1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sự giải thoát cái tôi cá nhân - Freud?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi pittypat, 29/09/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Hic chả hiểu cái gì cả ...Trông ra mình quá kém cỏi chủa thể cảm thụ hết ....
    gio_mua_dong@yahoo.com
  2. Giao_Hoang

    Giao_Hoang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    3.697
    Đã được thích:
    0
    Các bạn ra nhà sách chỗ Nguyễn Xí, trong ngõ lên tầng 2 đang có bán Jung đã thực sự nói gì, Phâm tâm học nhập môn, Phân tâm học và tôn giáo, giảm giá 30%.

    :: Giáo Hoàng ::
  3. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Hic, bác đã có lòng giải thích cho em thế, em xin cảm ơn. Dưng mà bác có thể bỏ thêm chút công sức, nêu cách đánh giá của bác về hiện tượng "giải thoát" hoặc "ra vẻ giải thoát" (cho sang - như bác nói) trong nền văn học nước nhà và (nếu được) trong các tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới. được không bác?
    I'll take the challenge!
  4. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Cái này chắc hầu hết các bác đọc rồi. Nhưng vẫn muốn post lại...

    Tập thơ mới của Vi Thuỳ Linh và phát biểu kèm theo của nàng
    « on: October 8th, 2002, 10:40:34 am »
    --------------------------------------------------------------------------------
    Vi Thuỳ Linh: Ai muốn đọc thơ tôi xin hãy ủng hộ bằng tiền trước...
    (11:35:00 08-10-02)
    Vi Thuỳ Linh tháng 2 năm 2000.
    Đó là lời đồng vọng của nữ tác giả Vi Thuỳ Linh. Cô nói về tập thơ sắp tới của mình trong cuộc gặp gỡ mới đây với phóng viên VASC Orient. Sau khi tên cô đã trở thành một tính từ, một động từ, bỗng nhiên cô không xuất hiện, không phát ngôn nữa.
    - Sau chuyện ''Nhật thực'', nếu bây giờ có một người đề nghị lấy thơ của Linh để phổ nhạc một lần nữa, chị sẽ quyết định thế nào?
    - Trước hết, tôi sẽ xem người đó là ai, và phải thể hiện sự tôn trọng với tôi bằng văn bản, bằng pháp lý. Tuy nhiên tôi cũng sẽ vui.
    - Hiện tại chị đang nghỉ ngơi?
    - Không, tôi đang chuẩn bị ra một tập thơ mới. Tập thơ thứ 3 này vẫn là sách vuông khổ như 2 tập trước. Nó được 2 người bạn rất thân của tôi là hoạ sĩ Trần Nhật Thăng và nhà nhiếp ảnh Phạm Bá Hùng thiết kế, trình bày.
    - Tên tập thơ là gì?
    - ViLi. Đó là tên Vi Thuỳ Linh viết tắt. Đó là những âm thanh mà khi người ta đọc sẽ vang lên như tiếng hót của con chim cất lên bài ca của mình bằng sự kiêu hãnh và tự ca về thế giới mà nó muốn sống - thế giới của cô nhà thơ tên Vi Thuỳ Linh. Con chim ViLi là một nhân cách hoá của tôi, nó khao khát tự do. Tôi giống như con chim ViLi, bay lên hát những bài ca về giống nòi, tự do về tình yêu của mình.
    - ViLi có giống 2 tập thơ trước?
    - Tập thơ thứ 3 này sẽ ít độc giả hơn vì nó khó đọc hơn. Nhưng tôi không nghĩ là sẽ không có độc giả, vì nhiều người đang chờ đọc ViLi. Tập thơ này sẽ do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, gồm 32 bài.
    - Tất cả đều là tác phẩm chị mới sáng tác?
    - Một số bài được đăng ở báo chí trong và ngoài nước, nhưng một nửa chưa xuất hiện bao giờ. Tôi sáng tác từ năm 2000 tới nay, trước cả thời điểm ra tập ''Linh'', nhưng nó rất nặng ''đô''. Nếu những ai yếu tim, hoặc không có cá tính, đọc tập này sẽ ''đứt hơi'' chứ không chỉ là thở hổn hển như tập ''Linh'' nữa, vì câu dài, bài dài. Có bài 3-4 trang.
    - Vẫn là thơ tự do chứ?
    - Tôi chỉ làm thơ tự do.
    - Ai biên tập cuốn này?
