm cũng không có lão hóa tế bào (tuy nhiên chúng có thiên địch và bệnh tật, nên vẫn chết, tôm hùm sẽ lớn mãi nếu không có gì "trở ngại", con lớn kỉ lục cũng cỡ 20kg). Ở các sinh vật mà tế bào lão hóa, những tế bào này sẽ phân chia đến giai đoạn "hậu-nguyên phân" (post-mitosis), khi đó chúng mất khả năng phân chia. Tại sao? còn đang nghiên cứu. Tuy nhiên, quan niệm được chấp nhận rộng rãi là sự lão hóa của tế bào có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự phát triển của ung thư. Khi tế bào sinh dưỡng nguyên phân liên tục sẽ có sai sót trong quá trình sao chép DNA, sai sót này tích tụ qua nhiều lần nguyên phân sẽ có nguy cơ biến tế bào thành tế bào ung thư nếu nó không bị lão hóa,ngừng phân chia và cuối cùng là chết đi. Gần đây, telomere (đầu mút của nhiễm sắc thể) được cho là giữ vai trò trong việc giới hạn số lần phân chia của tế bào.
    Lão hóa còn do điều hòa biểu hiện gene. Có một số gene được cho là có vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa. Nghiên cứu ở nấm men, ruồi và giun C. elegans cho thấy có ít nhất hai con đường lão hóa liên quan đến gene Sir2 và nhóm gene chống oxy hóa (như gene mã hóa cho superoxide dismutase ở nấm men).
    Lão hóa do các tổn thương hóa học. Các đại phân tử sinh học như protein cấu trúc hay DNA có thể bị tổn thương do các tác nhân hóa học như oxy hay đường, gây ra sự lão hóa. Các tổn thương có thể có là phá vỡ mạch đa phân, tạo liên kết chéo giữa các polymer sinh học, hay gắn các gốc hóa học lạ vào phân tử sinh học. Được nói đến nhiều nhất là tác hại của các gốc tự do .
    Sự lão hóa là rất khác nhau giữa các loài và cả trong cùng một loài. Nhìn theo góc độ tiến hóa thì loài nào càng ít thiên địch càng sống lâu. Lý do là sự đóng góp của từng cá thể vào sự tiến hóa của loài chỉ quan trọng cho đến khi cá thể đó hoàn tất quá trình sinh sản, truyền lại vốn di truyền cho thế hệ kế tiếp. Tất cả các đột biến gây chết trước khi một cá thể có thể sinh sản đều bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ nhanh chóng, nhưng các đột biến gây chết ở tuổi sau sinh sản thì không bị chọn lọc. Càng ít thiên địch, độ tuổi sinh sản càng được kéo dài, chọc lọc tự nhiên càng có cơ hội loại bỏ những đột biến gây bất lợi ở độ tuổi cao. Vd, chuột và dơi, rất giống nhau, cùng kích thước, nhưng dơi sống 30 năm, chuột sống chỉ 2-3 năm. Chim thường sống lâu, chim biển là sống lâu hơn cả.
    (Tổng hợp từ wikipedia)
    Được weirdhobbit sửa chữa / chuyển vào 05:29 ngày 17/12/2005
  8. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác cai_nguc và bác weirdhobbit nhưng mà em vẫn chưa hiểu rõ lắm
    Bác cai_nguc ơi, tại sao khi gien đó ngắn đến mức nào đó thì tế bào phải chết? Quá trình như thế nào từ cái gien ngắn đi đến việc làm cho tế bào chết? Chẳng hạn nó bật công tắc lên rồi điện chạy vào, có dòng e chuyển động, sinh nhiệt, đèn sáng,..
    Bác weirhobbit ơi, tại sao khi đã chết không thể đảo ngược lại? Trước khi chết và sau khi chết tế bào có gì khác nhau về thành phần, cấu tạo để mà không thể sống lại được?
    Vậy một tế bào không có khả năng phân chia thì có sống được không ạ?
  9. weirdhobbit

