1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sự giống và khác nhau của hơi thở

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi DragonLand, 28/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DragonLand

    DragonLand Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Sự giống và khác nhau của hơi thở

    Chào tất cả mọi người!
    Tui vô tình vào diễn đàn này và vô tình vào trúng sở thích của tui, ha ha hay ko bằng hên.
    Tui không biết là cách thở trong Yoga, Khí công và võ thuật khác nhau hay là giống nhau vậy, võ thuật thì cụ thể là võ bình định, vịnh xuân và thiếu lâm , thái cực ( 4 môn phái tui đang tìm hiểu).
    Xin được chỉ giáo ( phải lễ phép như vầy thì người ta mới trả lời ).
    Thanks you very much
  2. GiaixuDoai

    GiaixuDoai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Nhà bác "giun đất" (rồng đất = giun) chơi khó thiên hạ quá !?! Nhà bác nói rõ hơn nữa đi chớ ! Thả cái "oạch" chới vzới như vzậy, ai biết chỗ là lần !?!
    Theo cái title nhà bác đưa ra thì có nhiều cái để mà nói.
    Nhà bác nói rõ coi cái vzụ "điều khí" này ở chương mục nào : tiên thiên hay hậu thiên, động công, tĩnh công hay thiền (cũng có vài ba loại thiền cơ đấy) ? Như vzậy thì ai biết "lỗ mô" thì đụng "lỗ nớ" chớ !!!
    Được GiaixuDoai sửa chữa / chuyển vào 12:28 ngày 28/08/2006
  3. DragonLand

    DragonLand Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Ủa thì ra đây là 1 câu hỏi khó à ? ( Sao mình thông minh wá ta nghĩ được câu khó thế này vậy - phục tài ta wá ha ha )
    Ý của tui muốn hỏi là vầy, khi học võ thì bài học đầu tiên là cách điều phối hơi thở nhưng mà tui đi học võ thì ông thầy lại hổng chỉ phải thở làm sao cho đúng bài bản trong khi trong cuốn giáo trình của ông thì bài đầu tiên là cách thở, học đúng 1 tháng tui chuồn, tính chuyển sang học khí công nhưng sau khi xem sách thì bài đầu tiên của khí công là cách thở, đọc tới yoga bài đầu tiên cũng là thở. Bởi vậy tui mới thắc mắc là cách thở ở 3 môn yoga, khí công và võ thuật có giống nhau không ?
    Cái title thì tui mất dăm phút để nghĩ ra, bởi vì kinh nghiệm cho thấy phải xài title độc thì người ta mới tò mò mà vào đọc (sao mình khiêm tốn thế nhẩy )
  4. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Cái anh xứ đòai này tui phục lăng anh luôn, anh có luyện bấm độn a` , cái đầu anh thiệt là ghê nha, anh đã bị lộ tẩy rồi, bái phục bái phục. tui không thich bấm độn, mệt sống vui vẽ là khoái.
    về hơi thở thì một môn một kiểu ai có luyện thì đưa lên so sánh thì biết à.
  5. chiconminhanh

    chiconminhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Cái title này thì có gì cuốn hút đâu nhỉ? Bạn đã định nghiên cứu theo kiểu ông kính tròn "Biết tuốt" ấy thì chắc đã biết câu trả lời rồi, không cần phải khiêm tốn nữa post cho anh em đọc đi.
    Bản thân mình thấy thở khi thiền (Yoga, khí công, nhân điện) là thở từ từ, chậm rãi; Thở kiểu võ là thở hồng hộc, có thể thấy rõ nhất khi họ tập luyện hoặc trong chiến đấu!
    Giống nhau ở chỗ cẩ 2 đều thu Oxi, nhả Cácbonic thôi!
  6. GiaixuDoai

    GiaixuDoai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Giã ơn nhà bác "gió nhớn" có nhời khen tặng !
    "Điều khí" là ngôn từ chung. Và bất cứ môn pháp nào cũng phải lấy điều khí (cả tiên thiên lẫn hậu thiên) làm bước đầu cho tu tập. Thiền có "Quán sổ tức", Khí công có "Điều tức công", còn "Lục đại môn phái" trên giang hồ đều có "khẩu quết" và yếu lĩnh (thao tác) riêng của mình về vzụ "điều khí". Mục đích cuối cùng đều giống nhau : thanh lọc cơ thể, đào thải trược độc, bước đầu tăng cường nội khí và sức khỏe nói chung, để làm cơ sở để luyện tập những giai đoạn sau này.
    Vzí dzụ như món Dịch Cân kinh của Thiếu Lâm tự : khi hít vào thì nghe như có tiếng gió rít qua cánh mũi, khi thở ra đằng miệng thì nghe "phù phù" như gió thổi mạnh, tất nhiên hơi thở phải cảm thấy rõ từ Đan điền (bụng dưới) lên là phải kết hợp đồng bộ giữa hơi thở và các động tác của tứ chi... Nhưng Thái cực công của Võ đang, Bát đoạn cẩm (cũng của Thiếu lâm) và Khí công lại ngược lại; khi luyện khí thì hơi thở lại êm như không, thở như không thở, hoặc còn nói thở như rùa thở (Qui tức đại pháp), càng êm càng tốt, càng sâu càng hay (sâu cũng từ Đan điền lên là cùng),v.v và v.v...
    Nhà cháu nói không trúng thì nhà bác cũng bỏ quá cho ! Nhà bác đang khí "tò mò" thì phải !?! Mới học đến "điều khí" nhà bác đã vzoọt mất tiêu rồi, vzậy thì làm sao mà hiểu rõ được yếu quyết của từng món được; thời gian học còn chưa đủ, chớ chưa nói đến thuần thục...Như vzậy nhà bác đang mang cái tâm con vượn và cái ý của con ngựa, khó lắm !
    Nhà cháu có nhời này : nhà bác trói cái tâm vô cột nhà và đóng móng mắc hàm thiếc cho cái ý rồi đưa vô chuồng đi, sau đó mần chi thì mần !
  7. GiaixuDoai

    GiaixuDoai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Nhà bác "rồng đất" vzìa qwê gồi héng ???!!!
  8. cuonphong

    cuonphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Đại ca đó không rảnh rổi đâu vì bận kiếm tiền ha ha ha.
  9. DragonLand

    DragonLand Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Tục ngữ có câu, hổng biết thì dựa cột mà nghe. Riêng tui thì không dựa cột mà leo lên cột nằm luôn có khác người tí. Sau khi nghe những "bậc tiền bối" chỉ dạy (phải lễ phép như vầy ) thì tui mới hiểu rằng mỗi môn có 1phương pháp thở riêng. Còn tui thì tham quá muốn gộp tất cả lại thành 1 nên bị tẩu hỏa nhập ma. Bi giờ thì "giác ngộ" rồi. thanks all. Còn vị tiền bối nào có hảo ý thì ra mặt cho tui thỉnh giáo tiếp.
    Đa tạ.
  10. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Lần đầu tiên thấy người nào muốn thỉnh giáo mà thích đứng ở trên cột nói xuống dưới đất như bạn , xin được thứ lỗi vì câu nói này!
    Bạn có thể đọc bài "tìm thầy cầu pháp" hoặc "những sai lầm trong khí công..hiện đại" để thấy việc tìm được người thỉnh giáo nó phức tạp thế nào!! Biết sao được, đây là phương Đông mà, truyền thống ngàn đời rồi!!

Chia sẻ trang này