    - Nhà văn Tạ Duy Anh - Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Ông ấy tâm đắc và không gạch dòng nào. Chỉ có bài ''Em muốn anh làm em mang bầu'' thì bị bắt cắt đi, nhưng tôi chưa cắt. Người ta nói là tôi thiếu đức hạnh, và người ta trích câu ''thèm chồng'' ra để minh chứng. Nhưng tôi thấy ngược lại, câu ấy rất đức hạnh, bởi vì bản thân chữ thèm chồng đã là sự quy phạm của pháp luật, tôi có ''thèm bồ'' đâu. Bản thân sự thèm chồng đã là đức hạnh, và ở bên trong pháp luật.
    - Việc in ấn tập thơ mới đến đâu rồi?
    - Toàn bộ số tiền in thơ tốn khoảng gần 2.000USD, bây giờ mới có được một nửa. Tôi hy vọng qua cuộc phỏng vấn này sẽ có người giúp đỡ và tài trợ cho tôi. Ai yêu mến thơ tôi xin hãy ủng hộ bằng tiền trước, hãy gửi cho tôi 30.000 đồng để in sách.Tôi sẽ ghi lại tên, địa chỉ của những người ủng hộ, và khi ra sách tôi sẽ gửi trả, có chữ ký hẳn hoi. Đó là một cách trưng dụng vốn. Tôi không xin tiền, nhưng nếu có ai tài trợ tôi cũng không từ chối, vì người ta vẫn thường tài trợ cho các chương trình nghệ thuật đấy thôi.
    - Sau đó chị có định ''tấn công'' vào lĩnh vực nào nữa không, ngoài thơ?
    - Khi 25 tuổi, tích luỹ đủ vốn sống tôi sẽ viết tiểu thuyết và cũng viết kịch bản điện ảnh phim nhựa. Tiểu thuyết sẽ là một sự khẳng định tôi. Tôi muốn phô diễn trữ lượng vốn sống của mình. Một tiểu thuyết khoảng 300 trang sẽ là một câu chuyên đương đại về những người đàn bà và đàn ông yêu nhau.
    - Hiện chị vẫn làm phóng viên?
    - Vâng. Tôi vẫn viết bài cho Thể thao Văn hoá. Tôi ký tên Thi Anh thường xuyên mấy tháng nay, và tôi sẽ ký nó tới hết năm nay. Năm mới tôi mới trở lại với Vi Thuỳ Linh.
    - Vì sao lại hết năm nay?
    - Vì tôi muốn cho qua một năm hạn, năm nay sao Thái Bạch chiếu. Vi Thuỳ Linh quá mệt mỏi, hãy để cho cô ấy nghỉ.
    - Thì ra chị cũng là một người mê tín?
    - Vì tôi là người gốc Trung Quốc. Gốc người Choang ở Khu tự trị Quảng Tây. Nhưng tôi rất yêu Tổ quốc Việt Nam của mình. Tôi biết rằng nhiều người Việt Nam khi ở hải ngoại đã phải nói dối họ là người Trung Quốc, hoặc người Nhật. Trong bài ''Cất cánh'', tôi viết ''dường như tôi chưa một lần được hét vang tên Tổ quốc''. Tôi muôn nỗ lực để có thể làm được điều đó.
    - Chị có nghĩ rằng sự thẳng thắn thái quá nhiều khi làm hại chị không?
    - Tôi không nghĩ đó là sự thái quá, vì đó là sự hồn nhiên, và nó đúng là tôi. Nếu mất đi tôi không làm thơ được nữa.
    - Thể thao Văn hoá có phải là tờ báo hợp với chị?
    - Rất hợp, tôi rất trân trọng nó. Nó là tờ báo viết số một Việt Nam, có tính chuyên nghiệp và sự sang trọng.
    - Linh nghĩ thế nào khi có độc giả của VASC Orient nói rằng ''Khi ba người đàn ông ngồi với nhau thì câu thứ nhất nói về bóng đá, câu thứ hai nói về Vi Thuỳ Linh, và kết thúc bằng một cái lắc đầu?''.
    - Tôi thích câu nói này. Tôi được mấy người đàn ông ấy chú ý thế cơ à? Là một người phụ nữ, tôi tôn vinh đàn ông. Tôi tôn vinh họ vì họ là những người kiến tạo thế giới, và những người đàn bà làm đẹp và hoàn thiện thế giới. Tôi cho rằng những người đàn ông thực thụ sẽ cảm ơn tôi chứ không phải là ngán ngẩm hoặc khước từ. Tôi viết những câu thơ ''anh là bản đồ thế giới'' rồi ''mặt trời lên từ râu lên''. Những câu ấy biểu thị sự ngưỡng vọng lớn đối với người đàn ông của tôi, và qua đó tôi muốn ca tụng những người đàn ông của thế giới.
    - Những người thân thiết, bạn bè xung quanh Linh có nhiều người là đàn ông không?