    weirdhobbit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Lão hóa tế bào là hiện tượng tế bào không còn khả năng phân chia
    [/QUOTE]
    Vậy một tế bào không có khả năng phân chia thì có sống được không ạ?
    [/QUOTE]
    Cái mà cai_nguc gọi là gene đó chính là telomere mà tôi đề cập trong bài viết. Một nhiễm sắc thể ở eukaryote là một mạch đôi DNA có 2 đầu mà phần tận cùng được gọi là telomere (khác với plasmid hay NST ở prokaryote cũng là mạch đôi nhưng dạng vòng khép kín, không có 2 đầu). Do cơ chế sao chép DNA ở eukaryote, sau mỗi lần sao chép thì hai dầu NST, tức phần telomere bị ngắn đi một chút. Bạn có thể tưởng tượng telomere giống như phần DNA đệm vậy, nó không mã hóa cho protein nào cả nên khi bị ngắn đi, tế bào vẫn hoạt động bình thường, nhưng khi tế bào phân chia đến một số lần nhất định, telomere bị cụt mất, tức là nếu tế bào phân chia nữa thì phần DNA ngắn đi sẽ phạm vào vùng mã hóa... có thể gây ra ảnh hưởng cho tế bào, do đó, tế bào ngừng phân chia khi telomere bị cụt mất. Nói tế bào ngừng phân chia vậy có thể gây hiểu lầm một chút. Vì đang nói đến chuyện phân chia nên khi telemere bị cụt mất, người ta đề cập đến chuyện tế bào ngừng phân chia. Thực ra nó là cả một quá trình liên tục. Khi telomere bị cụt mất đó là dấu hiệu cho thấy DNA tế bào đang bị hư hỏng không thể sửa chữa được. Khi đó tế bào sẽ tự kích hoạt sự chết theo chương trình (apoptosis). Khi sự chết theo chương trình được kích hoạt, hàng loạt enzymes được sử dụng để "dọn sạch" phần bên trong của tế bào, DNA sẽ bị phân hủy, một tín hiệu sẽ được đưa lên màng tế bào để kêu thực bào tới dọn dẹp tế bào chết. Sự chết theo chương trình bảo đảm tế bào chết được dọn dẹp sạch sẽ, không "vương vãi" những chất độc ra những tế bào lân cận (một chuyện rất quan trọng đối với sinh vật đa bào), đồng thời đây cũng là một cách để ngăn chặn tế bào phát triển thành tế bào ung thư.
    Hi vọng là đã trả lời luôn câu hỏi tại sao tế bào khi chết không thể đảo ngược lại.
    Tôi muốn nhấn mạnh thêm một chút là lão hóa là cả một quá trình lâu dài, trong đó tế bào/sinh vật vẫn hoạt động, thực hiện các chức năng của mình. Khi nói lão hoá tế bào là hiện tượng tế bào không còn khả năng phân chia, điều được nhấn mạnh ở đây là điểm cuối của quá trình lão hóa và là điểm bắt đầu của một quá trình mới, quá trình chết. Khi tế bào không còn khả năng phân chia, tế bào bắt đầu chết. Nhưng vì quá trình chết diễn ra rất nhanh so với quá trình lão hóa, người ta thường coi chết là một điểm, điểm cuối của lão hóa.
    Và một điều nữa, ngoại lệ, điều thú vị trong sinh học là đôi khi ta nghĩ đã tìm ra được qui luật chung thì không lâu sao đó ta lại thấy ngoại lệ, tế bào thần kinh, không có khả năng phân chia nữa, nhưng không bắt đầu ngay quá trình chết, vì chức năng của nó không phải là phân chia để tạo tế bào thần kinh mới mà để truyền xung thần kinh. Hồng cầu cũng không có khả năng phân chia, không có luôn nhân, nó được "chết" ở gan.
    Cái chết của con người thì lại khác. Theo như luật định (cái này tui viết theo bài của Mỹ nên đây là luật Mỹ, tui hông biết gì về luật VN hết), thì khi tim ngừng đập và bác sĩ xác nhận là không thể hồi phục được nhịp đập của tim, thì khi đó ghi nhận là chết. Nhưng về mặt sinh học thì khác, các cơ quan khác nhau trong con người chết ở các thời điểm khác nhau. Ví dụ não chết chừng 5-15 phút sau khi tim ngừng đập vì thiếu oxy, mắt, gan, thận, đều có thời gian chết của nó, do đó mới có chuyện xin cơ quan của người chết để ghép cho người sống. Khôi phục được cơ quan, nhưng không khôi phục lại được toàn bộ chức năng của toàn cơ thể, nên coi là chết (không thể đảo ngược).
    Được weirdhobbit sửa chữa / chuyển vào 07:55 ngày 18/12/2005
  10. ctheanh

    ctheanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Hay quá,không ngờ chủ đề này cũng hot thế.Ta bỏ qua đi một số vấn đề về các khái niệm vì hình như có một số có vẻ mang tính triết học.
    Già là một bài toán lớn vì rõ ràng đây là một sự thật nhãn tiền thế mà trong cả lịch sử phát triển của mình mà con người cũng chưa thể hiểu cho thấu đáo nên đây không thể nói là đơn giản được.
    Để có thể bắt kịp những gì mà nhân loại đang nghiên cứu cũng nên cung cấp một cái nhìn gọi là sơ cấp nhất để sau đó chúng ta sẽ có những thảo luận bổ ích hơn và có hệ thống hơn.
    Tài liệu về Gerontology không hiếm.
    Trong cuốn "Những vấn đề Hóa sinh hiện đại" có phần Hóa sinh tuổi già viết khá hay và đáng đọc.
    Và tất nhiên là cuốn "The Evolution of Aging" http://www.azinet.com/aging/Aging_Book.pdf
    Các bài sau ta sẽ đưa ra cách đặt vấn đề và phương hứong giải quyết một cách hệ thống.Rất mong chủ đề này sẽ tiếp tục HOT

Chia sẻ trang này