    - Các bạn của tôi chủ yếu là đàn ông. Và sau một thời gian trở thành đề tài không ngừng nghỉ của các báo, qua báo điện tử, tôi có thêm nhiều người bạn ở nước ngoài. Tôi rất thích một câu nói của Sophia Loren ''Tôi là một phụ nữ rất đàn ông''. Phải im lặng rất lâu tôi mới hiểu câu nói đó. Bà ấy rất đàn bà tính, nhưng lại rất đàn ông tính ở chỗ phóng khoáng tự do mà mạnh mẽ trong những quyết định của mình và biết giữ lời. Vì đàn bà nhiều khi nói rồi phân trần, rồi phân vân, rồi lại lưỡng lự, thiếu quyết đoán hoặc cũng không cư xử rộng lượng với nhau. Tôi có một định mệnh khác với Sophia Loren, nhưng tôi đồng điệu với bà ấy ở chỗ là một người phụ nữ rất đàn ông.
    - Nhiều người cho rằng thơ chị quá thực dụng, trong khi bản chất thi ca phải là sự trong sáng?
    - Tôi thấy thơ của tôi hết sức đẹp đẽ và thánh thiện bởi trong đó tất cả đều trở thành biểu tượng. Tôi ghét nhất là sự trích dẫn và trích dẫn theo sự áp đặt của định kiến. Tôi không hề miêu tả cái gì cả. Tôi không có tham vọng rằng tất cả những người đọc thơ tôi hiểu tôi và yêu thơ tôi, mặc dù tôi ước mơ nhưng không tin có điều đó. Bởi mỗi loại thơ có mật mã riêng mà không phải ai cũng có nội lực để hiểu được. Tôi có thể vẫn viết thơ chỉ vì còn một người yêu thơ tôi, và cần có thơ tôi, và nói rằng thơ tôi là một sự cứu rỗi.
    - Linh đã tìm thấy ai như vậy chưa?
    - Đã từng thấy hơn một người. Tôi cũng muốn nói tôi không phải là người thực dụng như họ nói, mà thậm chí tôi là người hết sức lãng mạn, lãng mạn đến mức lạc lõng. Tôi thực dụng mặc dù tôi rất quý đồng tiền. Tôi rất cần tiền vì chỉ có tiền tôi mới có một đời sống sung túc và không bị cập rập miếng cơm manh áo. Có tiền tôi có thể biểu hiện sự quan tâm và tình yêu thương đối với người thân của tôi và các em họ của tôi đang đau ốm nghèo khổ ở một vùng miền núi. Tôi không thể lấy người đàn ông nghèo.
    - Nếu đến 50 tuổi mà chị không gặp được người đàn ông vừa giầu có vừa muốn lấy chị thì sao?
    - Tôi đã tìm thấy. Tôi nói rằng tiền trong thời buổi này là một sự biểu hiện bản lĩnh đàn ông, vì một kẻ dốt nát và ngu xuẩn thì không thể giàu được. Ngay cả khi tôi chưa tìm thấy, thì tôi tin là tôi sẽ tìm thấy, vì một người phụ nữ đẹp đẽ và đức hạnh thì trời không thể bạc đãi mãi được. Mặc dù tôi đã bạc đãi rất nhiều với cơ thể của mình.
    - Nhận ra điều ấy, và chị không hay mặc đồ đen như ngày trước nữa?
    - Cũng không hẳn. Tôi quá gầy, mặc đồ đen sẽ tiều tụy, đồ lùng thùng sẽ béo hơn.
    - Có bao giờ chị gặp ai phản đối rất dữ dội lối sống của chị không?
    - Tôi đã gặp, nhưng không quan tâm lắm, vì tôi là một cô gái ngoan, học hành, sống với gia đình và mọi người, không đi đêm về hôm, không hư hỏng và cặm cụi làm việc. Những người yêu mến tôi thực sự không bao giờ phế truất tôi cả. Nếu mọi người ghét tôi thì thật là vô lý, bởi vì trong từng hơi thở của tôi đều sống cho thơ ca. Trong tôi luôn luôn là khát vọng dâng hiến cho mọi người.
    Tôi mong mọi người hãy dành niềm tin và sự yêu thương cho tôi vì đối với tôi đó là ngọn lửa Olimpic. Tôi muốn tôi là một ngọn lửa Olimpic không bao giờ tắt, tôi sẽ không bao giờ cho tôi tắt cả. Xin hãy hiểu Olimpic ở đây là tính từ, nó chỉ sự vĩnh cửu. Tôi muốn chị đặt tên bài phỏng vấn là '' Vi Thuỳ Linh: Ngọn lửa Olimpic không tắt''.
    Vi Thùy Linh (đứng giữa) tại TP.HCM
    Linh thích VASC Orient đưa cái ảnh Linh ngẩng cao, phô diễn được nữ tính và sự kiêu hãnh như thế này.
    (theo VASC Orient)
    I'll take the challenge!
  5. nguoisaigon2005

    nguoisaigon2005 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Nếu muốn biết về tâm lí học và văn học hãy đọc cuốn Phân tâm học và văn hoá nghệ thuật (NXB Văn hoá thông tin - 2000), có bài viết hay nhất của Jung đấy.
  6. nông_dân_new

    nông_dân_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Ôi thôi, ai nại nôi cái con nợn nhà tôi ra lói thế lầy? Chú Phờ-dôi-đờ nhà tôi nà nà "ấy" nắm đấy. Chú ý có viết cái gì đâu mà ni-bi-đô mới chả đô-ni-bi. Đấy nà dân nàng tôi tự có sẵn trong người đấy chứ.
    Thím Pittypat ui, đừng nghe mấy cái chú đọc thơ không hiểu thơ viết gì ấy nhớ. Hiện sinh mí chả hiện tượng, gớm, anh lào cũng copy một tập bản gì gì "Buồn lôn" rồi thay vì dùng trong Toa-lét các anh ý đem đi gối đầu giường rồi dơ nên ngửi, úm ri rỉ rì ri cái rì cũng da cái rì cái rì hiện sinh ủ ĩa. Úi, buồn lôn thật dồi. Dồi vào bãi rác thành phố bới da mấy tập giấy nộn tốn phân bón ruộng à, nhầm, tâm phân tâm thần rì rì đó rùi nhìn ai hơi hơi "ấy một tí" cũng ra ni-bi-đô. Rõ, tốn phân ghê.
    rân ăn để mà sống
    quan sống để mà ăn
    Được nông dân sửa chữa / chuyển vào 02:24 ngày 06/11/2002
  7. nguoisaigon2005

    nguoisaigon2005 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Tâm lí học phân tích của Jung trong việc giải thích các vấn đề văn học rất hay, cần phải tham khảo.

Chia sẻ trang này